Bàn về ý kiến: Văn chương giúp ta trải nghiệm cuộc sống, Sống ra người hơn, sống tốt hơn

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 9 Tháng tư 2022.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Đề bài:

    Bàn về văn học, nhà thơ Thanh Thảo cho rằng: Văn chương giúp ta trải nghiệm cuộc sống ở những tầng mức và những chiều sâu đáng kinh ngạc. Nó giúp con người sống "ra người" hơn, sống tốt hơn. (Theo Nhà văn nói về môn Văn-Văn học và tuổi trẻ–NXB GD, 2015)

    Bằng trải nghiệm văn học của mình, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua các tác phẩm thơ đã học

    Dàn ý:

    1. Mở bài

    - Một tác phẩm văn học chân chính dẫu có đào sâu vào lòng hiện thực để phản ánh đời người một cách chân thật, cụ thể, để giúp con người sống sống tốt hơn.

    - Bàn về văn học, nhà thơ Thanh Thảo cho rằng: Văn chương giúp ta trải nghiệm cuộc sống ở những tầng mức và những chiều sâu đáng kinh ngạc. Nó giúp con người sống "ra người" hơn, sống tốt hơn. (Theo Nhà văn nói về môn Văn-Văn học và tuổi trẻ–NXB GD, 2015)

    2. Thân bài

    A. Giải thích

    - Văn chương: Là loại hình nghệ thuật bao gồm các sáng tác dùng ngôn từ nghệ thuật để phản ánh cuộc sống con người.

    – Văn chương giúp ta trải nghiệm cuộc sống ở những tầng mức và những chiều sâu đáng kinh ngạc: Văn chương đem đến cho người đọc những nhận thức, khám phá, trải nghiệm, nếm trải hiện thực sự sống muôn hình vạn trạng của nhân loại vào chính mình; đây là chức năng nhận thức của văn học

    - Nó giúp con người sống "ra người" hơn, sống tốt hơn: Tác phẩm văn học đem lại cho con người niềm vui trong sáng, thánh thiện, làm nảy nở trong tâm hồn ta những xúc cảm cao đẹp, để ta sống đẹp hơn, sống ý nghĩa hơn, có cuộc sống ngày càng tốt hơn; đây là chức năng giáo dục của văn học

    => khẳng định ý kiến: Nhận định trên khẳng định chức năng nhận thức, giáo dục cảm hóa của văn học.

    B. Phân tích. Lí giải

    – Văn học có sứ mệnh cao cả là làm giàu thêm nhận thức của con người về thế giới xung quanh; bồi đắp, nâng đỡ, thanh lọc tâm hồn con người, khiến con người trở nên hoàn thiện, người hơn, sống tốt hơn.

    – Mỗi tác phẩm là một thế giới. Văn học đưa chúng ta đến với thế giới của sự thật để trải nghiệm cuộc sống ở những tầm sâu hơn, thanh lọc tâm hồn con người khiến ta sống tốt hơn.

    - Chức năng nhận thức, giáo dục cảm hóa là 2 trong 3 chức năng chính của văn học

    C. Chứng minh

    *Hai tác phẩm thơ mới Nhớ rừng và Ông đồ giúp ta trải nghiệm chiều sâu về hiện thực cuộc sống của dân ta thủơ mất nước và đất nước ta thời nho học, thú treo câu đối ngày tết đang bị mai một, lãng quên

    - Nhớ rừng: Bài thơ giúp ta trải nghiệp chiều sâu của hiện thực cuộc sống rối reng của xã hội nửa thực dân, nửa phong kiến cũng, người dân sống trong cảnh u sầu, căm hờn, uất hận..

    - Ông đồ: Bài thơ ông đồ giúp ta trải nghiệp chiều sâu của hiện thực cuộc sống của cả một giai đoạn thú treo câu đối ngày tết từ thời được trọng vọng

    + bài thơ còn giúp ta trải nghiệp chiều sâu của hiện thực thời điểm thú treo câu đối ngày tết dần bị lãng quên, (và khổ 3, 4 – thời lãng quên)

    *Hai tác phẩm Nhớ rừng và Ông đồ còn giúp chúng ta sống đẹp hơn, ý nghĩa hơn, sống "ra" người hơn, sống tốt hơn.

    - Nhớ rừng:

    +Bài thơ giúp ta tự hào, nhớ, trân trọng về quá khứ hào hùng của dân tộc. Thể hiện qua nỗi nhớ da diết của con hổ về chốn sơn lâm đại ngàn rộng lớn, thênh thang và nhớ về 4 thời khắc thuở tự do

    +Nhớ rừng là khao khát khao khát sôi sục, mãnh liệt của dân tộc ta.

