Đọc hiểu: Quê hương - Tế Hanh

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi mèo nhỏ lạc quan, 6 Tháng tám 2024.

  1. mèo nhỏ lạc quan

    Bài viết:
    20
    ĐỌC HIỂU VÀ PHÂN TÍCH TÁC PHẨM: QUÊ HƯƠNG - TẾ HANH

    (Bài viết dựa theo chủ đề THƯƠNG NHỚ QUÊ HƯƠNG - SGK 9 chương trình mới CHÂN TRỜI SÁNG TẠO)


    1. Chuẩn bị đọc


    Hình ảnh sâu đậm nhất về quê hương trong em là gì?

    - Hình ảnh sâu đậm:

    + Tiếng gà gáy mỗi sớm tinh mơ

    + Mùi tre thoang thoảng sáng ban mai

    + Tiếng kéo xe ra đồng trên con đường mòn

    + Tiếng lùa gà đuổi vịt của bác nhà bên

    + Cánh đồng lúa vàng ươm mỗi mùa thu hoạch

    + Cậu trai nhỏ ngồi trên; lưng trâu

    + Góc đa lớn với những tiếng trẻ thơ vui đùa

    Trải nghiệm cùng văn bản


    Làng tôi vốn làm nghề chài lưới:

    Nước bao vây cách biển nửa ngày sông


    Khi trời trong gió, gió nhẹ, sớm mai hồng,

    Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá

    Chiếc thuyền nhẹ băng (hăng) như con tuấn mã

    Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.

    Cánh bườm giương to như mảnh hồn làng

    Rướn thân trắng bao la thâu góp gió..

    Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ

    Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.

    "Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe",

    Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.

    Dân chài lưới, làng da ngăm rám nắng,

    Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;

    Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

    Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.


    Nay cách xa lòng tôi luôn tưởng nhớ

    Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,

    Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,

    Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

    Tưởng tượng:

    1. Hãy hình dung cảnh được gợi tả trong khổ thơ thứ hai.

    - Khổ thơ thứ hai đã gợi tả cảnh làng chài lưới và hình ảnh con thuyền ra khơi đánh cá

    Suy luận

    2. Em hiểu thế nào về bốn dòng thơ cuối trong khổ thơ này?

    - Bốn dòng thơ cuối thể hiện nỗi thương nhớ về quê hương của một người con bị ngăn cách bởi địa lí xa xôi. Thông qua nhân vật "tôi" mà tác giả đã thể hiện nỗi nhung nhớ quê nhà và hình ảnh làng chài biển luôn khắc sâu vào tâm trí của ông. Có thể nói nhân vật "tôi" cũng chính là hóa thân của nhà thơ, ông đã dùng thơ để thể hiện nỗi niềm cảm xúc của mình.


    Suy ngẫm và phản hồi

    1. Tìm những từ ngữ thể hiện hình ảnh dân chài và cuộc sóng làng chài trong bài thơ.

    - Hình ảnh dân chài:

    + Phăng mái chèo: Dân làng chài mạnh mẽ -> "Dân trai tráng" : Người trẻ khoẻ mạnh

    + Tấp nập đón ghe về: Dân làng đông đúc, hoạt động nhộn nhịp mỗi khi thuyền từ biển trở về

    + Làn da ngăm rám nắng: Đặc điểm của người dân sống ở vùng biển

    + Cả thân hình nồng thở vị xa xăm: Người đi biển mang hơi thở từ khơi xa trở về -> Có thể nói ở trên biển nhiều ngày nên mang hơi thở của biển "

    - Hình ảnh làng chài:

    + Cánh buồm

    + Rướn thân trắng

    2. Phân tích hiệu quả của việc sử dụng một số biện pháp tu từ trong các câu thơ sau:


    " Cánh bườm to như mảnh hồn làng

    Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.. "

    - Biện pháp tu từ: So sánh -> Từ" như "mang ý nghĩa so sánh cánh bườm với mảnh hồn làng.

    - Hiệu quả: Gợi tả sức mạnh to lớn, sự kiến cố, kiên định của người dân trước thiên nhiên đầy thử thách, hiểm trở.

    - Biện pháp tu từ: Nhân hóa" Rướn thân "

    - Hiệu quả: Để người đọc cảm nhận sức sống của cánh buồm, đó cũng chính là sức sống mạnh mẽ của người dân làng biển, gió to không phải là trở ngại mà còn là lực đẩy đưa con thuyền đi xa.


    " Dân chài lưới làng da ngăm rám nắng,

    Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;

    Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

    Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ. "

    - Biện pháp tu từ: Nhân hóa" Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm "

    - Hiệu quả: Gợi tả cho người đọc cảm nhận sự bình yên, mệt mỏi của người dân biển sau nhiều ngày lênh đênh nơi khơi xa. Chiếc thuyền trở về nghỉ cũng chính là hình ảnh người dân biển trở về nhà nghỉ ngơi sau một chuyến đi dài.

