Đề 1 Câu hỏi 1 :(4 điểm) Những khẳng định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao? 1. Theo pháp luật hiện hành, trưng cầu ý dân là thủ tục bắt buộc trong quy trình lập hiến. Đáp án: - Khẳng định Sai (0, 5 điểm) - Cơ sở pháp lý: Khoản 4 Điều 120 Hiến pháp năm 2013; Điều 6 Luật Trưng cầu ý dân (0, 5 điểm) - Giải thích :(1 điểm) + Trưng cầu ý dân là việc Nhà nước tổ chức để cử tri trực tiếp biểu quyết các vấn đề quan trọng của đất nước, thể hiện quyền lực của Nhân dân và tăng cường đồng thuận xã hội. + Hiến pháp là văn bản pháp lý quan trọng của quốc gia, có hiệu lực pháp lý cao nhất, song việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp do QH – cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất quyết định chứ không phải thủ tục bắt buộc.. 2. Theo pháp luật hiện hành, tất cả các chức danh do Quốc hội bầu phải là đại biểu Quốc hội. Đáp án: - Khẳng định Sai (0, 5 điểm) - Giải thích (1, 5 điểm) + Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, bầu ra các chức danh quan trọng nhất của bộ máy nhà nước như.. + Một số chức danh do Quốc hội bầu không là ĐBQH: Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC, Tổng kiểm toán nhà nước Câu hỏi 2 :(3 điểm) Phân tích nguyên tắc: "Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khoẻ cộng đồng" (Khoản 2 Điều 14, Hiến pháp năm 2013) Đáp án: - Khẳng định đây là nguyên tắc mới so với các bản hiến pháp trước (0, 5đ) - Phân tích hình thức văn bản pháp luật quy định giới hạn quyền con người, quyền công dân (phân tích làm rõ theo luật ở đây được hiểu như thế nào theo 2 quan điểm) (0, 5đ) - Cơ quan có thẩm quyền giới hạn quyền con người, quyền công dân (0, 5đ) - Những trường hợp có thể giới hạn quyền (0, 5đ) - Lý giải được quyền con người, quyền công dân tại sao có thể bị hạn chế (0, 5đ) - Mục đích đặt ra nguyên tắc giới hạn quyền là kiểm soát việc giới hạn quyền của cơ quan nhà nước (0, 5đ) Câu hỏi 3 :(3 điểm) Phân tích các hình thức vận động bầu cử theo pháp luật hiện hành. Trình bày ý kiến cá nhân về thực tiễn vận động bầu cử ở Việt Nam hiện nay. Đáp án: - Khái niệm vận động bầu cử; mục đích, ý nghĩa của vận động bầu cử (0, 5 điểm) - Phân tích các hình thức vận động bầu cử + Thông qua tiếp xúc cử tri (0, 75 điểm) + Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (0, 75 điểm) - Liên hệ thực tiễn (1 điểm)
Đề 2 Câu hỏi 1 :(4 điểm) 1. Theo Hiến pháp 2013, Quốc hội phải thành lập uỷ ban lâm thời khi thẩm tra một dự án hoặc điều tra về một vấn đề nhất định. Đáp án: - Khẳng định: Sai (0.5đ) - Giải thích: + Cơ sở pháp lý: Theo Điều 78 Hiến pháp 2013 (0, 5 điểm) + Việc thành lập Uỷ ban lâm thời để thẩm tra dự án hay điều tra về một vấn đề nhất định không mang tính bắt buộc mà Quốc hội sẽ xem xét khi cần thiết để quyết định có thành lập hay không. (0, 5 điểm) + Đánh giá ý nghĩa quy định UBLT trong Hiến pháp: Quy định về Ủy ban lâm thời là điểm mới trong Hiến pháp 2013 so với các bản Hiến pháp trước đó. Việc ghi nhận Uỷ ban lâm thời thực hiện một số nhiệm vụ của Quốc hội khi cần thiết đảm bảo sự linh hoạt trong tổ chức và hoạt động của QH. (0, 5 điểm) 2. Theo pháp luật hiện hành, việc nhập địa giới hành chính phải lấy ý kiến Nhân dân địa phương. Đáp án: - Khẳng định Đúng (0, 5 điểm) - Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 110 Hiến pháp 2013 (0, 5 điểm) - Đánh giá: + Đây là nội dung mới được bổ sung trong Hiến pháp 2013 so với các bản hiến pháp trước. Điều chỉnh địa giới hành chính ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân địa phương do đó phải dựa trên nhu cầu, nguyện vọng của người dân địa phương để quyết định. (0, 5 điểm) + Ý nghĩa của quy định: Phát huy nguyên tắc chủ quyền nhân dân của người dân địa phương (0, 5 điểm) Câu