Đọc hiểu bài thơ: Làm người khó nhất là sống - Chủ đề sống đẹp, sống cống hiến

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 22 Tháng năm 2023.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi bên dưới:

    Làm người


    "Ngồi thì co

    Đứng thì thẳng

    Làm người thật khó" (Lời người Dáy)

    Để trở thành một người biết sinh con đẻ cái

    Như thế chưa khó

    Để trở thành người biết ăn ngon mặc đẹp

    Như thế cũng chưa khó

    Để trở thành một người giàu có

    Như thế vẫn chưa khó

    Để trở thành một người sống lâu trăm tuổi

    Như thế cũng vẫn chưa khó

    Vậy làm người khó nhất là gì?

    Nghĩ đi nghĩ lại

    Nghĩ gần nghĩ xa

    Nghĩa cao nghĩ thấp

    Nghĩ hẹp nghĩ rộng

    Có người đẹp ngoài mà xấu trong

    Có người xấu ngoài mà đẹp trong

    Có người già mà vẫn trẻ

    Có người trẻ mà đã già

    Có người sống mà đã chết

    Có người chết mà vẫn sống

    Làm người khó nhất là: Sống!

    (Lò Ngân Sủn, Người trên đá, NXB Văn hóa – dân tộc, 2000, trang. 6)

    Câu hỏi:

    Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

    Câu 2. Vì sao tác giả cho rằng:

    Có người đẹp ngoài mà xấu trong

    Có người xấu ngoài mà đẹp trong

    Có người già mà vẫn trẻ

    Có người trẻ mà đã già

    Có người sống mà đã chết

    Có người chết mà vẫn sống

    Câu 3. Chỉ ra, nêu tác dụng của biện pháp tu từ tiêu biểu nhất sử dụng trong văn bản

    Câu 4. Em có đồng tình với quan niệm: "Làm người khó nhất là: Sống!"? Vì sao?

    Câu 5. Em hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 250 chữ) trình bày suy nghĩ về thông điệp của tác giả trong những câu:

    Có người sống mà đã chết

    Có người chết mà vẫn sống

    Làm người khó nhất là: Sống

    Trả lời:

    (Đề Đọc hiểu môn ngữ văn, bài thơ làm người, chủ đề sống đẹp, sống cống hiến

    Câu 1
    . Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

    - Phương thức biểu đạt nghị luận

    Câu 2. Vì sao tác giả cho rằng:

    Có người đẹp ngoài mà xấu trong

    Có người xấu ngoài mà đẹp trong

    Có người già mà vẫn trẻ

    Có người trẻ mà đã già

    Có người sống mà đã chết

    Có người chết mà vẫn sống

    - Có người đẹp ngoài mà xấu trong / có người xấu ngoài mà đẹp trong: Nhiều khi hình thức và phẩm giá sẽ tồn tại đối lập trong 1 người; không thể chỉ nhìn dáng vẻ bên ngoài mà suy luận tâm tính, nhân cách

    - Có người già mà vẫn trẻ / có người trẻ mà đã già: Nhiều khi lòng người khó đoán; hơn thế lối sống, cách nghĩ, tâm hồn của mỗi người nhiều khi không phụ thuộc vào tuổi tác

    - "Có người chết mà vẫn sống" : Có nhiều người khi sống đã có lối sống đẹp, sống ý nghĩa, sống cống hiến, lưu lại tiếng tốt cho muôn đời

    - "Có người sống mà đã chết" : Cũng có người sống cuộc đời mờ nhạt, sống vô nghĩa, nhàm chán, vô ích, hại nước hại thân, kìm hãm sự phát triển của đất nước

    => qua đó, tác giả muốn khuyên, nhắn nhủ mọi người hãy biết sống khoẻ sống đẹp, sống hữu ích, sống cống hiến, làm đẹp cho đời.

    Câu 3. Chỉ ra, nêu tác dụng của biện pháp tu từ tiêu biểu nhất sử dụng trong văn bản

    - Biện pháp điệp ngữ: Thì, người, để trở thành, như thế, nghĩ, mà, trong, ngoài, già, trẻ, sống, làm người, khó

    - Hiệu quả thẩm mĩ:

    +Gây ấn tượng, làm tăng sức gợi hình gợi cảm

    + Tạo sự liên kết và kết nối giữa các câu thơ,

    Tạo tính nhạc cho câuCâu thơ sau tạo sự chuyển tiếp, gây cảm xúc dạt dào cho người đọc, người nghe.

    + Nhấn mạnh suy ngẫm, triết lí: Làm người khó nhất là sống. Từ đó khuyên mọi người hãy sống sao cho hữu ích, ý nghĩa, sống đẹp, sống cho nhiều hơn nhận

    Câu 4 . Em có đồng tình với quan niệm: "Làm người khó nhất là: Sống!"? Vì sao?

    - Đồng tình

    - Vì:

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...