CLB Cá cảnh - Bể cá thủy sinh

Thảo luận trong 'Dân Gian' bắt đầu bởi Thanh Trắc Nguyễn Văn, 15 Tháng bảy 2021.



  1. Cách Tăng Giảm Độ pH Cho Nước Bể Cá Cảnh

    Có nhiều cách tăng giảm độ pH trong nước nuôi cá cảnh, tùy trường hợp ta có thể áp dụng cho phù hợp chứ không nên lạm dụng điều chỉnh độ pH thường xuyên sẽ không tốt.


    Dung dịch tăng giảm pH

    - Có thể dùng dung dịch tăng giảm pH có bán ở các cửa hàng cá cảnh với giá 10k/Chai của hãng thủy phước, và giá khoảng 120k đối với của hàng zera của Đức.

    - Trước khi sử dụng các dung dịch tăng giảm pH này các bạn nhớ đọc kỹ hướng dẫn sử dụng với liều lượng và thời gian hợp lý để tránh trường hợp cá bị sock pH.

    - Thông thường nhỏ 3 giọt vào hồ, sau đó kiểm tra pH, sau 15 phút mới nhỏ tiếp


    Cách tăng pH của nước trong hồ cá:

    - Bỏ san hô vụn vào hồ cá, hoặc hộp lọc sẽ giúp tăng pH

    - Sử dụng máy sủi oxi cường độ mạnh và thường xuyên sẽ làm tăng pH

    - Dùng nước vôi trong hay sôđa.

    - Thay nước máy thường xuyên sẽ làm tăng pH (Nước máy mới thường có pH từ 7.0 - 8.0)


    Cách giảm pH của nước trong hồ cá:

    - Lá bàng không chỉ giảm pH mà còn có tác dụng giảm Stress cho cá, phòng ngừa 1 số bệnh ở cá

    - Nước trong hồ lâu ngày không thay (nước cũ) sẽ làm nước trong hồ giảm pH

    - Dùng lọc vi sinh sẽ giúp ổn định pH (giúp pH giảm 1 phần)

    - Dùng axit muối (HCl), axit phosphoric, axit sulphuric, chanh, dấm, rêu đen, than bùn, quả cây trăn..

    + Than bùn và quả cây trăn có thể bỏ thẳng vào bể, nhưng có thể ngâm vào bình nước khác vài ngày rồi lấy nước đó dùng. Than bùn thì bỏ vào tất nylon mỏng (mỏng như mạng nhện), sau đó bỏ vào bể nhưng tốt nhất cho vào bộ lọc bên ngoài.

    +Dùng 1, 5 lít than bùn cho khoảng 200 lít nước thì vài ngày - 1 tuần độ pH xuống 1, 5 độ (tùy theo độ cứng của nước). Than bùn là chất tự nhiên, thải ra một vài chất có lợi phòng chữa bệnh cho cá (như axit humin) và có tác dụng làm mềm nước nữa nên được nhiều người sử dụng.

    + Quả cây trăn có thể nấu lấy nước cốt dùng (quả khô rụng rồi). Than bùn và quả cây trăn còn tốt ở chỗ làm nước lên màu vàng rất có lợi cho một số loài cá, và rất tốt cho cá đẻ.

    Một số lưu ý: Trong các trường hợp cần thiết phải tăng giảm pH vì 1 số ly do nào đó các bạn có thể áp dụng, còn bình thường thì mình khuyên các bạn hạn chế thậm chí là không cần quá quan tâm về vấn đề pH.

