Đọc hiểu văn bản: Độc tiểu thanh kí - Nguyễn Du - Ngữ văn 11 Kết nối tri thức

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Ngân Ngân08, 9 Tháng mười một 2023.

  1. Ngân Ngân08 Mỹ nữ sỉ lẻ phóng lợn :3

    Bài viết:
    160
    I. Tìm hiểu chung

    1. Nguồn gốc, xuất xứ:

    - Tương truyền Phùng Tiểu Thanh là một cô gái Trung Quốc sống khoảng đầu thời Minh, nhiều ý kiến cho rằng nàng là người Dương Châu, con nhà gia thế, tên chữ là Phùng Huyền Huyền. Vốn thông minh nên từ nhỏ nàng đã thông hiểu các môn nghệ thuật cầm kì thi họa, lại có phong tư lộng lẫy hơn người. Năm 16 tuổi, nàng được gả làm vợ lẽ cho Phùng Sinh, một công tử nhà gia thế. Vợ cả tính hay ghen lại cay độc, bắt nàng ra sống riêng trên Côn Sơn, gần Tây Hồ. Vì đau buồn, nàng sinh bệnh rồi qua đời khi mới tròn mười tám xuân xanh. Nhưng đau khổ muộn phiền được gửi gắm vào thơ nhưng phần lớn bị vợ cả đem đốt hết, may mắn còn một số bài sót lại. Người ta cho khắc in số thơ đó, đặt là Phần dư tập.

    - Thương xót, đồng cảm với số phận của người con gái tài tình mà bạc mệnh, Nguyễn Du viết ra bài thơ này khi Nguyễn Du được cử đi sứ sang Trung Quốc. Trong thời gian này ông đứng ngắm cảnh Hồ Tây bỗng nhớ về truyện cuộc đời của một người con gái tài hoa bạc mệnh là Phùng Tiểu Thanh.

    Những người phụ nữ có tài có sắc nhưng đường đời truân chuyên bất hạnh cũng là cảm hứng lớn trong sáng tác của Nguyễn Du.

    - Bài thơ được rút từ "Thanh Hiên thi tập"

    2. Thể loại:

    - Kí: Ghi, ghi chép lại một sự kiện, sự việc. Ghi lại cảm xúc. Những ghi chép về Tiểu Thanh

    - Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật

    3. Nhan đề

    - Nhan đề "Độc Tiểu Thanh kí" : Có hai cách hiểu:

    + "Tiểu Thanh kí" có thể là tên một tập thơ của nàng Tiểu Thanh. "Độc Tiểu Thanh kí" => Đọc tập thơ của nàng Tiểu Thanh.

    + "Tiểu Thanh kí" : Có thể là câu chuyện về nàng Tiểu Thanh. Rất có thể, Nguyễn Du đã đọc truyện về nàng Tiểu Thanh và viết nên bài thơ này.

    II. Khám phá văn bản

    1. Hai câu đề

    - Tây Hồ hoa uyển tận thành khư

    (Tây hồ cảnh đẹp hóa gò hoang)

    - Từ ngữ đối lập: Cảnh đẹp >< Gò hoang

    - > Sự thay đổi lớn lao của tự nhiên, của đất trời: Tây Hồ còn đó nhưng vườn hoa thì không; cảnh đẹp một thời bây giờ đã mất, thay vào đó là sự hoang tàn, lạnh lẽo.

    Sự thảng thốt, tiếng thở dài, tiếc nuối của nhà thơ

    - Độc điếu song tiền nhất chỉ thư

    (Thổn thức bên song mảnh giấy tàn)

    + Độc điếu: Gợi sự cô đơn của tác giả, sự ít ỏi của hậu thế trong nỗi niềm thương xót người xưa.

    + Nhất chỉ thư: Sự mong manh của kiếp người, sự cô đơn của Tiểu Thanh

    Cái còn lại của nàng Tiểu Thanh chỉ là mảnh giấy tàn, cả cuộc đời tài hoa chỉ còn lại những vần thơ bị đốt dở Nguyễn Du đã khóc thương cho Tiểu Thanh, khóc thương cho cái tài hoa bị cuộc đời vùi dập một cách nghiệt ngã.

    - > Sự cô đơn của người viếng và người được viếng

    - > Sự thương xót, đồng điệu của hai tâm hồn cô đơn.

