ĐỀ THI MÔN: LUẬT THƯƠNG MẠI (nhận định và tình huống, có đáp án) HỌC PHẦN LUẬT THƯƠNG MẠI 2 – CN LUẬT HỌC Câu 1: Những nhận định sau đây ĐÚNG hay SAI? Tại sao? Nêu cơ sở pháp lý? A. Khi đã đồng ý hòa giải, các bên trong tranh chấp kinh doanh thương mại sẽ mất quyền yêu cầu chấm dứt hòa giải. B. Trong trường hợp việc môi giới không mang lại kết quả cho bên được môi giới, bên được môi giới vẫn phải thanh toán các chi phí phát sinh hợp lý liên Quan đến việc môi giới. C. Trong mọi trường hợp, nếu hàng hóa là vật gắn liền với đất đai thì bên bán phải giao hàng tại nơi có hàng hóa đó. D. Bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng đương nhiên được miễn trách nhiệm khi một hoặc các trường hợp miễn trách nhiệm xảy ra. E. Bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng luôn được kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng. F. Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, bên giao đại lý luôn luôn có quyền ấn định giá bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng đối với bên đại lý. Câu 2: Anh/chị hãy trình bày mối quan hệ giữa chế tài Bồi thường thiệt hại (BTTH) và chế tài phạt vi phạm được quy định tại Luật Thương mại năm 2005? Câu 3: Anh/chị nghiên cứu tình huống sau: Doanh nghiệp Hà Phong ký 02 hợp đồng mua cần cẩu với công ty chuyên sản xuất thiết bị nâng hạ Minh Lâm, gồm: Hợp đồng số PO520/2017/HĐ ngày 02/01/2017 về việc «Mua một cẩu chân đế 30 tấn phục vụ thi công dự án X» trong đó có mô tả chi tiết về mặt kỹ thuật và quy cách sản phẩm đã được các bên thống nhất tại phụ lục 1 của hợp đồng này. Hợp đồng số PO521/2017/HĐ ngày 25/10/2017 về việc «Mua một cẩu chân đế 40 tấn phục vụ thi công dự án Y» trong đó có mô tả chi tiết về mặt kỹ thuật và quy cách sản phẩm đã được các bên thống nhất tại phụ lục 1 của hợp đồng này. Trong cả hai hợp đồng, các bên đều thỏa thuận rằng: Các bên chọn Bộ luật Dân sự 2015 để điều chỉnh các hợp đồng này. Mọi vi phạm trong các hợp đồng này đều sẽ phải chịu mức phạt là 10% giá trị hợp đồng; Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng đều sẽ được giải quyết tại Trung tâm trọng tài tại Việt Nam vì cả hai doanh nghiệp đều là doanh nghiệp Việt Nam. Đối với hợp đồng PO520, công ty Hà Phong đã thanh toán cho công ty Minh Lâm 80% giá trị hợp đồng. Ngày 10/6/2017, công ty Minh Lâm hoàn thành việc vận chuyển đến công trường, lắp đặt và đưa vào sử dụng. Ngày 10/11/2017, chiếc cẩu chân đế đột nhiên ngã sập, gây thiệt hại về tài sản cho một hộ dân sống gần công trình xây dựng. Công ty Hà Phong đã mời một công ty giám định đến kiểm tra và phát hiện nguyên nhân cẩu chân đế đổ sập là do một số khớp nối không được thiết kế đúng chất lượng. Công ty Hà Phong thông báo trả lại hàng cho Minh Lâm và hủy hợp đồng PO520. Đối với hợp đồng PO521, Minh Lâm đã triển khai việc sản xuất theo đơn đặt hàng. Do quan ngại về chất lượng hàng hóa sẽ không đảm bảo đúng theo hợp đồng nên ngày 15/11/2017, Hà Phong đã gửi công văn số 150/2017/HMG thông báo cho Minh Lâm về việc hủy hợp đồng PO521 và tuyên bố ngừng thanh toán toàn bộ giá trị hợp đồng PO520. Đồng thời, công ty Hà Phong yêu cầu Minh Lâm bồi thường thiệt hại toàn bộ thiệt hại do vi phạm hợp đồng là 570.950 USD, bao gồm: Chi phí thuê chân đế cẩu để tiếp tục thi công dự án X là 49.500 USD; 116.000 USD do công ty Hà Phong bị chủ đầu tư công trình X phạt do vi phạm chậm tiến độ thi công; 5.000 USD tiền bồi thường thiệt hại cho hộ dân do sự kiện chân đế cẩu sập gây ra; 450 USD chi phí giám định bồi