Theo truyền thuyết dân gian, cô Đôi Thượng Ngàn hay Sơn Tinh Công Chúa là một trong 12 vị Thánh cô nổi tiếng trong đạo mẫu Tứ Phủ Thánh Cô của Việt Nam. Bài viết dưới đây của Bánh Mì Không hy vọng sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức bổ ích về vị Thánh Cô này cũng như giải đáp cho câu hỏi căn cô Đôi Thượng Ngàn là gì, tính cách và cuộc đời người mang căn cô nhé! Cô Đôi Thượng Ngàn là ai? Nguồn gốc và sự tích cô Đôi Thượng Ngàn Cô Đôi Thượng Ngàn là một vị tiên nữ vốn nổi tiếng xinh đẹp và nhân ái trong truyền thuyết tín ngưỡng thờ Mẫu của Việt Nam Bồng Lai là cảnh Thiên Thai Tấu Cô Đôi Thượng đại tài hái hoa Hầu Vua hầu Mẫu bơ tòa Tiếng tăm lừng lẫy Vua Bà yêu thương Về đồng đánh phấn soi gương Lược ngà chải chuốt, khăn xanh vấn đầu Theo truyền thuyết, Cô Đôi Thượng Ngàn vốn là con gái của Vua Đế Thích trên Thiên Cung, được sắc phong là Sơn Tinh Công Chúa, ra vào hầu cận bơ tòa Vua Mẫu trong điện ngọc, nơi chốn tiên cảnh bồng lai. Được lệnh Vua cha cô giáng sinh xuống đất Ninh Bình, làm con gái của nhà chúa đất sơn lâm cũng chính là nơi cô hạ sinh. Sau này Cô Đôi lớn lên trở thành một thiếu nữ vô cùng xinh đẹp với nước da trắng, khuôn mặt tròn cùng mái tóc xanh mượt mà, lưng ong thon thả. Căn cô Đôi Thượng Ngàn Sau này, Sơn Tinh Công Chúa có nhân duyên gặp được Đức Diệu Tín Thuyền Sư Lê Mại Đại Vương, chính là Mẫu Thượng Ngàn ngày nay. Được Người thu nhận cô quyết chí theo mẫu học đạo phép về giúp nước, giúp dân. Về sau khi về lại tiên giới, Cô theo hầu cận Mẫu Thượng Ngàn Đông Cuông Tuần Quán, được bà truyền đạo phép và thay Bà xuống giúp con người thống nhất ngôn ngữ. Ngoài ra cũng có một số truyền thuyết cho rằng cô về Thiên cung và theo hầu cận Chầu Đệ Nhị. Lúc thanh nhàn, cô Đôi Thượng Ngàn thường về ngự cảnh sơn lâm núi rừng tại miền đất Ninh Bình mà xưa kia cô đã từng giáng thế. Trong ba gian đền mát, cô cùng các nàng tiên khác vui thú tháng ngày trên sườn dốc Bò. Có khi cô lại trong hình dáng của thiếu nữ xinh đẹp cùng bàn luận văn thờ với các bậc anh tài và danh sĩ. Nhờ tài năng văn ca thơ phú cùng vốn hiểu biết hơn người cô được người đời vô cùng ngưỡng mộ và mến phục. Căn Cô Đôi Thượng Ngàn là gì? Những người có căn thật sự phải là những người có duyên cơ sâu dày với nhà thánh, có bóng thánh và nhiều sự đã linh ứng. Có người biết sớm, có người biết muộn tất cả là do duyên, đủ duyên ắt sẽ đến, đủ nợ sẽ tìm về. Tứ phủ Việt Nam Người có căn Cô Đôi Thượng Ngàn hay căn cô Bơ, cô Chín, căn ông Hoàng mười, ông Hoàng bảy hay các vị thánh khác trong tứ phủ đền mẫu đều có dấu hiệu để báo hiệu như sau: Ốm đau quặt quẹo, khám chữa mọi nơi không ra bệnh, vái bệnh tứ phương không khỏi, làm ăn thất bát, kinh tế trì trệ và nói chung đây là bệnh âm. Dân gian gọi đây là cơ đày, phải ra hầu đồng thì sức khỏe mới cải thiện, công việc mới