    Độ pH thích hợp nuôi cá cảnh từ 6.0 - 8.0 (tốt nhất từ 6.5 - 7.5)

    (Video: Thanh Trắc Nguyễn Văn)


    [​IMG]
     


  2. Bể Cá Cảnh cùi bắp cùng đàn cá đa cùi chuối

    Hồ cá cảnh theo mình là được dù giá rất cùi bắp (thời giá 2016)

    1. Hồ cá bằng thủy tinh: mua 180K
    2. Lọc tràn trên 3 ngăn: 60K
    3. Lọc nhựa và máy bơm: 100K

    Các loại cá trong hồ:
    1. cá chùi kiếng 20K 1em (đắt nhất)
    2. cá thần tiên 10K 1em (mua từ lúc còn rất nhỏ năm 2016)
    3. cá chuột thái, chuột gấu trúc, chuột bạch, chuột sóc, chuột cà phê 15K 1em
    4. cá phượng hoàng lam, phượng hoàng vàng, phượng ngũ sắc 10K 1 em (mua từ lúc còn rất nhỏ năm 2016)
    5. cá tứ vân 5K 1 em
    6. cá ngân bình 10K 1em
    7. cá ngựa vằn 3K 1 em
    8. cá thủy tinh 15K 1 em
    9. cá cánh bườm 5K 1 em (năm 2016)
    10. cá hồng nhung, hắc kỳ 5K 1 em
    11. cá bống đen 10K 1em
    12. cá mún 5K 1 em
    13. cá chạch culi 10K 1em
    14. cá hắc quần 5 K 1em (2016)
    15. cá bút chì 10K 1em (2016)

    (Video: Thanh Trắc Nguyễn Văn)

    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 18 Tháng tám 2021


  3. Bể Cá Cảnh Thủy Sinh Cội Nguồn Giải Bạc Hội Hoa Xuân Tao Đàn 2021

    Nhạc hay Youtube bị không bản quyền: First of the Last

    Bể cá cảnh thủy sinh Cội Nguồn là bể cá đoạt được giải bạc Hội Hoa Xuân Tao Đàn 2011, được tổ chức tại Tp. HCM.

    Bể cá rất đẹp, là sự kết hợp hài hòa giữa đá, cây thủy sinh và các loài cá nhỏ như cá tam giác đang bơi lội tung tăng. Với màu nền là màu xanh lam dịu của bầu trời thiên nhiên; điểm thêm các sắc xanh lá, đỏ tía và vàng của các cành cây cắm, bờ cỏ, hốc đá; bể cá giúp cho người xem có điều kiện dễ dàng gần gũi với thiên nhiên hơn, càng thêm yêu thích thiên nhiên hơn.


    (Video: Thanh Trắc Nguyễn Văn)


    [​IMG]
     


  4. Đập Hộp Sủi Oxy Dùng Pin - Portable Battery Pump

    Hôm nọ nhà bỗng dưng bị cúp điện, khi có điện lại thì 4 em cá đã hi sinh vì "lạc trôi"! Tuy chỉ là những chú cá bé bỏng rẻ tiền nhưng đã nuôi hơn 1 năm rồi vẫn cảm thấy đau lòng lắm. Thế là tôi quyết định đến đường Nguyễn Thông mua 1 máy sủi khí oxy của Trung Quốc, nhìn cái hộp thấy chữ nào cũng lớn nên chẳng biết nó có tên hiệu là gì. Dùng thử rồi, cũng hiệu quả.

    Sau này sẽ an tâm hơn mỗi khi cúp điện!

    (Video: Thanh Trắc Nguyễn Văn)


    [​IMG]
     


  5. Sủi Dĩa bọt oxy cực mịn - Aquarium Air Pump

    Khi chọn bể cá cảnh để nuôi cá các bạn cũng nên cần tiến hành một cách thận trọng vì bạn sẽ nuôi cá trong một thời gian dài.

    Thông thường các bể cá cảnh hiện nay có 3 kích cỡ là 60 cm đối với các loại cá nhỏ như cá thủy sinh, 90cm đối với cá trung bình như hồng két, tài phát... và khoảng 120cm đối với cá lớn như cá rồng, cá mỏ vịt...

    Cụ thể kích thước của bể cá cảnh được lựa chọn theo tỉ lệ như sau: Bể 60 cm kích cỡ tiêu chuẩn 60×30× 30cm; bể 90 kích cỡ tiêu chuẩn 90× 45× 45cm; bể 120 kích cỡ tiêu chuẩn 120× 45× 45cm.


