Bộ đề đọc hiểu ôn thi THPTQG

Thảo luận trong 'Tổng Hợp' bắt đầu bởi Sưu Tầm, 7 Tháng ba 2023.

  1. Sưu Tầm The Very Important Personal

    Bài viết:
    665
    ĐỀ SỐ 1

    Đọc bài thơ dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

    CUỘC CHIA LI MÀU ĐỎ

    Đó là cuộc chia li chói ngời sắc đỏ

    Tươi như cánh nhạn lai hồng

    Trưa một ngày sắp ngả sang đông

    Thu, bỗng nắng vàng lên rực rỡ.

    Tôi nhìn thấy một cô áo đỏ

    Tiễn đưa chồng trong nắng vườn hoa

    Chồng của cô sắp sửa đi xa

    Cùng đi với nhiều đồng chí nữa.

    Chiếc áo đỏ rực như than lửa

    Cháy không nguôi trước cảnh chia li

    Vườn cây xanh và chiếc nón trắng kia

    Không giấu nổi tình yêu cô rực cháy

    Không che được nước mắt cô đã chảy

    Những giọt long lanh, nóng bỏng, sáng ngời

    Chảy trên bình minh đang hé giữa làn môi

    Và rạng đông đang hừng trên nét mặt

    Một rạng đông với màu hồng ngọc.

    Cây si xanh gọi họ đến ngồi

    Trong bóng rợp của mình, nói tới ngày mai..

    Ngày mai sẽ là ngày sum họp

    Đã tỏa sáng những tâm hồn cao đẹp!

    Nắng vẫn còn ngời trên những lá si

    Và người chồng ấy đã ra đi..

    Cả vườn hoa đã ngập tràn nắng xế

    Những cánh hoa đỏ vẫn còn rung nhè nhẹ

    Gió nói, tôi nghe những tiếng thì thào

    "Khi Tổ quốc cần họ biết sống xa nhau.."

    Nhưng tôi biết cái màu đỏ ấy

    Cái màu đỏ như màu đỏ ấy

    Sẽ là bông hoa chuối đỏ tươi

    Trên đỉnh dốc cao vẫy gọi đoàn người

    Sẽ là ánh lửa hồng trên bếp

    Một làng xa giữa đêm gió rét..

    Nghĩa là màu đỏ ấy theo đi

    Như không hề có cuộc chia li..


    (Nguyễn Mĩ, 9 – 1964)​

    Câu 1. Hãy xác định thể thơ của bài thơ trên?

    Câu 2. Cụm từ "màu đỏ" được nhắc mấy lần trong khổ thơ cuối?

    Câu 3. Những hình ảnh nào tác giả muốn xây dựng để gợi màu đỏ thị giác? Những hình ảnh nào không cảm nhận được bằng thị giác? Ý nghĩa của những hình ảnh đó?

    Câu 4. Hãy lí giải ý nghĩa thông điệp: Như không hề có cuộc chia li.

    Câu 5. Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩa của anh (chị) về tuyên ngôn tình yêu trong những năm kháng chiến chống Mĩ: Khi Tổ quốc cần họ biết sống xa nhau..

    [​IMG]

    Gợi ý

    Câu 1.

    – Thể thơ của bài thơ trên được viết theo thể tự do.

    Câu 2.

    – Cụm từ "màu đỏ" được nhắc lại bốn lần trong khổ thơ cuối.

    – Mỗi "màu đỏ" hiện lên theo bước chân người ra trận. Cái "màu đỏ" đi hết hành trình của một tứ thơ vận động từ tả thực sang ẩn dụ, từ tình cảm lứa đôi hướng về những tình cảm lớn đối với đất nước.

    Câu 3.

    – Những hình ảnh tác giả muốn xây dựng để gợi màu đỏ thị giác là:

    + Mùa đỏ của vườn hoa.

    + Của chiếc áo rực lên như than lửa.

    + Của cánh nhạn lai hồng.

    + Màu hồng ngọc của rạng đông.

    – Những hình ảnh không cảm nhận được bằng thị giác là:

    + Tình yêu cô rực cháy.

    + Bức tranh chan chứa sắc màu tình yêu.

    + Cuộc chia tay không mang nét bi thương.

    + Hùng tráng mạnh mẽ đầy tính sử thi.

    – Ý nghĩa của những hình ảnh đó là: Tượng trưng cho tình yêu nồng cháy.

    Câu 4. Ý nghĩa thông điệp: Như không hề có cuộc chia li là:

    – Cuộc chia li không mang nét bi thương, xót xa. Mang cảm hứng lãng mạn.

    – Như chưa hề có nghĩa tình yêu đồng hành cùng chàng trai. Động viên tinh thần, không bao giờ rời xa nhau.

    Câu 5.

    1. Giải thích

    – Chia li, cách xa người thân là điều không ai muốn. Vượt lên trên tất cả vẫn là tình yêu đất nước.

    – Sự hi sinh tình cảm cá nhân để chiến đấu vì nghĩa lớn.

    – Chia li là đau buồn nhưng cần thiết. Khi Tổ quốc cần phải ra đi để gìn giữ đất nước, bảo vệ non sông.

    2. Phân tích và bình luận

    – Có biết bao nhiêu người ra đi mà không trở về. Nhưng những cuộc tòng quân vẫn cứ tiếp tục.

    – Chia li để nối liền đất nước, mang hạnh phúc trở về.

    – Sẽ mãi không quên quá khứ đau thương, hào hùng của dân tộc. Bài ca yêu nước sẽ vang vọng mãi.

    – Lịch sử chứng kiến những cuộc tiễn đưa đầy nước mắt.

    – Tình yêu đất nước được đặt lên hàng đầu. Khi Tổ quốc lên tiếng gọi họ sẵn sàng ra đi để bảo toàn sông núi Việt Nam.

    – Không vì lợi ích cá nhân mà họ quên đi nhiệm vụ. Sẵn sàng gác nỗi nhớ, để vững tay súng.

    3. Bài học nhận thức và hành động

    – Luôn ra sức học tập và rèn luyện để bảo vệ thành quả mà cha ông đã dày công xây dựng và để lại.

    – Rèn luyện ý chí, sức vóc để cống hiến cho Tổ quốc. Luôn "tu trí lực" để xây dựng bảo vệ Tổ quốc.

    – Luôn đặt tình yêu Tổ quốc lên trên lợi ích cá nhân.

    – Tiếp nối hành trình ra đi để xây dựng quê hương xứng đáng với sự hi sinh mà cha ông đã đổ bao xương máu để gìn giữ non sông đất nước này.
     
    Admin, chiqudoll, Tiên Nhi2 người khác thích bài này.
    Last edited by a moderator: 15 Tháng ba 2023
  2. Đăng ký Binance
  3. Alice101296

    Bài viết:
    29
    ĐỀ SỐ 2

    Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

    Có bao giờ bạn tự hỏi giá trị thực của cuộc sống không? Tại sao cả đời người, chúng ta cứ mê mải đi tìm, trăn trở suy nghĩ về ý nghĩa và giá trị của nó?

    Phải chăng..

    Cuộc sống là một đường chạy marathon dài vô tận, nếu ta không cố gắng thì sẽ mãi bị bỏ lại ở phía sau và không bao giờ tới đích.

    Cuộc sống là một đường chạy vượt rào, nếu ta không cố gắng ta sẽ không thể vượt qua bất kì rào cản nào.

    Cuộc sống là một đường chạy nước rút, nếu ta không cố gắng ta chỉ là người chạy cuối cùng.

    Cuộc sống là một đường chạy tiếp sức, biết giúp đỡ nhau chúng ta sẽ chiến thắng.

    Vậy cuộc sống của bạn là đường chạy nào? Hay là tất cả?

    (Dẫn theo Khotangdanhngon.com )


    Câu 1. Phương thức biểu đạt trong đoạn trích trên là gì?

