Hỏi đáp Bạn Nghĩ Gì Về Quan Điểm Sinh Con Để Được Nhờ Vả Sau Này?

Thảo luận trong 'Tổng Hợp' bắt đầu bởi Ruby Esther, 20 Tháng mười 2024.

  1. Ruby Esther

    Bài viết:
    8
    Quan điểm "sinh con để được nhờ vả sau này" có hai mặt:

    1. Tích cực: Nhiều người cho rằng sinh con giúp cha mẹ có người chăm sóc khi về già, thể hiện trách nhiệm gia đình và giúp đỡ về vật chất, tinh thần.
    2. Tiêu cực: Quan điểm này có thể gây áp lực lên con cái, khiến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trở nên gượng ép, mất tự nhiên. Con cái có thể cảm thấy bị bó buộc và không thể sống cuộc đời tự do của mình.

    Bạn nghĩ sao về quan điểm này?
     
    Chỉnh sửa cuối: 20 Tháng mười 2024
  2. Đăng ký Binance
  3. Tam thập tam thiên

    Bài viết:
    91
    Con cái là món quà của cha mẹ, cha mẹ là cội nguồn của con cái, có yêu thương mới có sinh thành dưỡng dục, mình không nghĩ là sinh con là để được nhờ vả mà mình luôn tự cố gắng phát triển bản thân tự nuôi sống chính mình còn khi về già con cái nuôi dưỡng là phúc phận còn như không nuôi thì cứ thuận tự nhiên vậy.
     
  4. Guinevere Elaine

    Bài viết:
    31
    Mình đã chứng kiến 2 trường hợp

    Th1: Đứa con có hiếu thì chắc chắn được nhờ.

    Th2: Đứa con k có hiếu thì quỳ lạy nó cũng k nhờ được gì đâu.

    Quan trọng là cách mình sống như thế nào thôi, có con thì phải biết dạy và yêu thương nó thì mới có cơ hội nhờ vả nó cho sau này. Nếu k muốn có con hoặc k biết cách dạy trẻ thì tốt nhất đừng nên sinh mà tự mình đi làm hưởng lương hưu k nhờ vào ai cả.

    Ai cũng có cuộc sống riêng, con cái sau này cũng phải lo cho gia đình nhỏ của tụi nó thôi. Đừng có áp đặt sau này con nhất định phải nuôi ba mẹ nhé thì sai lầm hoàn toàn rồi.
     
  5. Nevertalkname Không có gì để xem

    Bài viết:
    271
    Tôi cũng thấy cái chủ đề này đang được bàn luận rất nhiều trên mạng xã hội.

    Có những người cho rằng sinh con đồng nghĩa với việc ban cho đứa con một sự sống và đứa con phải biết ơn với người đã đưa nó đến cõi đời này nên chuyện nhận lại được sự chăm sóc khi về già thì là lẽ đương nhiên. Cũng có những người lại cho rằng chuyện buộc trách nhiệm phụng dưỡng lên những đứa con là cách để dạy cho chúng về tình yêu thương và sống có trách nhiệm.

    Nhưng vấn đề ở chỗ là đã gọi là tình yêu thương thì nó phải xuất phát từ sự tự nguyện từ đáy lòng. Còn cái gọi là trách nhiệm, bổn phận ở trên nó giống như là một khế ước, thỏa thuận giữa các bên thì đúng hơn. Mà đã là như thế thì sẽ đi ngược lại với "tình yêu thương" bởi vì không có một cái gọi là tự nhiên và một sự tự nguyện nào ở đây cả. Vậy thì việc dùng cái sự bắt buộc để dạy về tình yêu thương lại càng phản logic. Đành rằng đứa con có thể sẽ vẫn phụng dưỡng theo đúng ý muốn của cha mẹ chúng nhưng chắc chắn không phải là do xuất phát từ tình yêu thương với cha mẹ của mình mà chỉ là đang làm cho đúng cái điều khoản như trong khế ước mà thôi.

    Thế nên theo mình mọi thứ nên xuất phát từ tình yêu thương thuần tuý thì tốt nhất. Cha mẹ sinh con cũng nên là do ý muốn thật sự có con để trao gửi tình yêu thương của mình, để con cái mình luôn được sống tốt và hạnh phúc thay vì tạo ra cái khế ước cho - nhận hay mong muốn có con để là tấm bảo hiểm về già.
     