    (Video: Thanh Trắc Nguyễn Văn)

    [​IMG]
     


  6. Cách Nuôi Cá Tên Lửa, Cá Hồng Mi Ấn Độ

    Cá tên lửa hay còn gọi là cá hồng mi ấn độ là loài cá bơi theo bầy đàn với tốc độ cực nhanh, chúng lanh lẹ và được ưa chuộng nuôi trong hồ thủy sinh với nhiều loại cá khác, một số người cũng thường nuôi cá hồng mi ấn độ chung với cá dĩa.

    Tên khoa học: Puntius denisonii (họ hàng cá bút chì)

    Tên thông thường: red comet. - Tên khác: roseline shark, redline bard.

    Nguồn gốc: Cá tên lửa xuất xứ từ Miền Nam Ấn Độ - Cá tên lửa được tìm thấy vào năm 1865 bởi F.Day ở Ấn Độ

    Môi trường sống: Trong thiên nhiên cá tên lửa sống ở nơi có nguồn nước giàu oxi, chúng hoạt động tích cực vào lúc bình minh và hoàng hôn

    Nhiệt độ thích hợp : 15 – 25 °C ( tuy nhiên chúng vẫn có thể sống ở nhiệt độ 30°C)

    pH: 6.5 - 7.8

    Độ cứng gH: 3 - 8

    Cá hồng mi ấn độ thích ăn rêu tảo có hại, tuy nhiên nếu trong bể thiếu nguồn thức ăn thì chúng có thể gặm nhấm những loại cây thuộc họ Trầu

    Cá hồng mi dễ bị sock nước nên trước khi thả cá vào bể cần tuân thủ các nguyên tắc thả cá vào bể, cũng như quá trình thay nước cẩn thận.

    Phân biệt giới tính cá hồng mi: khi trưởng thành thì cá mái to hơn cá trống một tí nhưng màu sắc lại nhạt hơn cá trống 1 tí

    Sinh sản: Cá hồng mi đẻ trứng trong bụi rêu java, trong môi trường nước có tính axit PH: 5 -7 - GH: 2 - 3

    Chester Zoo Aquarium ở Anh cũng đã báo cáo nhân giống thành công loài cá hồng mi

    (Video: Thanh Trắc Nguyễn Văn)


    [​IMG]
     


  7. Cách Nuôi Cá Cảnh Mau Lớn, Ít Bệnh, Màu Sắc Đẹp

    Khi chơi thủy sinh, ngoài các cây thủy sinh phong phú đủ chủng loại, màu sắc ra, một yếu tố cực kì quan trọng trong hồ đó là cá cảnh. Tuy nhiên, việc nuôi và chăm sóc các loài cá khác nhau trong cùng một điều kiện hồ, không phải là chuyện đơn giản, kể cả đối với những người chơi lâu năm. Để có được những kiến thức và kinh nghiệm cần thiết trong việc duy trì sự sống và phát triển cho những chú cá yêu quí của các bạn, tôi sẽ chia sẻ một vài kinh nghiệm của bản thân đúc kết được trong quá trình chơi hồ thủy sinh của mình.

    Đối với những người mới bắt đầu chơi thủy sinh, những chú cá mà các bạn chọn thường rất dễ nuôi, dễ cho ăn, tuy nhiên, vì một số lý do khá chủ quan mà khiến những chú cá tội nghiệp cứ lần lược bỏ bạn ra đi, làm bạn bối rối chẳng biết nguyên do. Vậy tôi sẽ đưa ra một số nguyên do chủ yếu và cơ bản nhất để các bạn có thể hiểu và xử lý một cách dễ dàng.


    1. Nguồn nước nuôi cá

    Một điều hiển nhiên là cá phải sống trong nước, và tất nhiên, nguyên nhân chính có thể nguy hại đến các chú cá của các bạn đó chính là nguồn nước nuôi cá. Nguồn nước của bạn như thế nào, có thể nuôi cá được không, hay có độc hại gì đến cá hay không..

    a. Nước máy

    Đa số những người dân ở thành phố đều sử dụng nước máy, nên việc sử dụng ngay nguồn nước này để nuôi cá là việc tiện lợi nhất. Tuy nhiên, bạn cần biết, nước máy đã được xử lý qua clo, vì vậy, nếu muốn nuôi cá cảnh bằng loại nước này, các bạn cần khử đi lượng clo có trong nước máy, như vậy cá sẽ được an toàn và sống khỏe.

