Cuộc Đời của chín vị Chúa - Nhà Nguyễn Chín Chúa 13 Vua

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Sally 2301, 15 Tháng mười một 2020.

  1. Sally 2301

    Bài viết:
    19
    1. Nguyễn Hoàng (Chúa Tiên) (1558-1613)

    2. Nguyễn Phúc Nguyên (Chúa Sãi) (1613-1635)

    3. Nguyễn Phúc Lan (Chúa Thượng) (1635-1648)

    4. Nguyễn Phúc Tần (Chúa Hiền) (1648-1687)

    5. Nguyễn Phúc Thái (Chúa Nghĩa) (1687-1691)

    6. Nguyễn Phúc Chu (Quốc Chúa) (1691-1725)

    7. Nguyễn Phúc Thụ (Chúa Ninh) (1725-1739)

    8. Nguyễn Phúc Khoát (Chúa Vũ) (1739-1765)

    9. Nguyễn Phúc Thuần (Chúa Định) (1765-1777)
     
    Chỉnh sửa cuối: 21 Tháng mười một 2020
  2. Sally 2301

    Bài viết:
    19
    ..

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Khi kể về cuộc đời của các chúa, không thể không nhắc đến người mà nhà Nguyễn tôn là Triệu Tổ Tĩnh Hoàng Đế. Theo Đại Nam Quốc sử cũng như theo Nguyễn Phúc tộc thế phả thì thân sinh của Nguyễn Uông và Nguyễn Hoàng tên là Nguyễn Kim.

    Nguyễn Kim là con trai của Trừng Quôc công Nguyễn Văn Lựu, một vị quan trong thời nhà Hậu Lê. Nguyễn Kim sinh năm Mậu Tý (1468), lúc còn thơ ấu đã có những biểu hiện thông minh khác thường, lớn lên tài kiêm văn võ. Đời Lê Chiêu Tông (1516-1524) ông được vua Lê ban tước An Thanh hầu chức Tả vệ điện tiền tướng quân, trấn nhậm tỉnh Thanh Ba.

    Năm Đinh Hợi (1527) Mạc Đăng Dung giết Cung Hoàng cùng một số quan lại của vua Lê, tự xưng làm vua, mở ra triều đại nhà Mạc. Được tin Mạc Đăng Dung tiếm vị, Nguyễn Kim đang trấn thủ ở Thanh Ba vội dẫn binh tướng, tùy tùng chạy sang Ailao. Ở đây, ông chiêu mộ nghĩa binh mưu khôi phụ nhà Lê. Khi thực lực đã mạnh, ông dẫn binh về đánh họ Mạc. Vì quân ít nên thất bại, ông lại cùng thuộc hạ chạy trốn sang Ailao một lần nữa. Để danh chính ngôn thuận, năm Quý Tỵ (1533), ông cùng một số cựu thần nhà Lê tôn Lê Ninh, con vua Chiêu Tông lên ngôi lấy hiệu là Lê Trang Tông. Từ đó hào kiệt khắp nơi theo về ngày càng đông. Lê Trang Tông biến tỉnh Thanh Ba thành căng cứ địa, chiêu tập binh mã chờ ngày khôi phục.

    Mùa xuân năm Quý Mão (1543), từ Thanh Hoa, vua Lê Trang Tông tiến quân ra Bắc, đồng thời cho người sang Ailao gọi ông về để điều khiển binh tướng, tổng chỉ huy toàn bộ thủy lục quân. Ông được vua Lên phong chức Thái Tể Đô Tướng Tiết Chế tướng sĩ chư dinh thủy bộ. Với chức vụ này, ông tỏ ra là một vị tướng tài, quân của ông tiến đâu thắng đó, thế mạnh như chẻ tre; binh tướng của nhà Mạc phải rút lui dần để cố thủ.

    Năm Ất Tỵ (1545), ông tâu vua cho tiến binh ra lấy Đông Đô, nhưng ngày xuất phát lại gặp lụt lớn nên phải đình lại, bộ tham mưu của ông phải quay về Thanh Hóa. Tháng 5 năm này ông bị hàng tướng sĩ của nhà Mạc là Dương Chấp Nhất đánh thuốc độc ám hại chết. Ông mất ngày 20 tháng 5 năm Ất Tý (1545), khi sự khôi phục kinh đô Thăng Long đang ở trong tầm tay. Việc ông mất đột ngột làm cho vua Lê Trang Tông sững sờ, vô cùng thương tiếc. Ông được truy tặng tước Chiêu Huân Tổng Công, tên thụy là Tung Hiếu. Mộ ộng táng tại núi Thiên Tôn, huyện Tống Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Người xưa kể rằng; khi đưa linh cửu ông hạ huyệt thì trời bỗng nỗi cơn sấm chớp đùng đùng, rồi mưa to gió lớn kéo dài rất lâu, mọi người sợ hãi chạy trốn tìm nơi ẩn núp. Khi trời quang mây tạnh, trời trở lại như cũ thì không còn thấy dấu vết nơi an táng đâu cả, cây cối vẫn xanh tươi, ai cũng cho là chuyện lạ, đến nay vẫn không biết mộ ông ở đâu.


    Lúc sinh thời ông có 3 vợ nhưng chỉ sinh được 3 người con: 2 trai là Nguyễn Uông và Nguyễn Hoàng cùng một gái là Nguyễn Thị Ngọc Bảo về sau gả cho Trịnh Kiểm
     
    Góc bình yên, Ezio.Phan Kim Tiên thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 21 Tháng mười một 2020
  3. Sally 2301

    Bài viết:
    19
    Nguyễn Hoàng (Chúa Tiên) (1558-1613) [1]

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Con người chí lớn

    Nguyễn Hoàng là con trai út của Nguyễn Kim và bà Nguyễn Thị Mai. Ông là em của Nguyễn Uông và Nguyễn Thị Ngọc Bảo. Theo gia phả thì ông sinh nhằm ngày 10 tháng 6 năm Ất Dậu (1525). Ngay từ ngày còn bé, ông đã được giao cho chú ruột Nguyễn Ư Kỹ nuôi dạy. Theo Đại Nam thực lục thì ông là người có tướng tố "vai lân, lưng hổ, mắt phượng, trán rồng" đúng là người phi thường. Về tính tình thì khẳng khái, buồn vui ít lộ ra mặt, làm việc gì cũng nghiêm cẩn. Lúc thân phụ chạy sang Ailao, ông vẫn ở với chú ăn học. Ông vốn thông minh, mẫn tiệp, học rộng biết nhiều, văn võ tinh thông. Khi thân phụ được vua Lê Trang Tông mời về giao cho giữ binh quyền, ông xin chú theo cha lập công. Ông được binh sĩ tướng tá dưới quyền tin phục và mến mộ nên đã gặt hái được nhiều công trạng trong công cuộc "diệt Mạc phục Lê". Tuy còn thanh niên nhưng ông tỏ ra là một người có chí lớn.

    Những ngày ẩn nhẫn

    Năm Ất Tỵ (1545), thân phụ ông bị Dương Chấp Nhất ám hại, binh quyền lọt vào tay anh rể là Trịnh Kiểm. Trịnh Kiểm là một người nham hiểm, ngoài mặt thì lúc nào cũng tỏ ra quý mến anh em ông nhưng bên trong thì rất căm ghét, nhất là Nguyễn Uông. Sự thật thì binh quyền lúc đó trong tay Uyển Uông lẫn Trịnh Kiểm. Nguyễn Uông vốn được lòng binh sĩ hơn, lại là con của Nguyễn Kim nên được vua Lê nể, chính vì thế mà Trịnh Kiểm ghen ghét tìm mọi cách để hại Nguyễn Uông, thâu tóm toàn bộ binh quyền vào tay mình.

    Để thực hiện mưu đồ đó, Trịnh Kiểm gây bè kết phái, gây mâu thuẫn trong nội bộ quân Nguyễn Uông và sau đó hại Nguyễn Uông chết. Sau khi Nguyễn Uông chết, Trịnh Kiểm bắt đầu củng cố địa vị, đưa tay chân của mình vào nắm giữ những công việc then chốt.

