Chương 10 Hidden Content: **Hidden Content: You must click 'Like' before you can see the hidden data contained here.**
Chương 11 Bấm để xem Đám tang thằng Trọng đã xong, cái Trang nghỉ học đúng năm ngày, suốt thời gian diễn ra lễ tang, nó và cái Trang không nói chuyện với nhau lần nào, nói đúng hơn là tránh không gặp nhau.. Có những biến cố xảy ra khiến con người ta thay đổi đi những thói quen tưởng chừng như không bao giờ có thể bỏ được. Từ ngày em cái Trang mất, nó đã đến trường bằng một con đường khác, con đường trước kia nó vẫn đi qua cổng nhà cái Trang thì nay nó đi vòng ra sau lưng làng, men theo cánh đồng để ra đường quốc lộ, cảnh vật có sự khác biệt nhưng lòng người thì vẫn chẳng có gì khác hơn, trong lòng nó lúc này là một cục đá đang đè nặng.. Buổi chiều, nó được nghỉ học, cũng không đi đâu mà chỉ quanh quẩn ở nhà - Con đang làm cái gì thế? Nó quay lưng lại, là mẹ nó, nó nhìn mẹ không nói gì, hai tay nó nắm chặt lấy chiếc cần câu mà nó vẫn thường cùng em cái Trang lặn lội những buổi chiều câu cá - Sao con lại bẻ cái cần câu? Chiếc cần trong tay nó gãy rời làm nhiều khúc - Cái cần hỏng rồi mẹ, hôm nào con sẽ làm một cái khác Có lẽ khi trong lòng có quá nhiều suy tư dồn nén thì con người ta cần làm gì đó để giải tỏa, kể từ bây giờ nó vẫn sẽ sống tiếp những ngày vui vẻ nhưng không phải là toàn bộ vì bên trong nó luôn có một phần day dứt, đó là phần ký ức về thằng Trọng.. Thời gian ở trên lớp, thi thoảng nó lại quay sang chỗ ngồi của cái Trang đang trống, nó ngồi trong lớp nhưng không hề chú tâm vào bài giảng, nhưng giáo viên cũng không có lý do gì không hài lòng về nó vì đơn giản việc nó làm chỉ là ngồi im lặng.. Buổi sáng, sau khi gửi xe xong, nó xách cặp đi lên lớp, ngồi vào bàn và chờ đợi - hôm nay là ngày cái Trang đi học trở lại sau đám tang - ngày hôm nay cũng là ngày mà nó chủ động đi sớm. Lần lượt từng người bước vào lớp, nhưng người nó chờ đợi vẫn chưa thấy. Nhưng cuối cùng thì cái Trang cũng xuất hiện, vừa thoáng nhìn thấy cái Trang bước vào lớp, nó giả vờ lấy trong cặp một quyển vở và bắt đầu ghi chép như một hành động tránh né, bao giờ cái Trang cũng bảo nó đứng dậy và tạm thời bước ra để vào chỗ ngồi vì nó ngồi ở đầu bàn còn cái Trang ngồi ở giữa. Nó ngẩng đầu lên thì hơi bất ngờ nhưng ngay sau đó là cảm giác chấp nhận, cái Trang đi vòng qua dãy bàn sát ngoài cửa ra vào và ngồi ở cuối lớp. Tiết đầu tiên là tiết của cô Mai và cô thông báo ngay về việc có những sự điều chỉnh về chỗ ngồi trong lớp. Bắt đầu từ bây giờ nó sẽ ngồi cạnh một người không phải là cái Trang, vậy cũng tốt
Chương 12 Bấm để xem - Em chào thầy ạ! - Chào em, lâu rồi không thấy em đến đọc sách - Dạo này em cũng hơi bận - Vậy à, mới có người tặng thầy quyển sách này, nó nói về sự phát triển của thơ ca.. Đó là một tiệm sách cũ ở trong một con ngõ nhỏ dưới trung tâm huyện, đây cũng là nơi nó trau dồi vốn thi ca, vốn chính là nền tảng, nhà thơ phải có vốn thơ, đúng như tên gọi, nơi đây lưu giữ những cuốn sách cũ - một phương tiện giao tiếp giữa con người của các thời đại, quy luật của cuộc sống con người là sinh lão bệnh tử, tác phẩm là cách mà một nhà thơ tâm sự với độc giả của mình. Chúng ta không thể quay ngược thời gian về quá khứ để mà đàm đạo với các bậc tiền bối đi