    Để xử lý lượng clo này, bạn có thể sử dụng dung dịch khử clo, có bán tại các cửa hàng điện nước, nhớ nhờ người ta hướng dẫn sử dụng kĩ càng để loại bỏ hoàn toàn chất clo này nhé!


    b. Nước giếng

    Nước giếng khoan hay giếng đào cũng là một lựa chọn cho việc làm hồ thủy sinh. Tuy nhiên, loại nước này thường có PH thấp khoảng 4, 5, độ PH trong nước tốt nhất để nuôi cá là 5, 5 đến 6, 5 là ok. Nước giếng bị nhiễm phèn cũng xảy ra ở một số nơi, cần xử lý nước nhiễm phèn đi mới có thể nuôi cá được. Ngoài ra, hàm lượng oxi cũng khá quan trọng để cá sống khỏe.

    Có nhiều cách để xử các vấn đề trên. Dung dịch để khử phèn, dung dịch tăng độ PH trong nước, sục khí để tăng lượng oxi.. các chất này đều có bán phổ biến ở các cửa hàng thủy sinh cũng như điện nước, các bạn có thể mua dễ dàng, nhưng NHỚ, đọc kĩ hướng dẫn trước khi sử dụng!


    2. Thức ăn nuôi cá

    Bất kể động vật nào cũng cần phải ăn thì mới sống được, vì vậy, bạn cần cho cá ăn thường xuyên, đều đặn và đúng cách nữa. Tránh cho cá ăn với lượng quá nhiều và nhiều bữa trong ngày, thường chỉ nên cho 2 lần/ngày (sáng và chiều tối). Nếu cho quá nhiều thức ăn, cá ăn quá no cũng dễ dẫn đến bội thức, chết; cá ăn không hết, thức ăn thừa đọng lại, nảy sinh mầm bệnh, cá cũng chết; vì vậy, bạn cần chú ý trong quá trình cho cá ăn để đảm bảo cá sinh trưởng tốt nhất nhé!

    3. Ánh sáng, nhiệt độ trong hồ

    Trong bài trước, tôi cũng đã chỉ ra rất chi tiết việc cân bằng lượng sáng, nhiệt độ với các yếu tố khác trong hồ để đảm bảo cho cá sinh trưởng.

    Đơn giản mà nói, hồ thủy sinh chỉ cần ánh sáng đèn chuyên dụng từ 8-12 tiếng /ngày, tránh sử dụng ánh sáng mặt trời, đèn huỳnh quang thông thường, hạn chế nắng mưa.. Còn về nhiệt độ, tốt nhất là từ 22-28 độ C, nếu trời lạnh thì cần trang bị hệ thống sưởi, nóng thì có quạt làm mát hồ chuyên dụng, cũng đơn giản mà đúng không?


    4. Mật độ nuôi cá

    Tùy vào kích thước riêng từng hồ, bạn nên chú ý đến mật độ cá trong hồ, không để quá nhiều cá thể cá chen chúc nhau, dẫn đến mất cân bằng các yếu tố về oxi, chất dinh dưỡng..

    5. Chọn cá cảnh để nuôi chung

    Trên thị thường có rất nhiều loại cá có tập tính khác nhau. Nếu chơi thủy sinh, là một hệ sinh thái thu nhỏ với nhiều loại cá khác nhau cùng sinh sống thì nên chọn các loại cá hiền lành như cá kiếm, cá mún, cá ngựa vằn.. để tránh chúng ăn thịt hay cắn xé lẫn nhau.

    6. Cách thay nước định kì và thả cá mới

    Chỉ nên thay 1/3-1/4 lượng nước trong hồ 1 lần/tuần, để tránh cá không quen với loại nước mới.

    Sử dụng dây ống nhựa dẻo để hút các chất cặn bả dưới đáy hồ.