    Khi đã biết chắc không một ai làm gì được, Trịnh Kiểm bắt đầu có những biểu hiện chuyên quyền. Nguyễn Hoàng bây giờ là cái gai trước mắt, Trịnh Kiểm tìm mọi cách để hãm hại nhưng chưa có dịp; vợ Trịnh Kiểm là Ngọc Bảo cũng biết nên thường xa gần nói với chồng để che chở con em, đồng thời nhắc nhở em tìm mọi cách để tránh cặp mắt dòm ngó của Trịnh Kiểm. Lúc bấy giờ, ông đang giữ chức Thái bảo, tước Đoan Quốc Công, mà Trịnh Kiểm thì lúc nào cũng để ý đến ông, ông suy nghĩ mãi vẫn không tìm được kế gì để thoát thân.

    Một hôm, ông đến thăm chú là Thái phó Nguyễn Ư Kỹ, cho chú biết dã tâm của Trịnh Kiểm. Thái phó mới bảo với ông rằng: "Kiểm đã hại anh cháu, bây giờ đang tìm cách hại cháu để dứt hậu họa, vậy nên cháu hãy mau mau tránh xa. Đất Thuận Hóa vốn là chốn xa xôi hiểm trở, có thể giữ yên được thân mình, cháu nhờ chị cháu nói với Trịnh Kiểm cho khéo để xin vào trấn nhậm đất đó, mới có thể mưu đồ việc lớn về sau". Nghe chú nói thế Nguyễn Hoàng rất mừng nhưng vẫn không để lộ ra mặt.


    Nhân ngày đầu năm, vào thăm chị, rồi khi không có Trịnh Kiểm, ông xin chị giúp mình để bảo tồn nòi giống về sau. Ngọc Bảo khóc và hứa sẽ tìm cách để xin cho ông và đó. Được chị hứa giúp, ông trở về bí mật chuẩn bị. Ông nghe nói có Nguyễn Bỉnh Khiêm là người tài giỏi có thể hiểu được việc quá khứ vị lai, tôn xưng là Trạng Trình. Ông bí mật đến xin vẫn kế và đoán giúp vận mệnh của mình. Gặp được Trạng Trình nhưng hai bên chẳng nói gì nhiều. Về sau ông khẩn khoản xin Trạng Trình cho biết tương lai của mình ra sao và cho biết hoàn cảnh mình đang ở trong cảnh ngàn cân treo sợi tóc. Cảm tấm lòng thành và thương cho hoàn cảnh của của ông, Trạng Trình lấy giấy viết cho ông 8 chữ: "Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân" (Một giải hoành sơn có thể dung thân suốt đời). Hiểu thâm ý của câu sấm, cũng như thấy ý của câu sấm trùng hợp với với lời dạy của chú nên ông rất mừng. Riêng Trịnh Kiểm vốn đa nghi, song nghe Ngọc Bảo xin cho Nguyễn Hoàng vào trấn nhậm Thuận Hóa thì nghĩ rằng Thuận Hóa là vùng đất mới thuần còn lam sơn chướng khí, lại thêm ở đó còn có quan quân của họ Mạc đang đóng, nghĩ rằng Hoàng chẳng làm gì được, lại muốn mượn tay họ Mạc giết Nguyễn Hoàng để tránh tiếng cho mình, nên đồng ý và tâu lên vua Lê xin cho ông vào trấn thủ Thuận Hóa.
     
    Ezio.Phan Kim Tiên thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 22 Tháng mười một 2020
  4. Sally 2301

    Bài viết:
    19
    Nguyễn Hoàng (Chúa Tiên) (1558-1613) [2]

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Thoát khỏi lao lung

    Đầu năm Mậu Ngọ (1558) Nguyễn Hoàng dẫn con em và những người thân tín lên đường vào Thuận Hóa. Vừa đi vừa sợ nên ông ngày đêm cướp đường đi gấp, sợ Trịnh Kiểm đổi ý cho quan quân theo bắt. Cuộc hành trình vào Nam của ông và tùy tùng thật là gian lao vất vả. Vài ngày sau ông đến Ái Tử, huyện Đăng Xương (Đương Xương còn có tên là Vũ Xương nay là huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị). Vừa đến nơi, theo như người xưa kể lại, thì dân Ái Tử đem đến tặng ông và đoàn tùy tùng 7 ghè nước trong. Chú ông_ tức Thái phó Uy Quốc Công Nguyễn Ư Kỹ bảo với ông rằng: "Trời đã ban cho tất có điềm tước, nay cháu vừa mới đến mà dân đã đem biếu nước tức là điềm được nước đó". Nguyễn Hoàng rất mừng, ông vỗ về quân dân và quyết định lập dinh tại Ái Tử_ Tại đây Nguyễn Hoàng bắt đầu mở một chiến dịch thu phục lòng người, ban bố hiệu lệnh nghiêm minh, ra thông báo chiêu hiền đãi sĩ, bước đầu giảm sưu thuế cho dân, nên toàn dân khắp vùng rất mến mộ, những bậc hiền tài tìm đến giúp rất đông, Ái Tử trở thành một nơi đô hội, dân sống ấm nó hạnh phúc, xưng tụng ông là Chúa Tiên. Sau những tháng ngày lao đao vất vả, sống trong cảnh lo âu hãi hùng, giờ đây Nguyễn Hoàng như con rồng đủ vây cánh đã thoát khỏi lao lung, bay vút lên trời xanh, lộ diện một con người phi thường, có công rất lớn trong việc mở mang bờ cõi ở đàng Trong.

    Những ngày xây dựng

    Sau một thời gian đóng cơ dinh tại Ái Tử, thấy vùng này chật hẹp, trống trãi nên năm Canh Ngọ (1570) Chúa Tiên mới dời dinh đến làng Trà Bát cũng thuộc huyện Vũ Xương- Dinh mới ở Trà Bát cũng thuộc huyện Vũ với dinh Ái Tử. Cũng vào năm này, Chúa Tiên được vua Lê phong làm Tổng Trấn tướng quân kiêm nhiệm hai xứ Thuận-Quảng. Nhận được sắc phong, Chúa Tiên càng ra sức củng cố lực lượng, lập đồn trại ở những nơi hiểm yếu để phòng giữ, mở mang các trục lộ giao thông, đặt các dịch trạm để tiện việc liên lạc và đi lại. Ông cho tổ chức lại quân đội, tuyển mộ binh sĩ và huấn luyện kỹ càng, nhờ vậy ông có một đội quân hùng hậu. Để tăng thêm của cải vật chất, ông thi hành chính sách khai hoang phục hóa, đưa dân đi lập những ấp mới, cung cấp lương thực thực phẩm cho họ trong những năm đầu, đông thời cho miễn thuế trong một thời gian. Nhờ vậy diện tích canh tác tăng nhanh, lúa gạo dồi dào; ông lại khuyến khích trao đổi vật phẩm giữa các miền, nhờ thế một vài nơi đã trở nên trù phú hơn trước.

