CLB Cá cảnh - Bể cá thủy sinh

Thảo luận trong 'Dân Gian' bắt đầu bởi Thanh Trắc Nguyễn Văn, 15 Tháng bảy 2021.



  1. Cá chạch rắn culi (Kuhli Loach) là một loài cá cảnh nước ngọt có hình dáng giống lươn thuộc họ cá chạch rất được giới chơi hồ cá thủy sinh ưa chuộng. Nó còn có tên gọi là cá chạch culi khổng lồ, cá chạch nhớt và cá chạch da beo.

    Loài cá này bắt nguồn từ Đông Nam Á mà cụ thể là Borneo, Java, Malaysia, Singapore, Sumatra và Thái Lan. Chúng sinh sống trong những dòng sông chảy chậm và những dòng suối trên núi.

    Cá chạch rắn culi là một loài cá sống thành đàn và thường sinh sống thành từng nhóm nhỏ bơi sát đáy nơi chúng kiếm ăn xung quanh các chướng ngại vật dưới nước. Trong tự nhiên, chúng sống ở những nơi có đáy cát và nước chảy chậm.

    Loài cá này có hình dáng khá giống lươn và miệng của nó được bao quanh bởi bốn cặp râu. Vây của chúng khá nhỏ và vây lưng nằm rất gần với đuôi. Trên thân của cá chạch rắn culi có từ 10-15 vạch đứng có màu chuyển dần từ nâu đậm sang đen và khoảng cách giữa các vạch có màu chuyển dần từ hồng da cam sang vàng.

    Mắt của chúng được che phủ bằng một lớp da trong suốt. Cá chạch rắn culi thành thục sinh dục khi đạt chiều dài là 7 cm. Nó phát triển lên đến 10 cm chiều dài và có thể sống đến khoảng 10 năm.

    Cá cái thường to hơn và nặng nề hơn cá đực. Cá đực trưởng thành có vây ức dày và phân nhánh rõ ràng hơn cá cái. Trong tự nhiên, chúng thường đẻ trứng tập thể trong môi trường nước nông.

    Bạn nên nuôi cá chạch rắn culi trong hồ có thể tích tối thiểu 60 lít được cung cấp đầy đủ ô-xi. Đây là một loài cá cảnh thường hoạt động ở đáy hồ nơi chúng tìm thức ăn.

    Trong tự nhiên cũng như trong điều kiện nuôi nhốt, chúng năng động nhất vào buổi chiều và buổi tối nhưng vào ban ngày chúng thường trốn vào hang hoặc những nơi trú ẩn khác.

    Hồ cá của bạn nên được đậy kỹ để tránh cá nhảy ra ngoài. Bạn cũng nên trồng cây thủy sinh trong hồ để tạo nơi trú ẩn cho chúng. Đá, gỗ driftwood và hang là những đồ trang trí lý tưởng cho hồ nuôi cá chạch culi.

    Cũng giống như các loại cá khác, hồ nuôi cá chạch culi nên có thông số nước thích hợp. Nhiệt độ nước nên nằm trong khoàng 24-30°C và độ pH trong khoảng 6, 0-6, 5.

    Cá chạch rắn culi rất hiền hòa và nên được nuôi thành nhóm có từ 3 con trở lên. Bạn không nên nuôi chúng chúng với những loài cá lớn và hung hãn như Cichlid, Corydora, Rasbora và Gourami.

    Cá chạch rắn culi thích ăn thức ăn tươi sống như trùng huyết, lăng quăng, trùng chỉ và động vật phiêu sinh. Nó cũng có thể ăn nhiều loại thức ăn khác như thức ăn đông lạnh, sấy khô, dạng viên và dạng vảy.

    Bạn nên cho chúng ăn những thức ăn nhỏ có thể chìm xuống đáy và nên cho ăn vào buổi tối vì đây là loài cá hoạt động về đêm. Chúng nên được cho ăn thức ăn tươi sống hoặc đông lạnh một vài lần một ngày.

    Cũng giống như các loài cá không vảy khác, cá chạch culi có thể bị nhiễm nhiều loại bệnh khác nhau. Để phòng bệnh cho cá, bạn nên giữ cho nước hồ cá lúc nào cũng sạch. Bằng cách đó, nguy cơ nhiễm bệnh của cá sẽ giảm, giúp cá có thể sống khỏe mạnh hơn và lâu hơn.


