Cuộc Đời của chín vị Chúa - Nhà Nguyễn Chín Chúa 13 Vua

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Sally 2301, 15 Tháng mười một 2020.

  1. Sally 2301

    Bài viết:
    19
    Nguyễn Phúc Thái (Chúa Nghĩa) (1687-1691)

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Chúa Hiền băng hà, con thứ hai của Chúa với bà Tống Thị Đôi là Nguyễn Phúc Thái (theo Việt Nam Sử lược của Trần Trọng Kim thì Chúa Nghĩa được ghi là Nguyễn Phúc Trăn, nhưng theo Nguyễn Phúc tộc thế phá thì ghi Chúa Nghĩa là Nguyễn Phúc Thái, còn Nguyễn Phúc Trăn không có mà chỉ có Nguyễn Phúc Trân, em kế của Chúa, tước Cương quận công), sinh ngày 28 tháng Chạp năm Kỷ Sửu (1649), chịu di mệnh lên nối ngôi ngôi Chúa.

    Lên kế vị xong tân Chúa cho thi hành một chính sách nhân nghĩa; một mặt giảm sưu thuế cho dân, khuyến khích các ngành nghề phát triển, tạo sự dễ dàng để nhân dân sinh sống; một mặt đối với những người có tội, Chúa ra lệnh phải xem xét thật kỹ lưỡng để định tội cho chúng. Nếu xét thấy có thể khoan thứ được thì nên giảm nhẹ hình án, chế độ nhà tù được cải thiện để cho tù nhân bớt khổ; Chúa lại là người tính tình khoan hòa, khiêm cung, luôn luôn tôn trọng người hiền tài nên được toàn dân mến mộ, xưng tụng là Nghĩa Vương tức Chúa Nghĩa.

    Trong đời của Chúa việc quan trọng và có ý nghĩa nhất là việc dời đô về Phú Xuân. Tháng 7 năm Đinh Mão (1687), thấy phủ Chúa ở Kim Long không thoáng mát, sau khi hỏi ý kiến quần thần và khảo sát vùng Phú Xuân, Chúa quyết định dời phủ Chúa về làng Phú Xuân. Tại đây Chúa cho xây lại cung điện đền đài thành quách vừa kiên cố vừa nguy nga tráng lệ hơn. Phía Nam phủ, Chúa lấy Bằng Sơn tức là Núi Ngự làm bình phong tạo cho phủ Chúa vừa kín đáo vừa uy nghiêm bề thế, có khí tượng một chốn đế đô. Chúa cho gọi phủ mới là Chính Dinh, còn phủ cũ ở Kim Long thì để thờ Chúa Hiền. Mùa xuân năm tân mùi (1691) ngài băng, thọ 43 tuổi. Mộ táng tại xã Đình Môn núi Kim Ngọc, Hương Trà. Sau đặt tên lăng là Trường Mậu.
     
    Ezio.Phan Kim Tiên thích bài này.
  2. Sally 2301

    Bài viết:
    19
    Nguyễn Phúc Chu (Quốc Chúa) (1691-1725) [1]

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Mùa xuân năm Tân Mùi (1691), Chúa Nghĩa đau nặng cho gọi thế tử Nguyễn Phúc Chu vào bảo rằng: "Ta nối tổ nghiệp trước để lại, thường lấy làm lo, bây giờ con nối theo phải giữ thánh đức tổ tông, đó là hiếu". Dặn dò xong Chúa Nghĩa băng. Theo di mệnh thế tử Nguyễn Phúc Chu, con trưởng của Chúa Nghĩa với Chính phi Tống Thị Lĩnh, sinh ngày 18 tháng 5 nhuận năm Ất Mão (1675) lên nối ngôi, lúc bấy giờ mới có 16 tuổi.

    Tương truyền rằng khi Chính phi có thai Ngài thì có nhiều điềm lành xuất hiện và đến khi sinh ngày thì ánh sáng rực rỡ cả nhà, ai cũng lấy làm lạ. Cũng chính vì thế mà Chúa rất được cưng chiều. Lớn lên Chúa ham học, thông minh, văn hay, chữ tốt, võ lại rất giỏi cho nên tuy tuổi còn nhỏ mà Chúa đã được phong Tả Bình đinh Phó tướng Tô Trường hầu. Khi lên kế vị ngôi chúa lại được xưng tụng là Minh Vương, sau đó lại tôn xưng là Quốc Chúa.


    Tiến Về Phương Nam

    Chúa vừa nối ngôi được một năm thì tháng 8 năm Nhâm Thân (1692), vua Chiêm Thành là Bà Tranh đem quân đánh phá phủ Diên Ninh. Quốc Chúa sai tướng Nguyễn Hữu Kính (có sách vẫn ghi là Nguyễn Hữu Cánh) đem quân chống cự. Quân Chúa đánh tan quân giặc, bắt được Bà Tranh, đặt quan lại để cai trị đổi thành trấn Thuận Thành, sau đổi thành phủ Bình Thuận. Từ đó Chiêm Thành trở thành một sắc tộc thiểu số của người Việt.

    Đến năm Kỷ Mão (1699), Nặc Ông Thu, vua Chân Lạp bỏ triều cống xua quân sĩ tràn qua biên giới đánh phá cướp bóc dân chúng. Quốc Chúa lại phái tướng Nguyễn Hữu Kính đem quân đánh dẹp mới yên.