thăng tiến và đỗ đạt được. Những người có căn âm nặng thì phải lập đàn mở phủ thờ nhà ngài, thực hiện nghĩa vụ của phận tôi con của nhà thánh phải phụng sự nhà thánh cả đời đến khi trả hết duyên nợ. Mỗi năm cứ đến dịp tháng 8 giỗ cha, tháng 3 giỗ mẹ thì những người mang căn cô Đôi Thượng Ngàn sẽ ra trình đồng bằng các lễ lên đồng. Cuộc đời, tính cách người có căn cô Đôi Thượng Ngàn? Được hưởng lộc gì? Những người mang căn cô Đôi Thượng Ngàn được trời phú cho có khả năng thơ ca văn phú hiểu biết hơn người, là người có khả năng cảm nhận quan sát phần âm, có khả năng xem bói, chữa bệnh và bắt đồng. Tính cách và ngoại hình của người có căn thánh sẽ có hình dáng phong thái của nhà thánh. Những người mang căn cô Đôi Thượng Ngàn thường có ngoại hình xinh đẹp mặt hoa da phấn, má hồng hây hây, lưng ong thon thả ưa thích các màu xanh của núi rừng. Cùng với đó là tấm lòng bao dung, thường ban phát phước lành cho những người có tâm, tính cách thì thông minh nhanh nhẹn, cốt cách thanh cao của bậc nhà tiên thánh. Một số lưu ý khi đi đền cô Đôi Thượng Ngàn Đền cô Đôi Thượng Ngàn Những người mang căn cô Đôi Thượng Ngàn được trời phú cho có khả năng thơ ca văn phú hiểu biết hơn người, là người có khả năng cảm nhận quan sát phần âm, có khả năng xem bói, chữa bệnh và bắt đồng. Đền thờ Cô Đôi Thượng Ngàn được người dân lập từ thời ông cha xưa. Cô Đôi vốn nổi tiếng anh linh, đệ tử trải dài khắp bốn phương đất trời, từ Đông Cuông - Tuần Quán tới phủ Nho Quan - Ninh Bình về tới Cao Phong - Hòa Bình đều có đền thờ Người. Nổi bật hơn cả là hai ngôi đền thờ cô Đôi thuộc địa phận huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình và huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình nơi gắn với truyền thuyết sinh hóa của Cô. Đền Bồng Lai hay Bồng Lai Hạ ở Nho Quan, Ninh Bình được xem là nơi Cô đã giáng sinh và Đền Bồng Lai Thượng ở Cao Phong, Hòa Bình là nơi Cô hóa. Đền cô Đôi Thượng Ngàn tại Hòa Bình Đi đền cô Đôi Thượng Ngàn vào ngày nào? Ngày tốt lành nhất để đi lễ tại đền Cô Đôi Thượng Ngàn là vào những ngày đầu năm mới, ngày mở hội đền thờ Cô Đôi hoặc ngày tiệc của Cô diễn ra vào ngày 6 tháng 1 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên vào những ngày này, các con nhang thường chen chúc nhau tới cúng lễ cô rất đông, để tránh gây ùn tắc gia chủ cũng có thể lựa chọn những ngày không đặc biệt nhưng nằm trong tháng giêng để đi cúng lễ cô Đôi Thượng Ngàn sao cho hợp lý. Vạn sự tùy tâm nên dù gia chủ có cúng lễ cô ngày nào thì cô cũng chứng giám và ban lộc cho, tất cả ở một chữ tâm thành. Hy vọng với những chia sẻ của Bánh Mì Không đã giúp cho quý bạn đọc có thêm nhiều thông tin hữu ích về căn cô Đôi Thượng Ngàn và cách chuẩn bị đồ bái lễ cô để được nhiều may mắn, tài lộc nhất. Xin chào và hẹn gặp lại tại các chủ đề tâm linh thú vị tiếp theo nhé!