    (Video Thanh Trắc Nguyễn Văn)

    [​IMG]
     


  2. Cá tứ vân còn gọi là cá xecan với tốc độ bơi nhanh nhẹn, chúng thường cắn rỉa vây các loài cá khác. Cá tứ vân hiện nay đã có nhiều màu sắc khác nhau, giúp cho bể thủy sinh của bạn sinh động hơn.

    - Tên khoa học: Puntius tetrazona (Bleeker, 1855)

    - Chi tiết phân loại:

    Bộ: Cypriniformes (bộ cá chép)
    Họ: Cyprinidae (họ cá chép)
    Tên đồng danh: Capoeta tetrazona Bleeker, 1855; Barbus tetrazona (Bleeker, 1855); Barbus tetrazona tetrazona (Bleeker, 1855)

    Tên tiếng Việt khác: Cá Mè hổ, Cá Đòng đong bốn sọc

    Tên tiếng Anh khác: Partbelt barb; Tiger

    Nguồn gốc: Cá nhập nội từ thập niên 70 (kiểu hình tứ vân sọc đen) và đã sản xuất giống phổ biến trong nước.

    - Tên Tiếng Anh: Tiger barb; Sumatra barb

    - Tên Tiếng Việt: Cá Tứ vân; Cá Xê can, Cá secan

    - Nguồn cá:Sản xuất nội địa

    - Phân bố:Indonesia (Sumatra và Borneo)

    - Chiều dài cá (cm):7

    - Nhiệt độ nước (C):20 – 30

    - Độ cứng nước (dH):5 – 19

    - Độ pH:6,0 – 7,5

    - Tính ăn:Ăn tạp

    - Hình thức sinh sản:Đẻ trứng

    - Chi tiết đặc điểm sinh học:

    Tầng nước ở: giữa

    Sinh sản: Cá trưởng thành ở 5 – 6 tháng tuổi, đẻ trứng dính trên giá thể mềm đặt chìm dưới đáy. Cá đẻ xong cần tách riêng cá bố mẹ để tránh cá ăn trứng, trứng nở sau 2 – 3 ngày ở nhiệt độ 28 – 30 độ C. Cá bột sau khi nở 2 – 3 ngày bắt đầu ăn thức ăn ngoài.

    - Thể tích bể nuôi (L):100 (L)

    - Hình thức nuôi:Đơn

    - Cá thích hợp nuôi trong bể thủy sinh

    - Yêu cầu ánh sáng:vừa

    - Yêu cầu lọc nước:Ít

    - Yêu cầu sục khí:Trung bình

    - Chi tiết kỹ thuật nuôi:

    Chiều dài bể: 60 – 80 cm

    Thiết kế bể: Bể trồng nhiều cây thủy sinh với nền đáy cát hay sỏi và có nắp đậy. Cá bơi nhanh nhẹn thành đàn, nên thả ít nhất 5 – 7 con. Không nên nuôi chung với những cá có vây dài và bơi chậm như ông tiên, vàng ... vì cá thích rỉa vây cá khác.

    Chăm sóc: Cá dễ nuôi, khỏe mạnh, thích hợp cho người mới nuôi cá cảnh.

    Thức ăn: Cá ăn tạp từ thực vật thủy sinh đến giáp xác, côn trùng thủy sinh... Cá cũng ăn thức ăn viên.

    (Video Thanh Trắc Nguyễn Văn)

    [​IMG]
     


  3. Bể cá cảnh nước ngọt nuôi thử nghiệm nhiều loại cá cảnh có kích thước nhỏ lùn khác nhau như: cá bình tích, cá hạt lựu, cá thần tiên ai cập, cá hắc kỳ, cá phượng hoàng lùn, cá ngân bình, cá ngựa vằn...

    Trong bể cá có các ống gốm được xếp thành hình núi tháp. Đây là nơi ẩn náu và cũng là nơi thư giãn tuyệt vời cho các loài cá nhỏ chuyên sống ở tầng đáy như: cá chuột xám, cá chuột gấu trúc, cá chuột sọc, cá chuột bạch, cá bóng đen, cá chuột thái, các loài cá phượng hoàng lùn (lam, vàng, ngũ sắc)... Bên dưới các ống gốm là nền có trải đá nham thạch. Đó là nơi trú ẩn lý tưởng cho cá chạch rắn culi (Kuhli loach), một loài cá thân dài như rắn nhưng rất nhút nhát chỉ thích đi kiếm ăn và hoạt động về đêm. Trong bể đã thả vào 10 em cá chạch culi.

    Trên mặt nước có thả bèo tấm và lục bình (bèo cái) tạo môi trường thiên nhiên thân thiện cho cá. Tuy bể cá đặt ở trong nhà nhưng nhờ có ánh đèn led, bèo tấm vẫn sống và phát triển rất tốt không cần phải bổ sung thêm. Bèo tấm và lục bình lọc nước rất tốt, làm cho nước rất trong, có tác dụng như 1 máy lọc váng. Những chú cá thủy tinh thường thích tụ tập dưới bóng râm của những đám bèo tấm. Bèo tấm và lục bình còn có công dụng hấp thụ phần nào những chất độc trong nước do nước tiểu và phân cá tích tụ tạo ra như amonia. nitrat, nitrit. Rễ của bèo tấm và lục bình cũng là món ăn khoái khẩu của cá thần tiên, cá chuột gấu trúc, cá chuột bạch, cá chuột sọc, cá hạt lựu, cá bình tích...

    Trong bể cá cũng có cây nhựa dùng làm trang trí. Cây nhựa rất tiện lợi vì ít phải chăm sóc hơn cây thật. Nhiều loài cá như cá tứ vân, cá ngân bình, cá ngựa vằn, cá phượng hoàng (lam, vàng, ngũ sắc), cá chạch rắn culi... rất thích ẩn nấp trong lùm cây nhựa vì cây nhựa có nhiều cành lá kín kẽ, vô cùng kín đáo để làm nơi nghỉ ngơi.

    Trong bể cá cũng có trồng các cây thủy sinh như Trong bể cá cũng có trồng các cây thủy sinh như rong đuôi chó, tảo cầu (marimo), cây hẹ nước. Đó là các cây thủy sinh rất dễ trồng, không cần phân nền, không cần CO2, chỉ cần bể cá có ánh sáng đủ mạnh, quang phổ rộng là có thể tự phát triển tốt. Cây hẹ nước và cây rong đuôi chó cũng là nơi ẩn náu và là nơi lui tới thường xuyên của các em cá ngân bình, cá chuột sọc, cá chuột bạch, cá chuột gấu trúc, cá phượng hoàng (lam, vàng, ngũ sắc)...

    Tuy bể cá có kích thước rất khiêm tốn 60x30x25. 25cm là chiều cao của mực nước trong bể cá. Dung tích của nước trong bể cá là 45 lit. Trong bể đang nuôi thử nghiệm hơn 20 loại cá khác nhau với số lượng cá là gần 80 em. Nhìn chung là bể cá hơi chật và số cá khá đông nhưng nước trong bể rất trong, rất sạch, cá rất khỏe không bỏ ăn và thường đùa giỡn với nhau.

    Nuớc trong bể cá rất trong, rất sạch, không có virus nhiễm bệnh, nước không bị nhiễm kim loại nặng đó là nước trong bể cá đã được xử lý tốt nhờ bộ lọc tràn trên ba ngăn được chế thành bốn ngăn. Ngoài lọc tràn trên bốn ngăn trong bể cá còn có 2 hộp lọc hút đáy tự chế. Tuy hộp lọc hút đáy tự chế không được đẹp nhưng đã kết hợp tốt với lọc tràn trên hoạt động rất hiệu quả. Bộ lọc tràn trên 4 ngăn và 2 lọc hút đáy tự chế đều có bông lọc và đặc biệt là có đá nham thạch, sứ lọc thường xuyên được châm thêm men vi sinh mỗi tuần.

    Trong bể cá còn có một dĩa sủi nhỏ, được giấu sau lọc hút đáy tự chế và chậu rong đuôi chó. Sủi dĩa tạo những hạt nước li ti cực mịn giúp oxy dễ hòa tan vào trong nước của bể cá.

    Bể cá cảnh đang nuôi thử nghiệm khá nhiều loại cá có kích thước nhỏ với số lượng cá khá đông (gần 80). Tuy nhiên hơn 6 tháng qua cá trong bể vẫn rất khỏe mạnh, nước trong bể vẫn rất trong. Đó là nhờ:

    1. Bộ lọc tràn trên ba ngăn chế thành bốn ngăn, kết hợp thành dòng chảy với 2 hộp lọc hút đáy tự chế và dĩa sủi oxy cực mịn.

    2. Có bèo tấm, lục bình, rong đuôi chó tạo thành môi trường thủy sinh tự nhiên cho cá cảnh.

    3. Có tháp gốm, cây nhựa làm nơi ẩn nấp và cũng là nơi thư giãn cho các em cá cảnh.

    (Video Thanh Trắc Nguyễn Văn)


    [​IMG]
     


  4. Cá bảy màu có thể nói là loài cá kinh điển vì thường ai bắt đầu nuôi cá cảnh cũng đều bắt đầu với cá bảy màu. Cách nuôi cá bảy màu cũng không đòi hỏi cầu kỳ như những loài cá khác, có thể nói cá bảy màu sinh ra để dành cho người mới chơi cá cảnh bởi những đặc điểm nổi bậc của nó: dễ nuôi, dễ cho ăn, đẻ nhiều. Nhiêu đó thôi với chỉ một con bảy màu mái bạn mua khoảng 2000-3000 một con bụng to sẵng về nhà là có thể gây dựng cả một cơ ngơi bảy màu khủng bố rồi đó.

    Do đặc điểm dễ sống, đẻ nhiều mà cá bảy màu ngày nay phân bố ở hầu hết mọi nơi trên thế giới, bạn thử tưởng tượng giả sử một con bảy màu mái đang mang bầu và bơi đến một vùng nước động thì chỉ trong vòng 2-3 tháng là cái vùng nước đó sẽ là vương quốc của cá bảy màu. Tuy dễ nuôi là thế nhưng đó là trong điều kiện tự nhiên nước trong thức ăn phong phú đa dạng, còn nếu được nuôi trong điều kiện nuôi nhốt thì sao, chúng ta vào chủ đề chính nhé, một số yếu tố cần thiết để nuôi thành công cá bảy màu (có ít nhất một con cá bảy màu sống trên 1 năm).

    Nếu bạn nuôi cá bảy màu trong một bể cá cảnh mini, bạn cần đặc biệt chú trọng yếu tố nước, nên đảm bảo nước luôn trong và nước thay cho cá phải luôn là nước cũ (nước bơm lên để ngoài trời khoảng 3-4 ngày), việc thêm một số cây rong trong bể sẽ là một ý tưởng tốt cho cá bảy màu, cây thủy sinh sẽ giúp làm sạch nước và tạo không gian vui chơi cho cá, bạn sẽ đỡ tốn công thay nước với sự trợ giúp của cây thủy sinh.

    Nếu bạn nuôi cá bảy màu trong một hồ rộng lớn trong khu vườn thì các yêu cầu về nước cũng không quá khắt khe, nước mới bơm cá vẫn sống được (một con yếu sẽ chết, tốt nhất bạn nên cho nước cũ), kết hợp bạn cho khoảng 50 – 70g/100 lít nước vào hồ nuôi cá bảy màu nhằm tạo môi trường nước tốt nhất cho cá phát triển và tiêu diệt được một số mầm bệnh trên cá. Nước có một ít muối trong một số trường hợp rất hữu ích đối với điều trị những bệnh thông thường trên cá bảy màu như: vảy cá dựng đứng, vây bị ăn mòn...

    Đa phần 7 màu chết do nước bẩn tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển và đa phần là do dư thừa thức ăn. Thực ra 7 màu rất ít ăn, nếu bạn bỏ rong đuôi chó đầy hồ, không cho ăn 5 – 7 ngày cũng không sao. Nhưng ngày nào cũng cho ăn thức ăn dạng viên cho cá mà cá không ăn hết, phần thức ăn thừa gây nhiễm bẩn thì rất dễ làm chết cá. Nên cho ăn ít thôi, đặc biệt nếu bạn đã có bỏ rong hay các kiểu hồ có nhiều rêu bám khác (như hồ Thủy sinh chẳng hạn).