    Năm Nhâm Thâm (1572), theo "Đại Nam thực lục tiền biên", Lập Bạo một bộ tướng của nhà Mạc đem 60 chiến thuyền có trang bị đầy đủ theo đường biển tiến vào đánh Thuận Hóa, Lập Bạo định dùng thế gọng kìm, diệt xong chúa Tiên sẽ tiến ra Bắc tấn công nhà Lê Tung Hưng. Quân Lập Bạo vào cửa Việt tiến vào sông Vĩnh Định và chiếm toàn bộ vùng Hồ Xá thuộc huyện Vĩnh Linh, tấn công quân Chúa Tiên. Đây là trận đánh đầu tiên sau mười mấy năm trân nhậm Thuận Hóa. Quân hai bên đánh nhau rất ác liệt, quân của chúa tuy ít nhưng chiến đấu rất dũng cảm. Vì thế sau nhiều lần ác chiến vẫn bất phân thắng bại. Hai bên đắp đồn đắp lũy đối diện trù tính chiến đấu lâu dài. Tương truyền rằng một bửa nọ Chúa Tiên đi thị sát mặt trận dàn trên phòng tuyến sông Vĩnh Định, thì nghe có tiếng "Trảo trảo" rất lớn rồi sóng to gió lớn nổi lên ầm ầm. Nguyễn Hoàng mới quỳ xuống mà khấn rằng: "Nếu trời giúp cho tôi làm nên sự nghiệp lớn thì xin hãy sai thần sông theo giúp". Đêm đó, Nguyễn Hoàng nằm mộng thấy một nữ thần mặt đẹp như hoa, mắt sáng như sao vẫy chúa mà bảo rằng: "Ta là thần sông Vĩnh Định đây, cảm tấm lòng thành nhà ngươi nên đến giúp. Ngươi muốn thắng Lập Bạo thì chỉ dùng mỹ nhân kế mà thôi". Nói xong vẫy tay áo biến mất. Chúa định hỏi nhưng vừa bước theo thì vấp ngã và giật mình tỉnh dậy mới biết là chiêm bao. Rạng sáng vua họp các mưu sĩ và cho biết giấc mộng. Một mưu sĩ của chúa đứng dậy vái chúa một vái rồi nói rằng:"Chúa đã được thần nhân báo mộng chắc là thắng được giặc. Vả lại mấy lâu nay tôi cho người dò thám trại giặc thì biết Lập Bạo vốn là đứa háo sắc. Vậy nên ta dùng mỹ nhân kế chắc là thành công. Nhưng chỉ hiềm một nỗi nơi trại quân này lấy đâu ra người đẹp để thực hiện kế ấy? Trong khi mọi người đang bàn bạc thì có thị tỳ họ Ngô đem nước vào dâng cho Chúa. Nhan sắc Ngô thị quả thật đẹp, hoa nhường nguyệt thẹn, ai cũng tấm tắc khen. Chúa rất mừng truyền Ngô thị ở lai rồi dặn dò các việc; dùng nàng làm kế mỹ nhân để dụ Lập Bạo. Về phần Lập Bạo, ỷ mình binh nhiều, nghĩ rằng trước sau gì cũng thắng nên đóng quân lại suốt ngày chè chén hát ca. Đã thế lại có sứ giả của Nguyễn Hoàng xin vào yết kiến với đề nghị giảng hòa để giữ hòa hiếu. Lập Bạo thấy thế càng kêu căng hơn nữa lại không đề phòng gì cả. Vài hôm sau chúa lại sai một phái đoàn đến, mang theo nhiều lễ vật quý hiếm, lại sai Ngô thị trang điểm thật đẹp bưng lễ vật cùng với đoàn sứ giả đến ra mắt Lập Bạo. Lập Bạo thấy lễ vật quá hậu ngỡ rằng Nguyễn Hoàng sợ mình, liếc mắt thấy Ngô thị là một trang tuyệt thế giai nhân nên trong lòng rất sảng khoái. Ngô thị biết ý lại càng liếc mắt đưa tình, Lập Bạo miệng thì ừ hử nhưng mắt không rời Ngô thị. Khi phái đoàn cáo từ ra về, Lập Bạo bị sắc đẹp của Ngô thị chinh phục, như một cái máy đứng dậy đi theo để tiễn. Lúc này Lập Bạo chẳng còn biết gì ngoài Ngô thị nên cứ như người bị bùa mà theo chân Ngô thị rời xa doanh trại của mình. Trên đường về, Chúa đã bí mật cho quân mai phục. Lập Bạo lọt vào ổ mai phục, biết mình trúng kế, nhanh như cắt lao xuống sông Vĩnh Định lặn một hơi tẩu thoát. Lập Bạo vốn là thủy tướng nên bơi lộ và lặn rất giỏi. Thuyền của Chúa theo sát nút, tuy thế nhưng vẫn không thể bắt được Lập Bạo. Nhiều lần Lập Bạo thoát chết nhưng có lẽ số Lập Bạo đã hết nên mỗi lần Lập Bạo ngóc lê để bơi chỗ nào thì y như trên đầu y có con chim bói cá bay đến, nhờ thế quan quân chúa Nguyễn mới theo sát được. Túng thế, Lập Bạo lặn một hơi thật sâu đến cuối sông Vĩnh Định nổi lên, thì thấy y đã chết rồi. Doanh trại của Lập Bạo thấy chủ tướng bị bắt, kẻ chạy thoát thân kẻ thì xin hàng. Trừ xong Lập Bạo, thanh thế của chúa Tiên ngày càng lừng lẫy. Để nhớ ơn nữ thần sông Vĩnh Định đã giúp mình, chúa cho lập một ngôi miếu sát bên sông Vĩnh Định để thờ bà, gọi là miếu Trảo trảo phu nhân, quanh năm hương khói thờ phụng.

    Năm 1573 tức là năm Quý Dậu, Lê Trang Tông băng hà, Lê Thế Tông lên ngôi, sai người và Thuận Hóa sắc phong cho chúa chức Thái phó.

    Để xây dựng cơ nghiệp dài lâu, chúa cho xây dựng dinh mới tại Trà Bát, thành quách hào lũy kiên cố. Chúa thi thành một chính sách cai trị mềm mỏng, rộng rãi, lấy đức độ để phủ dụ, nên dân cũng cảm hóa mà theo; Chúa chú trọng đến nông nghiệp, khuyến khích việc khai hoang, việc phục hóa; bên cạnh đó về thương mại cũng được phát triển mau lẹ. Chỉ sau hơn mười năm vào trấn nhậm ở Thuận Hóa, mà nhân dân ở đây đã có một đời sống vô cùng sung túc, trên chợ dưới thuyền, đông đúc, tấp nập, sản vật dồi dào dư thừa, các tệ nạn trộm cắp, cướp giật hầu như không có, thật là cảnh thái bình thịnh trị. Xứ Thuận Quảng đã thay đổi bộ mặt, từ một vùng lam chướng đã trở nên một nơi đô hội như lời các nhà truyền giáo tây phương kể lại. Không những việc buôn bán trong nước phát đạt, mà thuyền buôn của các nước Tây phương cũng đi về tấp nập đông đúc.
     
    Ezio.Phan Kim Tiên thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 22 Tháng mười một 2020
  5. Sally 2301

    Bài viết:
    19
    Nguyễn Hoàng (Chúa Tiên) (1558-1613) [3]

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Trở lại đất Bắc

    Ở đàng Ngoài, Trịnh Kiểm mất, con là Trịnh Tùng nối ngôi chúa. Họ Trịnh bây giờ nắm hết quyền uy trong nước. Vua Lê đã bắt đầu mất dần quyền bính. Nhất nhất việc gì cũng do họ Trịnh định đoạt cả rồi mới tâu lên vua rõ. Khi lên thay Trịnh Kiểm, Trịnh Tùng tiến quân ra lấy Thăng Long, đưa vua Lê về rồi thừa thắng đuổi theo tàn quân họ Mạc lên Cao Bằng. Với chiến công này, Trịnh Tùng càng vênh vang tự đắc và càng coi vua không ra gì. Được tin vua Lê trở về khinh đô cũ, Nguyễn Hoàng đem quân ra yết kiến. Chúa được vua Lê phong Tung quân đô đốc phủ, tả đô đốc chương phủ sự, Thái úy Đoan quận công và bắt ở lại kinh đô để lo quốc chính. Trong suốt 8 năm sống trên đất Bắc, Chúa thường đem quân đánh họ Mạc lập được nhiều công trạng.

    Năm Kỷ Hợi (1599), vua Lê Thế Tông băng hà, vua Kính Tông lên nối ngôi phong Chúa chức Hữu thừa tướng. Tuy được trọng vọng ở kinh đô, nhưng nghĩ lại âm mưu của họ Trịnh trước đây, Chúa vẫn nơm nớp lo sợ, ngày đêm mong thoát khỏi nanh vuốt của họ Trịnh. Trịnh Tùng tuy gọi ông bằng cậu nhưng lại không muốn "thả hổ về rừng" nên lần nữ tìm cách bắt ông ở lại kinh đô, giam lỏng ở đấy.


