Bạn nghĩ gì về kiến nghị tăng học phí ở những cấp học? Có Nên đồng thuận hay từ chối đề xuất đó?

Thảo luận trong 'Trà Đá - Tán Gẫu' bắt đầu bởi Tranhuynh, 15 Tháng bảy 2022.

  1. Tranhuynh

    Bài viết:
    1,489
    Đối với góc nhìn của mình trong các trường từ năm ngoái đến năm nay, có thể khác với những khu vực đã thực hiện ý tưởng tăng học phí. Thì với chính sách nhà trường mình chỉ mới tới bước luôn đề xuất một mảnh bình chọn lấy ý kiến của học sinh và phụ huynh, tự hỏi về việc tăng học phí có được nên đồng ý hay không? Và hỏi lý do vì sao?

    Đặc biệt là đối với các giáo viên mình đã nói rất nhiều hứa hẹn về phát triển ngành giáo dục cho việc tăng học phí. Nhưng riêng mình thì thấy việc tăng học phí sẽ gây một vài cản trở như tiền học của mình từ các cấp cho đến cả ngân sách khủng phải chi trả trong đại học. Và chưa chắc việc tăng học phí sẽ cải thiện những góc khuất của trường học như chất lượng kém hay tham nhũng..

    Vậy bạn nghĩ gì về chính sách này? Bạn có đồng tình với việc tăng học phí hay phản đối.
     
    Hoa Nguyệt Phụngchiqudoll thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
  3. Lagan

    Bài viết:
    635
    Xin chào, cảm ơn bạn đã chia sẻ.

    Theo quan điểm của mình thì mỗi thứ nó sẽ có mặt tốt và mặt xấu của riêng nó. Việc tăng hay giữ nguyên học phí tại các trường công đang được rất nhiều người bàn luận và cũng nhận nhiều ý kiến trái chiều. Dưới đây chỉ là góc nhìn của cá nhân, không có ý tiêu cực, xúc phạm hay động chạm đến bất cứ cơ quan, đoàn thể nào.

    Tăng học phí, con cái bạn có cơ hội được cải thiện trang thiết bị và môi trường học tập.

    Trong khi hiện nay ngày càng nhiều trường liên cấp tư thục của các tập đoàn lớn như Vinschool được trang bị phòng học hiện đại, phòng chức năng đầy đủ, sân vui chơi, sân bóng, bể bơi.. thì trông các trường công lập lại có vẻ tồi tàn, không hề được tu sửa và do đã xây từ lâu nên còn thiếu và hỏng hóc nhiều cơ sở vật chất. Vậy nên, không thể nghi ngờ rằng nếu tăng học phí, các trường công có thể có thêm một khoản "đầu tư" xây mới và bổ xung thêm thiết bị cũng như cơ sở vật chất, có thêm nhiều lớp học năng khiếu, ngoại khóa cũng như cải thiện và đổi mới phương pháp giáo dục.

    Ngoài ra, tăng học phí có thể giúp các giáo viên có được nguồn thu cao hơn.

    Dễ dàng nhận thấy ngày nay mức lương của các giáo viên công lập chỉ ở mức trung bình thấp, lương cho một giáo viên hợp đồng mới ra trường chưa chính thức, chưa vào biên chế là 3-4 triệu đồng trong khi họ phải giảng dạy và phụ lớp hầu như cả tuần. Còn đối với một giáo viên đã
    có bằng đại học và có biên chế khoảng 20 năm thì chỉ ở mức 7-8 triệu như bố mẹ mình hiện tại. Liệu với số tiền lương như vậy, họ sẽ lựa chọn ở một trường công hay nộp đơn vào một trường tư với mức lương khởi điểm cao hơn rất nhiều. Rõ ràng, tiền lương là một cám dỗ không nhỏ, nếu giáo viên chất lượng lựa chọn trường tư thục hết thì những trường công sẽ ra sao? Nếu giáo viên trong các trường công không được tăng lương, họ sẽ không có động lực để gắn bó với nghề mà phải dành thời gian làm thêm các công việc khác để trang trải cuộc sống và điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc dạy học của mình.

    Việc tăng học phí không thể nghi ngờ là gánh nặng của các bậc phụ huynh.