trước, chúng ta nói chuyện với họ bằng cách đọc các tác phẩm của họ, để hiểu hoàn cảnh của tác giả, nỗi lòng của tác giả, cách mà tác giả nhìn cuộc sống dưới con mắt của họ, có những câu hỏi các bậc thi nhân đặt ra cho hậu thế đến nay vẫn chưa có câu trả lời và sứ mệnh của một nhà thơ chân chính suy cho cùng cũng là giải đáp và làm phong phú thơ ca Tiệm sách do một thầy giáo dạy văn ở trường của nó đã nghỉ hưu mở, thầy là người thích đọc sách xưa, ở đây có những quyển chỉ mình thầy có. Nó nhìn qua một lượt các cuốn sách trên kệ, hầu hết các quyển, giấy đều đã chuyển sang màu vàng nhạt, bìa có dấu chuột cắn, tất cả đều phủ màu lớp bụi của thời gian.. Có lần nó hỏi thầy: - Thầy ơi, con đường của một thi sĩ gồm những giai đoạn nào? - Theo em cuộc sống của một người bình thường gồm những giai đoạn nào? - Có phải là sinh, lão, bệnh, tử không thầy - Vậy có gì khác giữa cuộc sống của một nhà thơ và cuộc sống của một người bình thường? - Em nghĩ điều khác nhau cơ bản giữa một nhà thơ và một người bình thường đó là nhà thơ thì làm thơ - Con đường của một thi sĩ là con đường thơ, con đường đó gắn liền với cuộc đời của em và khi em không còn trên thế giới này nữa thì thậm chí con đường thơ vẫn tồn tại, nó như một bức tranh chung theo chiều của thời đại từ quá khứ đến tương lai mà mỗi nhà thơ ở mỗi thời đại là một nét vẽ vào bức tranh tổng thể đó - Con đường đó có gian nan không ạ? - Nó sẽ do cách mà em nhìn nhận vấn đề nhưng chẳng phải nếu như càng gian nan thì nó lại càng đáng trân trọng hay sao Có lần nó ghé vào tiệm khi trời mưa, nó hỏi thầy một câu hỏi mà nó đã nung nấu trong lòng suốt bấy lâu, một câu hỏi cũ nhưng chưa bao giờ cũ: - Thầy ơi, thế nào là một nhà thơ chân chính? - Con đường của một nhà thơ chân chính nằm trong trái tim em. Cuộc sống có rất nhiều sắc thái, có vui, có buồn, có thương, có nhớ, có xấu, có tốt, có chân thành, có giả dối, những giá trị tốt đẹp của một con người thì dù trải qua bao nhiêu biến cố sẽ càng bộc lộ rõ chứ không phải là đánh mất đi Dường như mỗi lần nó ghé tiệm sách của thầy là đều mang theo một câu hỏi và lần này cũng không phải ngoại lệ, nó hỏi thầy: - Thầy ơi, điều gì xảy ra khi một nhà thơ chết đi? Người thầy giáo già tháo chiếc kính trên khuôn mặt không thiếu những nếp nhăn: - Nhà thơ có thể chết nhưng các tác phẩm của họ thì không..
Chương 13 Bấm để xem - Anh ơi, thế nào là một nhà thơ chân chính? - đang câu cá, thằng Trọng đột nhiên hỏi nó Trí óc của trẻ con là vậy, nó chứa đựng những sự tò mò vô tận về thế giới và một khi đã khơi dậy điều đó thì một đứa trẻ sẽ giống như một vị quan tòa sẽ chất vấn đến cùng vậy, và đến một lúc nào đó nó bất giác giật mình vì những câu hỏi tưởng như ngây thơ của trẻ con lại không hề dễ trả lời, vấn đề mà cậu bé hỏi nó thực sự hóc búa mà có lẽ nó sẽ phải dành cả cuộc đời để mà dày công nghiên cứu - Câu hỏi của em thật sự thú vị Khi nghe cậu bé hỏi như vậy thì trong đầu nó đã liên tưởng ngay đến một tiệm sách cũ, một người thầy giáo già đã về hưu, nhất định lần tới ghé tiệm nó sẽ phải hỏi thầy câu hỏi đó, nó nhẩm đi nhẩm lại hai ba lượt để ghi nhớ. Bàn về thơ thì có mà bàn cả đời, những người bạn thơ gặp nhau, chỉ cần một ấm trà là đã có thể nói chuyện từ đêm đến sáng, họ nói chuyện cứ như thể