I. TRẮC NGHIỆM Chọn đáp án đúng trong các câu sau rồi ghi vào bài làm. Câu 1. Trong mọi nguyên tử đều có A. Số electron bằng số proton; B. Số proton bằng số nơtron; C. Số nơtron bằng số electron; D. Số proton bằng số electron và bằng số nơtron. Câu 2. Cách viết 2H2O chỉ ý A. Hai nguyên tử nước; B. Hai phân tử nước; C. Hai nguyên tố hiđro và một nguyên tố oxygen; D. Một phân tử hydrogen và một phân tử oxygen. Câu 3. Cho các chất có công thức hóa học sau: 1. H2O 2. NaCl 3. H2 4. Cu 5. O3 6. CH4 7. O2 Nhóm chỉ gồm các đơn chất là A. 1;3;5;7 B. 1;2;4;6 C. 2;4;6;7 D. 3;4;5;7 Câu 4. Cho biết công thức hóa học chung của hợp chất AxBy, trong đó A có hóa trị a và B có hóa trị b. Theo quy tắc hóa trị ta có: A. X. Y = a. B; B. A. X= b. Y; C. A. Y = b. X; D. Cả A, B, C đều đúng. II. TỰ LUẬN (8điểm) Bài 1. (3điểm) A) Tính hóa trị của Fe và N trong các hợp chất sau: Fe2O3; NH3. B) Tính hóa trị của Cu trong hợp chất: Cu (NO3) 2 biết nhóm NO3 có hóa trị I. Bài 2. (4điểm) Lập công thức hóa học rồi tính phân tử khối của các hợp chất có thành phần như sau: A) C (IV) và O. B) Cu (II) và NO3 (I) Bài 3. (1điểm) Cho biết phân tử X2 nặng gấp 16 lần phân tử khí hydrogen. Hỏi nguyên tử X thuộc nguyên tố hóa học nào? (Cho biết: C=12; O=16; Fe=56; S= 32) ĐÁP ÁN Phần I. Trắc nghiệm Câu 1: A Trong mọi nguyên tử đều có số electron bằng số proton Câu 2: B Cách viết 2H2O nghĩa là hai phân tử nước Câu 3 :D Nhóm chỉ gồm các đơn chất là 3. H2 4. Cu 5. O3 7. O2 Câu 4 :D Hợp chất AxBy trong đó A có hóa trị a và B có hóa trị b. Theo quy tắc hóa trị ta có: A. X= b. Y Phần II. Tự luận Bài 1: A) Gọi hóa trị Fe trong Fe2O3 là x, có: 2. X= 3. II nên x=III Gọi hóa trị của N trong các hợp chất NH3 là y, có Y. 1= 3. I nên y = III B) Gọi hóa trị của Cu trong hợp chất: Cu (NO3) 2 là a, có A. 1= I. 2 nên a = II Bài 2: A) Lập đúng CTHH: CxOy, có: IV. X = II. Y nên chọn x=1, y =2 ta được công thức hóa học là CO2 Tính được PTK = (12+2.16) =44 đvC B) Cu (II) và NO3 (I) nên ta lập được CTHH: Cu (NO3) 2 Tính được PTK = 64+2. (14+16.3) = 188 đvC Bài 3: Tính được PTK của X2 = 2.16= 32 đvC Tính được NTK của X= 32: 2=16 đvC X là nguyên tố O (oxygen) Đề 2 ☘️ Phần 1. (4 điểm) Trắc nghiệm: Khoanh tròn vào các đáp án đúng Câu 1. Chất tinh khiết là: A. Có tính chất thay đổi B. Có lẫn thêm vài chất khác C. Gồm những phân tử đồng dạng D. Không lẫn tạp chất Câu 2. Phương pháp lọc dùng để tách 1 hỗn hợp gồm: A. Nước với cát. B. Muối ăn với đường. C. Rượu với nước. D. Muối ăn với nước. Câu 3. Cho biết CTHH hợp chất của nguyên tố X với Cl