    Năm Ất Mão (1705), nội bộ Chân Lạp lủng củng. Nặc Ông Thu chết. Nặc Ông Thân lên thế vị nhưng lại bất hòa với Nặc Ông Yên lúc bấy giờ đang đóng tại Sài Côn (Sài Gòn). Nặc Ông thân cầu viện quân Xiêm La, đem binh đánh Sài Côn. Nặc Ông Yên chạy sang ta xin giúp sức. Quốc Chúa sai tướng Nguyễn Hữu Vân đánh tan quân Xiêm, đưa Nặc Ông Yên về Sài Côn. Tuy thế cuộc chiến giữa Ông Thân và Ông Yên không bao giờ dứt đến nỗi Quốc Chúa phải nhiều lần đem quân đánh dẹp, lần sau cùng quân của Chúa vây và hạ thành Nam Vang, đuổi Ông Thân đi, đưa Ông Yên làm vua Chân Lạp dưới sự bảo hộ của Chúa.

    Trong đời Quốc Chúa, một sự việc đáng ghi nhớ nữa là vào năm Mậu Tý (1708) Mạc Cửu người Quảng Đông, không chịu sống với nhà Thanh đã kéo thân bằng quyến thuộc xuôi thuyền vào sống ở Hà Tiên, biến vùng này trở thành một nơi khá trù phú. Thấy triều Chúa hùng mạnh nên đã dâng thư lên Quốc Chúa xin dâng đất Hà Tiên. Quốc Chúa hhoan hỉ nhận lời và phong Mạc Cửu làm Tổng binh trấn giữ đất Hà Tiên.


    Mộng Tự Chủ

    Quốc Chúa thấy Đàng Trong đã hùng mạnh, đất rộng, dân đông, sản vật dồi dào, dân cư trù phú sung túc, mặt Nam cơ bản đã hoàn toàn sáp nhập vào nước ta rồi, mặt Bắc thì không lo sợ việc họ Trịnh nữa. Tuy thế, để đề phòng phương Bắc tấn công, năm Tân Tỵ (1701), Quốc Chúa sai Nguyễn Phúc Diêu, Nguyễn Khoa Chiêm và tống Phúc Tài sửa sang lũy Trường Dục; từ Đâu Mâu đến cửa bể Nhật Lệ, cho quân đóng ở những nới quan yếu và ra lệnh quân sĩ phải thường xuyên thao duyệt phòng khi có biến, nhờ tế quân Trịnh không dám tấn công.

    Quốc Chúa muốn tách Đàng Trong thành một nước độc lập nên Ngài sai một sứ đoàn sang nhà Thanh xin thụ phong. Nhưng nhà Thanh một mặt thấy còn nhà Lê, một mặt sợ Đàng Trong sau khi danh chính ngôn thuận sẽ trở nên một nước lớn, khó bề đối xử nên không thuận. Tuy thế, Quốc Chúa với niềm mong muốn trở thành một nước độc lập, luôn luôn cải cách phát triển nội trị, ngoại giao, giáo dục, võ bị theo một qui mô riêng mang tính cách của miền Nam.
     
    Ezio. thích bài này.
  3. Sally 2301

    Bài viết:
    19
    Nguyễn Phúc Chu (Quốc Chúa) (1691-1725) [2]

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Chấn Hưng Phật Giáo

    Quốc Chúa không những là vị Chúa có tài trị nước, an dân, mở mang bờ cõi mà Ngài còn là một người rất sùng mộ đạo Phật. Thấy đạo Phật ở miền Nam chưa được thấm sâu vào lòng dân, chùa chiền cũng ít và nhất là thiếu các vị cao tăng để truyền bá giáo lý của Đức Phật nên năm Giáp Tuất (1694), Quốc Chúa sai một phái đoàn sang Quảng Đông _Trung Quốc mời một vị cao tăng lúc bấy giờ là Hòa thượng Thích Đại Sán mà ta thường gọi là Hòa thượng Thạch Liêm sang giảng đạo. Hòa thượng Thích Đại Sán nhận lời mời của Chúa, sang Thuận Hóa hoằng dương chính pháp. Đến nơi, Hòa thượng được Quốc Chúa và các vị cao tăng đón tiếp rất long trọng và mời Hòa thượng về chùa Thiền Lâm. Tại Thuận Hóa, Hòa thượng cho thiết lập giới đàn để truyền bồ tát giới cho Quốc Chúa cùng gia đình quyến thuộc, quan lại và hơn 1000 tăng ni ở Phú Xuân. Sau đó Hòa thượng vào Hội An định trở về Quảng Đông nhưng bị ốm nên đành ở lại. Hòa thượng trở lại Thuận Hóa đến ở chùa Thiên Mụ một thời gian, tháng 6 năm đó mới trở về Quảng Đông. Việc Hòa thượng đến Đàng Trong truyền giáo và cảnh tượng của Đàng Trong lúc bấy giờ Hòa thượng ghi lại rất kỹ trong "Hải ngoại ký sự".