hỏi 2 :(3 điểm) Phân tích nội dung và ý nghĩa của nguyên tắc "Việc xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn" (Khoản 1 Điều 103 Hiến pháp năm 2013). - Phân tích nội dung nguyên tắc (2 điểm) : + Việc xét xử của Tòa án không chỉ được tiến hành bởi Thẩm phán mà cả Hội thẩm, là những người có uy tín trong xã hội.. + Hội thẩm chỉ xuât hiện trong cấp xét xử sơ thẩm + Khi xét xử có nhiệm vụ, quyền hạn như Thẩm phán + Hội thẩm không tham gia xét xử trong trường hợp xét xử rút gọn (lý giải tại sao). - Ý nghĩa của nguyên tắc (1 điểm) + Đảm bảo tính xã hội trong hoạt động xét xử của TAND + Đảm bảo sự tham gia của người dân vào thực hiện và giám sát quyền tư pháp cũng như quyền lực nhà nước + Đảm bảo tính đúng đắn, khách quan, tiệm cận công bằng, công lý trong các phán quyết của Tòa án. Câu hỏi 3 :(3 điểm) Anh/chị hiểu thế nào là bảo vệ hiến pháp? Trình bày quan điểm cá nhân về vấn đề bảo vệ hiến pháp ở Việt Nam hiện nay. Đáp án: - Nêu được cơ chế bảo vệ hiến pháp là gì? Và vì sao phải có cơ chế bảo vệ hiện pháp. (1đ) - Nêu được quy định tại Điều 119 Hiến pháp 2013 nói về cơ chế bảo vệ hiến pháp của Việt Nam (0, 5đ) - Đánh giá cá nhân về tính hiệu quả của quy định tại Điều 119 đối với việc bảo vệ Hiến pháp ở Việt Nam (1, 5đ)
Đề 3 Câu hỏi 1 :(4 điểm) Những khẳng định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao? 1. Theo Hiến pháp năm 2013, tất cả các cơ quan trong bộ máy nhà nước Việt Nam có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp. Đáp án - Khẳng định Đúng (0, 5 điểm) - Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 119 Hiến pháp năm 2013 (0, 5 điểm) - Giải thích + Khẳng định được vai trò của hiến pháp đối với Nhà nước và xã hội (0, 5 điểm) + Khẳng định trách nhiệm bảo vệ hiến pháp của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, từ trung ương xuống địa phương, trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay.. (0, 5 điểm) 2. Theo pháp luật hiện hành, hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội chỉ được thực hiện tại kỳ họp Quốc hội. Đáp án: - Khẳng định Sai (0, 5 điểm) - Giải thích + Cơ sở pháp lý: Điều 32 Luật TCQH 2014 (0, 5 điểm) + Chất vấn là hoạt động của ĐBQH đối với các chức danh cao cấp của BMNN, thông qua việc trả lời chất vấn để xác định trách nhiệm của những người giữ chức vụ quan trọng trong BMNN. Đây là một hoạt động giám sát của Quốc hội và của đại biểu dân cử. (0, 5 điểm) + Khẳng định nhằm đảm bảo tối đa hiệu quả của hoạt động giám sát, hoạt động chất vấn còn được thực hiện giữa hai kỳ họp Quốc hội (0, 5 điểm). Câu hỏi 2 :(3 điểm) Phân tích chức năng giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) theo quy định của pháp luật hiện hành. Đáp án: - Nêu định nghĩa về MTTQVN theo Điều 9 Hiến pháp 2013, Luật MTTQVN Khái niệm giám sát, phản biện xã hội (0, 5 điểm) - Phân tích chức năng giám sát và phản biện xã hội của MTTQ (1, 5 điểm) (Mục đích, phạm vi, các hình thức giám sát/phản biện xã hội, quyền và trách nhiệm của MTTQVN trong giám sát/phản biện xã hội) - Đánh giá ý nghĩa của việc quy định chức năng giám sát và phản biện xã hội của MTTQVN (1 điểm) Câu hỏi 3 :(3 điểm) Phân tích nội dung, ý nghĩa của quy định "mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm" (Điều 33 Hiến pháp năm 2013). Liên hệ thực tiễn việc thực hiện quy định này ở Việt Nam hiện nay. Đáp án: - Phân tích nội dung quy định (1, 5 điểm) + Khái niệm quyền con người, tự do kinh doanh; Chủ thể quyền tự do kinh doanh (0, 5 điểm) + Nội hàm quyền tự do kinh doanh (1 điểm) - Ý nghĩa của quy định về quyền tự do kinh doanh; điểm phát triển trong quy định về quyền tự do kinh doanh so với Hiến pháp 1992, sửa đổi bổ sung năm 2001 (0, 5 điểm) - Liên hệ thực tiễn (1 điểm)