Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi: ".. Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành.." Trả lời câu hỏi sau: Câu 1. Đoạn thơ trên thể hiện tâm trạng gì của tác giả? Tại sao tác giả không dùng từ "đoàn quân" mà dùng từ "đoàn binh?" Câu 2. Các từ "không mọc tóc", "xanh màu lá" có vai trò gì trong việc thể hiện chân dung người lính Tây Tiến? Câu 3. Vẻ đẹp tâm hồn của người lính Tây Tiến được thể hiện như thế nào qua từ "mộng", "mơ" trong đoạn thơ? Câu 4. Nêu ý nghĩa tu từ của từ "anh về đất" trong đoạn thơ. Gợi Ý Câu Trả Lời Câu 1: Đoạn thơ trên thể hiện tâm trạng của tác giả: Thương xót, trân quý, cảm phục và quý trọng sự hy sinh của đoàn binh. Với giọng điệu trang trọng, nghiêm trang, tác giả bày tỏ tấm lòng biết ơn sâu sắc đối với lính Tây Tiến không ngại gian khổ, khó khăn, vất vả vẫn giữ vững ý chí, quyết tâm vượt qua tất cả hiểm nguy. Tác giả không dùng từ "đoàn quân" mà dùng từ "đoàn binh" để thể hiện sự đông đảo, sức mạnh ý chí mãnh liệt, quyết tâm đối mặt và vượt qua tất cả những gian nan và thử thách. Từ "Đoàn binh" tạo cảm giác cho người nghe cảm thấy sự hoành tráng, hùng dũng, oai hùng và kiên cường. Thông qua từ "đoàn binh" tác giả thể hiện tấm lòng, tình cảm trân quý đối với sự hy sinh to lớn của lính Tây Tiến. Câu 2: Các từ "không mọc tóc", "xanh màu lá" có vai trò trong việc thể hiện chân dung người lính Tây Tiến: Tác giả tô đậm, tái hiện chân dung người lính Tây Tiến tiều tụy, xanh xao khi dấng thân trong rừng sâu, nước độc. Chính trong hoàn cảnh hết sức khốc liệt khiến người lính "không mọc tóc", dáng vẻ xanh xao, nhợt nhạt như "xanh màu lá". Tác giả đã dùng ngòi bút chân thực, pha lẫn phóng đại, lãng mạn để miêu tả nổi bật bức chân dung người lính Tây Tiến xanh xao, ốm yếu, bệnh tật khiến câu thơ trở nên sinh động, hấp dẫn và nhận được nhiều sự đồng cảm, thấu hiểu, cảm thương, thương xót từ phía độc giả dành cho người lính Tây Tiến. Câu 3: Vẻ đẹp tâm hồn của người lính Tây Tiến được thể hiện qua từ "mộng", "mơ" trong đoạn thơ: "Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm" Tác giả dùng từ: "Mộng", "mơ" trong 2 câu thơ để diễn tả, thể hiện khát vọng, ước mơ mãnh liệt của người lính Tây Tiến. Dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt, gian khổ người lính vẫn có phút giây mộng mơ về ngày mai tốt đẹp và tươi sáng. Điều đó chứng tỏ đời sống phong phú, tinh thần lạc quan, vẻ đẹp tâm hồn, sức mạnh niềm tin, hy vọng là nguồn động lực to lớn giúp người lính kiên trì, nhẫn nại vượt qua mọi khó khăn, hiểm trở. Câu 4: Nghĩa tu từ của từ "anh về đất" trong đoạn thơ: Tác giả dùng nói giảm, nói tránh để nói về sự ra đi nhẹ nhàng, thanh thản của người lính. Bấm để xem Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem