1. Hình thức đoạn văn - Phải có câu mở đầu, câu kết đoạn - Đặc biệt không được xuống dòng, nếu bạn muốn đưa vào bài làm một câu thơ một câu tục ngữ thì bạn phải gạch chéo thay vì xuống dòng. Ví dụ: Bình thường: "Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại lên hòn núi cao." Sẽ viết thành "Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao." - Yêu cầu viết đoạn văn khoảng 200 chữ thì mình sẽ không viết quá ngắn cũng quá dài, giới hạn từ 2/3 trang giấy thi tới 1 trang giấy. Một mẹo nếu mọi người hay viết dài nữa là viết chữ nhỏ đi một chút, nhưng đừng quá nhỏ so với bình thường. 2. Yêu cầu nội dung - Xác định đúng yêu cầu của đề bài là mình cần làm ý nghĩa, vai trò vấn đề hay làm giải pháp, hành động, cũng có thể là hậu quả ta xác định chủ yếu dựa vào các từ khóa. Ví dụ đề bài "Làm thế nào để lan tỏa những điều tốt đẹp trong cuộc sống" => Làm thế nào chính là giải pháp - Có một số đề bài yêu cầu nêu ra sẽ không được rõ ràng thì bạn phải phân tích từ ngữ trong yêu cầu. Bên trên là những yêu cầu cơ bản của một đoạn văn NLXH còn bây giờ tôi sẽ trình bày về cách làm một đoạn văn hoàn chỉnh để có số điểm từ 1, 5 -1, 75 nha. Cách làm này cũng có thể lên được 2 điểm nhưng người viết cần có văn phong tốt và hoàn toàn trúng ý. Một đoạn văn nghị luận xã hội tôi thường chia làm 3 phần. Phần 1: Mở đoạn (2-3 dòng) Nếu biết một câu nói một câu danh ngôn nào liên quan tới vấn đề nghị luận nên cho vào, tránh giới thiệu trực tiếp. Ví dụ đề bài yêu cầu: Làm thế nào để lan tỏa những điều tốt đẹp trong cuộc sống thì mở đoạn các bạn không nên nói luôn là yêu cầu ra mà mình sẽ vòng vo tam quốc một chút xíu 1-2 câu gì đấy. Kiểu kiểu như này "Trong cuộc sống vô thường, không có gì là bền vững, trường tồn mãi mãi, sẽ có muôn vàn cái xấu đan xen cái tốt đẹp nhưng không phải lúc nào cuộc sống cũng sẽ tốt đẹp. Vậy ta cần làm thế nào để lan tỏa những điều tốt đẹp đó đi." Phần 2: Thân đoạn (18-20 dòng) - Giải thích từ khóa :(1 dòng) Ví dụ đề trên ta sẽ giải thích Cuộc sống tốt đẹp là gì? - Bàn luận vấn đề: Phần bàn luận sẽ có nội dung khác nhau với các yêu cầu khác nhau nhưng điểm chung của chúng là đều chia ra làm 2 phần là cá nhân và xã hôi Ví dụ đề trên: Sẽ có các cá nhân sẽ phải làm gì - nhận thức được ý nghĩa của việc lan tỏa những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Song song với việc nhận thức ta cũng cần phải có cuộc sống tốt đẹp để có thể lan tỏa cho mọi người xung quanh. Và để làm điều đó trước hết ta cần làm.. Sau cá nhân sẽ tới xã hội, xã hội phải tạo các sân chơi, chương trình.. - Dẫn chứng: Nếu biết một dẫn chứng cụ thể thì nếu ra, còn không có thể lấy các hiện tượng trong đời sống, bước cuối cùng rồi bí quá ta bịa dẫn chứng, nhưng phải bịa như thật nêu bừa ra một cái tên xong bịa ra câu chuyện (không khuyến cáo làm lắm). Còn một lưu ý đặc biệt quan trọng đó chính là yêu cầu đề bài có từ "hiện nay, giới trẻ hiện nay, bây giờ" thì nhất định phải lấy dẫn chứng về người còn sống ở hiện tại, tuổi trẻ tài cao đừng lấy Bác, lấy Nguyễn Ngọc Ký trong các trường hợp đó. - Phê phán - Sáng tạo: Phần này rất quan trọng nha, theo cô giáo tôi bảo riêng nó chiếm 0, 25 điểm rồi đó. Có thể nhiều bạn không hiểu phần sáng tạo này viết như thế nào và bản thân tôi cũng không biết diễn tả sao lấy ví dụ cho dễ nha. Ví dụ đề bài yêu cầu nêu ý nghĩa của việc sống tự lập, thì phần sáng tạo này tôi sẽ viết như sau: Sống tự lập là rất tốt nhưng không có nghĩa là ta từ chối tất cả các mối quan hệ xung quanh, thu mình lại không nhận sự trợ giúp của bất cứ ai đó là cô lập bản thân với xã hội chứ không phải tự lập. - Bài học nhận thức, bài học hành động - Liên hệ bản thân Phần 3: Kết đoạn (1 dòng) tóm tắt lại tất cả các ý trên Nếu thấy bổ ích thì mọi người hãy share và like ủng hộ tui nha. Cảm ơn vì đã đọc Người viết: Luckyli