    Đọc tập "Hải ngoại ký sự" chúng ta thấy Hòa thượng Thích Đại Sán đã miêu tả rất kỹ việc Quốc Chúa lập giới đàn và qua đó thấy được tinh thần mộ đạo của Quốc Chúa. Theo như Hòa thượng thuật lại thì lúc mở đàn, tự tay Quốc Chúa thắp hương dâng lễ và thỉnh Hòa thượng lên đàn thuyết pháp một cách vô cùng cung kính. Còn việc thiết lập giới đàn thì quá sức chu tất, đường sá được dọn dẹp sạch sẽ. Một đội quân đội mũ đỏ dẹp đường. Đạo quân Chúa đi oai vệ, tả hữu cầm gươm sáng, giáo dài hộ vệ. Riêng Quốc Chúa thì ngồi kiệu lớn 16 người khiêng trang hoàng lộng lẫy. Bản thân Quốc Chúa thì mặc đạo bào màu đen chân mang giày nhung, đầu đội mũ cánh chuồn, xuống kiệu cung kính vào thắp hương lễ Phật xong mới đi quanh đàn để xem xét, nhất nhất đều tỏ ra một tín đồ mộ đạo. Theo Hòa thượng hành động và tính cách của Quốc Chúa đã làm cho Hòa thượng không bao giờ quên được, chưa có một vị Chúa nào như Ngài.

    Đến năm Canh Dần (1710) khi lên viếng chùa Thiên Mụ, Quốc Chúa quyết định lấy đồng trong kho cho đúc chuông. Chuông cao 2m5, nặng 3.285 cân ta (khoảng 2.021kg). Đúc xong, đích thân Ngià làm bài Minh khắc vào chuông. Ngày khánh thành Ngài đích thân đánh chuông, tiếng chuông trong trẻo ngân dài và vang xa cả Phú Xuân.

    Tiếng chuông Thiên Mụ đã đi vào lòng người và mãi mãi đi vào lòng người một phần lớn là công lao đóng góp của Quốc Chúa. Thấy chùa có nhiều hiện tượng hư hỏng, năm Nhâm Thìn (1712) Quốc Chúa lệnh cho Chưởng cơ Tống Đức Đạt đứng ra trông coi việc trùng tu chùa. Tất cả thợ khéo ở Phú Xuân và cả nước được lệnh tập trung về để trùng tu chùa. Nhờ thế, chùa Thiên Mụ dưới thời Ngài nguy nga hơn trước rất nhiều. Ngày khánh thhafnh chùa là niềm vui của toàn dân Phú Xuân. Quốc Chúa còn mở rộng kho lúa để phát chẩn cho dân nghèo. Công đức của ngài thật là to lớn.




    Trừ Hại Cứu Dân

    Việc giao thông đường bộ và đường thủy tuy được mở rộng nhưng việc đi lại của dân chúng từ Nam Bố Chính và Phú Xuân thường vẫn bị bế tắc. Về đường bộ thì dân chúng muốn vào Phú Xuân phải đi qua một Trảng Cát rộng vắng vẻ ở địa phận Hồ Xá, Quảng Trị. Đây là một cánh rừng thưa, bọn trộm cướp giết người thường tụ tập để cướp đoạt tài sản của khách thương, vì thế việc đi lại nhiều lúc khó khăn, không ai dám đi qua đây. Địa danh Truông nhà Hồ trở thành một ám ản kinh hoàng đối với mọi người. Để trừ hại cho dân, Quốc Chúa đã sai quan Nội tán Nguyễn Khoa Đăng đem quan quét tan lũ cướp ở Truông này. Từ đó về sau, nhân dân mới an tâm đi lại. Trở ngại thứ hai là thuyền bè phá Tam Giang thường bị sóng thần nổi lên đánh chìm. Để đi lại trên phá Tam Giang được bình an, Chúa sai nghiên cứu nguyên nhân tạo nên sóng dữ rồi tìm cách phá tan chúng, nhờ thế nạn sóng thần cũng biến mất trên phá. Chính hai sự việc này đã làm cho nhân dân biết ơn vô cùng. Mỗi khi đọc hai câu ca dao:

    "Thương em anh cũng muốn vô

    Sợ Truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang."

    Và:

    "Phá Tam Giang ngày rày đã cạn

    Truông nhà Hồ, Nội tán cấm nghiêm."


    Ta mới thấy được lòng thương dân, giúp dân của Quốc Chúa.

    Ông Chúa Nghệ Sĩ

    Hòa thượng Thích Đại Sán chỉ ở Phú Xuân trong khoảng thời gian ngắn ngủi chưa đầy một năm, nhưng nhuawngx hình ảnh về tinh thần mộ đạo của Quốc Chúa, tính cách và cả đến sở thích của Quốc Chúa đã được Hòa thượng ghi rất rõ trong tập ký sự Hải ngoại của mình. Một trong những điểm Hòa thượng ghi lại đầy vẻ mến mộ là hình ảnh Quốc Chúa, một vị chúa có tâm hồn rất nghệ sĩ. Trong tập ký sự này Hòa thượng đã ghi lại những buổi Ngài được Quốc Chúa thỉnh vào phủ để xem hát tuồng cũng như thưởng thức vũ nhạc. Theo Hòa thượng thì Quốc Chúa là một tay đánh trống chầu lão luyện. Hình như sở thích của Quốc Chúa là xem diễn tuồng, nhiều khi_theo như lời Hòa thượng thì Quốc Chúa đã "đạo diễn" cho các cung nữ trong cung diễn tuồng và mỗi lần diễn xong bao giờ Quốc Chúa cũng lấy tiền giao cho Hòa thượng, yêu cầu Hòa thượng thưởng cho các người hầu hạ. Những buổi diễn tuồng theo hòa thượng là rất thú vị. Có lẽ nhờ say mê tuồng và nhờ có tâm hồn nghệ sĩ mà thể loại tuồng được hình thành và phát triển từ giai đoạn này chăng?

