Cảm nhận về hai tiếng "đồng chí" trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu Trong bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu, hai tiếng "đồng chí" vang lên nghe thật da diết, cảm động. Đồng chí là người cùng chung lí tưởng, ý chí, là những người ngày đêm bảo vệ cho quê hương, đất nước, họ hiến thân mình cho sự nghiệp cứu nước. Với nhan đề "Đồng chí" bài thơ đã gợi lên hình ảnh của cách mạng, tình đồng đội, đồng thời mang theo ý nghĩa sâu sắc của nó. Câu thơ thứ bảy trong đoạn thơ chỉ gồm hai tiếng "đồng chí", nếu không tính nhan đề thì đây là duy nhất hai tiếng "đồng chí" xuất hiện trong bài thơ. Câu thơ có ý nghĩa quan trọng trong việc thể hiện cảm xúc trong đoạn thơ, nó đánh dấu một cột mốc mới trong mạch cảm xúc và bao hàm nhiều ý nghĩa sâu xa. Sáu câu đầu nói về tình đồng đội tri kỉ, đến đây nâng lên thành tình đồng chí thiêng liêng. Đồng chí không chỉ có sự gắn bó thân tình mà còn chung chí hướng cao cả. Những người đồng chí hòa mình vào mối giao cảm lớn lao của dân tộc. Gọi là đồng chí với tư cách họ là những con người, là những cá thể, nhưng họ luôn đoàn kết, gắn bó cùng nhau để tạo nên sức mạnh bảo vệ quê hương đất nước. Có lẽ tình đồng chí được thể hiện đẹp đẽ nhất là qua ba câu cuối: "Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo Trong đêm sương muối buốt giá, những người lính phải đứng gác nơi rừng hoang. Trong hoàn cảnh, thời tiết như vậy, những người lính vẫn phải luôn sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng" chờ giặc tới ". Trong cuộc chiến gian khổ ấy những người lính phải luôn sát cánh bên nhau, đứng cạnh bên nhau, không quản ngại khó khăn. Hình ảnh của người lính hiện lên vừa cụ thể Vừa lãng mạn, đêm khuya trăng xuống thấp, súng được vác trên vai người lính, ta có cảm tưởng như mặt trăng đang gắn trên đầu súng, hình ảnh trăng chính là biểu tượng của hòa bình, một hình ảnh vô cùng đẹp đẽ, thể hiện người lính cách mạng, qua đó khẳng định ý nghĩa của hai tiếng" đồng chí", tình thương yêu gắn bó giữa những người lính cách mạng chiến đấu gian khổ. Hết