CLB Cá cảnh - Bể cá thủy sinh

Thảo luận trong 'Dân Gian' bắt đầu bởi Thanh Trắc Nguyễn Văn, 15 Tháng bảy 2021.



  1. Nuôi Tôm Cảnh Làm Cá Cảnh

    1. Hồ nuôi tôm

    Tôm càng cần 1 cái bể với độ pH 7.0 (trung tính) có nhiệt độ từ 70 - 75 độ F. Không sử dụng 1 bể nuôi cá có nhiệt độ cao với sinh vật này.

    Ngoài ra, bể phải có oxi, có lọc. 1 con tôm cần 5 đến 10l nước cho riêng mình (ví dụ hồ 40x40x40 = 64 lít = số lượng khuyến khích nuôi trong hồ là 6 con).

    2. Không khuyến khích bạn đặt nhiều tôm trong bể nhưng nếu bạn làm, bạn phải chắc chắn bọn nó có đủ không gian riêng và đủ chỗ ẩn nấp. Ngoài ra, nếu ban có quá nhiều tôm trong bể, chắc chắn bọn nó sẽ giết lẫn nhau.

    Ngoài sự bão hòa oxi, bạn sẽ phải cần máy sục khí hay tạo bọt khí trong hồ của bạn.

    Hãy chắc chắn rằng thay nước mỗi tuần để giữ hồ luôn trong sạch.

    Lưu ý: Không đặt vỏ sò, san hô trong bể, điều này sẽ ảnh hưởng đến pH của nước.

    Thực hiện thay nước thường xuyên, ít nhất 2 lần mỗi tuần. Luôn luôn khử clo trước khi thay nước.

    Lưu ý: Không được sử dụng lọc đáy vì tôm thích đào, nó có thể kẹp hoặc bị kẹt vào vỉ lọc đáy.

    3. Cách làm hồ sao cho tôm của ban được thoải mái.

    Tôm thích đào hang và lẩn trốn đại khái là thích bóng tối, vì vậy bạn phải tạo ra 1 môi trường thuận lợi cho việc này.Bạn có thể cho thêm vào bể 1 cái lâu đài cao, ống nhựa PVC, đá, thực vật.

    Mấy con tôm này thích leo lên trên những thứ này nhưng những thứ thực vật thì nó sẽ ăn rất nhanh.

    Cố gắng giảm thiểu ánh sáng trong hồ vì tôm thoải mái hơn khi không có nhiều đèn.

    4. Cách nuôi tôm.

    Tôm cần loại thức ăn chìm như là 1 cây đinh (dạng thanh dài dài để nó dễ gắp). Loại thức ăn chìm cho tôm là thích hợp. Nó cũng thích ăn rau hoặc thứ gì bị mục nát (lá bàng mục chẳng hạn).

    Nếu nuôi chung với cá, tránh để cá ăn quá nhiều thức ăn của tôm. Chắc chắn rằng bạn thả đủ các thanh thức ăn chìm xung quanh nơi trốn của nó và đảm bảo nó nhận ra được điều đó.

    Thức ăn thực vật của tôm có thể là lá bắp cải, bí xanh, hoặc đậu hà lan bóc vỏ....

    Tôm cũng có thể ăn được 1 số loại thực phẩm đông lạnh như là bo bo, sâu, cá đông lạnh và tôm nước mặn.

    5. Giữ tôm của bạn an toàn với các loài cá khác.

    Tôm có thể sống với các loài cá khác miễn là không sống chung với các loài cá chuột, tôm cũng có thể giết những cá con cá quý đắt tiền của bạn như cá ba đuôi, cá ping pong, cá hạc đỉnh hồng, bảy màu...

    6. Chăm sóc tôm của bạn khi nó lột vỏ.

    Theo thời gian, tôm sẽ lột vỏ, lúc đó là lúc nó dễ tổn thương nhất. 1 số bạn sẽ bỏ vỏ của nó, tốt nhất là không nên bỏ vỏ của nó đi vì tôm có 1 sở thích là ăn vỏ nó, điều này sẽ giúp nó tăng cường và phát triển bộ vỏ mới. một số bạn thậm chí còn đặt riêng tôm của mình sang 1 cái hồ riêng để bảo vệ nó trong khi nó đang lột vỏ.