    34 năm trị vì, với tài năng sẵn có và lòng yêu dân mến nước, Quốc Chúa đã làm cho dân chúng dưới thời Ngài sống một cuộc sống thanh bình, ấm no. Ngoài việc sửa sang nội trị, tăng cường quân đội, Ngài còn mở mang thêm bờ cõi về phía Nam, làm cho các nước lân ban phải nể sợ thần phục.

    [​IMG] Ngày 21 tháng 4 năm Ất Tỵ (1725) ngài băng, thọ 51 tuổi. Lăng Ngài được tại núi Kim Ngọc, huyện Hương Trà, Thừa Thiên, được đặt tên là lăng Trường Thanh.
     
    Ezio. thích bài này.
  4. Sally 2301

    Bài viết:
    19
    Nguyễn Phúc Thụ (Chúa Ninh) (1725-1739)

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Khi Quốc Chúa băng hà, con trưởng của Ngài là thế tử Nguyễn Phúc Thụ(sử sách ghi là Nguyễn Phúc Trú, nhưng trong Nguyễn Phúc tộc thế phá không có người con nào của Quốc Chúa tên là Trú cả) sinh ngày 23 tháng Chạp năm Bính Tý (1697) lên nối ngôi, được triều thần tôn: "Tiết chế Thủy Bộ Chư Đinh Quốc Công", đương thời xưng tụng là Ninh Vương hay còn gọi là Chúa Ninh.

    Ninh Vương lên ngôi lúc 30 tuổi nên đã quen với việc triều chính, Chúa là người tài kiêm văn võ, lại là một người mộ đạo Phật, tính tình hòa nhã ơn cung, nhu thuận, tự xưng là Vân Tuyền đạo nhân. Kế thừa công lao của tiên tổ, Chúa vẫn dùng chính sách cũ thi ân bố đức, nghiêm trị các tệ nạn xã hội, xiển dương thuần phong mỹ tục. Nhờ thế, nhân dân sống ấm no hạnh phúc và vô cùng biết ơn Chúa.

    Trong đời Chúa, năm Tân Hợi (1731) quân Chân Lạp vào đánh Gia Định, Chúa lệnh cho Thống suất Trương Phúc Vĩnh cùng Trấn đạo sinh Nguyễn Cửu Triêm, chia Quân làm hai mặt tiến đánh, quân Chân Lạp thua chạy. Năm Nhâm Tý (1732) sai tiến quân vây Nam Vang rồi lấy đất Gia Định, Sài Côn mở châu Định Viễn và dựng dinh Long Hồ (tức Vĩnh Long). Từ đó đất Gia Định, Sài Côn thuộc hẳn về Việt Nam. Đây là một vùng đất màu mỡ trù phú, Chúa cho di dân đến canh tác. Đó cũng chính là công lao của Chúa Ninh.

    Chúa Ninh lên ngôi được 13 năm thì băng hà. Chúa mất ngày 20 tháng 4 năm Mậu Ngọ (1738), thọ 43 tuổi. Lăng mộ táng tại làng Định Môn, Hương Trà. Tên lăng là Trường Phong.
     
    Ezio. thích bài này.
  5. Sally 2301

    Bài viết:
    19
    Nguyễn Phúc Khoát (Chúa Vũ) (1739-1765)

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Hiển Chính hầu Nguyễn Phúc Khoát, sinh ngày 18 tháng 8 năm Giáp Ngọ (1714), con trưởng của Chúa Ninh và Chính phi Dương Thị Thơ. Năm Mậu Ngọ (1738) Chúa Ninh băng hà, ngài lên thang nối nghiệp Chúa, lấy đạo hiệu là Từ tế đạo nhân. Đương thời gọi là Vũ Vương.

    Phú Xuân Hoa Lệ

    Lên ngôi xong, tân Chúa cho sửa sang cung cũ và xây dựng cung mới về phía bên trái. Chính công cuộc xây dựng này đã làm cho Phú Xuân trở nên một nơi hoa lệ tú vĩ hơn trước. Cung điện, đền đài được xây dựng thật nguy nga tráng lệ, vượt cao lên trên là 3 lớp vòng thành hình vuông bao bọc. Cung điện thông với bên ngoài bằng 7 ngôi cửa chính, bề thế, vững chãi. Trên mặt thành Chúa cho bố trí các súng thần công. Bên ngoài phủ là phố xá, nhà cửa san sát, đường sá rộng rãi. Dưới sông Hương ghe thuyền từ các nơi qua lại không ngớt. Phú Xuân bây giờ đã trở thành một chốn đô hộ giàu có, đông đúc, náo nhiệt bậc nhất ở Đàng Trong. Khách thương nước ngoài ghé lại buôn bán không ngớt ca ngợi.