thường thiệt hại cho hộ dân và 400.000 USD là giá trị hợp đồng thi công công trình Y bị chủ đầu tư tuyên bố chấm dứt với công ty Hà Phong do quan ngại về chất lượng và tiến độ thi công, trong đó phần lãi mất hưởng của công ty Hà Phong lẽ ra được hưởng từ hợp đồng thi công này là 124.000 USD. Ngoài ra, Hà Phong còn yêu cầu Minh Lâm phải chịu phạt vi phạm như đúng thỏa thuận Sau một thời gian thương lượng không thành công, ngày 15/06/2018, công ty Hà Phong đã gửi đơn khởi kiện đến Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC). VIAC thụ lý và thông báo đến công ty Minh Lâm. Ngày 20/7/2018, Minh Lâm gửi bản tự bảo vệ và Đơn kiện lại đến VIAC yêu cầu Hội đồng trọng tài bác toàn bộ các nội dung trong đơn khởi kiện của công ty Hà Phong, đồng thời yêu cầu công ty Hà Phong trả lại các khoản tiền do hủy hợp đồng không có căn cứ, cụ thể: Thanh toán 20% giá trị còn lại của Hợp đồng PO520 là 500.00 USD Thiệt hại của Minh Lâm do Hà Phong hủy Hợp đồng PO521 không có căn cứ là 250.000 USD, trong đó phần lãi mất hưởng mà Minh Lâm đáng lẽ được hưởng từ Hợp đồng này là 100.000 USD. Hà Phong phải chịu phạt vi phạm như đúng thỏa thuận ban đầu. 1. Liệt kê các vấn đề pháp lý cần giải quyết trong tình huống nói trên 2. Nêu quan điểm của các anh/chị về phương án giải quyết đối với những vấn đề pháp lý đó. /. BÀI LÀM Câu 1. Nhận định. A) Nhận định sai. Vì trong kinh doanh thương mại nếu hai bên có xảy ra tranh chấp thì có quyền yêu cầu hòa giải, đồng thời khi cả hai đồng ý hoặc từ chối hòa giải thì không mất đi quyền yêu cầu hoặc tạm dừng hòa giải. Căn cứ tại điểm b khoản 1 điều 13 Nghi-dinh-22-2017-ND-CP về hòa giải Thương mại. B) Nhận định đúng. Nếu hai bên không có thỏa thuận nào khác thì trong trường hợp việc môi giới không mang lại kết quả cho bên được môi giới thì bên được môi giới phải thanh toán các chi phí phát sinh hợp lý liên quan đến việc môi giới đó. Căn tại cứ điều 154 luật Thương mại 2005 C) Nhận định sai. Vì trong trường hợp hai bên có thỏa thuận về địa điểm giao hàng thì địa điểm giao hàng có thể là nơi khác. Căn cứ tại điểm a khoản 2 điều 35 luật Thương mại 2005. D) Nhận định sai. Vì khi một hoặc các trường hợp miễn trách nhiệm xảy ra thì bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm. Nếu không chứng minh được thì không được miễn trách nhiệm. Căn Cứ khoản 2 điều 294 luật Thương mại 2005, E) Nhận định sai. Vì trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng không áp dụng kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng đối với hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có thời hạn cố định về giao hàng hoặc hoàn thành dịch vụ. Căn cứ khoản điều 296 luật thương mại 2005. F) Nhận định sai. Vì nếu hai bên có thỏa thuận khác thì bên giao đại lý không có quyền ấn định giá bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng đối với bên đại lý. Căn cứ khoản 1 điều 172 luật thương mại 2005. Câu 2. Mối quan hệ giữa chế tài bồi thường thiệt hại và chế tài phạt vi phạm trong luật Thương mại năm 2005. * Mối quan hệ giữa chế tài bồi thường thiệt hạ và chế tài phạt vi phạm trong hợp đồng (theo luật Thương mại 2005) - Luật thương mại 2005 quy định "Trường hợp các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật này có quy định khác. - Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật này có quy định khác - Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm. + Điều 234, Luật thương mại quy định:" Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận khác thì bên