quên đi thế sự, có chăng chỉ có một thứ có thể cắt đứt câu chuyện của họ - Cái có thể cắt đứt câu chuyện của họ là cái gì vậy anh? - thằng Trọng hỏi - Ờ thì.. Đó là cơn đói bụng - Có thực mới vực được đạo - Đúng thế Hôm nay cậu bé câu được một con cá kim sa, một loại cá rất khó câu, cậu bé khoe với nó. Sở dĩ cá kim sa khó câu là vì loài cá này có nguồn gốc từ dòng sông Nam Hạ, chỉ một số ít con cá kim sa bị lạc dòng chảy nên mới mắc kẹt ở mương nước. - Cá kim sa khó câu là vì nó không ăn mồi bình thường - Nó ăn dế hả anh? - Không, nó ăn thịt người - Con cá bé bằng cái lá chanh thì ăn thịt người làm sao được - Nó ăn thịt của những người đã gieo mình xuống dòng sông Nam Hạ Cậu bé bất giác đánh rơi con cá xuống cái xô và lùi lại một bước chân như để giữ khoảng cách. Đối với cậu bé bây giờ con cá là một sinh vật nguy hiểm - Thật thế hả anh? - Nếu em không tin thì có thể mang nó về, sau đó lấy dao cạo sạch lớp vảy cá bên ngoài, em sẽ thấy da của nó giống như da người - Trước đây em đã từng ăn nó rồi - cậu bé hơi lo lắng - Ăn cá kim sa thì chẳng khác nào ăn thịt những người đã gieo mình xuống.. Nó chưa kịp nói hết câu thì cậu bé hét lên và lấy tay bịt tai lại, nó thấy cậu bé hơi hoảng - Em sợ à? - Vâng - Bây giờ em cảm thấy như thế nào? - Em thấy trong người hơi buồn nôn khi nghĩ lại lúc ăn con cá - Nhưng đó chưa phải là điều đáng sợ nhất - Vẫn còn nữa à anh? - Ừ, em có muốn biết không? - Có, anh nói em nghe với - Đó là những gì anh nói với em về con cá kim sa là xạo đó, anh đùa thôi - Nó nhìn cậu bé và cười đắc ý Cậu bé thì bị dọa một phen hú vía. - Thật ra là có một giai thoại về con cá kim sa - Lần này anh lại nghĩ ra câu chuyện gì nữa để dọa em - Lần này là thật. Có hai điều kiện để con cá kim sa ăn mồi - Điều kiện gì thế anh? - Điều kiện thứ nhất là dòng nước phải chảy đủ nhanh, vì nó sống ở sông quen rồi - À, ra là thế - Cậu bé thích thú - Điều kiện còn lại là gì ạ? - Điều kiện còn lại là bầu trời phải trong xanh - Sao lạ vậy anh? - Nghe hơi vô lý đúng không? - Anh giải thích lý do đi! - Lý do là khi con cá kim sa ăn mồi thì nó thường ngắm nhìn bầu trời, bầu trời trong xanh phản chiếu xuống mặt nước và sự chuyển động của dòng nước làm cho con cá như đang bay lượn trên bầu trời vậy. - Cá bay trên bầu trời? - cậu bé tò mò - Đúng thế, có thể ước mơ của nó là được một lần bay lượn trên bầu trời rộng lớn. Cá kim sa cũng giống như nhà thơ vậy, nhà thơ thích được tự do - Em làm gì vậy? - Em sẽ thả nó - Sao vậy? - Thì như anh nói đó, nhà thơ thích tự do Nó và cậu bé nằm ra mặt cỏ, đối mặt với bầu trời trong xanh. Nó quay sang thấy bầu trời phản chiếu trong mắt cậu bé. Nó thấy cậu bé đưa tay lên không trung như để chạm vào một cái gì đó - Em đang làm gì vậy? - Giá mà em và anh có thể đưa tay chạm tới bầu trời xanh kia - Bầu trời chứ đâu phải cái trần nhà Trong suốt cuộc đời của một con người liệu có bao nhiêu lần người ta sống chậm lại và ngước nhìn lên. Hãy chọn một ngày đẹp trời, đặt lưng xuống bãi cỏ và mở mắt, mọi thứ sau đó dường như là khó có một từ ngữ nào có thể diễn tả.. - Thôi chết - Sao vậy ạ? - Anh vừa quên mất câu thơ khi nãy nghĩ ra Nhà thơ đôi khi là vậy, quên một câu thơ do chính mình nghĩ ra, không buồn nhưng trong lòng cứ luôn có một cảm giác tiếc nuối