    Câu 2. Xác định biện pháp tu từ trong đoạn trích trên?

    Câu 3. Anh (chị) hiểu câu: Cuộc sống là một đường chạy marathon dài vô tận, nếu ta không cố gắng thì sẽ mãi bị bỏ lại ở phía sau và không bao giờ tới đích là như thế nào?

    Câu 4. Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

    Câu 5. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: Cuộc sống là một đường chạy vượt rào, nếu ta không cố gắng ta sẽ không thể vượt qua bất kì rào cản nào.

    [​IMG]

    HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI

    Câu 1.

    – Phương thức biểu đạt trong đoạn trích trên là phương thức nghị luận.

    Câu 2.

    – Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên là: Ẩn dụ, so sánh.

    Câu 3. Câu cuộc sống là một đường chạy marathon dài vô tận, nếu ta không cố gắng thì sẽ mãi bị bỏ lại ở phía sau và không bao giờ tới đích nghĩa là:

    – Cuộc sống luôn phải phấn đấu không ngừng.

    – Nhịp sống luôn trôi chảy nếu không chịu cố gắng, ta sẽ là người tụt hậu.

    Câu 4.

    – Nội dung chính của đoạn trích trên là bàn về giá trị thực của cuộc sống.

    Câu 5.

    1. Giải thích

    – Đường chạy vượt rào nghĩa là trên đường chạy có những rào chắn, đòi hỏi sức bật để vượt qua. Có vượt qua được những rào cản mới về được đến đích.

    Cách nói hình ảnh, có ý nghĩa biểu tượng: Nói về con đường đời với những tính chất và yêu cầu, đòi hỏi khác nhau, song có một điểm chung là con người luôn phải cố gắng nỗ lực hết sức, bằng khả năng của bản thân và kết nối với mọi người, để chúng ta đến được một cái đích, đạt được một mục tiêu nào đó đã đặt ra.

    2. Bàn luận, mở rộng vấn đề

    – Có thể khẳng định: Đường đời của chúng ta không thể chỉ là một trong những con đường trên mà phải là sự tổng hợp linh hoạt của cả bốn con đường, tùy từng chặng, từng giai đoạn khác nhau của cuộc đời.

    – Dù ở chặng nào, điều quan trọng và cần thiết để chúng ta vượt qua và chiến thắng là:

    + Sự cố gắng nỗ lực của bản thân.

    + Sự đoàn kết, chung sức, hợp lực với những người khác

    – Tuy nhiên, cuộc sống không phải lúc nào cũng là những đường chạy, những cuộc đua, những cái đích hữu hạn, hữu hình. Nhưng cuộc sống luôn đòi hỏi sự nỗ lực, cố gắng bền bỉ để có những cuộc "về đích" thật ngoạn mục.

    – Phê phán:

    + Những người không nỗ lực, cố gắng trên hành trình sống..

    + Những người dựa dẫm, ỷ lại vào người khác..

    3. Bài học nhận thức và hành động

    – Từ nhận thức đúng đắn về đường đời và điều kiện, sức mạnh để đến đích, mỗi người xác định được ý thức và hành động để mỗi chặng đường đời của mình đều có thể gặt hái nhiều thành công, sự sống nhiều giá trị và ý nghĩa..
     
    Tiên NhiLieuDuong thích bài này.
    Last edited by a moderator: 15 Tháng ba 2023
  4. Alice101296

    Bài viết:
    29
    ĐỀ SỐ 3

    Đọc văn bản dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

    Chúng tôi có một kế hoạch kinh tế rất lớn. Chúng ta sẽ tăng gấp đôi tốc độ tăng trưởng hiện tại và trở thành nền kinh tế mạnh nhất thế giới. Đồng thời chúng ta sẽ đi cùng với những quốc gia sẵn sàng ủng hộ chúng ta. Chúng ta sẽ có được những mối quan hệ tuyệt vời. Không có ước mơ nào là quá lớn, không có thử thách nào là quá khó. Không có gì thuộc về tương lai chúng ta muốn chạm tới mà chúng ta không thể thực hiện được.

