Đọc hiểu: Tiếng người hay chỉ là tiếng chiêm bao - Phạm Lữ Ân - Âm thanh đó, đã bao lâu rồi

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 13 Tháng mười 2022.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,023
    Đọc hiểu: Tiếng người hay chỉ là tiếng chiêm bao - Phạm Lữ Ân - trích

    Đề 1

    Đọc đoạn trích sau:

    (1) Âm thanh đó, đã bao lâu rồi tôi không còn nghe? Những khi nhớ nhà, tôi thường gắn chiếc headphone lên tai và lặng nghe những giọt âm vô cùng trong trẻo của ban nhạc Secret Garden. Thứ âm nhạc thần kì có thể mang đến cho tôi những hồi tưởng thanh bình êm ả. Nhưng nhiều lúc, âm nhạc dù du dương đến mấy vẫn không đủ cho tôi. Bởi tôi thèm một âm thanh khác. Âm thanh của tiếng nói con người, âm thanh của tiếng ai đó đang gọi tên tôi. [..]

    (2) Có phải chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn? Chúng ta gặp nhau qua tin nhắn, chúng ta đọc blog hay những câu status trên Facebook của nhau mỗi ngày, chúng ta những tưởng đã biết hết, hiểu hết về nhau mà không cần thốt nên lời. Có phải vậy chăng? Có phải ta cũng như loài cá heo có thể giao tiếp với nhau bằng sóng siêu âm? Tiếng nói con người dùng để làm gì nếu không phải để thổ lộ, để giãi bày, để xoa dịu? Nếu muốn hiểu được thì phải được lắng nghe. Nếu muốn được lắng nghe thì phải nói trước đã. Vậy còn ngần ngừ chi nữa, hãy nói với nhau đi. Nói với ba, với mẹ, với anh chị, với em, với bạn bè.. Đừng chat, đừng email, đừng post lên Facebook, hãy chạy đến gặp nhau, hay ít nhất, hãy nhấc điện thoại lên, thậm chí để gọi nhau một tiếng ".. ơi" dịu dàng!

    (Trích Tiếng người hay chỉ là tiếng chiêm bao? , Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội nhà văn, 2018, tr. 102-103)

    [​IMG]

    Trả lời câu hỏi:

    Câu 1. Theo đoạn trích, con người sử dụng tiếng nói để làm gì?

    Câu 2. Chỉ ra 2 phép liên kết hình thức được sử dụng trong đoạn (1).

    Câu 3. Trong đoạn trích, tác giả không chỉ sử dụng kiểu câu trần thuật, mà còn dùng các kiểu câu nào (theo mục đích nói) ? Tác dụng của việc sử dụng kết hợp các kiểu câu đó.

    Câu 4. Đoạn trích đề cao vai trò của yếu tố nào trong cuộc sống con người? Em có đồng tình với quan điểm của tác giả trong đoạn trích không? Vì sao?

    Gợi ý đọc hiểu:

    Câu 1. Theo đoạn trích, con người sử dụng tiếng nói để thổ lộ, để giãi bày, để xoa dịu.

    Câu 2. 2 phép liên kết hình thức được sử dụng trong đoạn (1) :

    - Phép lăp từ ngữ: Những từ ngữ nằm trong cùng trường nghĩa được lặp lại: Âm thanh, giọt âm, âm nhạc.

    - Phép nối: Nhưng; Bởi

    Câu 3.

    - Trong đoạn trích, tác giả không chỉ sử dụng kiểu câu trần thuật, mà còn dùng các kiểu câu:

    + Câu hỏi tu từ:

    Âm thanh đó, đã bao lâu rồi tôi không còn nghe?

    Có phải chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn?

    Có phải vậy chăng?

    Có phải ta cũng như loài cá heo có thể giao tiếp với nhau bằng sóng siêu âm?

    Tiếng nói con người dùng để làm gì nếu không phải để thổ lộ, để giãi bày, để xoa dịu?


    + Câu cầu khiến:

    Đừng chat, đừng email, đừng post lên Facebook, hãy chạy đến gặp nhau, hay ít nhất, hãy nhấc điện thoại lên, thậm chí để gọi nhau một tiếng ".. ơi" dịu dàng!

    - Tác dụng của việc sử dụng kết hợp các kiểu câu đó:

    + Tạo sự sinh động, hấp dẫn cho lời văn; khiến lời văn không còn khô cứng mà như có nhịp điệu, nhạc điệu, giàu cảm xúc;

    + Nhấn mạnh sự trăn trở, lo lắng của tác giả về thực trạng con người càng ít giao tiếp với nhau bằng lời nói; thể hiện mong muốn chúng ta hãy nói nhiều hơn với nhau.