    - Tây Hồ là nơi cảnh đẹp hữu tình nhưng lại hóa gò hoang váng, heo hút vì có người con gái mãi mãi chôn vùi tuổi thanh xuân của mình ở đây. Nguyễn Du không nhằm tả cảnh đẹp Tây Hồ mà chỉ mượn sự thay đổi của không gian để nói lên một cảm nhận về biến đổi của cuộc sống. Cách diễn đạt vừa tả thực vừa gợi ý nghĩa tượng trưng. "Tây Hồ hoa uyển" (vườn hoa Tây Hồ) gợi lại cuộc sống lặng lẽ của nàng Tiểu Thanh ở vườn hoa cạnh Tây Hồ – một cảnh đẹp nổi tiếng của Trung Hoa. Câu thơ không chỉ nói về sự đổ nát của cảnh đẹp mà còn nói về sự đổ nát của thời đại – thời đại mà Nguyễn Du đang sống

    - Trong không gian điêu tàn ấy, con người xuất hiện với dáng vẻ cô đơn, như thu mọi cảm xúc trong hai từ "độc điếu". Một mình nhà thơ ngậm ngùi đọc một tập sách (nhất chỉ thư). Một mình đối diện với một tiếng lòng Tiểu Thanh 300 năm trước, câu thơ như thể hiện rõ cảm xúc trang trọng thành kính với di cảo của Tiểu Thanh. Đồng thời cũng thể hiện sự lắng sâu trầm tư trong dáng vẻ cô đơn. Cách đọc ấy cũng nói lên được sự đồng cảm của nhà thơ với Tiểu Thanh, "điếu" là bày tỏ sự xót thương với người xưa. Không phải là tiếng "thổn thức" như lời thơ dịch, mà nước mắt lặng lẽ thấm vào trong hồn nhà thơ.

    - Dường như số phận của tiểu Thanh cũng như số phận của Nguyễn Du, thời đại đổ nát cũng khiến cho cái đẹp bị lụi tàn.

    2. Hai câu thực

    Son phấn hữu thần liên tử hậu

    Văn chương vô mệnh lụy phần dư

    (Son phấn có thần chôn vẫn hận

    Văn chương không mệnh đốt còn vương).

    - Son phấn là sắc đẹp của Tiểu Thanh, đáng ra phải được nâng niu >< bây giờ bị chôn vùi / Văn chương là tài hoa ở Tiểu Thanh, đáng ra phải được ngưỡng mộ >< bây giờ cũng bị đốt cháy

    - Sự vùi dập phũ phàng của cuộc đời với tài năng và nhan sắc của người phụ nữ. Điều này không chỉ gợi lòng thương cảm mà còn nói lên sự uất hận.

    - Liên tử hậu: Người đẹp chết rồi mà vẫn khiến người đời xót xa, thương tiếc/ Người đẹp chết rồi (cái đẹp bị vùi dập rồi) mà vẫn còn mang trong lòng nỗi xót xa

    - Lụy phần dư: Tài năng bị vùi dập; những bài thơ - nơi Tiểu Thanh gửi gắm nỗi uất ức cũng bị đốt sạch, chỉ còn vương sót lại

    => Dù bị vùi dập nhưng dường như cái tài, cái đẹp vẫn có sức sống mãnh liệt, bất tử (vẫn khiến người khác xót xa, dẫu bị đốt mà văn chương của nàng vẫn còn vương sót lại)

    => Thái độ thương xót Tiểu Thanh, phẫn nộ trước quy luật nghiệt ngã của cuộc đời, sự trân trọng với người tài sắc.

    - Nhà thơ mượn hình ảnh "son phấn" và "văn chương" để nói về số phận của tiểu Thanh

    + Son phấn ở đây chỉ cái đẹp, hồng nhan nói chung, "thần" là thần thái, tâm hồn. Vẻ đẹp của hồng nhan dù có thần đến đâu cũng phải xót xa cho cho những chuyện xảy ra với nàng tiểu Thanh sau khi chết.

    + Văn chương – trí tuệ, sự nghiệp văn chương của nàng tiểu Thanh không có mệnh mà vẫn bị lụy, bị đốt hết và chỉ còn sót lại một vài bài.

    - Cặp thơ ngụ ý đến những trái ngang, đăng cay mà nàng tiểu Thanh phải trải qua: Son phấn là vẻ đẹp bên ngoài nhưng lại phải chịu nỗi đau tinh thần. Văn chương vốn là vẻ đẹp tinh thần nhưng lại phải chịu nỗi đau thể xác. Ở đây, ta hiểu, Nguyễn Du không chỉ nói đến nàng tiểu Thanh mà ông muốn nói đến thân phận của cái đẹp nói chung cũng đầy ngang trái và đớn đau như thân phận của nàng tiểu Thanh.

    3. Hai câu luận

    Cổ kim hận sự thiên nan vấn

    Phong vận kỳ oan ngã tự cư

    (Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi

    Cái án phong lưu khách tự mang)

    - Nỗi hờn kim cổ: Nhũng nỗi uất ức oán hận từ xưa đến nay

    - Thiên nan vấn: Khó mà hỏi trả lời được

    Từ nỗi đau của Tiểu Thanh mà khái quát lên thành "nỗi hờn kim cổ". Đây là nỗi đau oan trái của cả một lớp người trong xã hội, trong đó có Nguyễn Du.

    - Ngã tự cư: Tự coi mình cùng hội cùng thuyền..

