Tục ngữ ca dao là những viên ngọc quý trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Nếu tục ngữ là những câu nói ngắn gọn thiên về đúc kết những bài học kinh nghiệm trong cuộc sống, trong cách đối nhân xử thế thì ca dao lại mượt mà, luyến láy trong những giai điệu trầm bổng đi vào hồn người với những bài học giáo dục về đạo lí, về nhân cách ở đời. Một trong những bài học đầu tiên và quan trọng nhất của con người chính là bài học về đạo hiếu. Là người Việt Nma, không ai không biết đến bài ca dao đã trở thành lời ru quen thuộc tự bao giờ: "Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con" Đầu tiên, chúng ta đi vào phân tích ý nghĩa của 2 cầu đầu. Sự to lớn của công cha được so sánh như ngọn núi Thái Sơn, ngọn núi cao nổi tiếng của Trung Quốc. Nước trong nguồn là dòng nước chảy không bao giờ cạn, là hình ảnh được dùng để ví von với tình thương yêu vô tận, vô cùng của người mẹ. Cách chọn hình ảnh so sánh của nhân dân ta thật hợp lí, sâu sắc và tinh tế. Chứ "công" hướng về cha, chứ "nghĩa" hướng về mẹ và hình ảnh "núi" và "nước nguồn" phù hợp với vai trò và vị trí của cha mẹ đối với con cái. Người cha yêu quý, uy nghiêm, tạo dựng cuộc đời cho đứa con, chỗ dựa vững chãi như núi. Người mẹ hiền từ gần gũi với những lo toan, trăn trở âm thầm như dòng nước nguồn không vơi. Tất cả được dùng để ca ngợi công lao to lớn của cha mẹ. Hai câu tiếp theo nhắc nhở chúng ta nhớ về đạo con. Đạo con là bổn phận, trách nhiệm làm con là phải hiếu với cha mẹ, nghĩa là phải hết lòng thờ cha kính mẹ. Kính trọng, vâng lời cha mẹ bằng những công việc tốt, bằng cách trở thành người lao động giỏi, phụng dưỡng cha mẹ lúc ốm đau già yêu. Câu ca dao đã khẳng định công ơn cha mẹ là vô cùn to lớn, không gì hơn được đồng thời cũng nhắc nhở đạo hiếu của con cái đối với cha mẹ. Lời khuyên của bài ca dao là hoàn toàn đúng. Cha mẹ là người sinh ra con cái, nuôi nấng dạy dỗ con cai, có công ơn rất lớn đối với con cái. Không có cha mẹ thì không có con cái. Cha mẹ đã chia sẻ một phần máu thịt để các con có mặt trên đời. Cha mẹ là người nuôi dưỡng các con từ khi chào đời đến lúc trưởng thành, cơm ăn, áo mặc, thuốc thang lúc con ốm đau. Tất cả đều do công sức lao đọng vất vả và tấm lòng bao la của cha mẹ. Cha mẹ còn dạy ta bao điều hay lẽ phải, từ bước đi chập chững đầu tiên, từ lời nói đến việc làm cư xử, tạo điều kiện cho ta đến trường để mở mang kiến thức. Cha mẹ là chỗ dựa vững chắc nhất, luôn dang tay mở rộng tình thương đối với các con. Cha mẹ cùng bên nhau sống trọn đời vì con, tạo dựng niềm tin tưởng và nên móng vững chắc cho con vào ngưỡng cửa cuộc đời. Công sinh thành của cha mẹ là rất lớn. Không có cha mẹ thì sẽ không có con. Không có anh hùng hay bậc vĩ nhân nào không được sinh ra từ cha mẹ của mình. Cha mẹ đã đứt ruột sinh ra các con. Chính vì thế, công sinh thành của cha mẹ sánh ngang với núi cao, biển rộng. Mẹ nuôi lớn con bằng dòng sữa ngọt ngfao. Cha mẹ thay nhau chăm con những khi trái gió trở trời. Cha mẹ ra sức làm lụng để nuôi con không ớn. Từ một hình hài nhỏ xíu cho đến khi biết đi, rồi biết đọc, biết viết, biết nấu cơm, quét nhà, biết làm lụng để tự nuôi bản thân mình. Khoàng thời gian ấy đâu phải là ngày một ngày hai. Các con lớn lên cũng là lúc cha mẹ già đi. Cha mẹ đã dành cho các con tất cả tâm huyết và sức lực của mình. Không chỉ nuôi con khôn lớn, cha mẹ còn dạy con nên người. Cha mẹ dạy con bằng những việc làm, những hiểu biết về đời sống, về đạo làm người của mình. Sau này, dù được thầy cô dạy dỗ, người đời khuyên răn, nhưng cha mẹ vẫn luôn là người thầy đầu tiên, người thầy gần gũi nhất đối với các con. Làm sao ta có thể quên được những ngày tháng lớn lên trong vòng tay vỗ về yêu thương căm sóc của cha mẹ. Hiểu được như thế, ta càng thấm sâu câu ca dao cổ: "Chim trời ai dễ đếm lông Nuôi con ai dễ tính công tháng ngày." Hiếu với cha mẹ là một đạo lí cơ bản trong đạo làm người, là nền tảng đạo đức xã hội, là cơ sở của mọi quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội. Không có đạo hiếu thì xã hội không là xã hội văn minh. Thế nhưng bên cạnh những người con hiếu thảo vẫn còn một số người coi thường chứ hiếu, gây bao chuyện đau lòng, bất hạnh cho cha mẹ. Đây là những hành đọng cần bị phê phán mạnh mẽ. Đó là biểu hiện của sự suy thoái đạo đức mà chắc chắn sẽ bị xã hội loại trừ. Bởi lẽ trong gia đình không là đứa con ngoan thì ra ngoài xã hội sao làm được một công dân tốt. Cũng cần phê phán một số cha mẹ cũng lối suy nghĩ cực đoan "cha mẹ đặt đâu con nằm đấy". Đây là một sự hiểu biết lệch lạc về chứ hiếu, về đạo làm con, đặt chữ hiếu lên trên trách nhiệm, nghĩa vụ với đất nước, xã hội hoắc vì chữ hiếu mà làm điều sai trái. Ngày nay, chữ hiếu không chỉ gói gọn trong gia đình mà phải mở rộng ra hiếu với dân, với nước như Bác Hồ đã từng dạy: "Trung với nước, hiếu với dân". Khi Tổ quốc cần, sẵn sàng gáctình nhà để lo cho dân, cho nước, Bao chiến sĩ cầm chắc tay súng sẵn sàng bảo vệ biên cương tuy không sớm hôm phụng dưỡng cha mẹ những vẫn được xem là những hiếu tử. Bổn phậm làm con là phải biết hết lòng kính trọng, yêu thương và biết ơn cha mẹ. Tình cảm ấy phải được thể hiện qua lời nói, việc làm của chúng ta. Sự lễ phép, ngoan ngoãn, quan tâm của ta với cha mẹ sẽ làm cha mẹ vui lòng, dịu đi những lo toan, muộn phiền. Học tập tốt cũng là một việc thiết thực để ta đáp lại công ơn của cha mẹ. Khi cha mẹ già yếu ốm đau, người con phải hết lòng cham lo phụng dưỡng với tất cả tình cảm quý trọng của mình. Câu ca dao là lời nhắc nhở đạo con phải hiếu với cha mẹ. Nó có tác dụng giáo dục đạo đức cho mỗi người trong mọi thời đại.