    Thoát cũi sổ lồng

    Năm canh tý (1600) nhân có bọn Phan Ngạn và Bùi Văn Khuê khởi loạn ở đàng Trong, ông tâu xin với vua Lê cùng Trịnh Tùng cho ông đem quân vào phủ dụ. Để Trịnh Tùng khỏi nghi ngờ, ông phải để con là Nguyễn Hải và cháu là Nguyễn Hắc ở lại làm con tin. Nghĩ rằng Hoàng khó mà phản được, lại thêm với bọn phản loạn ở đàng Trong ngoài Nguyễn Hoàng không ai đánh dẹp được nên ông huy toàn bộ binh tướng thuộc hạ dưới quyền nhắm Thuận Hóa tiến phát. Cũng như lần trước cuộc hành quân thật gian nan vất vả vì ông hiểu rằng cách xa đất Bắc được chừng nào thì tính mạng càng an toàn chừng đó, nên bất kể ngày đêm ông cho quân cướp đường tiếp bước, mãi cho đến khi đặt chân đến Ái Tử ông mới thở phào nhẹ nhõm, phủ dụ xong bọn Phan Ngạn, ông chú tâm kiện toàn và cũng cố đất đai mới. Một mặt cho người dò sông dò núi để vẽ họa đồ nơi hiểm yếu, một mặt vẫn tiếp tục chính sách di dân lập ấp, khai hoang phục hóa. Với ý đồ ấp ủ bấy lâu là tách khỏi miền Bắc, nên chúa thường đi đây đi đó để xem phong thổ, tìm đóng đô lâu dài. Tương truyền rằng, một ngày nọ ông và tùy tùng đi vào một địa phận xã Hà Khê, nay là làng An Ninh, huyện Hương Trà, Thừa Thiên thấy một gò cao, trông xa giống như một đầu con rồng đang ngoái đầu nhìn lại, phía trước mặt là một con sông xanh biếc nước trong leo lẻo, phía sau gò là hồ rộng được thông với một con sông nhỏ. Cảnh trí quá đẹp, cho nên chúa và đoàn tì tùng dừng chân nghỉ đồng thời cho gọi dân địa phương đến hỏi han. Chúa được dân làng cho biết, cách đây ít lâu, mỗi khi đi qua gò đồi này, mọi người đều sẽ gặp một bà già đầu tóc bạc phơ, mình mặc áo đỏ vận quần xanh và nói với họ rằng chẳng bao lâu nữa sẽ có một vị chân chúa đi ngang qua đây và sẽ xây ở trên đỉnh gò này một ngôi chùa tụ long khí, bền long mạch. Vừa rồi ai cũng thấy bà già ấy báo mộng mau mau đi đón vị chân chúa. Sáng nay thức dậy thấy hóa thơm sực nức không biết là vì sao. Nghe dân làng kể lại, chúa rất mừng nên cho lệnh xây dựng một ngôi chùa thật đẹp. Để ghi nhớ điềm mộng này chúa đã đặt tên chùa là Thiên Mụ nghĩa là Bà Già Trời. Chùa được xây xong, Chúa tổ chức lễ khánh thành rất trọng thể, nhân dân được vui chơi mấy ngày trời.

    Dưới thời chúa trị vì nhân dân Đàng Trong đã sống một cuộc đời rất ấm no và thanh bình. Chỉ có một cuộc đánh nhau ở phía Nam là vào năm Tân Hợi 1611, quân Chiêm Thành từ Đồ Bàn kéo ra xâm phạm Thuận Quảng. Chúa sai tướng đem quân đánh dẹp đẩy quân Chiêm vào tận Diên Ninh, chiếm lấy đất rồi lập thành phủ Phú Yên. Đây cũng là bước đầu chúa Tiên mở rộng bờ cõi Việt Nam vào phía Nam.

    Ngày 3 tháng 6 năm Quí Sửu (1613) Chúa lâm bệnh, sai gọi thế tử Nguyên về dặn dò xong việc nhà việc nước thì Chúa băng hà, thọ 89 tuổi.

    Lúc đầu mộ Chúa táng tại Thạch Hãn, sau cải táng ở vùng núi La Khê thuộc huyện Hương Trà.

    Có thể nói, Chúa Tiên là vị chúa đầu tiên khai sáng ra triều đại nhà Nguyễn sau này.
     
    Ezio.Phan Kim Tiên thích bài này.
  6. Sally 2301

    Bài viết:
    19
    Nguyễn Phúc Nguyên (Chúa Sãi) (1613-1635) [1]

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Chữ "Phúc"

    Năm Quí Sửu (1613), Chúa Tiên tuổi già sức yếu, biết mình không còn sống bao lâu nữa mới triệu thế tử Nguyên, người con thứ sáu của Ngài, hiện đang trấn thủ tại Quảng Nam về và gọi đến bên giường dạy rằng: "Làm con phải hiếu, làm tôi phải trung, anh em phải thương yêu nhau, con mà giữ được lời dặn đó thì ta nhắm mắt cũng không ân hận gì", lại bảo: "Đất Thuận Quảng này, địa linh nhân kiện, phía Bắc có Hoành Sơn và Linh Giang, địa thế hiểm trở; phía Nam có Hải Vân Sơn và Thạch Bi Sơn bền vững. Phía Đông có biển rộn mênh mông. Núi nhiều sản vật muông thú quý hiếm, biển lắm cá tôm, thật chính là đất để con người dụng võ. Nếu muốn làm nên sự nghiệp lớn, rạng rỡ tổ tông, phải biết dạy dân, biết thương yêu dân, chăm lo và luyện sĩ tốt, có như thế mới chống được họ Trịnh, xây dựng sự nghiệp muôn đời. Nếu thế và lực mình còn yếu thì nên ẩn nhẫn chờ thời cơ thuận lợi, không nên vọng động, nên hớ lấy lời dặn của ta". Thế tử Nguyên khóc dập đầu bái lạy vâng mệnh. Ngày 3 tháng 6 năm đó Chúa băng hà, thế tử Nguyên lên kế vị, lúc đó thế tử đã 51 tuổi, quần thần tôn xưng là Sãi Vương.

    Theo sử sách ghi lại, thì trước khi Chúa Sãi ra đời có nhiều điềm lạ báo trước. Tương truyền rằng lúc mẹ ngài có thai, chiêm bao thấy thần nhân đưa cho một tờ giấy trên đó đề chữ "Phúc" ứng với mộng bà được cho chữ "Phúc". Bà ngẫm nghĩ một lúc rồi rằng nếu chỉ đặt tên "Phúc" cho đứa bé thì chỉ một mình nó hưởng, để cho nhiều người trong dòng họ được phúc bà đề nghị lấy chữ này là chữ lót. Và khi thế tử ra đời thì bà đặt tên là Nguyễn Phúc Nguyên. Và họ Nguyễn từ đó về sau đều lấy chữ Phúc làm chữ lót là như thế. Cho nên năm Quí Hợi (1563) là năm khởi đầu của chữ Phúc trong dòng họ Nguyễn tộc.


    Sửa sang nội trị, tuyển chọn nhân tài.

    Lên ngôi Chúa xong, thấy dinh chúa cũ đóng ở Vũ Xương chật hẹp, địa thế lại trống trải, nên Chúa Sãi truyền lệnh dời vào xã Phước Yên, huyện Quảng Điền lập dinh mới. Dinh mới xây dựng xong thật kiên cố bề thế, thành cao, hào sâu, bên trong bố trí rất hợp lý, nếu có giặc tấn công cũng có thể phòng thủ một thời gian dài. Về mặt nội trị, Chúa Sãi vẫn tiếp tục đường lối của Chúa Tiên để lại, dùng đức để vỗ về dân chúng, chiêu hiền đãi sĩ, tiếng lành đồn xa, những bậc hào kiệt khắp nơi đều tìm về với chúa. Chúa còn ra lệnh cho các quan lại phải tiến cử người hiền và xem đó là một tiêu chuẩn để đánh giá khả năng và sự hiểu biết của các quan. Nhờ chính sách này mà Chúa Sãi đã gặp được một nhân tài kiệt xuất đương thời là Đào Duy Từ.

    Theo sử sách ghi lại thì Đào Duy Từ vốn là con nhà xướng ca, mà đã là con nhà xướng ca thì dầu có giỏi đến đâu thì cũng không được đi thi để ra làm quan. Cũng chính vì luật lệ vô lý đó mà Đào Duy Từ ở Đàng Ngoài không được đi thi. Phần thì bực tức, phần thì buồn vì không được diệp để thi thố tài năng, nhân được nghe ở Đàng Trong các Chúa trọng đãi người hiền bất kể là thành phần giai cấp nên Đào Duy Từ lên đường vào Nam.