    (Video Thanh Trắc Nguyễn Văn)


    [​IMG]
     


  2. Cá Thần Tiên Ai Cập Nét Đẹp Huyền Bí

    Cá thần tiên ai cập có tên tiếng anh là Orinoco Angelfish

    - Tên thông thường: thần tiên Ai Cập, còn gọi là Orinoco Angelfish

    - Tên Khoa học: Pterophyllum altum

    - Họ: Cichlidae

    - Xuất xứ: Nam Mỹ

    - Kích thước tối đa: 20 cm

    - Thức ăn: ăn tạp, tuy nhiên rất thích mồi sống

    - Tầng sống: thích nghi rộng

    - Môi trường nước nơi khai thác rất mềm.

    - Nhiệt độ: 28-30 C

    - pH: 5,5 - 7

    - Khó phân biệt giới tính.

    - Là loại cá sống bầy đàn được cho là hiền lành thích hợp nuôi trong môi trường thủy sinh tuy nhiên khi chúng đói chúng có thể ăn thịt những loại cá nhỏ hơn và ăn cả rong rêu.


    (Video Thanh Trắc Nguyễn Văn)

    [​IMG]
     
    chiqudoll thích bài này.


  3. Cá Bình Tích Máy Đẻ Siêu Khủng - Molly Balloon

    Dấu hiệu cá bình tích sắp đẻ:

    Thông thường với các loại cá nói chung và cá bình tích nói riêng sắp đẻ thường núp vào nơi tối, rậm rạp như rong, rêu, đá, cây thủy sinh.. và rất dữ. Khi cá nào lại gần khu vực đó thì cắn liền, không cần biết đó là loại cá nào; có một dấu hiệu khác nữa là khi cá trống theo đuôi cá mái cứ cắn miết, cá mái trốn chạy là cá sắp đẻ.

    Chuẩn bị cho cá bình tích sinh sản:

    Cá bình tích khi trưởng thành sẽ sinh sản, cá đẻ con, cá con mới đẻ ra là biết bơi liền tuy nhiên chúng còn hơi yếu và bơi như con lăng quăng làm mấy con cá lớn khác tưởng ấu trùng và ăn cá con.

    Cá bình tích con mới đẻ nằm dưới đáy, một số con đẻ non cái bụng bị lòi ra ngoài sẽ chết sau ít phút.

    Khi bụng cá bình tích lớn là khi chúng sắp đẻ, bạn cần chuẩn bị:

    Vớt cá mẹ ra một hồ cá nhỏ riêng đã chuẩn bị sẵn nước.

    Mọi việc bạn cần làm là tạo một không gian yên tĩnh cho cá đẻ con, không nên để cá trống chung vào với cá mái sắp đẻ và đồng thời không để máy lọc nước, mọi sự chấn động quấy rầy cá mái vào thời điểm này đều có thể khiến cá bình tích bị sẩy thai chết cả cá mẹ lẫn cá con mới đẻ hoặc may mắn giữ mạng được một trong hai.

    Sau khi cá đẻ bạn cần cẩn thận vớt cá mẹ ra đề phòng một số con ăn con của chúng, sau một đến 2 ngày sau cá con có thể ăn được bo bo hoặc lòng đỏ trứng gà, bạn nên cho cá con ăn vừa đủ tránh thức ăn thừa gây dơ nước và chết cá. Sau một thời gian có thể sử dụng thức ăn viên bóp nhỏ ra cho chúng ăn cho đến khi lớn.

    Để chuẩn bị cho những chú cá con ra đời bạn cần phải có một môi trường và cách nuôi cá bình tích thật tốt để chúng có thể lớn và phát triển một cách bình thường.


    (Video Thanh Trắc Nguyễn Văn)

    [​IMG]
     
    chiqudoll thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...