    Nhà thơ tự coi mình cũng giống nàng Tiểu Thanh (mắc nỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã), ông viết về Tiểu Thanh cũng chính là viết về mình sự đồng cảm xúc động và da diết.

    - Nỗi oan của Tiểu Thanh không phải chỉ của riêng nàng mà còn là kết cục chung của những người có tài từ "cổ" chí "kim". Nhà thơ gọi đó là "hận sự", một mối hận suốt đời nhắm mắt chưa yên. Những oan khuất bế tắc của nghìn đời "khó hỏi trời" (thiên nan vấn). Câu thơ đã giúp ta hình dung rõ cuộc sống của những nạn nhân chế độ phong kiến, dồn nén thái độ bất bình uất ức ủa nhà thơ với thời cuộc, đồng thời cũng thể hiện một sự bế tắc của Nguyễn Du.

    - Khóc người để thương mình, cảm xúc đồng điệu đã làm thành câu thơ bất hủ "phong vận kỳ oan ngã tự cư" (Ta tự cho mình cũng ở trong số những kẻ mắc nỗi oan lạ lùng vì cái tài sắc). Ở đó là tình cảm chân thành đồng điệu của Nguyễn Du, cũng thể hiện tầm vóc lớn lao của chủ nghĩa nhân đạo rất đẹp và rất sâu của ông. Ông đồng nhất thân phận để rồi từ đó có tiếng nói đồng cảm, xót xa cho cái đẹp bị vùi dập

    4. Hai câu kết

    Bất tri tam bách dư niên hậu

    Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như

    (Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa

    Người đời ai khóc Tố Như chăng)

    - Ba trăm năm lẻ nữa" "thời gian ước lệ, chỉ tương lai xa xôi.

    -" Khóc "-> thương cảm.

    - > thấu hiểu.

    -" Tố Như "(sợi tơ trắng) là tên chữ, bút hiệu của Nguyễn Du" tư cách một nhà thơ, một nghệ sĩ, một cái tôi cá nhân "việc xưng danh này hiếm thấy trong Văn học trung đại Việt Nam

    - > Câu hỏi tu từ, không phải hướng đến Tiểu Thanh mà là hướng về mình: Ba trăm năm sau, ai là người khóc ta như ta đang khóc cho Tiểu Thanh đây?

    - Khóc cho nàng Tiểu Thanh ba trăm năm trước bằng giọt lệ chân thành của trái tim đồng điệu, dòng suy tưởng đã đưa nhà thơ đến ba trăm năm sau cùng

    Một mối hồ nghi khó giải tỏa. Tiểu Thanh còn có tấm lòng tri kỷ của Nguyễn Du tìm đến để rửa những oan khiên bằng giọt nước mắt đồng cảm. Còn nhà thơ tự cảm thấy sự cô độc lẻ loi trong hiện tại. Câu hỏi người đời sau ẩn chứa một khát khao tìm gặp tấm lòng tri âm tri kỷ giữa cuộc đời

    - Nhà thơ tự thể hiện mình bằng tên chữ" Tố Như "(Trong sáng, trinh trắng, ôm chứa nỗi đau nhân gian) không phải mong" lưu danh thiên cổ"mà chỉ là tâm sự của một nỗi lòng tha thiết với cuộc đời. Khóc người xưa, nhà thơ tự khóc cho chính mình

    - Niềm dự cảm về số phận cái đẹp vẫn còn đó, vẫn còn những bi kịch bị dập vùi, hủy hoại.

    5. Giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực của bài thơ

    * Giá trị hiện thực

    - Xã hội phong kiến đa thê, trọng nam khinh nữ

    - Người phụ nữ không có tiếng nói tự quyết

    - Các giá trị về nghệ thuật, tinh thần không có chỗ đứng sâu sắc

    * Giá trị nhân đạo

    - Niềm tiếc thương dành cho Tiểu Thanh - một người tài hoa bạc mệnh. Tiểu Thanh là kết tinh của nhan sắc, trí tuệ, tâm hồn. Sắc tài là vậy nhưng làm sao tránh khỏi tài mệnh tương đố, tạo hóa trêu ngươi, thậm chí chính tài sắc lại là nguyên nhân của tai họa, cho nên con người bị vùi dập, chà đạp một cách tàn nhẫn.

    - Niềm thương cảm dành cho số phận con người. Chuyển cảm hứng nhân đạo từ cái riêng sang cái chung, từ nỗi xót thương một cá nhân sang xót thương một thế hệ, những kiếp người.

    - Bằng chính sự trải nghiệm của bản thân, Nguyễn Du thấu hiểu nỗi đau của Tiểu Thanh để rồi tự thương cho chính bản thân mình. Khóc cho nàng Tiểu Thanh, Nguyễn Du lại quay về khóc cho chính bản thân mình.
     
    LieuDuong thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...