    Khi vào Nam, để tìm kế sinh nhai, Đào Duy Từ đã chăn trâu cho quan khám lý Trần Đức Hòa. Tác phong và hành trạng của Đào Duy Từ đã làm cho Trần Đức Hòa chú ý. Sau nhiều lần thử tài, Trần Đức Hòa biết Đào Duy Từ là một bậc kỳ tài cho nên ông nhận làm con. Đào Duy Từ thường ví mình với Khổng Minh, ông có là tập Ngọa Long Cương để nói lên cái chí của mình. Trần Đức Hòa quyết định tiến cử Đào Duy Từ cho Chúa. Trước đó TRần Đức Hòa đã đến phủ Chúa để ca tụng bài kinh bang tế thế của Đào Duy Từ với Chúa, Chúa rất bằng lòng và hẹn ngày tiếp kiến.

    Được Chúa nhận lời, Trần Đức Hòa vui sướng về báo cho Đào Duy Từ biết và sắm sửa mọi thứ để Đào Duy Từ diện kiến Chúa.
     
    Ezio.Phan Kim Tiên thích bài này.
  7. Sally 2301

    Bài viết:
    19
    Nguyễn Phúc Nguyên (Chúa Sãi) (1613-1635) [2]

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Chúa Sáng Gặp Tôi Tài

    Đúng ngày hẹn với Chúa, quan khám lý Trần Đức Hòa sắm sửa áo xiêm mũ mão cho Đào, Đào Duy Từ từ chối không chịu mặc và đội mũ mão do Đức Hòa sắm cho, ông bảo:

    - Thưa cha, con vốn chỉ là một người dân thường chưa có chức tước gì cho nên không dám mạo phạm mang áo đội mão.

    Mặc cho quan khám lý nói, Đào Duy Từ mặc đồ thường để đầu trần vào dinh Chúa để diện kiến.

    Chúa Sãi cũng đã được báo trước nên ra ngồi sẵn ở nội điện chờ cha con quan khám lý. Chúa cũng tìm cách để thử tài Đào Duy Từ. Hôm đó, Chúa mặc áo trắng, đi hia xanh, tay cầm long trượng, vai mang túi vải, ngồi vào ghế giữa điện để chờ Từ. Khi biết cha con Từ vào, Chúa đứng dậy, tay chống long trượng, vai mang túi vải ra cửa đón. Đào Duy Từ vừa bước vào ngước mặt nhìn lên thấy một người mặt mày phương phi, oai vệ, mắt sáng, mặt tươi đang nhìn mình. Từ mới quay lại hỏi cha:

    - Thưa cha, người đang đứng trên bục cửa là ai thế?

    Quan khám lý đáp rất khẽ vào tai Từ:

    - Đó là Vương thượng, con mau cúi xuống lạy chào đi.

    Đào Duy Từ nghe cha nói thế chỉ nhếch mép cười, rồi bỗng nhiên quay gót trở ra. Quan khám lý thấy vậy chạy theo níu áo Từ lại và quở rằng:

    - Chúa thượng nghe cha tâu, rất trọng con mới ngự ra để đón, sao con lại có cử chỉ vô lễ thế?

    Đào Duy Từ lễ phép đáp:

    - Thưa cha, người mà cha nói đúng là Chúa thượng rồi, nhưng cách phục sức của chúa hôm nay không phải là để đón một hiền tài, mà đây là cách phục chức của người sắp đi dạo chơi với cung tần mỹ nữ của Ngài. Nếu con đến lạy chào Ngài, vô tình con đã mang tội phạm thượng, vì chào không đúng lúc, làm mất thì giờ của Ngài, vì thế con không dám lạy chứ con có tội tình gì đâu mà cha quở mắng con?

    Nghe Từ biện bạch, quan khám lý lại càng giận và to tiếng gắt mắng. Duy Từ chỉ cười chứ không chịu quay lại chào. Chúa Sãi vốn là người rất thông minh, vả lại Ngài cũng chỉ định thử tài Từ, nên khi thấy hai cha con Duy Từ cãi nhau, Chúa đã hiểu ý nên vội vã trở vào trong thay đổi y phục rồi trở ra, sai quan đem áo mũ ban cho Duy Từ và cho mời Duy Từ vào diện kiến. Vừa gặp nhau, Chúa tôi chuyện vãn thật vương đắc, khác nào cá gặp nước. Từ đó, Chúa Sãi giữ Từ bên cạnh để tham mưu cho Ngài. Đào Duy Từ đem hết sở học của mình để giúp Chúa Sãi thực hiện ý lớn.


    Đọ trí với Chúa Trịnh

    Dưới sự trị vì của Chúa Sãi, Đàng Trong ngày càng hùng mạnh, các nước lâng bang như Chiêm Thành, Chân Lạp đều thần phục và hàng trăm tuế cống.

    Nhờ bản thân Chúa tài giỏi, biết người biết việc, nhờ chính sách chiêu hiền đãi sĩ nên dưới thời Chúa, ngoài Đào Duy Từ, còn tập trung nhiều bậc hiền tài như Phúc Kiều, Nguyễn Đình Hùng, Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Hữu Tiến v. V..

    Việc miền Nam hùng mạnh là một nỗi lo cho các Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài. Vì thế năm Canh Thân (1620), họ Trịnh lấy cớ nạp cống trễ đem quân quấy phá mặt Bắc. Chúa đích thân đem binh chống lại và từ đó đoạn tuyệt với Đàng Ngoài. Họ Trịnh căm giận vô cùng.

    Năm Đinh Mão (1627), Trịnh Tráng lại cử quân tiến đánh phía Bắc nhưng bị thua phải kéo quân về. Đến năm Kỷ Tỵ, họ Trịnh lại muốn xâm lấn Đàng Trong. Để có cớ, họ Trịnh sai sứ vào vờ phụng chỉ vua Lê sắc phong cho Chúa. Âm mưu đó bị Đào Duy Từ phát hiện. Nhưng Đào Duy Từ khuyên Chưa cứ nhận sắc phong rồi tương kế tựu kế. Nghe lời Đào Duy Từ, Chúa chịu nhận sắc phong và hứa sẽ hàng năm tuế cống như trước. Sau khi phái đoàn sứ giả họ Trịnh về, theo lời khuyên của Đào Duy Từ, Chúa cho huấn luyện lại sĩ tốt, cho quân đóng giữ ở nơi quan yếu. Chúa còn ra lệnh cho Đào Duy Từ xây lũy Trường Dục, Nhật Lệ và Trường Sa vô cùng kiên cố, tạo thành thế vững chắc cho Đàng Trong. Sau khi thấy lực lượng của mình đã hùng hậu, theo mưu của Đào Duy Từ, năm Canh Ngọ (1630), Chúa sai làm một chiếc mâm hai đáy, trên để phẩm vật còn đáy dưới bỏ sắc phong của vua Lê. Chúa lại sai Văn Khuông làm trưởng đoàn, dẫn một phái đoàn mang phẩm vật ra Bắc tiến cống. Khi khởi hành Đào Duy Từ gọi riêng Khuông lại và dặn kế thi hành. Khuông nhận lệnh cùng phái đoàn ra đi. Đến Thăng Long, phái đoàn được vua Lê, Chúa Trịnh tiếp đón nồng hậu. Nhờ tài ăn nói, Lại Văn Khuông đã trả lời khôn khéo các câu chất vấn mang tính dò hỏi của vua Lê, Chúa Trịnh và quần thần. Để khoe sự giàu có hùng mạnh của mình, Khuông và phái đoàn được Chúa Trịnh cho đi thăm kinh đô và nơi luyện quân cùng các nơi khác. Khuông và phái đoàn ngày ngày đi thăm kinh đô cũng giả bộ như tấm tắc khen sự hùng cường của Đàng Ngoài, Chúa Trịnh rất vừa ý nên dần dần không để ý gì cả. Lợi dụng lúc Chúa Trịnh không để ý, lại được lời dặn của Đào Duy Từ, một ngày nọ Khuông giả bộ dẫn phái đoàn đi thăm kinh đô, rồi bất thần vộ vã lên thuyền trốn về Nam. Đến chiều tối không thấy Khuông về, quan phụ trách quán dịch sinh nghi mới bẩm lên với Chúa Trịnh. Chúa Trịnh nghi ngờ có điều gì mờ ám nên ra lệnh lấy tất cả các phẩm vật tuế cống để kiểm soát. Khi kiểm mới phát hiện ra chiếc mâm đồng hai đáy. Chúa Trịnh tức giận cho phá chiếc mâm thì thấy bên trong là một tờ sắc phong của vua Lê và một bài thơ như sau:


    Mâu nhi vô địch

    Mịch phi kiến tích

    Ái lạc tâm trường

    Lực lai tương địch.