    Nước Mĩ sẽ không chấp nhận những gì mà không phải là tốt nhất. Chúng ta phải đòi lại số phận của nước ta và có những ước mơ lớn, táo bạo và liều lĩnh. Chúng ta phải làm điều đó. Một lần nữa, chúng ta sẽ mơ về những điều đẹp đẽ, thành công cho đất nước.

    (Trích Bài phát biểu nhận chức Tổng thống Mĩ của Donal Trum, 09 – 11 – 2016)


    Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

    Câu 2. Lời phát biểu của Donal Trum đã đặt ra những mục tiêu gì cho nước Mĩ trong tương lai?

    Câu 3. Nêu nội dung chính của lời phát biểu trên?

    Câu 4. Anh (chị) hiểu như thế nào về câu nói: Không có ước mơ nào là quá lớn, không có thử thách nào là quá khó?

    Câu 5. Anh (chị) hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn luận về vấn đề nêu ra trong đoạn trích: Không có gì thuộc về tương lai chúng ta muốn chạm tới mà chúng ta không thể thực hiện được.

    HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI

    [​IMG]

    Câu 1.

    – Phương thức biểu đạt chính là nghị luận.

    Câu 2.

    – Mục tiêu là đưa nước Mĩ trở thành nền kinh tế mạnh nhất trên thế giới.

    Câu 3.

    Nội dung chính:

    – Thể hiện khát vọng và nỗ lực thực hiện khát vọng của nước Mĩ.

    Câu 4.

    – Khẳng định ý chí, nghi lực của con người khi thực hiện ước mơ và mục tiêu đã đặt ra.

    Câu 5.

    1. Giải thích

    – Từ "tương lai" là mơ ước, dự định, mục đích, là cái đích của ước mơ, là thành công mà con người đang hướng tới. Khái quát lại vấn đề qua câu nói: Khẳng định con người có thể hoàn toàn đạt được ước mơ, mục đích nếu kiên trì, nỗ lực.

    2. Phân tích

    – Tầm quan trọng của ước mơ đối với sự thành công của mỗi con người trong cuộc sống.

    – Cần phải làm gì để thực hiện ước mơ. (HS lấy dẫn chứng).

    – Ước mơ phải đúng đắn, phù hợp với khả năng, phải có hành động đúng mới có ý nghĩa.

    – Không nên ước mơ viển vông xa vời thực tế.

    3. Bài học nhận thức

    – Mỗi người cần biết xây dựng cho mình những ước mơ phù hợp, cao đẹp và biết hành động đúng đắn để biến ước mơ thành hiện thực.
     
    LieuDuongTiên Nhi thích bài này.
    Last edited by a moderator: 15 Tháng ba 2023
  5. Alice101296

    Bài viết:
    29
    ĐỀ SỐ 4

    Đọc văn bản dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

    Đừng nói cuộc đời mình tẻ nhạt nhé em

    Hạnh phúc ở những điều bình dị

    Trong ngày, trong đêm

    Đừng than phiền cuộc sống nhé em

    Hạnh phúc ngay cả khi em khóc

    Bởi trái tim buồn là trái tim vui

    Hạnh phúc bình thường và giản dị lắm

    Là tiếng xe về mỗi chiều của bố

    Cả nhà quây quần trong căn phòng nhỏ

    Chị xới cơm đầy bắt phải ăn no

    Hạnh phúc là khi đêm về không có tiếng mẹ ho

    Là ngọn đèn soi tương lai em sáng

    Là điểm mười mỗi khi lên bảng

    Là ánh mắt một người lạ như quen

    Hạnh phúc là khi mình có một cái tên

    Vậy đừng nói cuộc đời tẻ nhạt nhé em

    Tuổi mười tám còn khờ khạo lắm

    Đừng tô vẽ một chân trời xa toàn màu hồng thắm

    Hạnh phúc vẹn nguyên giữa cuộc đời thường.


