Đọc hiểu: Rất nhiều ánh lửa - Hoàng Phủ Ngọc Tường - Cuối buổi chiều, Huế thường trở về

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Qcfake, 8 Tháng bảy 2023.

  1. Qcfake

    Bài viết:
    18
    Rất nhiều ánh lửa - Hoàng Phủ Ngọc Tường

    [​IMG]

    "Cuối buổi chiều, Huế thường trở về trong một nỗi yên tĩnh lạ lùng, đến nỗi tôi cảm thấy hình như có một cái gì đang lắng xuống thêm một chút nữa trong thành phố vốn hằng ngày đã rất yên tĩnh này. Mùa thu gió thổi mây về phía cửa sông, mặt nước phía dưới cầu Trường Tiền đen sẫm lại, trong khi phía trên này lên mãi gần Kim Long, mặt sông sáng màu ngọc lam in những vệt mây hồng rực rỡ của bầu trời buổi chiều. Hình như con sông Hương rất nhạy cảm với ánh sáng, nên đến lúc tối xuống hẳn, đứng trên cầu chăm chú nhìn xuống người ta vẫn thấy những mảng sắc đỏ mơ hồ ửng lên như một thứ ảo giác trên mặt nước tối thẫm của nó. Phố ít người, con đường ven sông như dài thêm ra dưới vòm lá xanh của hai hàng cây, và tôi thường nhận ra một vài cô gái quen mặt, không biết tên, hình như có thói quen chọn giờ ấy để đạp xe đi chơi loáng thoáng một vòng trên những đường phố chợt vắng".

    (Rất nhiều ánh lửa – Hoàng Phủ Ngọc Tường)

    Câu 1. Văn bản trên được viết bằng thể loại nào? Vì sao em biết?

    Câu 2 . Qua văn bản, tác giả đã đưa người đọc đến vùng đất nào? Tìm trong văn bản trên một số hình ảnh miêu tả vẻ đẹp của vùng đất đó.

    Câu 3. Câu văn "Hình như con sông Hương rất nhạy cảm với ánh sáng, nên đến lúc tối xuống hẳn, đứng trên cầu chăm chú nhìn xuống người ta vẫn thấy những mảng sắc đỏ mơ hồ ửng lên như một thứ ảo giác trên mặt nước tối thẫm của nó". Sử dụng phép tu từ nào? Nêu tác dụng.

    Câu 4. Xác định một cụm danh từ trong câu và phân tích cấu tạo của cụm danh từ đó: "Cuối buổi chiều, Huế thường trở về trong một nỗi yên tĩnh lạ lùng, đến nỗi tôi cảm thấy hình như có một cái gì đang lắng xuống thêm một chút nữa trong thành phố vốn hằng ngày đã rất yên tĩnh này".

    Câu 5. Hãy kể tên một tác phẩm cùng thể loại với tác phẩm "Rất nhiều ánh lửa" cũng viết về vẻ đẹp của những vùng miền trên đất nước Việt Nam thân yêu.

    Gợi ý trả lời:

    Câu 1: Thể loại: Kí. Em biết vì văn bản miêu tả chi tiết những cảm nhận của tác giả về vẻ đẹp và sự yên tĩnh của thành phố Huế, nó được trình bày theo kết cấu của một đoạn văn.

    Câu 2: Qua văn bản, tác giả đã đưa người đọc đến vùng đất Huế. Văn bản miêu tả vẻ đẹp của thành phố Huế với những hình ảnh: Sự yên tĩnh đến lạ lùng, mùa thu gió thổi mây về, mặt nước dưới cầu Trường Tiền đen sẫm lại, gần Kim Long mặt sông dáng màu ngọc lam in những vệt mây hồng rực rỡ của bầu trời buổi chiều..

    Câu 3: Câu văn sử dụng phép tu từ ẩn dụ.

    Tác dụng:

    - Giúp cho câu văn mang nhiều sắc thái biểu đạt khiến người đọc hình dung nhiều hình ảnh và gây ấn tượng với họ, tạo ra hình ảnh mơ hồ, tạo cảm giác thú vị cho người đọc và thể hiện được sự nhạy cảm và đẹp đối với con sông Hương.

    - Nhấn mạnh được vẻ đẹp của con sông Hương như một thiếu nữ yêu kiều e thẹn nhạy cảm trước ánh sáng, vẻ đẹp của con sông Hương thể hiện qua màu sắc và cảm xúc của nó, sông Hương chính là biểu tượng của xứ Huế.

    Câu 4: Cụm danh từ trong câu là "một nỗi yên tĩnh lạ lùng". Cấu tạo của cụm danh từ này là "một" (tính từ sở hữu) + "nỗi" (danh từ) + "yên tĩnh" (danh từ) + "lạ lùng" (tính từ).

    Câu 5: Một tác phẩm cùng thể loại với "Rất nhiều ánh lửa" có thể là "Đi qua mùa hạ" của Huỳnh Văn Hối.
     
    LieuDuong thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...