Dàn ý I. Mở bài – Trong cuộc sống, chỉ vì tính kiêu ngạo mà nhiều người đã phải chịu hậu quả là thất bại đắng cay. – Ông cha ta đã nhắc nhở, khuyên con cháu qua câu: "Chớ nên tự phụ". II. Thân bài 1. Giải thích: – Tự phụ là gì? Tự phụ (kiêu căng, tự mãn) là tự cao, tự đại, tự đắc, chủ quan tự cho mình là đúng, đánh giá cao mình trước mặt người khác, thiếu tôn trọng người khá, trong mắt họ thế giới thật nhỏ bé. Biểu hiện: – Biểu hiện của của tính tự phụ: Một số người địa vị cao, những người nổi tiếng hoặc những cậu ấm cô chiêu được sinh ra trong những gia đình giàu có, sung túc; một học sinh giỏi từng thi đạt giải các cuộc thi nghĩ mình là nhất.. (Nên lấy từ thực tế trường lớp, môi trường quanh mình) 2. Thực trạng, Nguyên nhân, Hậu quả: A. Thực trạng: – Xuất hiện ở những người tài giỏi, thông minh; do trình độ nhận thức không phù hợp, không chính xác. b. Nguyên nhân: Vì sao con người có thói "tự phụ"? – Do cái tôi trong mỗi người luôn tồn tại. – Do bản tính thiếu khiêm tốn trước mọi người, hay tự đề cao cái "tôi" của bản thân. c. Tác hại: Vì sao "chớ nên tự phụ"? Thói tự phụ gây ra nhiều tác hại. – Tự phụ khiến chúng ta không biết được bản thân mình là ai: + Khi chúng ta quá coi trong bản thân mình, chúng a sẽ cho rằng bản thân mình là nhất, là số một, cái gì cũng giỏi hơn người khác. + Thực tế, kiến thức là một đại dương bao la, rộng lớn, và những gì chúng ta có trong tay chỉ như một giọt nước trong đó mà thôi. + Chúng ta có thể giỏi hơn người này nhưng sẽ luôn luôn có và thậm chí là có rất rất nhiều những người khác tài giỏi hơn chúng ta, và cũng chẳng có ai trở thành người giỏi nhất, bởi mỗi người có một tài năng riêng. + Quá coi trọng bản thân mình khiến chúng ta không tự ý thức được những hạn chế, những khuyết điểm của chính mình bởi sự tự cao đã che mờ mắt ta rồi. + Chính vì thế mà chúng ta không biết được vị trí thực sự của mình, sẽ trở thành một cái "thùng rỗng kêu to", giống như con ếch trong truyện ngụ ngôn "ếch ngồi đáy giếng", nó nghĩ rằng ông trời chỉ bé bằng cái vung và nó là kẻ lớn nhất, quyền lực nhất bởi vì tầm nhìn của nó quá hạn hẹp và nó đã phải trả giá đắt cho sự tự phụ của mình. –Tự phụ khiến ta có thói xấu coi thường người khác: + Trong mắt kẻ tự phụ, người khác luôn thấp kém hơn họ bởi họ cho mình là hơn người, là giỏi giang không ai có thể sánh được. + Quá tự tin vào khả năng của bản thân khiến chúng ta coi thường những khả năng, tài năng của người khác, không dễ dàng chấp nhận việc mình kém hơn họ. + Trong những cuộc thi, những kẻ tự phụ thường coi thường đối thủ, chắc mẩm rằng mình sẽ giành phần thắng, sinh ra chủ quan và kết cục thất bại – Tự phụ khiến chúng ta bị mọi người xa lánh, không nhận được sự tôn trọng từ mọi người: + Quá tự cao, tự đại không coi ai ra gì khiến cho mọi người xung quanh cảm thấy bị xúc phạm, bị coi thường. Chính vì thế, mọi người thường xa lánh những kẻ tự phụ. + Do đó, những kẻ tự phụ thường bị cô lập trong xã hội, không anh muốn hợp tác, muốn chia sẻ, làm việc gì cũng sẽ chỉ có một mình, không có sự hỗ trợ giúp đỡ của người khác khi cần thiết dẫn đến công việc sẽ không thể thành công và đạt được kết quả tốt nhất. 3. Mở rộng, phản đề (phủ định): – Khẳng định: Ca ngợi đức tính khiêm tốn: Không khoe khoang; luôn khiêm nhường hòa nhã, tôn trọng người khác; + Các bậc vĩ nhân đều là những tấm gương sáng ngời về đức khiêm tốn. Họ suốt đời học hỏi, tìm tòi và sáng tạo. 4. Đề xuất phương hướng hành động: – Để khắc phụ thói tự phụ mọi người chúng ta phải: Sống khiêm nhường, hòa đồng với mọi người; luôn biết lắng nghe, không ngừng học hỏi, không nên dấu dốt.. III. Kết bài: – Khẳng định giá trị lòng khiêm tốn. – Lời khuyên Chớ nên tự phụ. "Chớ nên tự phụ" là bài