  6. ai sherry

    Bài viết:
    23
    Cha mẹ chọn sinh con chứ con không chọn để được sinh ra.

    Vì thế mặc định quàng lên con cái trách nhiệm lo cho bố mẹ lúc về già là vô lý. Nghe có vẻ lạnh lùng nhưng thực tế là thế. Ngày xưa không có điều kiện thì ít nhiều người già phải phụ thuộc con cái chứ thời nay có bảo hiểm xã hội, bảo hiểm sức khoẻ, bảo hiểm nhân thọ, viện dưỡng lão, vv thì tại sao vẫn cứ ôm khư khư cái suy nghĩ đẻ con để được nhờ vả? Nó không cho nhờ thì định vả nó hay gì?

    Chuyện đó vô lý tương tự như việc đứa con trưởng thành trở về đòi bố mẹ phải chia đất, chia nhà, phải cho tiền hay tị nạnh khi bố mẹ phân chia tài sản không đồng đều giữa những người con vậy. Tài sản của bố mẹ, bố mẹ muốn cho ai thì cho, cho bao nhiêu thì cho, con cái không có quyền ý kiến về chuyện đó (trừ phi cho hết đứa này nhưng lại đổ cho đứa kia trách nhiệm báo hiếu).

    Khi sinh ra một đứa trẻ, mình yêu nó, nó yêu mình, dõi theo từng bước nó trưởng thành chưa đủ hạnh phúc sao mà còn coi nó là khoản bảo hiểm tương lai?

    Bố mẹ chỉ có trách nhiệm với con cái cho đến khi chúng 18 tuổi, con cái cũng chỉ phải nghe theo bố mẹ tới năm 18. Sau 18 là giữa bố mẹ và con cái không còn sự ràng buộc về mặt pháp luật nữa, bố mẹ không cần nuôi con, con ra đường mà có vi phạm pháp luật thì tự làm tự chịu. Lúc này mối quan hệ đôi bên thuần tuý chỉ là tình nguyện. Tình nguyện yêu thương, tình nguyện giúp đỡ, vv. Không ai cấm việc bố mẹ suốt đời yêu thương bảo bọc con cái hay con cái chăm lo cho bố mẹ tuổi xế chiều nhưng cũng chẳng ai bắt buộc được chuyện đó.

    Kết luận lại thì, dù là bố mẹ, hay là con cái, cứ là người trưởng thành thì đều nên độc-lập-tài-chính. Tài chính độc lập, không phụ thuộc vào ai thì mới có thể tự do yêu thương vô điều kiện được.
     
  7. Hoa Nguyệt Phụng

    Bài viết:
    188
    Theo tôi nghĩ thì mỗi quan điểm đều có một sự hợp lý khác nhau dưới cái nhìn của mỗi người khác nhau.

    Đối với cha mẹ:

    Nếu là bậc cha mẹ sống theo quan điểm tất cả vì con cái thì họ sẽ không bao giờ nghĩ rằng họ sinh con ra với mục đích là sẽ nhờ cậy vào chúng khi về già. Có khi già rồi mà họ còn trợ giúp thêm cho con cái của họ như trông cháu, giúp con cái chăm lo nhà cửa khi chúng bận đi làm... Mục đích của họ chỉ là muốn con cái của mình được sống mạnh khỏe, vui vẻ, đủ đầy... Điều họ ham muốn duy nhất cho chính mình là mong sao khi cuộc sống của con cái đã tốt đẹp thì chúng sẽ biết cách nhìn nhận, sum vầy quanh họ, họ lấy niềm vui làm an ủi, dù sao đã là con người thì ai cũng sợ sự cô đơn cả.

    Nếu là bậc cha mẹ sinh con ra với mục đích là làm vui lòng trưởng bối, như là bố mẹ muốn có cháu bế, yêu cầu phải có cháu trai nối dõi vậy họ sẽ làm đủ mọi cách để đáp ứng nguyện vọng của bề trên. Thường thì những bậc cha mẹ như vậy họ gần như không đặt con cái ở cương vị phải chăm sóc họ khi về già, họ rất tự lập và gần như họ cũng muốn con cái của mình học cách tự lập sớm, họ sẽ không quá ràng buộc chặt chẽ trong vấn đề của con cái.