    Ở quê mình phần lớn là lao động tay chân, nông dân, công nhân với mức lương từ 10-13 triệu nếu làm lâu năm nên việc cho con học ở trường công với mức phí thấp giúp họ giảm bớt gánh nặng cuộc sống, nhưng với tình trạng hiện nay khi học phí có thể tăng lên gấp 4 lần trước đây thì họ sẽ phải bươn chải nhiều hơn để đủ tiền cho con cái đi học. Hiện nay thì không còn quá nhiều hộ gia đình đông con nhưng phụ huynh luôn mong muốn con học ít nhất là hết lớp 12, với tình hình như thế, liệu họ có thể lo liệu cho cả 12 năm học với mức tiền ngày càng tăng cao được không hay vì không đủ tiền học mà con cái họ lại phải thôi học mà mưu sinh kiếm sống. Đó là còn chưa kể các khoản phí phát sinh, học thêm học nếm trong suốt 12 năm học.

    Việc tăng học phí biết đâu lại là cơ hội để tham ô, tham nhũng lên ngôi.


    Dù cho có là giáo viên hay tiến sĩ thì cũng khó có thể thoát khỏi cám dỗ của đồng tiền. Đã có rất nhiều vụ việc được đưa ra ánh sáng vì tham ô công quỹ, làm giả sổ sách, v. V.. Hiện tượng đút lót để con cái được vào trường chọn, lớp tốt cũng không còn xa lạ và số tiền ấy đâu thể cho vào quỹ chung của trường. Hơn nữa, trong quá trình làm sổ sách, các trường đôi khi sẽ có thêm những khoản chi phí phụ không có trong danh sách và số tiền ấy đi về đâu và làm gì? Không ai biết cả.

    Tăng học phí cũng là một giải pháp hay nhưng bên cạnh đó, ta có thể suy xét và bổ xung thêm các khoản trợ cấp, học bổng, phần thưởng.. nhằm khuyến khích học sinh vượt khổ, vượt khó để có thành tích cao hơn đồng thời thu hút một bộ phận phụ huynh tiếp tục cho con theo học tại trường.

    Mọi số liệu sử dụng chỉ là ước lượng và thực tế tại địa phương của mình, có thể không đúng với địa phương của bạn nên rất mong được mọi người lượng thứ.

    Cảm ơn các bạn đã dành thời gian cho bài viết của mình!

    Chúc các bạn có một ngày vui vẻ!

    Thân!
     
    Tranhuynhchiqudoll thích bài này.
  4. Hoa Nguyệt Phụng

    Bài viết:
    188
    Nói thật việc tăng học phí là gánh nặng cho học sinh nhưng có khi lại là niềm vui của các giáo viên, giảng viên trên bục nhà trường. Vì nhà trường tăng học phí dẫn đến vật tư giảng dạy hay lương bổng cũng sẽ cao lên...
    Mình không biết trường học của bạn là tình hình thế nào mà lại đặt ra vấn đề bình chọn nhạy cảm như vậy. Vì ai cũng biết, chỉ có số ít cô chiêu cậu ấm mới có thể vô tư không cần suy xét về vấn đề tiền nong ấy còn học sinh, sinh viên thường sẽ phải lo lắng găm lại từng đồng để đầu tư cho học tập hay bất kì vấn đề có liên quan đến tài chính khác. Vậy nên bình thường là nhà trường đưa quyết định, học sinh, sinh viên có tình nguyện hay không thì vẫn phải "nhập gia tùy tục".
    Đây chỉ là suy nghĩ của riêng mình, mình thấy lạ vì mình bây giờ mình mới được nghe chuyện học sinh, sinh viên có thể bình chọn quyết định tăng học phí hay không, mình nghĩ là dù kết quả nào thì quyết định vẫn nằm chính ở nhà trường, nhà trường làm vậy có khi chỉ là muốn lấy danh tiếng, "là nhà trường cho học sinh, sinh viên tự nguyện lựa chọn. Đa số mọi người đồng ý thì nhà trường mới quyết định...". Nếu nhà trường bảo học sinh bầu chọn không cần công khai thì kết quả biết "đa số" là bao nhiêu. Còn nếu nhà trường bảo học sinh công khai bầu chọn, vậy học sinh dù có không đồng ý nhưng nếu muốn học tập thoải mái khi ở lại chắc cũng phải "tình nguyện dưới tinh thần ép buộc" mà bình chọn thôi.
    Tại bạn nói không cụ thể lắm, mình không hiểu rõ. Nếu theo cách hiểu của riêng mình thì là vậy, nếu có gì hiểu sai bạn thông cảm nha...
     
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...