có quyền lợi bị vi phạm được lựa chọn một trong hai chế tài là phạt vi phạm hoặc buộc bồi thường thiệt hại đối với cùng một vi phạm". Như vậy, Luật thương mại theo quan điểm rằng hai chế tài bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm về bản chất có nhiều điểm tương đồng: Phạt vi phạm được coi là bồi thường thiệt hại ước tính, còn bồi thường thiệt hại phải dựa trên thiệt hại thực tế của bên vi phạm. Do đó, nếu đã đòi tiền phạt (bồi thường thiệt hại ước tính) thì không được đòi bồi thường thiệt hại thực tế nữa. - Trường hợp các bên không thỏa thuận về bồi thường thiệt hại và phạt hợp đồng hoặc các bên chỉ thỏa thuận về phạt vi phạm mà không thỏa thuận về bồi thường thiệt hại thì vẫn phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên vi phạm. Câu 3 3.1 Liệt kê các vấn đề pháp lý cần giải quyết trong tình huống nói trên: - Các vấn đề pháp lý đó là: + Thứ nhất: Công văn số 150/2017/HMG của công ty Hà Phong thông báo cho Minh Lâm về việc hủy hợp đồng PO521 và tuyên bố ngừng thanh toán toàn bộ giá trị hợp đồng PO520 + Thứ hai: Công ty Hà Phong yêu cầu Minh Lâm bồi thường toàn bộ thiệt hại do vi phạm hợp đồng là 570.950 USD + Thứ ba: Ngày 20/7/2018, Minh Lâm gửi bản tự bảo vệ và Đơn kiện lại đến VIAC yêu cầu Hội đồng trọng tài bác toàn bộ các nội dung trong đơn khởi kiện của công ty Hà Phong, đồng thời yêu cầu công ty Hà Phong trả lại các khoản tiền do hủy hợp đồng không có căn cứ, 3.2 Quan điểm về phương án giải quyết đối với nhữngvấn đề pháp lý trên: Theo luật thương mại: - Thứ nhất: Bên bán có nghĩa vụ giao hàng hóa đúng thời hạn, địa điểm giao hàng, số lượng hàng hóa, chất lượng hàng hóa theo Hợp đồng.. đồng nghĩa việc bên mua có nghĩa vụ nhận hàng nếu bên bán thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trên. - Tuy nhiên trong trường hợp bên bán không thực hiện đúng nghĩa vụ giao hàng của mình thì bên mua có quyền từ chối nhận hàng. Cụ thể: Không đảm bảo chất lượng như chất lượng của mẫu hàng hóa mà bên bán đã giao cho bên mua. Điều 312 Luật Thương mại 2005 quy định bên mua có quyền hủy bỏ hợp đồng nếu: + Xảy ra hành vi vi phạm mà hai bên đã thỏa thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp Đồng + Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ được quy định trong Hợp đồng. Vi phạm nghĩa vụ cơ bản là vi phạm gây thiệt hại cho bên kia đến mức bên đó không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng. + Sau khi bên mua hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng chấm dứt hiệu lực kể từ thời điểm giao kết, tuy nhiên các điều khoản về phạt vi phạm, giải quyết tranh chấp và bồi thường thiệt hại vẫn có hiệu lực. - Thứ hai: Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì việc yêu cầu bồi thường của công ty Hà Phong đối với công Minh Lâm là đúng khi bên công ty minh lâm vi phạm nghĩa vụ là giao hành không đúng chất lượng và làm xãy ra thiệt hại đối với công ty Hà Phong. Ảnh hưởng đến tài sản và tinh thần, đồng thời mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng kém chất lượng và xảy ra thiệt hại là có liên quan. - Thứ ba: Việc công ty Minh Lâm gửi bản tự bảo vệ và Đơn kiện lại đến VIAC yêu cầu Hội đồng trọng tài bác toàn bộ các nội dung trong đơn khởi kiện của công ty Hà Phong, đồng thời yêu cầu công ty Hà Phong trả lại các khoản tiền do hủy hợp đồng không có căn cứ là sai. Vì việc hủy hợp đồng của công ty Hà Phong là có căn cứ và đúng pháp luật, mặt khác hai bên đã thương thảo và bàn bạc nhưng công ty Minh Lâm từ chối bồi thường.