    +Bài thơ mang hàm nghĩa như một lời nhắn gửi kín đáo, tha thiết về tình yêu giang sơn đất nước. Tư tưởng lớn nhất của bài thơ là cái giá của tự do. Hình tượng con hổ nhớ rừng là sự thể hiện tuyệt vời tư tưởng vĩ đại ấy.

    - Ông đồ: Nếu bài thơ Nhớ rừng giúp ta sống tốt hơn qua niềm tự hào, nhớ, trân trọng về quá khứ hào hùng và khao khát khao khát sôi sục, mãnh liệt của dân tộc thì bài thơ Ông đồ giúp ta sống tốt hơn qua thái độ trân trọng, tự hào, lưu giữ giá trị văn hóa ổ truyền không bị tàn phai, mai một

    *Hai tác phẩm, chúng ta còn giúp chúng ta sống tốt hơn. Đọc hai tác phẩm, chúng ta càng biết trân trọng quá khứ lịch sử huy hoàng, biết trân trọng những nét đẹp văn hóa cổ truyền của dân tộc.

    D. Đánh giá

    - Hai bài thơ là tiêu biểu trong phong trào thơ m ới, nó đặt cái tôi cá nhân và tính chủ quan vào trung tâm của thơ ca, nó cho phép không tuân theo lối vần luật, niêm luật của các thể loại thơ cổ

    - Đây là 2 tác phẩm văn chương giúp ta trải nghiệm cuộc sống ở những tầng mức và những chiều sâu đáng kinh ngạc. Nó giúp con người sống "ra người" hơn, sống tốt hơn. Dù chịu tư tưởng giáo điều, hà khắc trong tư tưởng văn thơ trung đại, hai bài thơ đã thể hiện cái tôi cá nhân sâu sắc đã dám bày tỏ hết lòng mình, gửi gắm tâm sự yêu nước sâu nặng.

    E. Bài học

    - Tác giả với tấm lòng nhiệt thành, cần đưa những trải nghiệm về cuộc sống, số phận, nhân cách hay chiều sâu tâm hồn con người vào trong tác phẩm một cách chân thực, ấn tượng, giàu chiêm nghiệm đến vậy.

    – Bạn đọc cần nhận ra giá trị mỗi tác phẩm; niềm say mê văn học; đồng cảm, đồng điệu với tác giả, nhân vật trung tâm trong tác phẩm; suy nghĩ để độc giả biết "sống ra người hơn, sống tốt hơn".

    3. Kết bài: Khẳngđịnh vấn đề

    [​IMG]

    Bài làm chi tiết

    (Đề nghị luận văn học – môn ngữ văn: Bàn về văn học: Văn chương giúp ta trải nghiệm cuộc sống ở những tầng mức và những chiều sâu đáng kinh ngạc. Nó giúp con người sống "ra người" hơn, sống tốt hơn. Chứng minh ý kiến trên qua các tác phẩm thơ đã học)

    Văn học đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân loại, nó như liều thuốc xoa dịu và chữa lành mọi vết thương và nỗi đau. Một tác phẩm văn học chân chính sẽ giúp bạn đọc vừa chiêm nghiệm cuộc sống vừa sống tốt hơn. Như nhà thơ Thanh Thảo khẳng định: Văn chương giúp ta trải nghiệm cuộc sống ở những tầng mức và những chiều sâu đáng kinh ngạc. Nó giúp con người sống "ra người" hơn, sống tốt hơn.

    Để hiểu ý nghĩ của lời nhận định trên, trước hết ta cần hiểu văn chương là gì? Văn chương là một loại hình nghệ thuật bao gồm các sáng tác dùng ngôn từ nghệ thuật để phản ánh cuộc sống và tâm tư tình cảm của con người. "Văn chương giúp ta trải nghiệm cuộc sống ở những tầng mức và những chiều sâu đáng kinh ngạc" được hiểu là văn chương đem đến cho người đọc những hình dung, nhận thức, khám phá, chiêm nghiệm hiện thực sự sống muôn hình vạn trạng của nhân loại; đây là chức năng nhận thức của văn học. "Nó giúp con người sống" ra người "hơn, sống tốt hơn" có nghĩa là tác phẩm văn học bồi đắp cho tâm hồn con người những cảm xúc đẹp, hướng thiện, để ta sống đẹp hơn, sống ý nghĩa hơn, có cuộc sống ngày càng tốt hơn; đây là chức năng giáo dục của văn học. Như vậy, ý kiến của Thanh Thảo đã khẳng định chức năng nhận thức, giáo dục cảm hóa của văn học. Mỗi tác phẩm văn học chân chính sẽ vừa đem đến cho ta những hiểu biết vừa soi rọi tâm hồn ta, giúp ta ngày càng hoàn thiện chính mình.

    Vì sao khẳng định như vậy? Bởi Mỗi tác phẩm là một thế giới hiện thực của cuộc sống con người một cách tổng hợp, toàn vẹn. Bởi văn học có sứ mệnh cao cả là làm giàu thêm nhận thức của con người về thế giới xung quanh; bồi đắp, nâng đỡ, thanh lọc tâm hồn con người, khiến con người trở nên hoàn thiện, người hơn, sống tốt hơn. Trong dó chức năng nhận thức, giáo dục cảm hóa là 2 trong 3 chức năng chính của văn học. Điều đó được thể hiện tiêu biểu qua 2 bài thơ Nhớ rừng và Ông đồ. Đây là hai tác phẩm thơ mới, có khuynh hướng lãng mạn, biểu đạt mọi cung bậc của cảm xúc của cá nhân với tâm sự yêu nước thầm kín. Hai bài thơ giúp ta trải nghiệm hiện thực cuộc sống của dân ta thưở mất nước và đất nước ta thời nho học, và thú treo câu đối ngày tết đang bị mai một. Qua đó giúp chúng ta sống "ra người" hơn, càng căm ghét cảnh sống nô lệ, mất nước, trân trọng quá khứ lịch sử huy hoàng, biết trân trọng những nét đẹp văn hóa cổ truyền của dân tộc.

    Thật vậy, hai tác phẩm Nhớ rừng và Ông đồ giúp ta trải nghiệm chiều sâu về hiện thực cuộc sống của dân ta thủơ mất nước và đất nước ta thời nho học, thú treo câu đối ngày tết đang bị mai một, lãng quên. Hiện thực trong bài Nhớ rừng mà tác giả đưa đến cho chúng ta trải nghiệm là hoàn cảnh bài thơ ra đời, năm 1934, với bi kịch của nhân dân ta đang rên xiết trong xích xiềng nô lệ. Hiện thực là cuộc sống rối reng của xã hội nửa thực dân, nửa phong kiến cũng, người dân sống trong cảnh u sầu, căm hờn, uất hận tâm trạng tủi nhục, đau đớn, uất hận.. của dân tộc ta gửi gắm qua hình tượng con hổ bị nhốt trong cũi sắt ở vườn bách thú. Bài thơ có lời đề từ là "Lời con hổ ở vườn bách thú" những đó thực chất là lời tâm sự, khát vọng tự do mạnh mẽ của thế hệ thanh niên sống trong hoàn cảnh mất nước. Thế Lữ đã xây dựng thành công hình tượng con hổ bị sa cơ lỡ vận, tù hãm, mất lực của người anh hùng chiến bại. Đoạn thơ mở đầu là nỗi đau bi kịch của con hổ ngay trong thì hiện tại:

    Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt

    Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua

    Khinh lũ người kia ngạo mạn ngẩn ngơ

    Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm

    Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm

    Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi

    Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi

    Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.

    Nỗi căm hờn của con hổ là nỗi đau đớn, uất ức, uất hận, hờn căm. Nỗi căm hờn đó như đọng, như kết thành khối.. Đó là nỗi căm hờn vì bị cầm tù "trong cũi sắt" đến mất quyền tự do, chỉ biết "nằm dài" ngao ngắn tuyệt vọng trông ngày tháng trôi qua dần dần mà bất lực. Nỗi đau bi kịch đó của chúa sơn lâm càng được đẩy lên cao trào hơn khi phải sống chung với "bọn gấu dở hơi" và trở thành một món đồ chơi lạ mắt cho "lũ người ngạo mạn". Đó cũng là tâm trạng điển hình đầy bi kịch của dân ta thuở mất nước, mất tự do, chịu cảnh nô lệ. Chiều sâu của hiện thực đó được thể hiện có chiều sâu nhờ nghệ thuật liệt kê, ẩn dụ và đối lập.

    Không chỉ vậy, thực tại tầm thường, giả dối, nỗi chán ngắn, sự khinh bỉ của "chúa tể muôn loài" còn được thể hiện tăng lên đến cao độ ở khổ thơ thứ 4 của bài. Đó toàn là những khung cảnh giả dối, tầm thường:

    Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu

    Ghét những cảnh không đời nào thay đổi

    Những cảnh sửa sang, tầm thường giả dối

    Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;

    Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng

    Len dưới nách những mô gò thấp kém;

    Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm,

    Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu

    Của chốn ngàn năm cao cả, âm u.

