Bộ đề Đọc hiểu Thương vợ - Trần Tế Xương - Tú Xương

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Ột Éc, 2 Tháng mười hai 2022.

  1. Ột Éc

    Bài viết:
    2,946
    Đề 1: Đọc hiểu Thương vợ của Tác giả Trần Tế Xương:

    Quanh năm buôn bán ở ven sông,

    Nuôi hết năm con với một chồng.

    Lặn lội thân gầy khi quãng vắng

    Sì sèo mặt nước buổi đò đông.

    Một duyên hai nợ âu đành phận,

    Năm nắng mười mưa dám quản công.

    Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,

    Có chồng hờ hững cũng như không.

    (Ngữ văn 11, tập một, NXB giáo dục – 2009, tr. 29 – 30). ​

    Thực hiện các yêu cầu sau:

    Câu 1. Chỉ ra những lỗi sai trong văn bản và sửa lại cho đúng với nguyên tác.

    Câu 2. Nêu đề tài của văn bản. Giới thiệu vài nét về tác giả.

    Câu 3. Phân tích cách tính thời gian, cách nói về nơi và công việc làm ăn của bà Tú và chuyện bà Tú nuôi cả con lẫn chồng trong hai câu thơ đề.

    Câu 4. Nêu giá trị tu từ của nghệ thuật đối trong hai câu thơ thực.

    [​IMG]

    Gợi Ý Câu Trả Lời

    Câu 1:

    Chỉ ra những lỗi sai trong văn bản và sửa lại cho đúng với nguyên tác:

    Ven sửa thành mom

    Hết sửa thành đủ

    Gầy sửa thành cò

    Sì sửa thành eo

    Câu 2:

    Đề tài của văn bản nói về bà Tú - vợ của Trần Tế Xương.

    Giới thiệu vài nét về tác giả:

    Trần Tế Xương (1870 - 1907) thường gọi là Tú Xương. Quê ông ở làng Vị Xuyên - huyện Mĩ Lộc - tỉnh Nam Định (nay thuộc phường Vị Hoàng, thành phố Nam Định).

    Trần Tế Xương là nhà thơ trào phúng, nổi tiếng với chất thơ trữ tình. Cuộc đời của ông gặp nhiều gian truân, nhiều lần thất bại trong thi cử khi trải qua 8 khoa thi đều hỏng thế, nhưng ông vẫn nhẫn nại và kiên trì cho đến cùng. Sự nghiệp sáng tác của ông đã để lại cho đất nước nhiều tác phẩm có giá trị và ý nghĩa cao.

    Câu 3:

    Cách tính thời gian:

    Quanh năm: Ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác. Khoảng thời gian xuyên suốt không bất kể thời gian. Điều đó cho ta thấy công việc cứ tiếp diễn hàng ngày, đức tính siêng năng, chăm chỉ, cần cù, chịu thương chịu khó của bà Tú.

    Cách nói về nơi và công việc làm ăn của bà Tú:

    Buôn bán: Là công việc có nhiều gian truân, nhọc nhằn, vất vả của bà Tud khi phải bôn ba sớm hôm.

    Mom sông: Là phần đất hiểm trở, là phần đất ở bờ sông nhô ra phía lòng sông nên có nhiều mối nguy hiểm. Mom sông cũng là nơi nhiều người tụ tập mua bán. Tác giả sử dụng từ mom sông để nói về cuộc đời vất vả, gian nan của bà Tú.

    Chuyện bà Tú nuôi cả con lẫn chồng:

    Nuôi đủ năm con với một chồng: Một mình bà chăm lo cho gia đình, không quản ngại bao chông gai, sóng gió. Tấm lòng hy sinh, sự yêu thương to lớn của bà Tú dành cho gia đình. Bà lo đủ cái ăn cái mặc cho cả 5 con với một chồng. Ông Tú khiêm tốn để nâng giá trị, vai trò, phẩm chất tốt đẹp của vợ mình. Với cách nói trào phúng, hài hước bài thơ của ông đã chạm đến biết bao trái tim của người đọc.