    Khi thả cá mới vào hồ, không nên thả cá ngay lập tức vào hồ mới, có thể trộn từ từ nước trong hồ vào túi cá mới, cho cá quen dần (khoảng 20′), sau đó thả từ từ túi cá mới vào hồ, nhớ là từ từ nhé!

    Trên đây là một số kinh nghiệm xương máu mà tôi đã đúc kết được trong quá trình chơi hồ thủy sinh, hi vọng giúp ích được cho nhiều bạn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm đến bài viết này.


    (Video Thanh Trắc Nguyễn Văn)

    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 11 Tháng chín 2021


  8. Rong Đuôi Chó cho bể cá cảnh

    Cây Rong Đuôi Chó là loài cây thủy sinh đẹp có sức sống cao và rất dễ sống. Cây Cây Rong Đuôi Chó là một cây hậu cảnh rất được ưa thích và rất phổ biến rất nhiều người biết về loài cây này trong hồ thủy sinh. Tuy nhiên Cây Rong Đuôi Chó sanh sôi nảy nở rất nhanh.

    Đặc điểm Cây Rong Đuôi Chó:

    - Vị trí: Hậu cảnh

    - Màu sắc: Xanh

    - Mức độ: Rất nhanh

    - Tăng trưởng: Rât nhanh

    - Nhu cầu ánh sáng: Trung bình

    - Loại: Cắt cắm

    - Chiều cao trong hồ: Đụng mặt nước

    - Trồng cạn: Không xác định

    - Độ khó: Rất dễ

    - Nhiệt độ: 18-27 độ

    - Cấu trúc cây: Dạng thân ống

    - Chiều cao: 10-80cm

    - Chiều rộng: 5-8cm

    - PH: 5.0 – 8.0

    Cây Rong Đuôi Chó có tên khoa học Lagarosiphon major (Egeria Densa) rất được nhiều người biết tới trong các sở thích thủy sinh vì nó cũng rất thông dụng trên thị trường, bao gồm hình dạng thân hình ống dài lá mỏng có hình dạng màu sắc rất xanh tươi nhìn có vẻ rất yếu ơt nhưng sức sống của nó vô cùng mãnh liệt. Cây Rong Đuôi Chó được tìm thấy ở khu vực châu Á và khu vực châu Âu số ít châu Mỹ.

    Cây Rong Đuôi Chó là dạng cây có thể nói cây dễ trồng. Chúng dễ chấp nhận những thông số nước dù cứng hay mềm cây có thể chịu được. Nó không kén chọn ánh sáng không cần hồ dinh dưỡng cao. Nếu bổ sung thêm CO2 Cây Rong Đuôi Chó sẽ cho ra lá tươi rất đẹp bò rất nhanh sau hai tuần. Với sự tăng trưởng khá cao và sự hấp thụ dinh dưỡng tốt, Cây Rong Đuôi Chó còn là ứng viên tuyệt vời cho các hồ thủy sinh.

    Do cây có thân hình ống và mọc rất nhanh nên Cây Rong Đuôi Chó không thích hợp trồng trong các hồ thủy sinh nhỏ Cây Rong Đuôi Chó thể sống trong những hồ có ánh sáng trung bình rât thích hợp cho những ai chơi hồ rêu nhưng cây Cây Rong Đuôi Chó là loài cây sinh sôi bằng cắt cắm, khi ta cắt một phần của cây ghim xuống phân nền, cây sẽ tự động bén rễ sau đó cây mới mọc lên. Nếu tiếp tục cắt rồi cắm ta sẽ có số cây rong đuôi chó tăng trưởng dày đặc trong bể cá.