    Đó là "niềm uất hận ngàn thâu" đối với hiện thực xã hội tù túng, ngột ngạt – một hiện thực tầm thực, giả tạo, chật hẹp, tù túng khiến con hổ thấy chán ghét, muốn từ bỏ, thoát ly. Hiện thực xã hội được nhà thơ thể hiện ấn tượng qua với thể tám chữ đã được dùng linh hoạt, tự do hơn về cách ngắt nhịp, phá bỏ hoàn toàn những qui định niêm luật vận đối cứng nhắc (khi ngắn, khi dài, khi anh, khi chậm). Ngoài ra ngôn ngữ hình ảnh thơ không còn mang tính ước lệ nữa, thay vào đó rất sinh động, sáng tạo, giàu tính chất trữ tình, biểu cảm cùng nhiều biện pháp tu từ nghệ thuật: Ẩn dụ, đối lập, liệt kê.

    Nếu qua Nhớ rừng, tác giả giúp ta trải nghiệm chiều sâu về hiện thực cuộc sống của dân ta thủơ mất nước thì qua bài thơ Ông đồ, Vũ Đình Liên giúp ta trải nghiệm chân thực, sinh động giai đoạn đất nước ta thời nho học, thú treo câu đối ngày tết đang bị mai một, lãng quên. Bài thơ được sáng tác năm 1936, trong bối cảnh cảnh hiện thực nền Hán học đang mất dần vị thế do sự ảnh hưởng của văn hóa phương Tây. "Ông đồ" là tác phẩm nói lên thực trạng đáng buồn của một loại hình nghệ thuật vốn là truyền thống đang ngày càng mai một và dần lùi sâu và dĩ vãng. Nó mang đến một sự tiếc nuối vô cùng của tác giả. Có thể nói, bài thơ giống như một câu chuyện về một cuộc đời, một số phận hẩm hiu bị đầy vào nghịch cảnh. Đó là cuộc đời của một ông đồ làm nghề viết câu đối trong mỗi độ tết đến, xuân về gắn liền với hai thời kì thịnh – suy của nền văn hóa Hán học. Trước hết, bài thơ ông đồ giúp ta trải nghiệp chiều sâu của hiện thực cuộc sống của cả một giai đoạn thú treo câu đối ngày tết trong thời được trọng vọng, được mọi người mong chờ, chào đón:

    Mỗi năm hoa đào nở

    Lại thấy ông đồ già

    Bày mực tàu giấy đỏ

    Bên phố đông người qua.

    Các từ "Mỗi," lại thấy "cho ta hiểu cứ mỗi độ hoa đào nở rộ, tết đến xuân về, ông đồ lại xuất hiẹn với bút nghiên, giấy đỏ. Vì thế, cùng với hoa đào, ông như sứ giả của mùa xuân, của dịp tết đến. Khi đó, mọi người dân đều náo nức, tươi vui xuống phố xếp hàng tấp nập, chờ đợi ông viết câu đối:

    Bao nhiêu người thuê viết

    Tấm tắc ngợi khen tài

    " Hoa tay thảo những nét

    Như phượng múa rồng bay.

    Lời thơ đẹp, giàu cảm xúc cùng hóa dụ "hoa tay", so sánh, thành ngữ có giá trị như một thước phim quay chậm để bạn đọc chiêm ngưỡng chiều sâu của hiện thực - thời huy hoàn của ông đồ. Ông như một người nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật thư pháp. Những nét chữ thảo nhanh, đẹp, mềm mại, bay bổng, tươi tắn như một tuyệt tác "phượng múa rồng bay". Quả thật, ông là một nghệ sĩ tài hoa đã và đang làm đẹp cho đời, đem lại không khí tết, niềm vui hân hoan cho mọi người xung quanh, lưu giữ nét đẹp văn hóa cổ truyền, lưu giữ cái hồn dân tộc.

    Thế nhưng, thời hoàng kim ấy của ông đồ đã dần dần khép lại, ông đồ rời vào tình cảnh ế khách, bị lãng quên rồi thất thế, lạc lõng:

    Nhưng mỗi năm mỗi vắng

    Người thuê viết nơi đâu?

    Giấy đỏ buồn không thắm

    Mực đọng trong nghiên sầu.

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 9 Tháng tư 2022
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...