học đắt giá mà mỗi cúng ta cần khắc ghi, không chỉ là để trở thành một người tốt, dễ dàng hơn trên con đường đi đến thành công mà còn là để tạo dựng được những mối quan hệ tốt đẹp với người khác. Bài viết tham khảo: Trong cuộc sống, có không ít người chỉ vì tính kiêu ngạo mà phải gánh chịu những thất bại cay đắng. Sự tự phụ không chỉ cản trở bước tiến của mỗi người mà còn gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Bởi vậy, từ lâu ông cha ta đã có lời khuyên nhủ con cháu qua câu nói ngắn gọn mà sâu sắc: "Chớ nên tự phụ". Tự phụ là gì? Tự phụ là sự tự cao, tự đại, tự mãn, cho rằng mình giỏi hơn người, từ đó đánh giá cao bản thân mà không tôn trọng những người xung quanh. Người tự phụ thường nghĩ mình là nhất, cho rằng mọi thành công là nhờ vào năng lực cá nhân mà không nhìn nhận đúng đắn về hoàn cảnh và công sức của người khác. Họ xem thế giới quanh mình thật nhỏ bé, cho rằng những người khác chẳng đáng để họ tôn trọng. Tính tự phụ thể hiện ở nhiều đối tượng, từ những người có địa vị cao, nổi tiếng đến các "cậu ấm cô chiêu" được sinh ra trong gia đình giàu có, sung túc, hoặc những học sinh giỏi từng đạt nhiều thành tích và nghĩ rằng mình là "số một". Những biểu hiện này dễ thấy trong cuộc sống hàng ngày, ở trường học hay ngoài xã hội. Thực trạng này xuất hiện ở không ít người tài giỏi và thông minh. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa của tính tự phụ bắt nguồn từ cái "tôi" tồn tại trong mỗi người, thiếu sự khiêm tốn và không chịu hạ mình trước người khác. Khi cái tôi quá lớn, người ta dễ dàng tôn vinh bản thân, coi mình là trung tâm và thiếu sự trân trọng với xung quanh. Tự phụ có thể gây ra nhiều tác hại đáng buồn. Trước hết, nó khiến chúng ta mất đi khả năng nhìn nhận chính xác về bản thân. Khi quá coi trọng mình, ta sẽ cho rằng bản thân là giỏi nhất, là vượt trội so với người khác. Nhưng thực tế, kiến thức và tài năng là một đại dương bao la, những gì chúng ta biết chỉ như một giọt nước trong đó. Mỗi người có một khả năng riêng và luôn tồn tại những người tài giỏi hơn. Sự tự cao làm che mờ mắt ta, khiến ta không nhận ra những hạn chế của mình, giống như con ếch trong truyện ngụ ngôn "ếch ngồi đáy giếng" tưởng trời chỉ to bằng miệng giếng và cuối cùng đã phải trả giá đắt cho sự hạn hẹp của mình. Bên cạnh đó, tính tự phụ khiến ta coi thường người khác. Trong mắt kẻ tự phụ, người khác luôn kém cỏi, thấp kém. Điều này khiến họ không chấp nhận việc mình kém hơn người khác, dẫn đến thái độ xem thường tài năng của những người xung quanh. Khi tham gia các cuộc thi hay đối mặt với thử thách, họ chủ quan, coi thường đối thủ và dễ dẫn đến thất bại vì sự tự tin thái quá. Chính tính tự phụ làm cho người ta bị cô lập, mất đi sự tôn trọng từ những người xung quanh. Người tự phụ thường không nhận được sự hỗ trợ hay giúp đỡ của người khác, bởi sự kiêu ngạo của họ đã làm tổn thương lòng tự trọng của những người xung quanh. Ngược lại, đức tính khiêm tốn lại là phẩm chất đáng quý, giúp con người hòa đồng và được mọi người yêu mến. Khiêm tốn không khoe khoang, luôn tôn trọng và lắng nghe người khác. Những bậc vĩ nhân đều là tấm gương sáng ngời về đức tính này, suốt đời học hỏi và sáng tạo không ngừng. Để khắc phục thói tự phụ, mỗi người nên rèn luyện lối sống khiêm nhường, hòa đồng, biết lắng nghe và không ngừng học hỏi. Không nên che giấu sự thiếu hiểu biết mà cần mạnh dạn thừa nhận để trau dồi thêm kiến thức, hoàn thiện bản thân. Tóm lại, lòng khiêm tốn là phẩm chất quý báu giúp con người phát triển và thành công. "Chớ nên tự phụ" là bài học mà mỗi người nên khắc ghi để hoàn thiện bản thân, tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp và tiến xa hơn trên con đường đi đến thành công.