    Chúa Trịnh cùng cả triều thần chuyền nhau đọc bài thơ nhưng chẳng ai hiểu bài thơ ý gì cả. Cuối cùng Chúa Trịnh phải mời Phùng Khắc Khoan, biệt hiệu là Trạng Bùng đến để đọc và giải.

    Đọc xong 4 câu thơ, Phùng Khắc Khoan mới tâu với chúa:

    - Bẩm, bốn câu thơ này chẳng có ý nghĩa gì hết, chẳng qua đây là một lối chơi chữ phân tích của Đào Duy Từ mà thôi.

    Chúa hỏi: Thế thì 4 câu này và cái sắc phong kia có liên hệ gì?

    Phùng Khắc Khoan đáp:

    - Bẩm, thần xin phép được giải thích từng câu để Chúa rõ:

    Thế rồi Phùng liền giải thích như sau.


    Câu đầu: Mâu nhi vô địch

    "Mâu" là chữ Mâu; "địch" là dấu phẩy, dấu móc. Vậy câu này là: Chữ mâu mà không có cái móc tức là chữ "" có nghĩa là tôi, ta.

    Câu 2 : Mị phi kiến tích

    Chữ "Mịch" trên chữ "bất", dưới chữ "kiến". Như vậy, nếu chữ "mịch" mà bay mất dấu vết của chữ "kiến" thì còn lại chữ "Bất"

    Câu 3: Ái lạc tâm trường

    Chữ "ái" có chữ "tâm" ở giữa, nếu để lạc mất chữ "tâm" trong lòng đi (tâm trường) thì còn lại chữ "thụ"

    Còn câu 4: Lực lai tương địch.

    Chữ "lực" cùng đối chọi với chữ "lai" tức là chữ "sắc"

    Như vậy cả 4 câu đó có nghĩa là: "Dư bất thụ sắc" tức là ý Chúa Nguyễn bảo không nhận sắc phong nên đem trả lại. Nghe xong, Chúa Trịnh giận tím mặt vì thua trí Đào Duy Từ, ra lệnh đuổi bắt Lại Văn Khuông, nhưng Lại Văn Khuông đã cai chạy xa bay. Trịnh Tráng chuẩn bị binh mã quyết sang bằng miền Nam để rửa nhục. Năm Quí Dậu (1633), Trịnh Tráng rước vua Lê nam tiến nhưng bị quân nam đánh bại phải tháo chạy về bờ sông Linh Giang (sông Gianh). Từ đó hai bên lấy sông Linh Giang là ranh giới, đào hào đắp lũy chứ không tấn công nhau nữa.

    Tháng 10 năm Ất Hợi (1635), thấy trong người không khỏe, Chúa gọi cho thế tử Nguyễn Phúc Lan và em là Nguyễn Phúc Khê vào chầu. Ngài dặn dò Phúc Lan và gởi gắm việc nước cho Phúc Khê rồi băng hà, thọ 73 tuổi.

    Lúc đầu mộ Ngài táng tại huyện Quảng Điền, sau cải táng về làng Hải Cát, huyện Hương Trà. Lăng Ngài có tên là Trường Diễn
     
    Ezio.Phan Kim Tiên thích bài này.
  8. Sally 2301

    Bài viết:
    19
    Nguyễn Phúc Lan (Chúa Thượng) (1635-1648) [1]

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Nguyễn Phúc Lan sinh ngày 5 tháng 7 năm Tân Sửu, là con thứ hai của Chúa Sãi và bà Nguyễn Thị Giai.

    Năm 1631, thế tử Nguyễn Phúc Kỳ, con trưởng của Chúa Sãi bị bệnh qua đời nên Phúc Lan được lập làm thế tử.

    Năm Ất Hợi (1635), Chúa Sãi băng hà, thể theo di huấn, Ngài được quần thần tôn lên nối vị chúa, gọi là Chúa Thượng, để giúp đỡ ngài buổi đầu, thúc phụ của Chúa là Nguyễn Phúc Khê làm cố vấn.

    Được tin Chúa Sãi băng hà, người anh em của Chúa Thượng là Nguyễn Phúc Anh, tức Dương Nghĩa hầu đang trấn giữ ở Quảng Nam, keo quân ra mưu toan phản nghịch. Để thực hiện mưu đồ, Phúc Anh phái người tâm phúc ra Bắc thần phục Chúa Trịnh và yêu cầu chúa Trịnh đem quân vượt Linh Giang đánh vào, còn y sẽ dẫn quân từ Quảng Nam đánh ra, buộc quân của Chúa phải phân tán mỏng hai đầu, rồi sai quân lính ngày đêm đắp lũy Câu Đê kiên cố để cố thủ nếu như mặt Bắc thất bại.

    Được mật báo, Chúa Thượng cho triệu thúc phụ là Nguyễn Phúc Khê vào để bàn bạc. Chúa vốn là người hiền lành, khoan hòa nhân ái nên khi thấy em làm loạn, một bên tình riêng một bên việc nước, Chúa chần chờ không quyết. Chúa khóc nói với Nguyễn Phúc Khê rằng:

    - Thưa chú, em cháu nổi loạn muốn chiếm ngôi, chẳng lẽ chỉ vì quyền lợi riêng tư của một cá nhân mà gây nên cảnh khhuynh đệ tương tàn, nồi da xáo thịt, làm khổ cho muôn dân. Xin chú thuận cho cháu nhường ngôi lại cho hắn, không biết ý chú thế nào?

    Nghe Chúa nói xong, Tường quận công Phúc Khê giận nói:

    - Anh em là tình riêng, phép nước là nghĩa lớn. Hắn là đồ xúc vật chẳng nghĩ đến cha mẹ anh em. Nay hắn đã làm loạn, lại cấu kết với kẻ thù, tội hắn đáng chết, xin Chúa cứ yên tâm, thần nguyện bắt hắn về để trị tội.

    Thế rồi, Nguyễn Phúc Khê cùng Nguyễn Phúc Yên kéo đại quân chia làm hai cánh thủy bộ tiến vào Đà Nẵng. Lúc đầu cánh thủy theo đường bể tiến vào trước, Phúc Anh dàn quân đối trận, hai bên đánh nhau ác liệt nhưng bất phân thắng bại. Bất thần bộ binh vượt Hải Vân Sơn tiến vào. Dương Sơn đốc thúc binh lính tập kích trại Phúc Anh. Phúc Anh phải bỏ trại kéo quân ra cửa biển Đại Chiêm nhưng lại bị chặn đánh ráo riết. Phúc Anh bị bắt tại trận tiền và bị giải về kinh đô trị tội. Chúa Thượng thấy em như vậy thì địnhh tha, nhưng thúc phụ Ngài là Phúc Khê cương quyết trị tội. Phúc Anh bị giết ngay tại chỗ.

    Cùng năm đó, thấy dinh cũ xảy ra quá nhiều việc bất như ý nên Chúa Thượng quyết định cho dời dinh từ Phước Yên- Quảng Điền sang làng Kim Long huyện Hương Trà. Đất Kim Long quả thật là một nơi lý tưởng để xây dựng phủ chúa. Trước mặt là sông Hương thuyền bè dễ dàng đi lại, cảnh trí lại tao nhã. Theo thư từ của các khách thương nước ngoài trao đổi với nhau thì Phủ Chúa ở Kim Long rất tráng lệ, xứng đáng là nơi phồn hoa đô hội.

    Chúa Thượng được sử sách ghi chép khá rõ bởi vì trong đời ngoài có nhiều sự việc xảy ra, nhiều lúc lung lay đến cả cơ nghiệp của Chúa ở Đàng Trong.