    (Trích Hạnh phúc – Thanh Huyền)

    Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính và phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.

    Câu 2. Nội dung chính của đoạn thơ.

    Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật biện pháp tu từ chủ yếu trong đoạn thơ?

    Câu 4. Anh (chị) có suy nghĩ gì về những lời nhắn nhủ của nhân vật trữ tình dành cho em mình qua những câu thơ:

    Đừng nói cuộc đời mình tẻ nhạt nhé em

    Hạnh phúc ở những điều bình dị

    ()

    Đừng tô vẽ một chân trời xa toàn màu hồng thắm

    Hạnh phúc vẹn nguyên giữa cuộc đời thường.


    Câu 5.

    Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày những suy nghĩ của anh (chị) về quan niệm hạnh phúc của nhà thơ Thanh Huyền được trích trong phần Đọc hiểu: Hạnh phúc ở những điều bình dị.

    HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI

    Câu 1.

    – Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là phương thức tự sự.

    – Phong cách ngôn ngữ của văn bản là phong cách nghệ thuật.

    Câu 2. Nội dung chính của đoạn thơ:

    – Hạnh phúc là những điều hết sức bình thường, giản dị trong cuộc sống đời thường: Gia đình đầm ấm, hi vọng tương lai tươi sáng, ánh mắt một người vừa lạ vừa quen..

    – Tình cảm yêu thương, trân trọng của người viết đối với hạnh phúc bình dị của cuộc sống đời thường.

    Câu 3.

    – Biện pháp tu từ được sử dụng chủ yêu trong đoạn thơ là: Liệt kê.

    – Hiệu quả nghệ thuật: Bằng phép liệt kê, người viết đã thể hiện quan niệm hạnh phúc một cách ấn tượng, chân thật, xúc động qua những hình ảnh hết sức cụ thể, gần gũi, bình dị, đời thường trong cuộc sống: Tiếng xe về mỗi chiều của bố, cả nhà quây quần bên căn gác nhỏ, đêm về không có tiếng mẹ ho..

    Câu 4.

    – Thanh Huyền nhắn nhủ em đừng nói cuộc đời tẻ nhạt, đừng tô vẽ chân trời xa một màu hồng thắm. Và nhắc đi nhắc lại em rằng, hạnh phúc xuất phát từ những điều bình dị.

    – Đó là lời nhắn nhủ chân tình, giàu cảm xúc và tình yêu thương của người chị dành cho em. Qua đó, nhắn nhủ mọi người, đừng quên hạnh phúc ở trong những điều giản dị, hãy trân trọng.

    Câu 5.

    1. Giải thích

    – Hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc của con người khi được thỏa mãn một nhu cầu nào đó mang tính trừu tượng. Hạnh phúc là một cảm xúc bậc cao, được cho rằng chỉ có ở loài người, nó mang tính nhân bản sâu sắc và thường chịu tác động của lí trí.

    – Hạnh phúc nằm ở trong những điều bình dị, nghĩa là hạnh phúc tồn tại trong những điều bình thường, gần gũi trong cuộc sống. Tôn trọng là đánh giá cao, là coi trọng sự sống, danh dự, nhân phẩm của người khác. Một số biểu hiện của sự tôn trọng là không phân biệt màu da, tuổi tác, giới tính, trình độ, sang giàu hay nghèo hèn, nông thôn hay thành thị, tôn giáo hay dân tộc. Từ đó, có thể hiểu nguyên tắc sống trên: Tôn trọng người khác là ưu tiên hàng đầu, trước khi khi làm/ nghe theo ý muốn của bản thân.

    2. Phân tích

    – Hạnh phúc không phải lúc nào cũng cao sang, đôi khi tình yêu lại bắt đầu từ những điều giản dị nhất mà những lúc vô tình bạn không nhận ra. Như Thanh Huyền định nghĩa hạnh phúc rất đơn giản, đó là: Tiếng xe máy về mỗi chiều của bố, là sự quan tâm, yêu thương, lo lắng của những người thân yêu trong gia đình: Chị xới cơm đầy bắt phải ăn no, đêm về không có tiếng mẹ ho..

