Lòng dũng cảm I. Mở bài: – Lòng dũng cảm là một trong những đức tính vô cùng cần thiết và đáng quý ở mỗi con người. Dù ở nơi đâu khi làm bất cứ việc gì con người cũng đều cần đến lòng dũng cảm. II. Thân bài: 1. Giải thích: – Dũng cảm là có dũng khí, bản lĩnh, dám đối mặt với mọi khó khăn, nguy hiểm để làm những việc nên làm. Người dũng cảm là người có bản lĩnh, ý chí, nghị lực, dám nghĩ, dám làm, dám đấu tranh với cái ác, với các thế lực tàn bạo để bảo vệ công lí, chính nghĩa để bảo vệ công lí, chính nghĩa.. Biểu hiện: – Trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam (lấy dẫn chứng) – Ngày nay: Trên mặt trận lao động sản xuất, đấu tranh phòng chống tội phạm (nêu một vài tấm gương tiêu biểu của chiến sĩ cảnh sát, bộ đội) – Trong cuộc sống hàng ngày: Cứu người bị hại, gặp nạn.. – Mở rộng, liên hệ thực tế: Liên hệ tình hình biển Đông hiện nay, lòng dũng cảm của các chiến sĩ cảnh sát biển. Đang ngày đêm bám biển bảo vệ chủ quyền của dân tộc. 2. Ý nghĩa của dũng cảm: –Dũng cảm giúp bản thân mạnh mẽ, đương đầu với mọi vấn đề mà không lo sợ hay băn khoăn. Dũng cảm làm con người hoàn thiện hơn, tử tế hơn. – Dũng cảm giúp ích rất lớn cho sự phát triển của đời sống xã hội. Dũng cảm trở thành một chuẩn mực đạo đức của xã hội, là một trong những thước đo quan trọng để đánh giá nhân cách con người. 3. Mở rộng, phản đề (phủ định): – Phê phán: Những người nhầm tưởng lòng dũng cảm với hành động liều lĩnh, mù quáng, bất chấp công lí. – Phê phán những người hèn nhát, bạc nhược không dám đấu tranh, không dám đương đầu với khó khăn thử thách để vươn lên trong cuộc sống. 4. Đề xuất phương hướng hành động: Tiêu chí để trở thành người dũng cảm: – Trước hết bản thân mỗi người cần có bản lĩnh, có niềm tin mãnh liệt vào chính bản thân mình làm được và niềm tin vào chính nghĩa, chân lí, vào những giá trị tốt đẹp của cuộc sống. – Mỗi người cũng cần phải biết nhận thức, đánh giá đúng về cái tốt, cái xấu, cái đúng, cái sai, đánh giá về mọi mặt của vấn đề cuộc sống. Trên cơ sở của nhận thức đúng, phải vững tin vào hành động để bảo vệ chân lí, dám làm và dám chịu trách nhiệm. –Dũng cảm không đơn thuần là người có hành động xả thân, mà còn phải là người biết xả thân vi lẽ phải, vì chính nghĩa để xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. – Không ngừng học tập, tu dưỡng và rèn luyện để bản thân mạnh mẽ và dám đương đầu với mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống. III. Kết bài: – Cuộc sống muôn hình muôn vẻ với nhiều thử thách, chông gai, nếu con người không tôi luyện lòng dũng cảm rất dễ gục ngã, thất bại. – Ngay tử bây giờ cần rèn luyện lòng dũng cảm từ những hành động nhỏ nhất.