    Còn đối với bậc cha mẹ sinh con ra với mục đích hi vọng con cái sẽ phụng dưỡng, báo hiếu họ khi về già thường thì họ cũng là những người đang chăm lo cho cha mẹ của chính mình. Trong tư tưởng của họ đã ăn sâu bén rễ quan điểm "trẻ cậy cha, già cậy con", thực ra đối với một số trường hợp như vậy cũng chẳng sai. Đâu phải xã hội ngày nay nói là đã phát triển thì ai cũng có bảo hiểm để trông cậy ở tuổi già chứ? Dù kể cả có tiền thì có người chăm sóc khi bệnh tật hay không cũng là một điều rất quan trọng. Đấy, vì đồng tiền mà nhiều người con sẽ đi chăm sóc cha mẹ người khác mà chính cha mẹ họ đang ốm đau ở nhà vẫn phải một mình tự túc đấy thôi.

    Còn về con cái, chăm sóc cha mẹ hay không là ở tâm mỗi người:

    Đối với người con có hiếu, cha mẹ dù có tiền hay không thì việc mua đồ ăn, quà cáp, thuốc men thì họ vẫn luôn nghĩ đó là cách để họ trả ơn cha mẹ. Dù cha mẹ có tiền thuê người chăm sóc thì họ cũng biết, người được thuê từ đồng tiền lạnh lẽo thì tình cảm cũng sẽ lạnh lẽo như vậy, họ chỉ có trách nhiệm với công việc mà thôi. Những người con có hiếu họ không bao giờ an tâm buông tay để cha mẹ mình sống trong cảnh như vậy, còn các bạn nói nhiều người rất tình cảm phải không? Thứ tình cảm đó nếu là thật thì cũng rất hiếm hoi...

    Đối với những đứa con bất hiếu thì khỏi phải nói rồi, trong xã hội hiện giờ cũng không thiếu những vụ con cái thiếu tiền về kề dao vào cổ cha mẹ để đòi mấy đồng hút chích đâu...

    Tóm lại, suy nghĩ của tôi thì thường sẽ hơi đi xa một tí... Đấy cũng chỉ là quan điểm của mình tôi mà thôi. Mọi người suy nghĩ giống tôi thì cho là quan điểm ấy đúng, suy nghĩ khác tôi thì nói là quan điểm ấy sai. Quan điểm của cha mẹ sinh con ra rồi nuôi con lớn lên thì cũng vậy. Tôi chỉ có một điều muốn gửi đến mọi người, đó là dù xã hội có phát triển thì con người vẫn là con người, không thể biến thành cỗ máy được. Có tiền chưa chắc đã mua được hạnh phúc, đã có cha mẹ yêu thương thì ít hay nhiều cũng nên hồi đáp tình yêu thương đó lại cho các bậc sinh thành. Mình đối xử cha mẹ mình như nào thì con cái chúng ta sau này cũng sẽ đối xử với chúng ta như thế, với con cái cũng vậy mà thôi...
     
    Nguyễn Ngọc Nguyên thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 22 Tháng mười 2024
  8. Nguyễn Thị Chinh

    Bài viết:
    27
    Vấn đề sinh con để được nhờ vả sau này không còn là vấn đề mới nhưng nó lại là vấn đề vô cùng nhức não của mọi gia đình. Nó bao gồm cả hai mặt tiêu cực và tích cực.

    Về mặt tiêu cực, mình nói thẳng nhé. Chưa cần tính đến con cái thì hai vợ chồng đối mặt với nhau cũng đã gượng gạo rồi. Giống như họ chưa sẵn sàng sinh con nhưng vì tương lại hoặc vì họ hàng mà phải sinh con ấy. Sau này khi sinh con ra lại áp đặt quá nhiều lên con cái khiến gia đình xô xát nhiều và cãi vã. Và mình cũng không chắc rằng con cái họ sinh ra và lớn lên có ngoan hay không. Vì không phải con cái nào cũng báo hiếu cha mẹ. Có những người bỏ nhà đi bụi, đi chơi và rước nợ về cho gia đình. Chưa kịp được nhờ thì đã rước họa vào nhà rồi. Nên việc sinh con và nuôi dưỡng con cực kỳ quan trọng. Hãy sinh con khi sẵn sàng.

    Tích cực thì quá nhiều lý do rồi. Bạn có thể thấy chính thực tế nhiều gia đình. Con cái đỡ đần cha mẹ. Chia sẻ công việc nhà. Chia sẻ gánh nặng tài chính sau này. Nhiều người con hiếu thảo chăm lo cho cha mẹ tới già.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...