    Một trong những sự việc nổi bật nhất là chuyện Chúa Thượng say mê Tống Thị. Tống Thị nguyên là vợ của Khánh Quận công Nguyễn Phúc Kỳ, anh cả của Chúa, làm quan trấn thủ ở Quảng Nam. Năm 1613, ông mất, lúc bấy giờ Tống Thị còn đang trẻ, tuy đã có 3 con nhưng nhan sắc vẫn còn tuyệt đẹp. Phúc Kỳ mất, Tống Thị đem con ra ở phủ Chúa. Tống Thị vốn là người đa tình lẳng lơ nhưng ăn nói có duyên. Vì được ra vào phủ Chúa thoải mái nên Tống Thị thường gặp Chúa Thượng. Tống Thị tìm đủ mọi cách để Chúa Thượng để ý. Tiếp xúc một vài lần với Tống Thị, Chúa Thượng say mê nàng đến độ mù quáng. Cho nên, kể từ năm Kỷ Mão (1639), Tống Thị lợi dụng Chúa sủng ái mặc sức thao túng, không từ bất cứ thủ đoạn nào miễn sao thủ đoạn đó đem lại lợi lộc của cải là được. Nên chẳng mấy chốc Tống Thị có một gia tài to bậc nhất nhì ở Đế đô. Triều thần nhiều lần can gián Chúa nhưng Tống Thị dùng lời lẽ ngọt ngào quyến rũ mê hoặc nên Chúa làm lơ. Thậm chí thúc phụ Ngài là Nguyễn Phúc Khê can gián vẫn không lottj vào tai Chúa, đã thế Chúa còn dự định xây dựng cung thất nguy nga tráng lệ để chung sống với Tống Thị. Mãi về sau nhờ sự can gián vừa khéo vừa mềm mỏng, vừa cứng rắn quả quyết của Nội tán Viên hiền hầu họ Phạm, Chúa lúc bấy giờ mới dần tỉnh ngộ, xa lánh dần Tống Thị.

    Tống Thị biết toàn thể tôn tộc họ Nguyễn và triều thần căm ghét mình nên bí mật sai người tâm phúc ra Bắc xin với Trịnh Tráng đem quân vào đánh, còn mình thì sẽ đem của cải, tài sản cung đốn việc quân. Do âm mưu và những ý đồ xấu xa của Tống Thị đã dẫn đến một cuộc chiến tranh lớn ở Đàng Ngoài và Đàng Trong vào năm Mậu Tý (1648).
     
    Ezio.Phan Kim Tiên thích bài này.
  9. Sally 2301

    Bài viết:
    19
    Nguyễn Phúc Lan (Chúa Thượng) (1635-1648) [2]

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Quân Chúa Trịnh dưới quyền chỉ huy của Đô đốc Lê Văn Hiển theo đường biển phải rút về cố thủ tại lũy Trường Dục, cho người phi ngựa báo khẩn cấp về Kim Long. Chúa Thượng vội vàng sai con thứ 2 của mình là Nguyễn Phúc Tần làm đại tướng cùng với Nguyễn Hữu Tiến dẫn 100 thớt voi tức tốc ra Nam Bố Chính. Hai bên đánh nhau một trận rất lớn. Nguyễn Hữu Tiến xua 100 thớt voi ập ra tấn công. Quân Trịnh thấy voi hoảng hốt tháo chạy. Quân Chúa Nguyễn đuổi dài đến tận bên kia bờ Linh Giang mới thôi. Chúa Thượng rất mừng, bao nhiêu lương thực khí giới của quân Trịnh đều bị quân Nguyễn lấy hết, Chúa ban thưởng cho tướng sĩ rồi ngồi thuyền lớn theo đường bể trở về Kim Long. Khi về đến phá Tam Giang thì mất, nhằm ngày 26 tháng 2 năm Mậu Tý (1648). [ một vài sách sử cho rằng Tống Thị vì bị thất sủng nên đã tìm cách đánh thuốc độc giết chết Chúa Thượng]

    Có thể nói trận chiến năm Mậu Tý (1648) là một trong số hai chiến công hiển hách của Chúa Thượng.

    Một chiến công nữa trong đời Chúa Thượng là chiến công xảy ra trước đó vào năm Giáp Thân (1644).

    Theo sử sách kể lại cũng như theo Nguyễn Phúc tộc thế phá thì năm 1644, người Hòa Lan theo sự yêu cầu của Chúa Trịnh mang 3 chiếc tàu chiến bằng đồng rất lớn, trang bị vũ khí tối tân tiến vào cửa Eo (cửa Thuận An), nhưng có lẽ lúc bấy giờ cửa biển cạn nên không vào được mới đổi hướng tiến vào cửa Hàn, nổ súng suy hiếp quân ta. Đây là lần đầu tiên phải đối đầu với tàu chiến ngoại quốc nên Chúa Thượng triệu tập triều thần để bàn định. Cả triều đình chưa biết giải quyết ra sao, vì thực chất lực lượng thủy quân của ta so với giặc như trứng chọi. Để tìm hiểu thêm tình hình địch, Chúa Thượng cho gọi một người Hòa Lan đang buôn bán ở đây để hỏi. Tên này nói đại ý cho rằng, lực lượng hải hải quân Hòa Lan là một trong những lực hùng hậu nhất thế giới, "bách chiến bách thắng". Lời nói đầy hàm ý đe dọa xen lẫn khoe khoang của hắn đã làm tự ái của Chúa Thượng bị tổn thương, không cần bàn bạc nữa, Chúa ra lệnh chuẩn bị tấn công. Chúa sai thế tử Dũng Lê hầu Nguyễn Phúc Tần chỉnh đốn thủy quân nhắm cửa Hàn tiến phát và dặn Dũng Lê hầu bất cứ giá nào cũng phải đánh cho kỳ được; Chúa đích thân tiến ra cửa biển Thuận An trợ chiến. Dũng Lê hầu vội điều động 200 chiến thuyền của ta xuất phát, bản thân Dũng Lê hầu thì cầm trống thúc chiến. Chiến thuyền của ta nhỏ, nhẹ, cơ động nhanh, nên tỏa ra bốn phía vây hãm 3 chiếc chiến hạm của giặc Ôlan. Mặc cho súng đại bác trên tàu bắn xối xả, thuyền ta vẫn bám sát lấy chiến hạm của giặc bốn mặt tấn công như vũ bão. Bọn chỉ huy và lính trên 3 chiến hạm kinh hoảng trước sự chiến đấu anh dũng gan dạ của quân ta nên bắt đầu nao núng. Một chiếc tàu nhỏ nhất trong 3 chiếc liệu thế không xong quay đầu luồn lách qua chiến thuyền của ta chạy thoát ra bể. Chiếc thứ 2 cũng hốt hoảng chạy theo đâm vào đá ngầm chìm nghỉm. Chiếc thứ 3 vẫn ngoan cố chống trả dữ dội. Súng lớn súng nhỏ của chúng bắn như mưa. Nhiều chiến thuyền của ta bị trúng đạn vỡ tan. Dũng Lê hầu đốc thúc binh sĩ luồn lách len lỏi bám sát mạn tàu địch, một số nhảy lên đánh gãy bánh lái, một số nhào tới chém gãy cột buồm và bắt đầu đánh xáp lá cà, quân ta ngày càng đông dồn chúng vào thế tuyệt vọng. Tên thuyền trưởng thấy khó thoát, bèn ra lệnh cho đốt kho thuốc súng trên tàu. Một tiếng nổ dữ dội làm chiến hạm vỡ tan và bốc cháy, thiêu rụi toàn bộ binh đội của chúng ta trên tàu. Có 7 tên nhảy xuống định tẩu thoát nhưng bị thủy quân bắt được. Chiến công hiển hách này đã là nức lòng binh sĩ. Đây là chiến công oanh liệt nhất của thủy quân Chúa Nguyễn.

    Chúa Thượng băng hà khi ở ngôi được 13 năm, lăng mộ Chúa được an táng tại xã An Bằng, Hương Trà, Thừa Thiên. Lăng Chúa về sau được gọi là Lăng Trường Diên.
     
    Ezio.Phan Kim Tiên thích bài này.
  10. Sally 2301

    Bài viết:
    19
    Nguyễn Phúc Tần (Chúa Hiền) (1648-1687)

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Năm Mậu Tý (1648), sau khi họ Trịnh thắng lợi trở về, ngang phá Tam Giang thì Chú Thượng đột ngột băng hà, thế tử Dũng Lê hầu Nguyễn Phúc Tần lên thay, được triều thần tôn xưng là Hiền Vương hay Chúa Hiền.

    Chúa HIền là con thứ hai của Chúa Thượng và một bà phi họ Đoàn. Chúa sinh ngày 19 tháng 6 năm Canh Thân (1620).