    Dưới điều kiện tối ưu, rong có thể rất dễ dàng tiếp cận với các bề mặt có kích thước trung bình của một hồ cá trong vòng một tuần, ngay cả sau khi được cắt tỉa đáng kể. Nhánh cây sẽ trôi dạt bên dưới bề mặt. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ quá nóng (70-75 độ F là tốt nhất) hoặc không có ánh sáng, cây sẽ kiệt sức một cách nhanh chóng và tăng trưởng chậm. Độ pH và độ cứng của nước cũng đóng vai trò tối thiểu trong việc phát tirển của cây. Phân bón và chất dinh dưỡng sẽ thúc đẩy cây lớn hơn, tăng trưởng mạnh mẽ hơn. Nên hạn chế bón phân nitrate nếu thường xuyên bón, có thể làm cây đen hoặc có màu nâu. CO2 không bắt buộc nhưng sẽ thúc đẩy tăng trưởng. Cây Rong Đuôi Chó Nói chung tương đối dễ trồng nhưng với dáng vẻ hơi đăc biệt của nó rất dễ phối cảnh với những ai chưa có kinh nghiệm phối cảnh nên chọn Cây Rong Đuôi Chó để thiết kế cảnh thủy sinh cho mình. Ngoài ra Cây Rong Đuôi Chó này lựa chọn hàng đầu gần đây Cây Rong Đuôi Chó vẫn được nhiều người chọn vì khi cây phát triển đến thời điểm tối ưu nó sẽ tạo ra một bức tranh rất đẹp của nó nhưng do cây mọc quá nhanh nên đòi hỏi chúng ta phải cắt tỉa liên tục. Vì lí do đó nên Cây Rong Đuôi Chó rất được người mới chơi thủy sinh chọn lựa.


    (Video Thanh Trắc Nguyễn Văn)



    [​IMG]
     


  9. Cá Ngân Bình Đuôi Đen Mắt Đỏ - Tetra Red Eye Balloon

    Cá ngân bình còn được 1 số người chơi cá cảnh nước ngọt gọi là cá mắt ngọc shortbody bởi chúng có đôi mắt đỏ tươi sáng nổi bật cùng với thân hình tròn trỉnh shortbody cuốn hút người chơi cá thủy sinh. Cá ngân bình bơi theo đàn rất đẹp.

    Tên khoa học: Moenkhausia sanctaefilomenae

    Tên tiếng anh: Ballon red eye tetra

    Tên thường gọi: Red eye tetra,

    Tên tiếng việt khác: Cá mắt đỏ, cá mắt ngọc shortbody

    Kích thước tối đa: 5cm

    Tuổi thọ trung bình 5 năm, tối đa lên đến 10 năm

    PH: 5 - 8, 5 (thích hợp từ 6, 0 - 7, 5)

    GH: 4

    Nhiệt độ: 23 độ C - 27 độ C

    Hiện nay cá ngân bình đã được nuôi sinh sản thành công tại Việt Nam nhưng vẫn ở tình trạng hiếm hoi chưa được phổ biến rộng rãi nên người chơi chưa được biết đến nhiều.

    Cá ngân bình là dòng cá tetra, có tên tiếng anh là: Tetra red eye balloon

    Nguồn gốc: Cá ngân bình được tìm thấy ở Nam Mỹ, Paraguay, phía đông Bolivia, phía đông Peru, phía tây Brazil.. Và hiện nay đã được nuôi sinh sản thành công ở Châu Á (Việt Nam)

    Môi trường sống: Cá ngân bình thích hợp nuôi theo bầy trong bể thủy sinh với nước có tính axit hơi mềm. Và độ cứng GH = 4 hoặc thấp hơn để tỷ lệ sinh sản thành công

    Thức ăn: Trong tự nhiên tetra mắt đỏ ăn sâu, côn trùng, động vật giáp xác và thực vật. Trong hồ nuôi nhân tạo ngân bình mắt đỏ thường ăn tất cả các loại thực phẩm tươi sống, trùn chỉ, tim bò đông lạnh và cả thức ăn viên dạng khô.

    Phân biệt giới tính cá ngân bình: Cá mái thường có kích thước lớn và bụng tròn hơn cá trống

    Sinh sản: Cặp cá ngân bình thường đẻ trứng ở rễ cây nổi.. Khi cặp cá đẻ trứng thành công cần tách cá bố mẹ ra, bởi chúng thường ăn trứng. Sau 1 ngày trứng sẽ nở.

    Cá bột có thể cho ăn ấu trùng atermia, thức ăn mịn nhuyễn..


    (Video Thanh Trắc Nguyễn Văn)

    [​IMG]
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...