    Câu 4:

    Giá trị tu từ của nghệ thuật đối trong hai câu thơ thực: Lặn lội thân cò khi quãng vắng, eo sèo mặt nước buổi đò đông.

    Lặn lội thân cò: Tác giả sử dụng hình ảnh thân cò lặn lội để nói về cảnh đời gập ghềnh, vất vả, gian nan và khó khăn của bà Tú.

    Eo sèo mặt nước: Nói về công việc buôn bán của bà Tú có nhiều trở ngại, khi nhiều người buôn bán tụ hợp nên khó tránh khỏi lời qua tiếng lại.

    Khi quãng vắng: Thể hiện nỗi lo lắng, bồn chồn khi bà Tú đối mặt với nhiều hiểm nguy.

    Buổi đò đông: Bà Tú buôn bán ở mom sông không những hiểm trở về địa hình mà còn gặp nhiều vấn đề trong việc cạnh tranh buôn bán, những chen lấn, xô đẩy lẫn nhau.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem


    Xem tiếp theo bên dưới..
     
    chiqudoll, LieuDuong, Tiên Nhi4 người khác thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 9 Tháng mười hai 2022
  2. Ột Éc

    Bài viết:
    2,946
    Đề 2: Đọc hiểu Thương vợ của tác giả Trần Tế Xương:

    Quanh năm buôn bán ở mom sông

    Nuôi đủ năm con với một chồng.

    Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

    Èo sèo mặt nược buổi đò đông.

    Thực hiện các yêu cầu sau:

    Câu 1: Nghệ thuật của hai câu sau là gì?

    Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

    Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

    Câu 2: Từ ngữ nào trong câu thơ "Lặn lội thân cò khi quãng vắng" có giá trị miêu tả ngoại hình bà Tú? Ý nghĩa của hình ảnh đó?

    Câu 3: Câu "Nuôi đủ năm con với một chồng" diễn tả nỗi vất vả của bà Tú như thế nào?

    Câu 4: Khái quát nội dung của đoạn thơ?

    Gợi Ý Câu Trả Lời

    Câu 1:

    Nghệ thuật của hai câu thơ: Tác giả sử dụng cách nói dân gian, từ láy, đảo ngữ và phép đối.

    Câu 2:

    Từ ngữ thân cò có giá trị miêu tả ngoại hình bà Tú vất vả, lam lũ, nhọc nhằn và gian khổ.

    Ý nghĩa của hình ảnh đó: Tác giả sử dụng hình ảnh thân cò ẩn dụ để nói về bà Tú nói riêng và phụ nữ trong thời xã hội xưa nói chung có số phận nghèo khó, chịu thương chịu khó, chăm chỉ, làm lụm, luôn hy sinh tất cả cho chồng, con mà không màng đến bản thân.

    Câu 3:

    Câu "Nuôi đủ năm con với một chồng" diễn tả nỗi vất vả, không quản ngại gian nan, luôn cố gắng chăm lo đầy đủ cái ăn cái mặc cho gia đình. Nuôi năm đứa con đã quá vất vả, nhọc nhằn, nhưng bà Tú còn phải nuôi thêm cả chồng. Sự hy sinh to lớn của bà Tú chính là tấm gương tốt đẹp cho những bà mẹ học hỏi và noi theo. Tác giả dành sự trân trọng, yêu quý và biết ơn đến vợ khi chứng kiến cảnh gian khó mà hằng ngày vợ phải trải qua.

    Câu 4:

    Khái quát nội dung đoạn thơ: Tác giả nói về sự lam lũ, gian khó của vợ khi làm công việc buôn bán để lo cho cuộc sống của chồng, con được no ấm, đủ đầy. Thông đoạn thơ, tác giả bày tỏ tấm lòng biết ơn vợ sâu sắc khi một mình lo cho gia đình chu đáo, vẹn toàn.
     
    chiqudoll, LieuDuong, Tiên Nhi4 người khác thích bài này.
  3. Ột Éc

    Bài viết:
    2,946
    Đề 3: Đọc hiểu Thương vợ của tác giả Trần Tế Xương

    Đọc đoạn trích dưới đây:


    Quanh năm buôn bán ở mom sông,

    Nuôi đủ năm con với một chồng.

    Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

    Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

    Một duyên hai nợ âu đành phận,

    Năm nắng mười mưa dám quản công.

    Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,

    Có chồng hờ hững cũng như không.

    (Thương vợ - Tú Xương)​

    Chọn 1 đáp án đúng nhất

    Câu 1:
    Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

    A. Miêu tả

    B. Biểu cảm

    C. Tự sự

    D. Nghị luận

    Câu 2: Bài thơ trên thuộc thể thơ gì?

    A. Sáu chữ

    B. Tự do

    C. Tám chữ

    D. Thất ngôn bát cú

    Câu 3: Bài thơ thuộc phong cách ngôn ngữ gì?

    A. Nghệ thuật

    B. Sinh hoạt

    C. Khoa học

    D. Hành chính

    Câu 4: Nêu nội dung chính của bài thơ trên.

    A. Bức tranh thiên nhiên

    B. Bức tranh cuộc sống

    C. Sự vất vả, nhọc nhằn, đảm đang, tháo vát của bà Tú dành cho gia đình

    D. Tấm lòng, tình yêu thương của tác giả dành cho quê hương

    Câu 5: Liệt kê 2 biện pháp tu từ tác giả sử dụng trong bài thơ trên?

    A. Nhân hóa, phóng đại

    B. Ẩn dụ, đảo ngữ

    C. Liệt kê, hoán dụ

    D. Hoán dụ, ẩn dụ

    Câu 6: Nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ đó.

    A. Tăng sức gợi hình, gợi cảm

    B. Giúp câu thơ nhịp nhàng

    C. Tăng sức sống cho bài thơ

    D. Giúp câu thơ giàu hình ảnh

    Câu 7: Hai câu thơ:

    Quanh năm buôn bán ở mom sông,

    Nuôi đủ năm con với một chồng.

    Cho biết ý nghĩa của hai câu thơ trên?

    A. Ca ngợi, đề cao vẻ đẹp của cuộc sống

    B. Tự hào về tình yêu dành cho quê hương

    C. Ca ngợi, đề cao đức tính cần cù, chăm chỉ, đảm đang, tháo vát của bà Tú

    D. Hân hoan trước khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp

    Câu 8: Câu thơ: "Lặn lội thân cò khi quãng vắng" nói lên điều gì?

    A. Sự vất vả, nhọc nhằn, hy sinh mọi thứ vì lo cho chồng con

    B. Sự vui mừng, hạnh phúc của người phụ nữ

    C. Người chồng luôn sống vì gia đình

    D. Cuộc sống thời bình

    Câu 9: Hình ảnh: "Thân cò" trong bài thơ tác giả sử dụng nói về ai?

    A. Bà Tú

    B. Người phụ nữ

    C. Người đàn ông

    D. Người con gái

    Câu 10: Tác giả bày tỏ thái độ, tình cảm gì dành cho vợ mình?

    A. Yêu thương cuộc sống tha thiết

    B. Tấm lòng, tình cảm dành cho quê hương

    C. Biết ơn, trân quý sự hy sinh cao đẹp của vợ

    D. Biết ơn, yêu thương gia đình.

    Gợi Ý Đáp Án

    Câu 1:
    B. Biểu cảm

    Câu 2: D. Thất ngôn bát cú

    Câu 3: A. Nghệ thuật

    Câu 4: C. Sự vất vả, nhọc nhằn, đảm đang, tháo vát của bà Tú dành cho gia đình

    Câu 5: B. Ẩn dụ, đảo ngữ

    Câu 6: A. Tăng sức gợi hình, gợi cảm

    Câu 7: C. Ca ngợi, đề cao đức tính cần cù, chăm chỉ, đảm đang, tháo vát của bà Tú

    Câu 8: A. Sự vất vả, nhọc nhằn, hy sinh mọi thứ vì lo cho chồng con

    Câu 9: A. Bà Tú

    Câu 10: C. Biết ơn, trân quý sự hy sinh cao đẹp của vợ
     
    Ưu Đàm Thanh Ti, LieuDuongchiqudoll thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...