LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG - PHAN BỘI CHÂU - a) Nghệ thuật Thể thơ thất ngôn bát cú, luật bằng truyền đạt trọn vẹn hoài bão, khát vọng của con người có chí lớn Phan Bội Châu. Bài thơ mang một giọng điệu rất riêng: Hăm hở, đầy nhiệt huyết. Ngôn ngữ thơ khoáng đạt, có sức lay động mạnh mẽ. Hình ảnh thơ kì vĩ sánh ngang tầm vũ trụ.. b) Nội dung Bài thơ chứa đựng nội dung tư tưởng lớn lao: Làm trai phải "xoay chuyển vũ trụ" và có trách nhiệm với non sông đất nước. Qua đây ta thấy được lòng yêu nước mãnh liệt và chí làm trai hăm hở nhiệt tình của Phan Bội Châu. "Lưu biệt khi xuất dương" là một tác phẩm có giá trị giáo dục to lớn đối với thanh niên nhiều thế hệ.
HẦU TRỜI - TẢN ĐÀ - Nghệ thuật Bằng tài năng hư cấu nghệ thuật, sáng tạo độc đáo và cảm hứng lãng mạn, Tản Đà thể hiện xu hướng phát triển chung của thơ ca VN đầu thế kỉ XX. Thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do. Bố cục bài thơ khác với thơ ca cổ điển: Tản Đà chia bài thơ thành nhiều khổ để diễn tả những cảm xúc biến đổi đa dạng của cái "tôi" thi sĩ. Từ khẩu ngữ nôm na, bình dị, không đẽo gọt cầu kì, hình tượng thơ gần gũi, dung dị. Giọng điệu thoải mái, tự nhiên. Ngôn ngữ giản dị, sống động, hóm hỉnh. Hình thức: Thơ kể chuyện, làm cho thơ "dễ đọc", mở đường cho sự xâm nhập của chất văn xuôi vào thơ. 2. Nội dung Thơ Tản Đà thoát dần nhiệm vụ bày tỏ ý chí của thơ ca trung đại. Qua bài thơ "Hầu Trời", ta thấy được ở Tản Đà khát vọng được thể hiện "cái tôi" cá nhân rất phóng túng, một phong cách "ngông", ý thức cao về tài năng của mình, mong ước được khẳng định mình giữa cuộc đời. - -> Giá trị nhân bản.
VỘI VÀNG - XUÂN DIỆU - 1. Nghệ thuật Kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc dồi dào và mạch triết luận sâu sắc. Cách sử dụng ngôn từ mới mẻ, độc đáo, sáng tạo. Xuân Diệu thực sự là một bậc thầy của tiếng Việt ngay từ khi ông còn trẻ. 2. Nội dung - Cách nhìn nhận thiên nhiên, quan niệm về thời gian, quan niệm sống của Xuân Diệu diễn tả một tiếng lòng khát khao mãnh liệt và cho thấy ông ý thức sâu sắc về giá trị lớn nhất của đời người là tuổi trẻ, hạnh phúc lớn nhất của con người là tình yêu. Thời gian ra đi không trở lại nên ta phải quý trọng thời gian, sống sao cho có ý nghĩa. ==> Cách nhìn nhận của Xuân Diệu rất tích cực với một tinh thần nhân văn mới.
TRÀNG GIANG - HUY CẬN - A) Nghệ thuật Nghệ thuật đối, bút pháp tả cảnh, giàu tính tạo hình, hệ thống từ láy giàu giá trị biểu cảm (lơ thơ, đìu hiu, chót vót) Sự kết hợp hài hòa giữa sắc thái cổ điển với hiện đại (sự xuất hiện những cái tưởng như tầm thường, vô nghĩa và cảm xúc buồn mang dấu ấn cái tôi cá nhân) b) Nội dung - Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên, nỗi sầu của cái tôi cô đơn trước vũ trụ rộng lớn, niềm khát khao hòa nhập với cuộc đời và lòng yêu quê hương đất nước thiết tha của tác giả.
ĐÂY THÔN VĨ DẠ - HÀN MẶC TỬ - a) Nghệ thuật - Bút pháp hiện thực, lãng mạn đan xen hài hòa, có phảng phất chất siêu thực. - Nghệ thuật nhân hóa, câu hỏi tu từ được vận dụng khéo léo. - Hình ảnh thơ vừa bình dị, gần gũi; vừa sáng tạo đầy mới lạ. - Cảnh có sự hòa quyện giữa thực và mơ.. b) Nội dung - Bài thơ cho thấy bức tranh thôn Vĩ đẹp nhưng buồn và khát vọng sống mãnh liệt nhưng đầy u uẩn của tác giả.
CHIỀU TỐI (MỘ) - HỒ CHÍ MINH - Nghệ thuật - Bài thơ có sự kết hợp giữa vẻ đẹp cổ điển và hiện đại. + Cổ điển: Tinh thần hiện đại thể hiện ở tinh thần lạc quan cách mạng: Luôn hướng về ánh sáng, về sự vận động phát triển. + Hiện đại: Tinh thần hiện đại thể hiện ở tinh thần lạc quan cách mạng: Luôn hướng về ánh sáng, về sự vận động phát triển. Cụ thể: + Hình ảnh thơ có sự vận động: Từ tĩnh sang động. Từ bóng tối ra ánh sáng. Từ lạnh lẽo sang ấm áp, từ cao xuống thấp, từ xa đến gần, từ hiu quạnh sang tươi vui. Ngôn ngữ thơ cô đọng và hàm súc. Quan điểm của Hồ Chí Minh: Con người luôn ở vị trí làm chủ hoàn cảnh, cải tạo hoàn cảnh. 2. Nội dung Bài thơ cho ta thấy rõ vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách nghệ sĩ – chiến sĩ Hồ Chí Minh: Yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống; kiên cường vượt lên hoàn cảnh, luôn ung dung, tự tại và lạc quan trong mọi cảnh ngộ của đời sống.
TỪ ẤY - TỐ HỮU - 1. Nghệ thuật - Thể thơ thất ngôn trang trọng, cách so sánh giản dị, hình ảnh ẩn dụ độc đáo kết hợp với bút pháp tự sự.. - Hình ảnh thơ tươi sáng, giàu ý nghĩa tượng trưng. - Ngôn ngữ gợi cảm, giàu nhạc điệu. - Giọng thơ sảng khoái, nhịp điệu hăm hở. - Nhà thơ vận dụng thành công nhiều biện pháp nghệ thuật. - -> "Từ ấy" là bài thơ tiêu biểu cho phong cách trữ tình – chính trị của Tố Hữu. 2. Nội dung - "Từ ấy" là tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Tố Hữu nói riêng và thơ Cách mạng 1930 – 1945 nói chung. - "Từ ấy" được sáng tác bằng hình thức thơ mới, là một thành công xuất sắc của Tố Hữu cả về tư tưởng lẫn nghệ thuật. Bài thơ cho thấy niềm vui lớn, lẽ sống lớn, tình cảm lớn trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản của nhà thơ.