    – Những điều ấy bình dị, mộc mạc thôi, nhưng gợi ở lòng người bao nhiêu ấm áp, yêu thương.

    3. Bình luận

    – Nhưng không phải ai cũng cảm nhận được rằng hạnh phúc nằm ở những điều giản dị. Họ mải mê chạy theo những thứ phù phiếm mà không nhận ra hạnh phúc chỉ đơn giản là những điều bình dị quanh mình. Cho đến khi quá muộn.

    4. Bài học

    – Hãy biết trân trọng hạnh phúc, đừng quá tham lam những điều xa vời. Cần sống châm lại, yêu thương nhiều hơn:

    đừng tô vẽ một chân trời xa toàn màu hồng thắm

    Hạnh phúc vẹn nguyên giữa cuộc đời thường.


    (Thanh Huyền)
     
    LieuDuong thích bài này.
  6. Alice101296

    Bài viết:
    29
    ĐỀ SỐ 5

    Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

    Thầy năm nay đã 79 tuổi. Thầy được "cắp sách đến trường" liên tục từ cấp 1, cấp 2, cấp 3, rồi đại học, sau đại học, nghiên cứu sinh và lấy bằng tiến sĩ.. Và bây giờ khi nhìn lại cuộc đời đã qua của mình, thầy phải thừa nhận rằng những điều mình đã được học ở trường thực ra không phải là toàn là những "bảo bối", cũng không phải là những "cẩm nang thần diệu" giúp cho thầy bước vào cuộc sống đời thường, một thực tế rất sôi động, đầy cơ hội và cạm bẫy.. trong đó cái đúng, cái sai, cái thiện, cái ác nhiều khi khó phân định rõ ràng. Bởi vì hồi bấy giờ nhà trường chỉ truyền thụ những kiến thức thuần túy sách vở, ít gắn liền với đời sống xã hội ngoài nhà trường.

    Cũng còn may là ở cái thuở thiếu thời ấy, thầy không chỉ chúi đầu vào sách vở, mà do hoàn cảnh gia đình, thầy còn phải làm nhiều việc khác nhau, ngẫm nghĩ những vấn đề khác nhau.. Dẫu sao thầy vẫn ân hận và lấy làm tiếc cho cái thuở đến trường ấy đã không tranh thủ để học được nhiều hơn những bài học bổ ích vốn không nằm trong chương trình và sách giáo khoa. Bởi vậy với tư cách là một thầy giáo nhiều tuổi nghề và nhiều tuổi đời, thầy muốn nhắn nhủ với các em rằng: "Biển học là mênh mông, trong đó sách vở tuy quan trọng nhưng cũng chỉ là những vùng biển gần bờ mà thôi".

    Nền giáo dục của chúng ta đang bắt đầu đổi mới theo xu hướng tiến bộ hơn, tích cực hơn, theo đó học sinh muốn thành đạt thì ngoài những kiến thức sách vở, họ còn phải thành thạo các kĩ năng xã hội, kĩ năng sống để phát triển toàn diện, họ cần phải được trang bị các giá trị chuẩn mực về tính cách, phẩm chất và những đạo đức tốt đẹp.

    Trong những năm học vừa qua, rất nhiều em học sinh đã tham gia đội Thanh niên Tình nguyện để làm những công việc khác nhau, từ việc nhỏ đến việc lớn.. Chẳng hạn trong suốt một tháng hè họ đã miệt mài lao động để làm đẹp thêm mái trường chúng ta: Họ làm vệ sinh các phòng ốc, sơn mới các bức tường, sửa chữa nhà ăn.. Qua đó họ đã thu hoạch được những bài học quý giá cho mình: Họ biết tìm hiểu công việc, biết vạch ra kế hoạch làm việc, biết cách làm việc theo nhóm, biết phân công và hỗ trợ lẫn nhau, biết cải tiến kĩ năng lao động và biết sáng tạo trong lao động. Qua những công việc mang tính phục vụ cộng đồng như vậy, mỗi cá nhân cảm thấy gắn bó và hòa đồng với tập thể của mình hơn và thương yêu nhau hơn.. Thầy nghĩ rằng những bài học như thế không có hoặc ít có trong các tiết học Toán, Lí, tiếng Anh.. hay Sinh, Sử..