    3. Phân tích cách gieo vần và ngắt nhịp trong bài thơ

    - Bài thơ được tác giả sử dụng cách gieo vần liền (sông- hồng, giang-làng) và ngắt nhịp 3/5; 4/4; 3/2/3

    - Thông qua cách gieo vân và ngắt nhịp như vậy tạo nên nhịp điệu cho bài thơ, đồng thời là sự thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương của mình

    4. Tìm yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài thơ. Việc kết hợp hai yếu tố này có tác dụng gì?


    " Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ

    Khắp dân làng tấp nập đón ghe về "

    - Giúp người đọc cảm nhận được sự vui tươi, đông đúc, niềm hân hoan trong lao động của người dân vùng chài biển.


    " Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

    Màu nước xanh cá bạc chiếc buồm vôi "

    - Thông qua nhân vật trữ tình, người đọc có thể cảm nhận nỗi nhung nhớ của nhà thơ, những kí ức, kỉ niệm nơi quê nhà luôn hiện diện trong tâm trí và suy nghĩ của người con xa quê.


    5. Xác định mạch cảm xúc của người viết thể hiện qua các khổ thơ và cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

    - Mạch cảm xúc là nỗi niềm người con xa quê mang những nỗi nhớ về kỉ niệm ở quê nhà, cảm xúc tự hào về quê hương được tác giả thể hiện gián tiếp qua những hình ảnh về vẻ đẹp của làng chài, cuộc sống lao động vùng biển, cái nhớ thương da diết về mùi vị" nước xanh, cá bạc, buồm vôi "

    - Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là sự ca ngợi cuộc sống lao động của người dân làng chài.

    6. Phân tích một số nét đặc sắc của kết cấu bài thơ (cách sắp xếp bố cục, cách triển khai mạch cảm xúc)

    - Về sắp xếp bố cục: Bài thơ mở đầu với hai dòng thơ được giới thiệu khái quát về truyền thống làm nghề của dân chài và vị trí của làng được" nước bao vây ". Sau đó hai khổ tiếp thep là gợi tả hình ảnh về hoạt động công việc đánh bắt cá. Khổ thơ cuối cùng là sự bày tỏ nỗi lòng của nhân vật trữ tình về nỗi nhớ làng chài, nỗi nhớ về quê hương thông qua những hình ảnh đầy màu sắc" nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi "và mùi vị nồng mặn của biển cả khắc ghi vào tâm trí tác giả.

    - Kết cấu bài thơ là sự chặt chẽ của nội dung và hình thức đầy sinh động thể hiện toàn vẹn chủ đề của tác phẩm.

    - Ngôn ngữ thơ: Hàm súc, ngắn gọn, bài thơ gợi nhiều hơn tả, giàu nhạc điệu.

    7. Nêu chủ đề bài thơ và một số căn cứ giúp em xác định chủ đề bài thơ.

    - Hình ảnh quê hương thông qua bức tranh sinh hoạt của làng chài động lại trong nỗi nhớ

    - Cách giúp em xác định chủ đề bài thơ: Thông qua đoạn thơ:


    " Nay cách xa lòng tôi luôn tưởng nhớ

    Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,

    Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,

    Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá! "

    - Thông qua đoạn thơ cuối có thể từ đó cảm nhận nỗi thương nhớ quê hương của tác giả, những kí ức, kỉ niệm của người con xa quê.

    8. Ấn tượng sâu đậm nhất mà bài thơ để lại trong em là gì?


    " Chiếc thuyền nhẹ băng như con tuấn mã

    Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang"

    - Chiếc thuyền là phương tiện di chuyển của người dân làng chài được ví như con tuấn mã đầy mạnh mẽ, oai phong. Nhắc đến tuấn mã chúng ta sẽ thường nghĩ đến một con ngựa hay, ngựa tốt và phi nhanh. Biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa càng làm hình ảnh ví von đó trở nên giúp chúng ta dễ dàng tưởng tượng được sức mạnh của con thuyền trên mặt nước. Cũng qua đó làm câu thơ mang lại cảm giác mạnh mẽ hơn, vui tươi mang đầy sức sống nhiệt huyết rẽ qua những con sóng lớn với tư thế hiên ngang, khí phách vượt sông dài (trường giang).


    Mở rộng tác phẩm:

    Bài thơ Quê hương của nhà thơ Tế Hanh là sự thể hiện sâu sắc tình cảm, tình yêu quê hương, đất nước, hay hơn thế là yêu con người, đồng bào dân tộc. Bài thơ chính là sự khơi dậy nỗi niềm được ấp ủ trong người đọc những tình cảm giản dị nhưng chân thành, thiêng liêng đầy cao quý. Dưới ngòi bút đó, tác phẩm càng đề cao giá trị tinh thần yêu nước mãnh liệt thông qua hồn thơ dạt dào tình cảm.
     
    Mộng Nguyệt Cầm thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...