    Trong "Phủ biên tạp lục" Lê Quý Đon đã mô tả Thuận Hóa như như một nơi giàu có và hoa lệ: "Nhà cửa của các quan đều chạm trổ tinh vi, tường gạch vách đá. Đồ đạc thì toàn dùng đồ quý giá, màng che trướng đoạn, gỗ đàn gỗ trắc, chén sứ bình hoa; y phục toàng gấm vóc, phú quý phong lưu rất mực. Từ binh sĩ cho đến người dân ăn chơi xa xỉ, coi vàng bạc như cát, thóc gạo như bùn. Khắp đô hành đâu đâu cũng thấy cảnh khoe giàu khoe sang. Trên bến dưới thuyền kẻ qua người lại tấp nập, náo nhiệt, sản vật quý thì được mọi người mua sắm, các cửa hiệu của khách thương ngoại quốc trưng bày những hàng lạ mắt, cảnh sinh hoạt từ sáng cho đến tối mới dứt. Cảnh sắc thật huy hoàng rực rỡ"


    Cải cách y phục

    Tháng 4 năm Giáp Tý (1744), một hiện tương lạ đã diễn ra ở Phú Xuân: Một cây sung tự nhiên nở hoa. Mọi người cho đó là điềm tốt, nên các quan lại dâng biểu xin Chúa chính thức lên ngôi Vương. Lúc đầu Chúa từ chối, về sau Trương Phúc Loan và triều thần nói mãi, lại lấy lý rằng Quốc Chúa trước đó đã cho đúc quốc tỷ nên cuối cùng Chúa phải thuận. Lễ đăng quang của Chúa được tổ chức vô cùng trọng thể. Khắp nơi giăng đèn kết hoa rực rỡ. Ngày lễ đăng quang, súng thần công trên thành bắn rền trời. Chúa và đoàn tùy tùng ngự kiệu hoa có voi dâng hầu đi diễu hành khắp đô thành cho dân chiêm ngưỡng, xong xuống thuyền rồng về điện Trường Lạc. Tức vị Vương xong Ngài ban lễ đại xá và cho dân chúng tổ chức vui chơi suốt cả tháng.

    Lên ngôi Vương xong, Ngài cho cải cách lại triều chính cho hợp với Vương vị.

    Một trong những cải cách quan trọng nhất có ảnh hưởng về lâu về dài là cuộc cải cách y phục. Theo "Phủ biên tạp lục" của Lê Quí Đôn thì Vũ Vương đã ra lệnh cho từ quan đến dân phải thay đổi cách phục sức cho hợp với Đàng Trong. Việc cải cách y phục được Vũ Vương chú trọng và lệnh cho các quan dựa vào sách Tam Tài đồ hội để làm kiểu. Quan chức lớn thì dùng thái đoạn, mõ đội giát vàng, bạc còn gấp vóc thêu rồng hoa phượng không được dùng đến. Đối với dân, y phục hàng ngày thì dùng áo cổ đứng tay ngắn. Lễ phục dùng áo cổ đứng tay dài, và dùng ba màu trắng, xanh hoặc đen. Với lối phục sức này người Đàng Trong đã khác ít nhiều cách ăn mặc của người Đàng Ngoài, áo thường tương đối gần giống với bộ bà ba bây giờ nhưng hay bê nách áo được khâu kín từ trên xuống. Còn lễ phục thì tương tự với chiếc áo dài hai thân của ta ngày nay. Có người cho rằng chiếc áo dài của người Việt Nam có lịch sử từ đời Vũ Vương chắc có lẽ đúng. Ngày nay, từ đèo Ngang trở vào, ta không còn thấy phụ nữ mặc váy như từ Hà Tĩnh trở ra là do ảnh hưởng của cuộc cải cách y phục từ thời Vũ Vương vậy.


    Mầm Mống Suy Tồi

    Những năm Vũ Vương cai trị Đàng Trong, ngoài việc cải cách về nội trị, ngoại giao và phong tục tập quán, Vũ Vương còn tìm mọi cách để mở rộng bờ cõi về phía Nam. Nhân lúc Chân Lạp có nội chiến và các vua Chân Lạp thường sang cầu cứu, Vũ Vương đem quân sang giúp. Để nhớ ơn, các vua Chân Lạp thường cắt đất hiến cho Ngài. Nặc Ông Nguyên hiến vùng Tân An, Gò Công; Nặc Ông Thuận hiến Sóc Trăng, Bạc Liêu; Nặc Ông Tôn hiến một dải đất dài từ núi Thất Sơn đến tận Sa Đéc và sau đó các vùng như Kiên Giang, Long Xuyên cũng được hiến cho ta. Như vậy cho đến năm Đinh Sửu 1757, lãnh thổ Đàng Trong đã được mở rộng như hiện nay.

    Sống trong cảnh thái bình thịnh trị, đời sống lại quá sung sướng đầy đủ, phủ Chúa ngày đêm không ngớt tiệc tùng ca hát, nên Vũ Vương ngày càng sa vào con đường tửu sắc, bỏ bê triều chính. Cái mầm suy đồi đã dấy lên từ lcs đó. Bên cạnh Vũ Vương lúc đó là Trương Phúc Loan với nhiều tham vọng. Chính họ Trương đã đưa Vũ Vương vào con đường nữ sắc để dễ bề thao túng về sau, một mặt Trương Phúc Loan dưa thân tín vào phủ, một mặt dùng Công nữ Nguyễn Phúc Ngọc Cầu lung lạc tình cảm Vũ Vương. Vũ vương say mê Ngọc Cầu nên để cho Phúc Loan muốn làm gì thì làm. Càng ngày Trương Phúc Loan càng trở nên chuyên quyền nhưng Vũ Vương vẫn không hay biết gì.