    (Video Thanh Trắc Nguyễn Văn)

    [​IMG]
     


  5. Bể cá cảnh nước ngọt nhà mình tuy nhỏ: 60x30x25 (mực nước bể), nhưng nuôi 6 em cá chuột bạch, 6 chuột sóc, 1 chuột thái, 2 chuột cà phê (chuột xám) và 7 em cá chuột gấu trúc (chuột panda). Thường ngày các em cá chuột vẫn thích ngoi lên mặt nước để ăn rong và rễ bèo tấm. Nhưng hôm nay có hiện tượng lạ là liên tục các em cá chuột gấu trúc cứ thay phiên nhau ngoi lên mặt nước thở ra bong bóng khí như các bạn đang thấy trong video. Biết là nước trong bể có vấn đề mình vội kiểm tra và phát hiện: do thương các em cá nên cho ăn hơi nhiều, thức ăn thừa đã phân hủy tạo nhiều khí độc tan vào trong nước nên các em cá bị thiếu oxy.

    Nếu bể cá của bạn gặp phải trường hợp như trên, cá phải ngoi lên mặt nước để thở đó là do:

    1/ thiếu oxy
    2/ pH quá cao hoặc quá thấp
    3/ ngộp amoniac
    4/ cá yếu trong người lờ đờ
    5/ đói

    Tuỳ mỗi trường hợp sẽ có cách xử lí khác nhau nhưng quy tắc chung vẫn là sủi oxy mạnh, cho tetra nhanh vào, thay 30% nước, test pH và đưa pH về 7

    (Video Thanh Trắc Nguyễn Văn)

    [​IMG]
     


  6. Sáng nay mới tăng cường thêm cho bể cá cảnh 4 cây lục bình mới. Những cây lục bình này mình nuôi ở hồ cá bảy màu ngoài trời nên không tốn tiền mua. Hiện giờ ở ngoài tiệm cá 1 cây lục bình có khi lên đến 35K.

    Lục bình có rễ rất dài là nơi trú ẩn và thư giãn lý tưởng cho nhiều loài cá. Cá thần tiên, cá mún, cá bình tích, cá chuột thái, các loài cá chuột nhỏ... thường thích ăn rễ lục bình với các phiêu sinh động vật bám ở đó. Cây lục bình cũng có tác dụng lọc nước, hấp thụ bớt các chất bẩn trong nước giúp cá thêm khỏe.

    Lục bình thường được trồng nhiều trong ao hồ, trồng trong các bể cá trang trí, trồng tạo cảnh quan cho các hồ sinh thái hay trồng kết hợp với các loài sen, súng trong các tiểu cảnh nước, tiểu cảnh sân vườn... Lục bình còn là nguồn thực phẩm nông dân dùng để nuôi cá, nuôi heo, trâu, bò hay dùng làm thuốc trị các bệnh dân gian... Đây là một loài cây vừa gần gũi, vừa hữu ích cả về mặt vật chất lẫn tinh thần đối với con người.

    (Video Thanh Trắc Nguyễn Văn)


    [​IMG]
     


  7. Cá hắc kỳ là một loài cá cảnh nước ngọt có tập tính sống bầy đàn và dễ sinh sản, trứng phân tán trong bể thủy sinh, cá khỏe mạnh phù hợp cho những người mới tập chơi cá cảnh.

    1. Giới thiệu thông tin chung cá hắc kỳ

    - Tên khoa học: Hyphessobrycon megalopterus (Eigenmann, 1915)

    - Chi tiết phân loại:

    Bộ: Characiformes (bộ cá chim trắng)

    Họ: Characidae (họ cá hồng nhung)

    Tên đồng danh: Megalamphodus megalopterus Eigenmann, 1915

    Tên tiếng Anh khác: Phantom tetra

    Nguồn gốc: Cá nhập nội khoảng năm 2000 và đã sản xuất giống trong nước.

    - Tên Tiếng Anh: Black phantom tetra

    - Tên Tiếng Việt: Hắc kỳ

    - Nguồn cá: Sản xuất nội địa

    2. Đặc điểm sinh học cá hắc kỳ

    - Phân bố: Nam Mỹ: Từ Paraguay đến Braxin.

