CHỦ ĐỀ: CUỘC SỐNG XƯA VÀ NAY BÀI 13: CHẠM KHẮC ĐÌNH LÀNG Mĩ thuật 7 - Chân trời sáng tạo (bản 1) (Thời lượng thực hiện: 2 tiết) I. MỤC TIÊU: - Chỉ ra được vẻ đẹp tạo hình và cách mô phỏng hình ảnh chạm khắc đình làng. - Mô phỏng được một hình ảnh chạm khắc đình làng bằng đất nặn hoặc vật liệu dẻo. - Phân tích được vẻ đẹp của hình khối, tỉ lệ sản phẩm mĩ thuật. - Nêu được giá trị lịch sử, văn hóa của nghệ thuật điêu khắc đình làng. Săn hổ, đình Tây Đằng (đắp nổi bằng đất nhẹ tự khô) 1. Khám phá vẻ đẹp tạo hình chạm khắc đình làng Việt Nam. + Nội dung thể hiện của mỗi bức chạm khắc là gì? + Cách sắp xếp nhân vật, hình khối trong mỗi bức chạm khắc đó như thế nào? + Mỗi bức chạm khắc thể hiện hoạt động gì của nhân vật? + Các bức chạm khắc được tạo hình bằng chất liệu gì? tượng hổ đình Nghiên Xá đôi sóc vờn hoa, đình Phong Cốc, Quảng Ninh 2. Cách mô phỏng hình ảnh chạm khắc trên đình làng. + Mô phỏng hình ảnh chạm khắc đình làng được thể hiện theo các bước như thế nào? + Trước khi vẽ hình để tạo phù điêu cần làm gì? + Để tạo được các khối lồi, khối lõm của bức chạm khắc cần làm gì? 3. Mô phỏng hình ảnh chạm khắc đình làng. Có nhiều cách mô phỏng các bức chạm khắc đình làng - Chạm khắc trên đất sét: phương pháp này đòi hỏi chất liệu và dụng cụ phù hợp như đất sét, dao khắc - Chạm khắc trên mút xốp: các bạn có thể dùng mút xanh cắm hoa, loại này mềm, xốp, có độ dày phù hợp cho việc chạm khắc. Dụng cụ thực hiện có thể dùng dao rọc giấy nhỏ hoặc dao gọt trái cây loại nhỏ cũng có thể thực hiện được Đắp nổi bằng đất sét nhẹ tự khô trên giấy bìa. Phương pháp này khá hiệu quả, bạn sử dụng một mảnh bìa có kích thước nhỏ, sau đó vẽ hình chạm khắc đình lành lên trên. Dùng đất nhẽ tự khô tạo thành các mảng hình và đắp lên bề mặt bìa, có thể dùng keo để tăng độ dính. Đối với phương pháp này bạn hoàn toàn có thể quyết định độ dày mỏng của mảng hình phù điêu, dụng cụ có thể sử dụng thước êke hoặc kéo nhỏ, ngài ra bạn còn có thể phối màu nếu thích. Chạm khắc trên dĩa xốp trắng: loại xốp làm hộp đựng trái cây, thức ăn nhanh, ưu điểm là giá thành rẻ, dễ sử dụng. Hạn chế là độ dày không đủ, dẫn đến các hình chạm không sâu Tạo hình bằng giấy bìa, bạn có thể vẽ hình lên giấy bìa, sau đó dùng dao hoặc kéo cắt ra theo từng mảng hình và xếp chồng lên nhau theo bố cục hình mô phỏng và dán cố định bằng keo 4. Trưng bày sản phẩm và chia sẻ. + Em ấn tượng với sản phẩm nào? Vì sao? + Bức chạm khắc mẫu thể hiện nội dung hoạt động gì? + Nêu cảm nhận của em về sự khác biệt của chất liệu giữa sản phẩm với bức chạm khác nhau? + Theo em, hình khối nào trong sản phẩm mô phỏng sát với bức chạm khắc mẫu nhất? + Em có ý tưởng điều chỉnh gì để sản phẩm hoàn thiện hơn? Thanh đánh giá xếp loại: - Mức A: Từ 8, 5 - 10 điểm. - Mức B: Từ 7 - 8 điểm. - Mức C: Từ 5 - 6, 5 điểm. - Mức D: Dưới 5 điểm + Chạm khắc đình làng là những mảng chạm khắc gỗ trang trí làm tăng vẻ đẹp và tính độc đáo cho kiến trúc đình. Được phát triển mạnh mẽ trong các thế kỉ XVI-XVII, chạm khắc đình làng thể hiện các đề tài sinh hoạt đời thường; trong đó hình tượng con người được khắc họa với dáng vẻ hồn nhiên, mộc mạc, hóm hĩnh; kĩ thuật chạm khắc tinh xảo; cảnh vật được cường điệu với không gian ước lệ theo nhiều điểm nhìn. + Chạm khắc đình làng là một trong những thành tựu nổi bật của mĩ thuật thời Trung đại, góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn hóa tinh thần của dân tộc đồng thời tạo nên nền tảng cho sự phát triển của điêu khắc Việt Nam hiện đại. tứ linh: Long – Nghê – Quy – Hạc từ thế kỷ 17 ở đình Hoàng Xá. gà chọi, đình Hoàng Xá võ quan xung trận mẹ gánh con, đình Tây Đằng đôi Nghê đăng đối ở đình làng Chu Quyến.