    Mùa hạ năm Ất Dậu (1765) Vũ Vương băng, thọ 52 tuổi. Lăng mộ Vũ Vương được táng tại làng làng La Khê thuộc huyện Hương Trà. Về sau được gọi là lăng Trường Thái.
     
    Ezio. thích bài này.
  6. Sally 2301

    Bài viết:
    19
    Nguyễn Phúc Thuần (Chúa Định) (1765-1777)

    Bấm để xem
    Đóng lại


    Biến Loạn

    Vũ Vương có cả thảy 18 vị hoàng tử. Lúc còn tại vị Vương đã lập Nguyễn Phúc Hạo làm thế tử. Nhưng không may Phúc Hạo mất sớm, Vũ Vương định lập Nguyễn Phúc Côn làm thế tử nên giao Phúc Côn cho Ý Đức hầu Trương Văn Hạnh và Thị giảng Nguyễn Cao Kỹ lo việc dạy dỗ. Vũ Vương mất, trong triều sinh biến loạn, quyền thần Trương Phúc Loan đổi di chiếu rồi phế Côn, bắt Côn giam vào ngục và lập hoàng tử thứ 16 của Vũ Vương là Nguyễn Phúc Thuần lúc bấy giờ mới 12 tuổi lên kế vị, xưng hiệu là Định Vương.

    Nguyễn Phúc Thuần là con trai của Vũ Vương với Nguyễn Phúc Ngọc Cầu vì Vũ Vương và Ngọc Cầu cùng tộc nên Phúc Thuần chỉ được nuôi ở hậu cung. Hoàng tử Nguyễn Phúc Thuần sinh ngày 18 tháng 11 năm Giáp Tuất (1754), lên ngôi xong, mọi việc đều giao cho Quốc phó Trương Phúc Loan định đoạt. Phúc Loan đưa cả gia đình vào nắm giữ binh quyền. Có quyền hành trong tay Phúc Loan mặc sức lộng hành, bày nên cảnh mua quan bán tước chẳng còn coi kỷ cương phép nước ra gì cả. Ra vào phủ Phúc Loan nghi vệ như Chúa, ai có ý chống đối là tìm cách vu oan rồi tiêu diệt. Để làm giàu, Phúc Loan mặc sức vơ vét bóc lột của cải của dân chúng, sưu cao, thuế nặng, nơi nơi đều ta thán. Người ta nói rằng vàng bạc tiền của Phúc Loan đều chất cao như núi, trong khi đó thì kho lẫm của Chúa rỗng không.

    Trước sự bóc lột quá tàn bạo của Trương Phúc Loan mà năm Quý Tỵ (1773), ba anh em Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ nổi lên khởi nghĩa đưa quân chiếm thành Quy Nhơn với khẩu hiệu ban đầu là "Phù Nguyễn diệt Trương". Nguyễn Nhạc dùng kế ly gián để gây chia rẽ nội bộ quân Chúa Nguyễn. Nguyễn Nhạc viết một bức thư mạo chữ của Phúc Loan gởi cho Tham mưu Tá, ngầm sai Tá làm một nội công, Tá lại đem thư trình cho Chưởng Văn. Chưởng Văn tâu lên Chúa. Chúa cho người tra xét, Loan một mặt chối, một mặt cho người bắt Tá đánh chết, một mặt lại tố cáo Chưởng Văn thông đồng với Tây Sơn, rồi hạ lệnh hạ giết Chưởng Văn. Chưởng Văn vượt ngục, Phúc Loan cho người theo bắt, khi về đến phá Tam Giang thì dìm chết.

    Riêng Chúa Định thì ngay từ nhỏ đã bị Trương Phúc Loan đầu độc, xung quanh Chúa là một bọn vô lại háo danh, háo sắc, lúc nào cũng tìm cách đẩy Chúa vào cảnh ăn chơi trụy lạc, nên Chúa Định cũng đã rơi vào vòng tửu sắc chẳng màng gì đến triều chính, suốt ngày chỉ biết hưởng lạc, bỏ tiền của để lập ban du xuân, cho tiền để ban làm trò vui. Chúa thì hoang dâm xa xỉ, Quốc phó thì vơ vét của cải để làm giàu cho mình, làm cho dân sống một cuộc đời vô cùng khổ cực. Đó chính là nguyên nhân cho anh em nhà Tây Sơn nổi lên diệt họ Nguyễn.

    Lợi dụng thời cơ, Chúa Trịnh lại xua quân vào chiếm Phú Xuân. Chúa Định phải cùng gia tộc chạy vào Gia Định. Thế là sự nghiệp của các Chúa dày công xây dựng ngày nay đã tiêu tan, lịch sử bước sang trang khác.
     