    Ngay từ nhỏ, Chúa tỏ ra là một người vũ dũng, có tài thao lược, am hiểu binh pháp, thiện nghệ về thủy chiến. Khi còn là thế tử, ông từng cầm thủy quân đánh tan 3 chiến hạm của giặc Ôlan vào năm 1644 và năm 1648 cầm quân đánh lui quân Chúa Trịnh sang bờ Bắc sông Linh Giang.

    Trong thời gian ba mươi chín năm ở ngôi, ngoài việc lo xây dựng mở mang đất nước Đàng Trong, còn lại phần lớn Chúa cầm quân chống nhau với Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.

    Đại Nam thực lục ghi lại rằng năm Giáp Ngọ (1654), chú của Chúa là Nguyễn Phúc Trung nghe lời xúi giục của Tống Thị, mưu dấy loạn định cướp ngôi. Việc bại lộ, Phúc Trung bị bắt giam còn Tống Thị bị xử tử hình và tịch biên tài sản đem cấp phát hết cho quân dân. Việc là của Chúa ai ai cũng mến phục và ghi nhớ.

    Đến năm Ất Mùi (1655), để dẹp tan từ trong trứng nước ý đồ xâm lấn của Chúa Trịnh, Chúa HIền đích thân dẫn đại quân vượt sông Linh Giang tấn công phía Bắc Bố Chính. Sở dĩ Chúa phải tấn công trước vì tháng 7 năm 1655, Phạm Tất Đồng một bộ tướng của Chúa Trịnh đem quân vượt sông Linh Giang cướp bóc phía Nam Bố Chính. Do đó Chúa quyết định tấn công miền Bắc. Việc tiến quân ra Bắc làm chúa lo nghĩ nhiều. Chúa định đích thân đem quân đi nhưng lại sợ triều chính không ai trông coi. Nhiều đêm Chúa ngồi bên án thư suy nghĩ mãi không biết phó thác việc cho ai. Tương truyền một đêm nọ, Chúa tựa án thư rồi thiu thiu ngủ. Trong mơ, Chúa thấy một cụ già râu tóc bạc phơ, dáng vẻ tiên phong từ phía Nam đi lại, mình mặc áo đỏ, tay cầm một tờ giấy vẫy Chúa lại và nói: "Bấy lâu nay ta thấy nhà ngươi đêm nào cũng trằn trọc băn khoăn không biết chọn ai để giao trọng trách, nay ta có bài thơ này, ngươi hãy xem kỹ tất sẽ chọn được người mong ước chứ đừng lo nghĩ nữa mà hao tổn tinh thần". Nói rồi trao cho Chúa một tờ giấy. Chúa nhận lấy mở ra xem thì thấy một bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt như sau:


    "Tiên kết nhân tâm thuận



    Hậu thi đức hóa chiêu



    Chi hiệp kham tồi lạc



    Căn bản dã man diêu"

    Tạm dịch:

    "Trước hết lòng người thuận



    Sau khi đức hóa hay



    Cành lá tuy rơi rụng



    Cội gốc thật khó lay"

    Đọc xong chúa hỏi:

    - Lão trượng là ai mà lại đem bài thơ này trêu ta?

    Cụ già không trả lời mà chỉ nói khẽ: "Tốt, tốt". Nói rồi phất tay áo mà đi. Chúa tức giận cầm gươm đuổi theo thì vấp bực cửa, kêu thét lên một tiếng, sực tĩnh mới biết là nằm mộng. Chúa ghi lại bài thơ trong mộng và suy nghĩ mãi cho đến khi trời sáng hẳn mới hiểu đôi chút về ý nghĩa hai câu đầu.

    Hai chữ sau của hai câu đầu ứng vào hai người trong dinh Chúa: Một văn và một võ. Cả hai đều có tài. Đó là Thuận nghĩa hầu Nguyễn Hữu Tiến, trí dũng song toàn, đời nay hiếm có và một người nữa Chiêu vũ hầu Nguyễn Hữu Dật, có cơ mưu, tài sánh Đào Duy Từ. Chúa nghĩ chắc là thần đã báo mộng cho mình biết muốn tấn công miền Bắc, nên Chúa cho mời hai người đến để bàn kế hoạch xuất quân.

    Tháng 11 năm 1655, Chúa phong Nguyễn Hữu Tiến là Tiết chế, Nguyễn Hữu Dật là Đốc chiến, dẫn đại quân ồ ạt vượt Linh Giang tấn công vào Bắc Bố Chính. Đây là lần tấn công duy nhất của Chúa Nguyễn vào đất Bắc. Quân của Chúa Nguyễn đánh rất hăng, chỉ trong một thời gian ngắn đã chiếm được 7 huyện phía Nam sông Linh Giang. Chúa Trịnh vội vã củng cố lực lượng, sai Trịnh Trương thống lĩnh quân sĩ vào kinh lược Nghệ An, lập phòng tuyến chống giữ.

    Kể từ năm 1655 đến năm 1661, quân hai bên đào hào đắp lũy để thừa cơ tấn công nhau, hai bên đều ở trong thế giằng co. Nhưng vào năm 1661, do sự bất hòa giữa Nguyễn Hữu Dật và Nguyễn Hữu Tiến, cũng như do quyết tâm lấy lại đất của Chúa Trịnh, cuối cùng quân Chúa Nguyễn phải bỏ 7 huyện đã chiếm được rút về bờ Nam sông Linh Giang (sông Gianh) làm ranh giới và không bên nào tấn công bên nào nữa.

    Về mặt Nam, năm Quý Tỵ (1653), vua Chiêm là Bà Tấm đem quân xâm phạm phủ Phú Yên, Chúa phái hai tướng là Hùng Lộc và Minh Vũ đem 3000 quân vào đánh dẹp, Bà Tấm thua xin cắt đất thần phục. Chúa cho thành lập hai phủ mới là Thái Khang (Ninh Hòa) và Diên Ninh (Diên Khánh). Như thế địa giới của Chúa Nguyễn dưới thời Chúa Hiền đã đến tận Phan Rang ngày nay.

    Dưới thời Chúa, ngoài việc mở rộng bờ cõi về phía Nam bắt hai vua Chân Lạp phải thần phục và hàng năm triều cống, Chúa Hiền còn cho Dương Ngạn Địch một người Trung Hoa gốc triều Thanh đem hơn 3000 người và 550 chiến thuyền đến xin nhập cư. Chúa an ủi phủ dụ và cho vào trấn đóng ở Gia Định, chẳng bao lâu Gia Định trở thành một nơi sầm uất, trù phú, thuyền buôn nước ngoài vào ra buôn bán đông đúc, tấp nập.

    Dưới thời ngài trị vì có thể nói dân Đàng Trong được sống một thời gian dài thanh bình no ấm. Ngài vốn vẫn là người mộ đạo Phật. Năm Đinh Mùi (1667) nhân đi chơi ở cửa Tư Dung (Tư Hiền) thấy ở đây cảnh trí đẹp, lại có một hòn núi nổi lên giữa đầm rộng, cây cối tốt tươi, ngài cho dựng ngay một ngôi chùa trên núi lấy tên là Chùa Hoa Vinh, nay gọi là chùa Túy Vân, một ngôi chùa cổ nổi tiếng.

    Ngày 13 tháng 3 năm Đinh Mão (1687) Chúa yếu, cho triệu hoàng tử thứ hai là Nguyễn Phúc Thái đến và dặn rằng:

    "Ta bình sinh vào ra nguy hiểm để giữ nước, giữ nhà, nối ngôi phải sửa thêm nhân chính cho yên bờ cõi. Các quan văn võ đều do ta cất dùng để mưu mọi việc, đừng để cho bọn tiểu nhân lẻn vào". Dặn xong hoàng tử và triều thần thì ngài băng hà, thọ 68 tuổi.

    Có thể nói Chúa Hiền là người trí dũng, trong suốt 39 năm ở ngôi Chúa ngài đã thực hiện nhiều việc lớn như mở rộng thêm bờ cõi về phía Nam. Chấm dứt cuộc chiến tranh giữa hai họ kéo dài suốt 45 năm; thực hiện được nhiều công cuộc khai hoang phục hóa, di dân lập ấp trên qui mô lớn. Nhờ vậy, Đàng Trong ngày càng giàu mạnh hơn trước.

    Chúa mất, lăng được táng tại làng Hải Cát, Hương Trà, về sau lăng ngài được gọi là Trường Hưng.
     
    Ezio.Phan Kim Tiên thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...