    - Chiều dài cá (cm) : 3, 6

    - Nhiệt độ nước (C) : 22 – 28

    - Độ cứng nước (dH) : 10 – 22

    - Độ pH: 6, 0 – 7, 5

    - Tính ăn: Ăn tạp

    - Hình thức sinh sản: Đẻ trứng

    - Chi tiết đặc điểm sinh học:

    Tầng nước ở: Mọi tầng nước.

    Sinh sản: Cá dễ sinh sản trong bể nuôi, đẻ trứng phân tán, trứng dính trên giá thể cây thủy sinh

    3. Kỹ thuật nuôi cá hắc kỳ

    - Thể tích bể nuôi (L) : 80 (L)

    - Nuôi trong hồ rong: Có

    - Chi tiết kỹ thuật nuôi:

    Chiều dài bể: 60 cm

    Thiết kế bể: Cá thích hợp trong bể trồng cây thủy sinh, nuôi thành nhóm từ 5 con trở lên, cá đi theo đàn. Có thể nuôi chung với cá khác.

    Chăm sóc: Cá dễ nuôi thích hợp cho người mới nuôi cá cảnh.

    Thức ăn: Cá ăn tạp bao gồm trùng chỉ, giáp xác, côn trùng, thức ăn viên..


    (Video Thanh Trắc Nguyễn Văn)

    [​IMG]
     


  8. Đây là bể cá đuôi kiếm, cá trân châu (môly), cá hạt lựu (mún) tại cửa hàng cá 356 Lê Quang Định, Quận Bình Thạnh, Sài Gòn. Cửa hàng do 2 chị bán cá cảnh khá thân thiện. Tôi vẫn thường mua bo bo (hồng trần), rong, cá mồi và các loài cá cảnh như khủng long, tôm cảnh, rùa nước... tại đây.

    Cửa hàng tuy nhỏ nhưng các chị rất chịu khó rửa sạch rong, bo bo, cá mồi trước khi bán cho khác hàng. Là một người nuôi cá cảnh đã hơn 30 năm, sau đây là những đánh giá của tôi về cửa hàng cá cảnh của các chị:

    1. Rong đuôi chồn, rong đuôi chó, lục bình rất sạch đạt 98%

    2. Bo bo, cá mồi rất sạch đạt 88%

    3. Các loại cá cảnh tại cửa hàng ít bệnh, khỏe mạnh đạt 80%. Nếu cá khi về nhà có chết, các bạn nên xem lại quy trình thả cá mới vào bể nhé.


    (Video Thanh Trắc Nguyễn Văn)


    [​IMG]
     


  9. Hai em cá bút chì này ngày thường rất thân thiện với nhau. Không hiểu sao hôm nay lại gây ra đánh nhau

    Cuộc chiến làm nhiều em cá khác tò mò đến xem. Đầu tiên là cá chuột thái đên xem rồi bỏ đi. Kế đến cá hắc quần (cánh buồm đen) cũng đến.

    Cá bút chì còn gọi là cá hắc bạc sống trong nước ngọt, hiện nay trên thị trường có 2 loại cá bút chì, để phân biệt được cá bút chì thật giả các bạn cần xem xét kỹ các yếu tố sau đây:

    Cá bút chì thật có sọc đen đậm ở giữa thân dài từ đầu đến đuôi nhìn như răng cưa.
    - Vẩy hình lưới đánh cá.
    - Kỳ lưng, kỳ bụng và đuôi màu trong suốt
    - Miệng dẹp thích hợp cho việc mút rêu
    - Đặc biệt cá bút chì thật không dí cá khác, không cắn mút nhớt cá khác.

    Cá bút chì hàng giả ( False Siamese Algae Eater - Epalzeorhynchus sp )
    - Con này có thể ăn rêu nhưng hơi hung dữ.
    - Sọc đen dầy đậm sắc nét ở giữa thân.
    - Trên lưng phía trên sọc đen có màu nâu và vẩy không phải hình lưới.
    - Kỳ lưng, kỳ bụng và đuôi màu vàng.
    - Miệng nhọn
    - Cá bút chì giả dí cá khác, và mút nhớt các loại cá khác

    (Video Thanh Trắc Nguyễn Văn)

    [​IMG]
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...