1. Khi thì trang nghiêm cổ kính, khi thì đùa cợt bông phèng, khi thì thánh thót trầm bổng, khi thì xô bồ bừa bãi như là ném ra trong một cơn say chuếnh choáng, khinh bạc đấy, nhưng bao giờ cũng rất đỗi tài hoa. _ Nguyễn Đăng Mạnh _ 2. Ông là một trong mấy nhà văn lớn mở đường, đắp nền cho văn xuôi Việt Nam thế kỉ XX. _ Nguyễn Đình Thi _ 3. Nguyễn Tuân bước vào nghề văn như thể chơi ngông với thiên hạ. Về căn bản, đó là phản ứng của chủ nghĩa cá nhân kiêu ngạo ở một thanh niên trí thức giáo sức sống nhưng bế tắc. Một cái ngông vừa có màu sắc cổ điển tiếp nối truyền thống của những nhà nho bất đắc chí kiểu Nguyễn Công Trứ, Tú Xương, Tản Đà.. và trực tiếp hơn của cụ Trí Lan thân sinh ra nhà văn, vừa có màu sắc hiện đại tiếp thu ở chủ nghĩa siêu nhân của Nít - sơ, quan niệm con người cao đẳng của Gít - dơ và các thứ tư tưởng nổi loạn khác thường thấy trong văn học phương Tây hiện đại. _ Nguyễn Đăng Mạnh _ 4. Đây là nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp, cái thật. Là người sinh ra để tôn thờ nghệ thuật. Là người sinh ra để tôn thờ nghệ thuật với hai chữ viết hoa. _ Nguyễn Đình Thi _ 5. Nguyễn Tuân - một cây bút vốn luôn khao khát những cảm giác, cảm xúc mới lạ, nồng nàn, say đắm.. _ Nguyễn Đăng Mạnh _ 6. Chỉ người ưa suy xét đọc Nguyễn Tuân mới thấy thú vị, vì văn Nguyễn Tuân không phải là thứ văn để người nông nổi thưởng thức. _ Vũ Ngọc Phan _ 7. Nguyễn Tuân lo nhất là mất cá tính, là giống người khác. Ông ao ước khi chết đi được đem luôn theo mình "nguyên cảo" chứ không để lại một bản sao nào ở đời. _ Nguyễn Đăng Mạnh _ 8. Trong cái vội vàng, cái cẩu thả của những tác phẩm xuất bản gần đây, những tác phẩm đã thạ thấp văn chương xuống mức giá trị của một sự đua đòi, người ta lấy làm sung sướng khi thấy một nhà văn kính trọng và yêu mến cái đẹp, coi công việc sáng tạo là công việc quý báu và thiêng liêng. _ Thạch Lam _ 9. Có những hiện tượng đối với những cây bút khác tưởng chừng chẳng có gì đáng nói, nhưng Nguyễn Tuân thì cos thể viết mãi, bàn mãi hết trang này đến trang khác, ông lật mặt này, ông trở mặt khác, xoay ngang, xoay dọc, nhìn xa, nhìn gần. _ Nguyễn Đăng Mạnh _ 10. Đọc "Người lái đò sông Đà", ta có ấn tượng rõ rệt về sự tự do của một tài năng, của một đấng hóa công thực sự trong nghệ thuật ngôn từ. Khi gân guốc, khi mềm mại, khi nghiêm nghị như một nhà bác học, khi hồn nhiên như một đứa trẻ thơ. Những trang viết, những câu văn của Nguyễn Tuân mang hơi thở ấm nóng cho cuộc đời phức tạp, phong phú. Sự tự ý thức sâu sắc về tài năng của mình không phải là một biểu hiện tiêu cực. Trái lại, nó tạo lên sự giải phóng năng lượng rất cần thiết để nhà văn có thể sáng tạo nên những tác phẩm kì vĩ. _ Phan Huy Đông _ 11. Nguyễn Tuân mỗi khi cầm bút dường như lại tự đặt mình yêu cầu này: Phải chứng tỏ cho được cái tài hoa, uyên bác hơn đời của mình. Ông có thói quen nhìn sự vật ở mặt mĩ thuật của nó, cố tìm cho ra ở đấy có những gì nên họa, nên thơ. Đồng thời mỗi điểm quan sát của ông phải là một đối tượng kháo cứu đến kì cùng. _ Nguyễn Đăng Mạnh _ 12. Đọc xong "Sông Đà" của Nguyễn Tuân, tôi cảm thấy khó lòng nói hết được tình người, chất thơ và sự sống bao hầm trong bấy nhiêu trang giấy. _ Trương Chinh _ 13. Tìm trên báo chí, những người đã viết dăm ba bài tùy bút, bút kí chắc không ít. Nhưng trở thành một nhà tùy bút chỉ chuyên viết tùy bút, tạo ra cho mình một sự nghiệp văn chương chủ yếu bằng bút kí, tùy bút có lẽ chỉ có Nguyễn Tuân. _ Nguyễn Đăng Mạnh _ 14. Đọc "Sông Đà" thấy trữ lượng cái đẹp – chất vàng mười của đất nước và con người Việt Nam trong cuộc sống quả là nhiều vô kể. _ Phan Thị Nhài _ 15. Nguyễn Tuân đã sáng tạo ra một con sông Đà không phải là thiên nhiên vô tri, vô giác mà là một sinh thể có hoạt động, có tính cách, cá tính có tâm trạng hẳn hoi và khá phức tạp. Nó có hai nét tính cách cơ bản đối lập nhau như tác giả đã nói – "hung bạo và trữ tình". _ Nguyễn Đăng Mạnh _ 16. Núi Tây Bắc cao một ngàn thước, hai ngàn thước, và ngọn núi ba ngàn một trăm bốn mươi hai thước, đỉnh đá Phăng Tây Băng cao nhất Tổ quốc ta là mọc ở Tây Bắc. Nằm lọt giữa cái thảm đá cái giường đã vĩ đại Tây Bắc là con sông Đà. _ Nguyễn Tuân _ 17. Đọc văn Nguyễn Tuân, một mặt thấy rõ ràng ông là cây bút của hôm nay, một nhà văn của thời sự, một mặt lại thấy một cái gì đó rất đỗi cổ kính, cổ điển. _ Nguyễn Đăng Mạnh _ 18. Làm cái nghề vận tải đường nước này thật là vất vả, người cứ đứng lên mà luôn tay luôn chân luôn mắt luôn gân và luôn tim nữa. _ Nguyễn Tuân _ 19. Nguyễn Tuân đã đến, đã tính cho ta nghe có bao nhiêu tên làng, tên xóm, bao nhiêu loài cá, loài chim ở vùng đất Cà Mau, bao nhiêu thứ gỗ quý trên rừng Việt Bắc, bao nhiêu thứ cây tươi trên các đường phố Hà Nội, bao nhiêu tấm ván trên cầu Hiền Lương, bao nhiêu cái chợ ở thành phố Sài Gòn. _ Nguyễn Đăng Mạnh _ 20. Trên bả vai người lái đò bầm lên một khoanh củ nâu. Cái đồng tiền tụ máu ấy là cái hình ảnh quý giá nhất của một thứ huân chương lao động siêu hạng tặng cho người lái đò sông Đà. _ Nguyễn Tuân _