Đọc hiểu: Mẹ ốm - Trần Đăng Khoa Đọc bài thơ sau: Mọi hôm mẹ thích vui chơi Hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu Lá trầu khô giữa cơi trầu Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay. Cánh màn khép lỏng cả ngày Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa. Nắng mưa từ những ngày xưa Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan. Khắp người đau buốt, nóng ran Mẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thăm Người cho trứng, người cho cam Và anh y sĩ đã mang thuốc vào Sáng nay trời đổ mưa rào Nắng trong trái chín ngọt ngào bay hương Cả đời đi gió đi sương Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi Mẹ vui, con có quản gì Ngâm thơ, kể chuyện rồi thì múa ca Rồi con diễn kịch giữa nhà Một mình con sắm cả ba vai chèo Vì con mẹ khổ đủ điều Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn Con mong mẹ khoẻ dần dần Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say Rồi ra đọc sách, cấy cày Mẹ là đất nước, tháng ngày của con.. (Trần Đăng Khoa, Mẹ ốm ) Chọn một đáp án đúng: Câu 1. Bài thơ được làm theo thể thơ gì? A. Lục bát B. Sáu chữ C. Tám chữ D. Tự do Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là: A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 3. Chi tiết không gợi lên hình ảnh mẹ ốm trong bài thơ: A. Chẳng nói cười; cánh màn khép lỏng; B. Ruộng vườn vắng mẹ; người đau buốt, nóng ran C. Lần giường tập đi. D. Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say Câu 4. Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: Nắng mưa từ những ngày xưa - Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan là: A. So sánh B. Ẩn dụ C. Nói giảm nói tránh D. Điệp ngữ Câu 5. Tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu: Nắng mưa từ những ngày xưa - Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan là: A. Phép ẩn dụ gợi lên nỗi vất vả, gian truân của mẹ; nỗi vất vả mẹ đã gánh chịu từ ngày xưa, vẫn hiện hữu đến tận ngày nay. B. Phép so sánh nhằm nhấn mạnh nỗi vất vả của mẹ: Dãi dầu mưa nắng cả cuộc đời; C. Cách nói giảm nói tránh nhằm làm vơi vợi đi nỗi vất vả của mẹ; D. Nghệ thuật nhân hóa khiến ta hình dung mưa nắng của cuộc đời như lặn trong đời mẹ. Câu 6. Hành động của con khi mẹ ốm là: A. Ngâm thơ, kể chuyện, múa ca, diễn kịch B. Bỏ màn, têm trầu C. Cho trứng, cho cam D. Mang thuốc Câu 7. Câu thơ Mẹ là đất nước, tháng ngày của con thể hiện điều gì: A. Tình yêu thương của mẹ dành cho con giống như tình yêu mẹ dành cho đất nước; C. Tình yêu thương của con dành cho mẹ lớn lao như tình yêu đất nước; B. Vai trò quan trọng, lớn lao của mẹ đối với con, tình yêu thương của con dành cho mẹ. D. Mẹ dành cho con tất cả tháng năm cuộc đời mình. Trả lời câu hỏi: Câu 8. Những câu thơ nào thể hiện hành động, thái độ quan tâm của con đối với mẹ? Cảm nhận về tình cảm của người con dành cho mẹ thể hiện trong bài thơ trên. Câu 9. Khi mẹ ốm, mẹ đã nhận được tình cảm của các bác hàng xóm như thế nào? Qua đó, em hiểu người mẹ trong bài thơ là người như thế nào trong mối quan hệ với mọi người xung quanh? Câu 10. Đoạn thơ gợi cho em suy nghĩ gì về trách nhiệm của người con đối với mẹ? Gợi ý đọc hiểu Câu 1. A Câu 2. C Câu 3. D Câu 4. B Câu 5. A Câu 6. A Câu 7. B Câu 8: - Những câu thơ thể hiện hành động, thái độ quan tâm của con đối với mẹ: Ngâm thơ, kể chuyện rồi thì múa ca Rồi con diễn kịch giữa nhà Một mình con sắm cả ba vai chèo - Cảm nhận về tình cảm của người con dành cho mẹ thể hiện trong bài thơ trên: Đó là tình cảm yêu thương, trân trọng, biết ơn công lao, sự vất vả của mẹ để nuôi con khôn lớn. Đáp đền công lao đó, người con đã thể hiện tình yêu với mẹ qua những hành động, việc làm ấm áp - mong mẹ vui mà nhanh khỏi. Tình cảm người con dành cho mẹ trong bài thơ trên thật cảm động, thể hiện tình mẫu từ thiêng liêng, cao cả. Câu 9. Khi mẹ ốm, mẹ đã nhận được tình cảm của các bác hàng xóm: Người cho trứng, người cho cam, anh y sĩ cùng chăm sóc tận tình - đó là tình cảm thân mật, gẫn gũi, mến yêu mà mọi người dành cho mẹ. Qua đó, có thể thấy, trong cuộc sống hàng ngày, mẹ là người sống nghĩa tình, trong ngoài trọn vẹn, trước sau yêu kính.. thì khi mẹ ốm, mọi người mới quan tâm, hỏi han thân tình như thế. Câu 10. Đoạn thơ gợi cho em suy nghĩ về trách nhiệm của người con đối với mẹ: Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem