Bộ đề Đọc hiểu Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Ột Éc, 5 Tháng mười hai 2022.

  1. Ột Éc

    Bài viết:
    2,951
    Đề 1

    TUỔI TRẺ ĐÁNG GIÁ BAO NHIÊU

    Làm thế nào để hiểu được chính mình là câu hỏi lớn của nhiều người trẻ. Người không trẻ chưa hẳn đã hiểu chính mình, nhưng họ nhiều khi đã ngừng đặt câu hỏi.

    Hiểu được bản thân là điều đầu tiên để phát triển, để từ đó làm việc mình thích và có một cuộc đời như mơ ước. Việc này không phải một sớm một chiều có thể xong được. Tôi chưa thấy ai một sáng thức dậy bỗng nhận ra rằng bây giờ mình đã hiểu mình là ai.

    Mỗi người trong chúng ta là một cá thể khác biệt. Ai cũng có thế mạnh, sở trường. Điều quan trọng là mình hiểu được mình, biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình, biết được mình thích gì, muốn gì, mình phù hợp với cái gì để rồi từ đó mài giũa bản thân theo nó.

    Để bắt đầu tìm hiểu chính mình, điều cần làm là ngừng so sánh mình với người khác, ngừng suy nghĩ tiêu cực về bản thân, học cách lắng nghe và yêu thương chính mình.

    Muốn khám phá bản thân, có thể dựa vào những cách từ bên ngoài và bên trong. Về bên ngoài, nếu hoàn toàn mù mờ về bản thân thì bạn có thể bắt đầu bằng những thứ cơ bản: Các trắc nghiệm tính cách..


    Một cách khác để hiểu bản thân hơn là hỏi. Đặt ra những câu hỏi cho những người xung quanh mình, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp thân thiết, người yêu.. những người bạn nghĩ rằng họ hiểu bạn.

    Cách tiếp theo để tìm hiểu bản thân là thay vì hỏi người bên ngoài thì tự hỏi chính mình. Dành thời gian yên tĩnh một mình để nhìn vào bên trong, hồi tưởng quá khứ, tìm hiểu những giá trị cốt lõi của bản thân mình.

    (Trích Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu – Rosie Nguyễn, NXB Hội Nhà văn, 2016, tr. 42)


    Thực hiện các yêu cầu sau

    Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

    Câu 2. Theo tác giả, việc hiểu được bản thân là khó hay dễ? Điều đó có ý nghĩa quan trọng như thế nào?

    Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: Mỗi người trong chúng ta là một cá thể khác biệt?

    Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm sau của tác giả không: Cách tiếp theo để tìm hiểu bản thân là thay vì hỏi người bên ngoài thì tự hỏi chính mình? Vì sao?

    [​IMG]

    Gợi Ý Câu Trả Lời​

    Câu 1:

    Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Nghị luận

    Câu 2:

    Theo tác giả, việc hiểu được bản thân là khó. Điều đó có ý nghĩa quan trọng để bản thân phát triển, làm những việc mình yêu thích và không ngừng ước mơ. Khi hiểu được bản thân ta sẽ biết những điểm mạnh, điểm yếu, sở trường để lựa chọn phù hợp và hoàn thiện bản thân từng ngày.

    Câu 3:

    Mỗi người trong chúng ta là một cá thể khác biệt, bởi vì mỗi người đều có tính cách, ưu điểm, nhược điểm, thế mạnh, sở trường khác nhau.

    Câu 4:

    Tôi đồng ý với quan điểm của tác giả: Cách tiếp theo để tìm hiểu bản thân là thay vì hỏi người bên ngoài thì tự hỏi chính mình. Vì chỉ khi mình hiểu bản thân, mình sẽ có đủ năng lực lắng nghe, thấu hiểu, sẻ chia và yêu thương đối với người khác. Khi ta hiểu được bản thân, ta sẽ biết phát huy những thế mạnh, khắc phục những điểm yếu và luôn không ngừng nỗ lực, phấn đấu cho mục tiêu được đề ra.


    Xem tiếp theo bên dưới..
     
    Tiên Nhi, LieuDuong, Hổ Béo6 người khác thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 9 Tháng mười hai 2022
  2. Đăng ký Binance
  3. Ột Éc

    Bài viết:
    2,951
    Đề 2
    Đoạn đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

    "Bạn hối tiếc vì không nắm bắt lấy một cơ hội nào đó, chẳng có ai phải mất ngủ. Bạn trải qua những ngày tháng nhạt nhẽo với công việc bạn căm ghét, người ta chẳng hề bận lòng. Bạn có chết mòn nơi xó tường với những ước mơ dang dở, đó không phải là việc của họ.

    Suy cho cùng, quyết định là ở bạn. Muốn có điều gì hay không là tùy bạn. Nên hãy làm những điều bạn thích. Hãy đi theo tiếng nói trái tim. Hãy sống theo cách bạn cho là mình nên sống. Vì sau tất cả, chẳng ai quan tâm."

    (Trích "Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu", Rosie Nguyễn, NXB Hội Nhà văn - 2016)


    Câu 1. Hãy nêu phương thức biểu đạt và phong cách ngôn ngữ của đoạn văn bản trên?

    Câu 2. Biện pháp tu từ chính được sử dụng trong đoạn văn trên? Tác dụng?

    Câu 3. Theo anh/ chị, thế nào là không nắm bắt lấy một cơ hội nào đó, trải qua những ngày tháng nhạt nhẽo với công việc bạn căm ghét, chết mòn nơi xó tường với những ước mơ dang dở?

    Câu 4. Đoạn trích trên đem lại lời khuyên nào cho tuổi trẻ?

    Gợi Ý Câu Trả Lời

    Câu 1:

    Phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn là nghị luận

    Phong cách ngôn ngữ của đoạn văn bản là chính luận

    Câu 2:

    Biện pháp tu từ chính được sử dụng trong đoạn văn: Phép điệp từ

    Tác dụng: Nhấn mạnh làm nổi bật nội dung, thông điệp tác giả muốn truyền tải, hãy sống vì mình, làm theo những gì mình thích, đừng để tâm đến thế giới bên ngoài, sống theo ý muốn của người khác.

    Câu 3:

    Không nắm bắt lấy một cơ hội nào đó, trải qua những ngày tháng nhạt nhẽo với công việc bạn căm ghét, chết mòn nơi xó tường với những ước mơ dang dở là ta chỉ sống tạm bợ, chỉ nghĩ đến cảm xúc của người khác mà quên mất, bỏ lỡ ước mơ, niềm đam mê của bản thân để rồi mỗi ngày trôi qua ta chỉ cảm thấy mệt mỏi, chán nản, bi quan nặng nề. Thông qua đó, tác giả phê phán lối sống thiếu ý chí, nghị lực, không biết nỗ lực, phấn đấu cho ước mơ, khát vọng của bản thân.

    Câu 4:

    Lời khuyên cho tuổi trẻ: Hãy sống với những hoài bão, ước mơ, khát vọng của bản thân, không ngừng trau dồi kiến thức và nỗ lực, phấn đấu cho mục tiêu tốt đẹp.
     
    Tiên Nhi, LieuDuong, Hổ Béo3 người khác thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...