    Bên cạnh những niềm vui, đôi lúc thầy vẫn thoáng gặp những hiện tượng đáng buồn. Đó là khi thầy trông thấy một em nào đó vô tư vất rác không đúng chỗ, đó là khi trên mặt bàn mới toanh ai đó đã ngang nhiên viết và vẽ bậy, hoặc bôi bẩn bằng kẹo cao su, đó là khi trên mặt tường trắng đẹp bỗng in hằn một dấu chân bẩn thỉu.. Những hành động, tuy rất hiếm hoi, nhưng không thể nào chấp nhận được, phải nói thẳng đó là những hành động không tử tế. Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, trước hết các em phải là những người tử tế, muốn vậy cần phải học tập và rèn luyện thường xuyên ngay trong thời gian cắp sách tới trường.

    Các em thân mến. Rồi đây khi rời mái trường Lương Thế Vinh thân yêu, các em sẽ bước vào đời bởi nhiều con đường khác nhau, do chính mình lựa chọn, hoặc do hoàn cảnh đưa đẩy. Thầy mong rằng những điều đã học – theo nghĩa rộng của từ này – sẽ giúp các em vững vàng hơn trong cuộc sống. Các em có thể trở thành những người lao động chân chính, những nhà kĩ thuật có chuyên môn giỏi, những người nghiên cứu thành công, những doanh nghiệp tầm cỡ, những nhà lãnh đạo xuất sắc, những chính khách uyên bác.. nhưng trước hết phải là những người tử tế, biết yêu thương và căm giận, vì nhân dân, vì Tổ quốc Việt Nam yêu quý của chúng ta.


    (Trích Bài phát biểu của thầy Văn Như Cương trong ngày khai giảng năm học 2015 – 2016 tại trường THPT Lương Thế Vinh – Hà Nội. Baomoi.vn ngày 05 – 09 – 2015)

    Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. Đoạn trích này được diễn đạt theo phong cách ngôn ngữ nào?

    Câu 2. Anh (chị) hiểu thế nào về câu nói sau: Biển học là mênh mông, trong đó sách vở tuy quan trọng nhưng cũng chỉ là những vùng biển gần bờ mà thôi?

    Câu 3 . Theo anh (chị), vì sao tác giả lại khẳng định: Những điều mình đã được học ở trường thực ra không phải là toàn là những "bảo bối", cũng không phải là những "cẩm nang thần diệu" giúp cho thầy bước vào cuộc sống đời thường?

    Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh (chị).

    Câu 5.

    Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chi) về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, trước hết các em phải là những người tử tế, biết yêu thương và căm giận, vì nhân dân, vì Tổ quốc Việt Nam yêu quý của chúng ta.

    HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI

    Câu 1.

    – Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên là phương thức nghị luận.

    – Đoạn trích này được diễn đạt theo phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

    Câu 2. Câu nói: Biển học là mênh mông, trong đó sách vở tuy quan trọng nhưng cũng chỉ là những vùng biển gần bờ mà thôi ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc:

    – "Vùng biển gần bờ" là vùng so với toàn bộ đại dương, dẫu sao vẫn là một không gian nhỏ hẹp, chưa sâu rộng, nhiều người có thể tiếp cận và chinh phục.

    – Quá trình học tập tiếp thu kĩ năng, kiến thức, kinh nghiệm sống giống như biển lớn, vô cùng sâu rộng, mênh mông.

