Viết đoạn văn nghị luận xã hội trình bày suy nghĩ của bản thân về vấn đề: Có nên cố chấp không? Một cuộc sống đa dạng màu sắc sẽ không mở cửa chào đón những con người cố chấp. Nếu ở bạn đang tồn tại lối suy nghĩ, hành động cứng nhắc, bảo thủ, tồn tại những đánh giá cố định về một người tới mức thành định kiến thì bạn đang mang trong mình sự cố chấp rồi đấy. Đó là một thói xấu của con người mà người muốn thành công sẽ cố gắng loại bỏ tính cố chấp. Cố chấp là khi bạn biết việc mình đang làm không mang lại lợi ích tốt đẹp nhưng vẫn muốn làm, bạn biết suy nghĩ của mình là một chiều, phiến diện nhưng vẫn không chịu thay đổi. Điều đó khiến bạn trở nên bảo thủ, rập khuôn, một màu và sẽ rất khó để thành công nếu bạn cứ đi theo một lối mòn. Khi giáo viên nhận xét rằng lối tư duy, lập luận của bạn không đúng nhưng bạn cố chấp không sửa đổi, dĩ nhiên điều đó sẽ dẫn tới kết quả bài kiểm tra của bạn sẽ không đạt điểm cao. Tương tự như vậy, cố chấp không mở đường để ta đi tới thành công mà dẫn ra một lối mòn khiến ta lâm vào thất bại. Bởi lẽ, khi bạn vấp ngã, với tính cố chấp của mình bạn sẽ không thể rút ra bài học kinh nghiệm để thay đổi, không tìm một phương pháp khác hữu ích hơn, không có lối đi mới và như vậy bạn lặp đi lặp lại một sai lầm. Cứ dậm chân tại chỗ thì biết bao giờ ta chạy tới vạch đích của một cuộc hành trình? Nếu bạn là một nhà văn, tác phẩm bạn viết không có sự sáng tạo, đổi mới, cố chấp theo một lối mòn như một sự sao tác của hiện thực thì tất yếu tác phẩm ấy sẽ chết. Không chỉ vậy, cố chấp khiến con đường sự nghiệp của con người trắc trở cũng khiến cuộc sống của bạn gặp khó khăn. Nếu ta cứ mãi giữ định kiến với người khác, cố chấp không nhìn nhận những thay đổi, mặt tích cực của họ thì giữa ta với mọi người luôn luôn tồn tại khoảng cách. Quan hệ giữa người với người trở nên xa cách dễ dàng sinh ra sự nghi kỵ, ghét bỏ, khó khăn để tạo dựng niềm tin. Dần dần ta mất niềm tin vào cuộc sống, đồng nghĩa rằng lúc khó khăn không ai chủ động giúp đỡ ta, khi hạnh phúc không ai chia sẻ cùng. Rộng ra, nếu xã hội chỉ toàn những người cố chấp, đất nước làm sao có thể phát triển, trở nên văn minh hơn? Cố chấp không đem lại lợi ích ngược lại có tác hại vô cùng to lớn. Đồng thời cũng phải phân biệt rõ giữa sự cố chấp với sự kiên trì, nỗ lực không ngừng mang chiều hướng tích cực. Trong xã hội vẫn còn tồn tại những con người cố chấp nhưng cũng vẫn có những bộ phận người không ngừng sáng tạo, đổi mới, phát triển khả năng thích nghi của bản thân. Trong tương lai, nhất định họ sẽ gặt hái được thành công. Xác định được tác hại của sự cố chấp, con người cần phải đề ra biện pháp loại bỏ thói xấu này. Là một học sinh, chúng ta cần tích cực học tập, tu dưỡng đạo đức, không ngừng phát huy sức sáng tạo, đổi mới tư duy, ngăn chặn thói cố chấp ngay từ bây giờ. Đừng cố chấp, thành công đang chờ đón bạn! _Hết_
Thoả sức sáng tạo, linh hoạt thay đổi, khả năng thích nghi nhanh chóng,... theo tôi luôn là những yếu tố thiết yếu để con người đạt được mục tiêu. Vậy nên, nếu có ai hỏi: "Có nên cố chấp không?", tôi sẽ thẳng thắn trả lời rằng: Không nên cố chấp. Cố chấp là cứ giữ mãi những suy nghĩ theo quan niệm cố định, cứng nhắc, bảo thủ, đánh giá người khác theo khuôn mẫu nhất định trở thành định kiến. Thật tai hại, cố chấp là thói xấu của con người cần được loại bỏ. Nếu không bạn không thể mở ra con đường đi tới thành công cho mình được đâu. Bởi khi mang trong mình sự cố chấp, không chịu thay đổi, ta tự giới hạn tư duy và khả năng sáng tạo của bản thân. Lúc vấp ngã, sẽ không biết được mình sai ở đâu, không rút ra được bài học kinh nghiệm để rồi liên tiếp lặp lại sai lầm. Cố chấp hạn chế khả năng của ta, không cho ta có cơ hội khai phá, phát triển bản thân mình. Bạn biết đấy, Edison là nhà phát minh vĩ đại của nhân loại, để sáng chế ra bóng đèn, ông đã thất bại hơn mười nghìn lần. Phải trải qua quá trình thay đổi, thử nghiệm, thay thế, chiếc bóng đèn đầu tiên mới được ra đời. Cố chấp cản bước trong sự nghiệp phát triển bản thân, đồng thời nó cũng hủy hoại cuộc sống cá nhân của con người. Nếu bạn cứ cố chấp, bảo thủ giữ quan điểm cá nhân, mặc kệ ý kiến của người khác, thì bạn đang tự tay đóng lại cánh cửa giao tiếp với thế giới bên ngoài. Bạn trở nên không biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến của người khác để thay đổi theo hướng tích cực. Bạn cố chấp duy trì những mối quan hệ độc hại, cố chấp không buông tay. Bạn đánh mất nhiều cơ hội để thể hiện bản thân, bị mọi người xa lánh, bị cô lập giữa xã hội vốn là quần thể cùng tồn tại và phát triển. Rộng ra, nếu xã hội này chỉ toàn người cố chấp thì làm sao đất nước có thể trở nên văn minh hơn, có thể sánh vai với các nước bạn trên trường quốc tế? Hậu quả của sự cố chấp thật khôn lường, cần được loại bỏ càng sớm càng tốt. Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem Xác định được sự cần thiết phải loại bỏ thói cố chấp, ngay từ bây giờ khi còn là học sinh ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần trau dồi tri thức, nâng cao hiểu biết, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện bản thân, không ngừng sáng tạo và phát huy sở trường cá nhân để trở thành con người thành đạt trong tương lai. Đừng cố chấp, cuộc sống tươi đẹp và đầy bí ẩn đang chờ đợi ta ở phía trước. _Hết_