    Ezio. thích bài này.
  7. Sally 2301

    Bài viết:
    19
    CUỘC ĐỜI CỦA 9 VỊ VUA NHÀ NGUYỄN

    Bấm để xem
    Đóng lại
    1. Gia Long (1802-1820)

    2. Minh Mạng (1820-1840)

    3. Thiệu Trị (1840-1847)

    4. Tự Đức (1847-1883)

    5. Dục Đức (1883- 3 ngày)

    6. Hiệp Hòa (1883- 4 tháng 10 ngày)

    7. Kiến Phúc (1883-1884)

    8. Hàm Nghi (1884-1885)

    9. Đồng Khánh (1885-1889)

    10. Thành Thái (1889-1907)

    11. Duy Tân (1907-1916)

    12. Khải Định (1916-1925)

    13. Bảo Đại (1925-1945)
     
  8. Sally 2301

    Bài viết:
    19
    Vua Gia Long (Thế Tổ Cao Hoàng Đế) (1802-1820) [1]

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Đàng Trong Biến Loạn

    Năm Ất Dậu (1765), Chúa Vũ Nguyễn Phúc Khoát mất, phủ Chúa ở Đàng Trong rơi vào cảnh biến loạn. Quyền thần Trương Phúc Loan chuyên quyền thay Chúa đổi ngôi, đưa Nguyễn Phúc Thuần, mới 12 tuổi lên ngôi Chúa để dễ bề khống chế. Kể từ đó, Đàng Trong bắt đầu đi vào con đường suy thoái: Triều đình Chúa thì ăn tiêu xa xỉ hoang phí, phe nhóm Trương Phúc Loan lộng quyền tác oai tác quái, ra sức thu vét tiền bạc của cải để làm giàu cho riêng mình, nên đã đẩy nhân dân Đàng Trong vào cảnh khốn cùng, sưu cao thuế nặng, khắp nơi đều vang tiếng than oán. Và cuối cùng dẫn đến việc ba anh em nhà Tây Sơn khởi Nghĩa năm Quí Tỵ (1773). Lợi dụng Đàng Trong có nội loạn, Chúa Trịnh lại xua quân qua sông Linh Giang tấn công Phú Xuân. Phú Xuân thất thủ, tối Chúa họ Nguyễn phải chạy vào Gia Định. Thế là sự nghiệp của họ Nguyễn ở Đàng Trong từ khi Chúa Tiên Nguyễn Hoàng khai phá đến nay, trải dài gần 200 năm đến đây xem như chấm dứt và Đàng Trong bước vào một bước ngoặc lịch sử mới.

    Những Tháng Ngày Long Đong với bao huyền thoại (1)

    Phú Xuân rơi vào tay họ Trịnh, Chúa Nguyễn Phúc Thuần cùng Tân chính Vương Nguyễn Phúc Dương và gia quyến chạy vào Quảng Nam, trong số đó có Nguyễn Ánh lúc bấy giờ mới 13 tuổi.

    Nguyễn Ánh là con của hoàng tử Nguyễn Phúc Côn và bà Nguyễn Thị Hoàng. Nguyễn Phúc Ánh sinh ngày 15 tháng Giêng năm Nhâm Ngọ (1762), thuở thiếu thời đã tỏ ra là một con người có chí, thông minh mẫn tiệp, vì thế rất được Chúa yêu thích. Lúc Phú Xuân thất thủ, ông cùng Chúa vào Quảng Nam rồi chạy vào Gia Định, tuy còn nhỏ nhưng ông được Chúa phong cho chức Chưởng sứ. Với chức vụ này, ông đã tỏ ra là một tướng cầm quân có tài, tuy còn nhỏ tuổi. Cuối năm 1777, Đỗ Thành Nhân, một bộ tướng của Chúa Nguyễn đã đánh lui quân Tây Sơn do Nguyễn Lữ chỉ huy, chiếm tại Sài Côn. Tân Chính Vương Nguyễn Phúc Dương trốn chạy vào Gia Định ngày một mạnh. Chân Lạp thấy Đàng Trong biến loạn lại làm phản không chịu nạp cống, Chúa Nguyễn sai ông cần quân sang dẹp, Nặc Ông Vinh phải xin hàng và chịu thuần phục như cũ.

    Nhưng năm Định Dậu năm 1777, Nguyễn Huệ kéo binh vào đánh chiếm Gia Định, Chúa tôi họ Nguyễn phải bỏ thành kéo toàn quân chạy về Định Tường, Cần Thơ. Quân Tây Sơn truy lùng gắt gao, Tân Chính Vương Nguyễn Phúc Dương và một số quan lại bị bắt rồi bị giết, Nguyễn Ánh bắt đầu một cuộc đời long đong vất vả. Ông chạy sang đảo Thổ Châu lánh mình. Tương truyền rằng ông định dùng thuyền để thoát nhưng mỗi lần thuyền bắt đầu rời bến thì một bầy cá sấu nổi lên chặn đường đành phải quay lui, và đến ba lần như vậy, ai nấy cũng đều lấy làm lạ, sau đó mới biết rằng những đêm có cá sấu nổi lên cản đường là những đêm mà quân Tây Sơn phục kích ngoài bể để bắt ông. Tùy tùng theo ông cho rằng ông được trời giúp và che chở. Từ đảo Thổ Châu ông lại dẫn binh về hội với các tướng cũ lấy lại Sài Gòn rồi tiến ra lấy lại Bình Thuận. Sau khi đã cũng cố lực lượng, năm Canh Tý (1780) Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi Vương ở Gia Định. Năm Nhâm Dần (1782), thấy Nguyễn Vương thế lực càng mạnh, Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ kéo quân vào đánh, Sài Gòn thất thủ, Nguyễn Vương lại bôn tẩu về Hà Tiên, ở đây ông dùng thuyền nhỏ để vượt biển. Theo Quốc triều chính biên, đem đó trời rất tối. Ngồi trên thuyền ai cũng có cảm tưởng như thuyền có vật gì đội lên lướt sóng, mờ sáng hôm sau mới biết thuyền của Nguyễn Vương được một bầy rắn biển tụ lại nâng lên; mọi người đều kinh hãi nhưng Nguyễn Vương đã trấn an họ và giục đi mau. Ngày hôm đó thuyền ghé Phúc Quốc, bầy rắn cũng đi mất. Từ Phú Quốc, Nguyễn Vương lại quay về Sai Gòn khi bộ tướng của ông là Châu Văn Tiếp đánh lui được quan Tây Sơn. Mùa thu năm 1783 (Quí Mão), Nguyễn Huệ lại tiến binh vào đánh. Nguyễn Vương lại phải kéo toàn quân chạy trốn, khi qua sông Lạt rồi đến sông Đăng thì hết lối. Vì sông Đăng có nhiều nước chảy xiết lại có nhiều cá sấu. Quân Tây Sơn đuổi riết, Nguyễn Vương đánh liều cỡi trâu qua sông, nhiều lần trâu bị nước cuốn chìm nhưng may nhờ cá sấu đỡ lên nên không chết. Nguyễn Vương thoát chết chạy về Mỹ Tho đưa toàn bộ gia quyến ra Phú Quốc.