    – Khẳng định tầm quan trọng của sách vở, nhưng câu nói này đè cao vai trò của những kĩ năng, kiến thức, kinh nghiệm mà mỗi người cần học tập và tiếp thu từ chính thực tế đời sống đa dạng, phức tạp, mênh mang. Vì vậy, nhiệm vụ của mõi người không chỉ là học tập về mọi mặt, rèn luyện những năng lực, những kĩ năng chuẩn bị hành trang kiến thức cũng như về nhân cách để bước vào đời vững vàng.

    Câu 3. Sở dĩ tác giả khẳng định: . Những điều mình đã được học ở trường thực ra không phải là toàn là những "bảo bối", cũng không phải là những "cẩm nang thần diệu" giúp cho thầy bước vào cuộc sống đời thường là vì:

    – Cuộc sống đời thường là một thực tế rất sôi động, đầy cơ hội và cạm bẫy.. trong đó cái đúng, cái sai, cái thiện, cái ác nhiều khi khó phân biệt rõ ràng, nên những điều học được trong nhà trường – dù sâu sắc và toàn diện đến đâu – có thể vẫn xa vời hoặc không phù hợp với thực tế đời sống, không thể giải quyết được mọi vấn đề đặt ra trong cuộc sống.

    – Để có thể bước vào cuộc sống đời thường một cách vững vàng, thành đạt; ngoài liến thức sách vở, mỗi người cần được trang bị thêm những kĩ năng sống, những kiến thức từ thực tế đời sống, những phương pháp giải quyết vấn đề mà đời sống đặt ra cũng như giá trị để phát triển toàn diện.

    Câu 4.

    – Có thể lựa chọn một trong những thông điệp dưới đây:

    + Ý nghĩa những điều mình đã được học ở trường thực ra không phải là toàn là những "bảo bối", cũng không phải là những "cẩm nang thần diệu" giúp cho thầy bước vào cuộc sống đời thường.

    + Cuộc sống đời thường là một thực tế sôi động, dầy cơ hội và cạm bẫy.. trong đó cái đúng, cái sai, cái thiện, cái ác nhiều khi khó phân định rõ ràng.

    + Biển học là mênh mông, trong đó sách vở tuy quan trọng nhưng cũng chỉ là những vùng biển gần bờ mà thôi.

    + Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, trước hết các em phải là những người tử tế, biết yêu thương và căm giận, vì nhân dân, vì Tổ quốc Việt Nam yêu quý của chúng ta.

    Câu 5.

    1. Giải thích

    – Người tử tế là người đàng hoàng, đứng đắn, tốt bụng, có lòng tốt trong đối xử với nhau, biết sống có đạo lí, tình nghĩa, được mọi người coi trọng.

    Toàn bộ quan niệm trên đề cập đến những phẩm chất quan trọng mà trước hết mỗi học sinh cần có.

    2. Bàn luận vấn đề

    – Để trở thành một con người chân chính, trước hết phải biết "sống tử tế", biết yêu – ghét đúng sai; phải có tính cách, tình cảm, phẩm chất đạo đức tốt đẹp; phải có ý thức công dân, tinh thần trách nhiệm với cộng đồng, với đất nước.. Đó là những giá trị hợp với truyền thống, đạo lí góp phần làm cho đời người có ý nghĩa hơn, cuộc sống tốt đẹp hơn.

    – Tình yêu Tổ quốc và nhân dân, ý thức sống và cống hiến vì nhân dân, vì đất nước sẽ là động lực lớn thúc đâye học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

    3. Bài học nhận thức và hành động

    – Mỗi học sinh cần rèn đức luyện tài để trở thành những người công dân chân chính.

    – Để thành đạt, vững vàng hơn trong cuộc sống; mỗi học sinh cần phải học tập và rèn luyện để phát triển một cách toàn diện: Học tập không chỉ bằng khối óc mà còn bằng cả trái tim; học tập một cách chủ động, sáng tạo với những khát vọng và trách nhiệm vì Tổ quốc.
     
    LieuDuong thích bài này.
    Last edited by a moderator: 8 Tháng tư 2024
Trả lời qua Facebook
Đang tải...