    Câu 4.

    - Đoạn trích đề cao vai trò của sự giao tiếp bằng tiếng nói trong cuộc sống con người.

    - Em đồng tình với quan điểm của tác giả trong đoạn trích. Vì giao tiếp bằng ngôn ngữ là phương tiện quan trọng nhất trong cuộc sống con người, sự giao tiếp ấy sẽ giúp con người thêm hiểu nhau hơn, tăng sự kết nối; tăng sự chân thật của các mối quan hệ..

    Xem tiếp bên dưới: Đề 2
     
    Chỉnh sửa cuối: 2 Tháng sáu 2023
  2. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,023
    Đọc hiểu: Tiếng người hay chỉ là tiếng chiêm bao - Phạm Lữ Ân - trích (tt)

    Đề 2

    Đọc đoạn trích sau:

    (1) Âm thanh đó, đã bao lâu rồi tôi không còn nghe? Những khi nhớ nhà, tôi thường gắn chiếc headphone lên tai và lặng nghe những giọt âm vô cùng trong trẻo của ban nhạc Secret Garden. Thứ âm nhạc thần kì có thể mang đến cho tôi những hồi tưởng thanh bình êm ả. Nhưng nhiều lúc, âm nhạc dù du dương đến mấy vẫn không đủ cho tôi. Bởi tôi thèm một âm thanh khác. Âm thanh của tiếng nói con người, âm thanh của tiếng ai đó đang gọi tên tôi. [..]

    (2) Có phải chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn? Chúng ta gặp nhau qua tin nhắn, chúng ta đọc blog hay những câu status trên Facebook của nhau mỗi ngày, chúng ta những tưởng đã biết hết, hiểu hết về nhau mà không cần thốt nên lời. Có phải vậy chăng? Có phải ta cũng như loài cá heo có thể giao tiếp với nhau bằng sóng siêu âm? Tiếng nói con người dùng để làm gì nếu không phải để thổ lộ, để giãi bày, để xoa dịu? Nếu muốn hiểu được thì phải được lắng nghe. Nếu muốn được lắng nghe thì phải nói trước đã. Vậy còn ngần ngừ chi nữa, hãy nói với nhau đi. Nói với ba, với mẹ, với anh chị, với em, với bạn bè.. Đừng chat, đừng email, đừng post lên Facebook, hãy chạy đến gặp nhau, hay ít nhất, hãy nhấc điện thoại lên, thậm chí để gọi nhau một tiếng ".. ơi" dịu dàng!

    (Trích Tiếng người hay chỉ là tiếng chiêm bao? , Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội nhà văn, 2018, tr. 102-103)

    Trả lời câu hỏi:

    Câu 1
    : Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích

    Câu 2: Dựa vào đoạn trích, hãy cho biết âm thanh nào mà tác giả khao khát được lắng nghe hơn cả thứ âm nhạc thần kì của ban nhạc Secret Garden?

    Câu 3: Xác định điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ được sử dụng trong câu văn: "Đừng chat, đừng email, đừng post lên Facebook, hãy chạy đến gặp nhau, hay ít nhất, hãy nhấc điện thoại lên, thậm chí để gọi nhau một tiếng".. ơi "dịu dàng!"

    Câu 4: Thông điệp nào em nhận được từ đoạn trích trên?

    (Bộ câu hỏi trong đề thi thử vào 10 trường THCS Diễn Kim, Phòng GD & ĐT Diễn Châu)

    Gợi ý đọc hiểu:

    (Do người đăng bài soạn, không phải đáp án, biểu điểm chính thức)

    Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: Phương thức nghị luận

    Câu 2: Âm thanh mà tác giả khao khát được lắng nghe hơn cả thứ âm nhạc thần kì của ban nhạc Secret Garden là âm thanh của tiếng nói con người, âm thanh của tiếng ai đó đang gọi tên tôi.

    Câu 3: "Đừng chat, đừng email, đừng post lên Facebook, hãy chạy đến gặp nhau, hay ít nhất, hãy nhấc điện thoại lên, thậm chí để gọi nhau một tiếng".. ơi "dịu dàng!"

    - Điệp ngữ: Đừng, hãy

    - Tác dụng của điệp ngữ được sử dụng trong câu văn trên:

    + Nhấn mạnh sự mong mỏi của tác giả về việc con người sẽ giao tiếp với nhau bằng tiếng nói thay vì bằng các phương tiện công nghệ;

    + Tăng tính cấp thiết của việc cần thay thế việc giao tiếp qua chat, email, FB bằng lời nói trực tiếp;

    + Khẳng định vai trò của giao tiếp bằng tiếng nói.

    + Tăng nhịp điệu và sự sinh động, hấp dẫn cho lời văn.

    Câu 4:

    - Thông điệp từ đoạn trích trên: Thay vì giao tiếp qua chat, email, FB, con người hãy giao tiếp với nhau bằng tiếng nói.

    - Vì giao tiếp bằng tiếng nói là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất trong cuộc sống con người, sự giao tiếp ấy sẽ giúp con người thêm hiểu nhau hơn, tăng sự kết nối; tăng sự chân thật của các mối quan hệ..
     
  3. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,023
    Đọc hiểu: Tiếng người hay chỉ là tiếng chiêm bao - Phạm Lữ Ân - trích (tt)

    Đề 3

    Đọc đoạn trích sau:

    Có phải chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn? Chúng ta gặp nhau qua tin nhắn, chúng ta đọc blog hay những câu status trên Facebook của nhau mỗi ngày, chúng ta những tưởng đã biết hết, hiểu hết về nhau mà không cần thốt nên lời. Có phải vậy chăng? Có phải ta cũng như loài cá heo có thể giao tiếp với nhau bằng sóng siêu âm? Tiếng nói con người dùng để làm gì nếu không phải để thổ lộ, để giãi bày, để xoa dịu? Nếu muốn hiểu được thì phải được lắng nghe. Nếu muốn được lắng nghe thì phải nói trước đã. Vậy còn ngần ngừ chi nữa, hãy nói với nhau đi. Nói với ba, với mẹ, với anh chị, với em, với bạn bè.. Đừng chat, đừng email, đừng post lên Facebook. Hãy chạy đến gặp nhau, hay ít nhất, hãy nhấc điện thoại lên, thậm chí để gọi nhau một tiếng ".. ơi" dịu dàng!

    Một tiếng người thực sự yêu thương, ân cần, quan tâm, gần gũi.. Và chắc chắn, không phải là chiêm bao.

    (Trích Tiếng người hay chỉ là tiếng chiêm bao? , Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội nhà văn, 2018, tr. 102-103)

    Trả lời câu hỏi:

    Câu 1. Theo tác giả, tiếng nói của con người có vai trò gì?

    Câu 2. Chỉ ra phép liên kết về hình thức và từ ngữ liên kết trong các câu sau: Đừng chat, đừng email, đừng post lên Facebook. Hãy chạy đến gặp nhau, hay ít nhất, hãy nhấc điện thoại lên, thậm chí để gọi nhau một tiếng ".. ơi" dịu dàng!

    Câu 3. Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong các câu sau: Một tiếng người thực sự yêu thương, ân cần, quan tâm, gần gũi.. Và chắc chắn, không phải là chiêm bao.

    Câu 4. Tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì qua các câu sau: Đừng chat, đừng email, đừng post lên Facebook, hãy chạy đến gặp nhau, hay ít nhất, hãy nhấc điện thoại lên, thậm chí để gọi nhau một tiếng ".. ơi" dịu dàng!

    Câu 5. Qua đoạn trích trên, em rút ra bài học gì cho bản thân.

    Gợi ý đọc hiểu:

    Câu 1.
    Theo tác giả, tiếng nói của con người có vai trò: để thổ lộ, để giãi bày, để xoa dịu.

    Câu 2. Đừng chat, đừng email, đừng post lên Facebook. Hãy chạy đến gặp nhau, hay ít nhất, hãy nhấc điện thoại lên, thậm chí để gọi nhau một tiếng ".. ơi" dịu dàng!

    - Phép liên kết về hình thức: Phép nối

    - Từ ngữ liên kết trong các câu trên: Hãy

    Câu 3. Một tiếng người thực sự yêu thương, ân cần, quan tâm, gần gũi.. Và chắc chắn, không phải là chiêm bao.

    Thành phần biệt lập trong các câu trên: Và chắc chắn (thành phần tình thái).

    Câu 4. Đừng chat, đừng email, đừng post lên Facebook, hãy chạy đến gặp nhau, hay ít nhất, hãy nhấc điện thoại lên, thậm chí để gọi nhau một tiếng ".. ơi" dịu dàng!

    Tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp: Hãy giao tiếp với nhau bằng tiếng nói.

    Câu 5.

    - Đoạn trích khẳng định vai trò của việc giao tiếp bằng tiếng nói;

    - Qua đoạn trích trên, em rút ra bài học cho bản thân: Hãy giao tiếp với bạn bè, người thân, những người xung quanh chúng ta bằng lời nói, không nên giao tiếp qua các phương tiện facebook, zalo.. Giao tiếp bằng lời nói mới chân thật, cảm xúc và tạo sự gắn kết bền vững.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...