    Trên đường chạy về Phú Quốc, thuyền Nguyễn vương ghé đảo Côn Lôn. (Sự việc Vương chạy ra đảo Côn Lôn là do sách Đại Nam Thực lục chính biên chép, nhưng theo sách Histoire moderne du pays d'Annam của May Bon thì có lẽ đảo "Côn Lôn" mà Đại Nam Thực lục chép là đảo nhỏ Kohrong trong vịnh Xiêm La, một đảo gần đảo Phú Quốc. Vì với thực lực của Tây Sơn bấy giờ không thể nào cho quân vây ba vòng đảo Côn Lôn được, cũng như Nguyễn Ánh với thuyền nhỏ cũng không thể chạy từ Mỹ Tho vòng lên Côn Lôn rồi rở về Phú Quốc được) Nguyễn Huệ đem toàn bộ thủy quân vây Côn Lôn 3 vòng. Trời còn giúp Vương nên giông tố nổi dậy đùng đùng, mây đen phủ đầy trời, sóng to gió lớn, trời tối mịt không trông thấy nhau. Nhân cơ hội trời tối tăm Nguyễn Vương liều mình xông thuyền thoát khỏi chạy đến đảo Cổ Cốt, tại đây lương thực hết, chúa tôi phải kiếm rau khoai ăn qua ngày, may nhờ có người tiến dâng một ghe gạo nên mới khỏi chết đói. Những ngày sống ở Phú Quốc là những ngày sống vô cùng khổ sở nhưng Nguyễn Vương vốn là con người có chí nên ông bất chấp gian khổ, canh cánh trong lòng một mối thù phục quốc. Nguyễn Vương có thể không như Câu Tiễn của nước Việt thời chiến quốc bên Tàu nhưng ở ông hình ảnh của Câu Tiễn trên bước đường phục quốc chắc đã động viên ông rất nhiều, cính vì thế, những tháng ngày long đong vất vả từ nơi này đến nơi khác vẫn không làm cho Nguyễn Vương nản lòng. Ông tìm đủ mọi cách để lấy lại Đàng Trong mà tổ tiên đã khai phá. Chính vì thế khi biết được Giám mục Pháp Bá Đa Lộc (Pigneau de Behaine) _ Bá Đa Lộc thường được gọi dưới tên là Bi Nhu, đến truyền giáo ở Đàng Trong, rất có uy tín và thế lực tại Pháp lúc bấy giờ. Nguyễn Vương không ngàn ngại cho mời giám mục và định dùng Giám mục Bi Nhu làm sứ giả trong việc cầu viện Pháp. Để đạt được mục đích của chính mình, Nguyễn Vương đã để cho con trưởng của mình là Nguyễn Phúc Cảnh mới 4 tuổi theo Giám mục Bá Đa Lộc sang Pháp. Đưa con đi rồi Nguyễn Vương cũng từ già mẹ và vợ sang Xiêm La mong mượn quân Xiêm về phục quốc. Ngày ra đi, Vương lấy một dật vàng, chẻ làm đôi đưa một nử cho bà phi, nói rằng: "Con ta đi rồi, ta cũng đi, phi ở lại phụng dưỡng quốc mẫu, chưa biết sẽ gặp lại nhau ở nơi nào và bao giờ, khi ấy sẽ lấy vật này làm tin" (Việt sử xứ Đàng Trong của Phan Khoang- tr. 648 lời chú ghi dật là 24 lạng nhưng có sách nói dật là 20 lạng, dật vàng này đến Minh Mạng năm đầu vua sai khắc lên đó. Đây là vật bà hậu Đức Thế tổ Cao hoàng giữ làm tin trong lúc bá thiên văn năm Quí Mão và cất ở đền Phụng Thiên (Trực lục tiền biên) ). Xem lời từ biệt bi thiết như thế đủ biết lực lượng của Nguyễn Vương đã kiệt quệ lắm rồi.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...