là XCl2, hợp chất của Y với O là Y2O3. Vậy CTHH của hợp chất của X và Y là: A. X2Y3. B. XY2. C. X3Y2. D. X2Y. Câu 4. Cho dãy chất được biểu diễn bằng công thức hóa học như sau: Cl2, Fe, NaOH, MgO, F2, Hg, AgCl, C4H8, CH3Cl. Số đơn chất trong dãy trên là A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 5. Trong nguyên tử hạt nào mang điện tích âm A. Electron B. Notron C. Proton D. Proton và notron Câu 6. Ta có một oxide tên CrO. Vậy hợp chất của Chromine có hóa trị tương ứng là A. CrSO4 B. Cr (OH) 3 C. Cr2O3 D. Cr2 (OH) 3 Câu 7. Cho kim loại M tạo ra hợp chất MSO4. Biết phân tử khối là 233. Xác định kim loại M A. Magie B. Bari C. Sắt D. Bạc Câu 8. Công thức hóa học đúng A. Potassium chloride KCl2 B. Calciumdicarbide CaC4 C. Carbon dioxide C2O2 D. Khí methane CH4 Phần 2. (6 điểm) Tự luận Câu 1. Viết công thức hóa học và tính phân tử khối của các hợp chất sau: A) Phosphoric acid có phân tử gồm 3H, 1P, 4O liên kết với nhau B) Đường sucrose có phân tử gồm 12C, 22H và 11O liên kết với nhau. Câu 2. Lập công thức hóa học và tính phân tử khối của các hợp chất tạo bởi một nguyên tố và nhóm nguyên tử sau: Fe (III) và nhóm (SO4). Câu 3. Hợp chất X có phân tử khối là 108 đvC. Trong X chứa 25, 93% nitrogen, còn lại là oxygen. Hãy lập công thức hóa học của hợp chất trên và cho biết ý nghĩa công thức hóa học ĐÁP ÁN ĐỀ 3 Phần I. Trắc nghiệm 1D Ko lẫn tạo chất Câu 2: A Phương pháp lọc dùng để tách 1 hỗn hợp không tan và nhau, nước và cát không tan vào nhau nên loc, có thể tách cát khỏi nước. Câu 3: C CTHH hợp chất của nguyên tố X với Cl là XCl2 nên X hóa trị II Hợp chất của Y với O là Y2O3 nên Y háo trị III Vậy CTHH của hợp chất của X và Y là X3Y2 Câu 4. B Số đơn chất trong dãy trên là Cl2, Fe, F2, Hg Câu 6. A Một oxit tên CrO, trong đó Cr hóa trị II. Vậy hợp chất của Crom có hóa trị tương ứng là CrSO4 Câu 7: B Hợp chất MSO4, biết phân tử khối là 233 nên: M + 32+16.4=233 Vậy M=137 (Bari) Phần II. Tự luận Câu 1. (2 đ) A) H3PO4 Phân tử khối của H3PO4 = 3.1 + 31 + 16.4 = 98 đvC B) C12H22O11 Phân tử khối của C12H22O11 = 12.12 + 22 + 16.11 = 342 đvC Câu 2. (2 đ) Công thức hóa học của hợp chất có dạng: Ta có: X. III = y. II => x/y = II/III = 2/3 => x = 2; y = 3 Công thức hóa học của hợp chất là Fe2 (SO4) 3 Phân tử khối = 2.56 + 32.3 + 16.4. 3 = 400 đvC Câu 3. (2đ) Gọi công thức hóa học của hợp chất X là: NxOy (x, y: Nguyên dương) Áp dụng công thức: Mà phân tử khối của hợp chất bằng: 14. X + 16. Y = 108 => y = 5 Công thức hóa học của hợp chất khí X là N2O5 Chúc các bạn ôn tập vui vẻ ☘️☘️