Hình ảnh người anh hùng chiến sĩ sôi nổi đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà thơ, nhà văn. Trong chiến trường chống Mỹ, để giải phóng quê hương, giải phóng đất nước, các anh chiến sĩ đã nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc lên đường bảo vệ đất nước. Từ đó đã trở thành nhân vật tiêu biểu cho thơ ca Việt Nam. Nhà thơ Phạm Tiến Duật đã bị thu hút bởi vẻ đẹp của người chiến sĩ, từ đó viết nên "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" Tìm hiểu thêm, Phạm Tiến Duật là nhà thơ trẻ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thơ của ông được các nhà văn khác đánh giá cao và có nét riêng như: Giọng điệu sôi nổi, trẻ trung và rất sâu sắc. Trong đó, "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" cũng được coi là dấu ấn đặc biệt, để đời của ông. Bài thơ viết vào năm 1969, được in trong tập thơ "Vầng trăng quầng lửa". Nó là vẻ đẹp hình tượng của người lính lái xe Trường Sơn, là gương mặt tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam. Nói lên sự gian khổ, hi sinh nhưng vẫn đậm chất anh hùng dân tộc. Mở đầu, Phạm Tiến Duật đã khắc họa hình ảnh chiếc xe không kính trên tuyến đường Trường Sơn. "Không có kính không phải vì xe không có kính Bơm giật bom lung kính vỡ đi rồi" Đầu bài ta đã thấy rõ điệp ngữ "không có" cùng với "bom". Tác giả đã đưa vào để tạo nhịp điệu cho câu thơ, đồng thời nhấn mạnh sự khốc liệt của chiến tranh. Cùng với động từ mạnh đã góp phần cho người đọc thấy được sự tàn phá dữ dội của cuộc kháng chiến. Ta thấy, cuộc chiến đấu chống Mỹ rất ác liệt, nó để lại bao đau thương, hậu quả nặng nề, nó đã làm chiếc xe Trường Sơn biến dạng từ một chiếc xe đầy đủ nay đã trở thành một chiếc xe "không kính". "Không có kính rồi xe không có đèn Không có mui xe, thùng xe có xước" Hình ảnh một chiếc xe trần trụi không kính rồi không đèn, thêm vào đó lại không có mua xe và thùng xe bị xước. Cũng là điệp ngữ, cũng là sự tàn phá của chiến tranh. Từ đó, tác giả đã nhấn mạnh sự tàn phá to lớn mà chiến tranh đã mang lại cho chiếc xe nói riêng và đất nước nói chung. Chiếc xe trần trụi thế đấy, nhưng các anh chiến sĩ vẫn giữ tư thế hiên ngang lên đường bảo vệ tổ quốc. "Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng" Nghệ thuật điệp ngữ cùng với đảo cấu trúc đã tạo ra một hình ảnh, một vẻ đẹp ung dung, hiên ngang, không lo sợ của những người chiến sĩ, tạo ra một cảm giác thật cho người đọc. "Không có kính, ừ thì có bụi Bụi phun tóc trắng như người già Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nha mặt lấm cười ha ha" Sử dụng khẩu ngữ đã tạo cho câu thơ, cho bài thơ trở nên gần gũi và hấp dẫn hơn. Một chiếc xe không có kính, ngoài trời thì có bụi, bụi bay vào mắt, "buổi phun tóc".. tất cả đã cho thấy được cái khó khăn, cái gian khổ và cái nguy hiểm của cuộc đời người lính. Dù vậy, họ vẫn có một tinh thần lạc quan, không lo lắng, từ bỏ, vẫn còn ung dung châm thuốc, nhìn nhau mà cười. "Không có kính ừ thì ướt áo Mua tuôn mưa xối như ngoài trời Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa Mưa ngừng, gió lùa mau khô thôi" Vẫn là những khó khăn, vẫn là những vất vả và cũng vẫn là thái độ ung dung lạc quan ấy đã tạo nên một vẻ đẹp cho những anh chiến sĩ. Một tinh thần lạc quan, ngang tàn, sôi nổi, bất chấp khó khăn của những người chiến sĩ. Cho dù khó khăn như thế nhưng những người chiến sĩ vẫn trao cho nhau tình đồng đội thắm thiết. "Những chiếc xe từ trong bơm rơi Đã về đây họp thành tiểu đội Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi" Tại đây, cảm xúc lắng lại. "Từ trong bơm rơi" là từ trong ác liệt, trong biển lửa chiến tranh nay đã hội tụ lại một nơi, thành một tiểu đội. Cũng như bài "Đồng Chí" của chính Hữu, những người anh hùng từ những nơi khác nhau đã cùng nghe tiếng gọi thiêng liêng của con tim, của tổ quốc mà lên đường bảo vệ đất nước. Từ đó những người cùng lí tưởng này đã gặp nhau, đã quen, nhau đã trở thành bạn của nhau. "Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi" những ô cửa vỡ ấy như là cánh cửa, là cầu nối của tình bạn, tình đồng đội. "Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy Võng mắc trong trên đường xe chạy Lại đi lại đi trời xanh thêm". Nói thêm về "bếp Hoàng Cầm". Nó là một kiểu bếp dã chiến của bộ đội ta đặt dưới lòng đất, khi đun khói tản ra để địch không phát hiện được. Nó là một ngọn lửa ấm áp kết chặt tình đồng đội. Từ "chung" gợi ra sự ấm áp của một gia đình, thể hiện sự gắn bó của người lính trong cái dữ dội của chiến tranh. "Chông chênh" thể hiện sự không chắc chắn, không cân bằng, nói lên sự gấp gáp, ngắn ngủi của mỗi bữa ăn, mỗi giấc ngủ. "Lại đi lại đi trời xanh thêm" hình ảnh những chiếc xe nối đuôi nhau lên đường vì miền Nam, lên đường vì tổ quốc. "Trời xanh" đây không chỉ là bầu trời xanh trở lại mà còn là biểu tượng của sự hòa bình dân tộc. Cuối cùng, ý chí chiến đấu kiên cường của các chiến sĩ được thể hiện qua khổ thơ cuối. "Không có kính rồi, xe không có đèn Không có mua xe, thùng xe có xước Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim". Ta thấy cho dù chiếc xe có trần trụi như thế nào thì cái người lính vẫn hiên ngang ngồi lái. "Trái tim", hoán dụ để nói người chiến sĩ, người mà lái chiếc xe không kính, tiến lên vì miền Nam, tiến lên vì đất nước. Chỉ cần bên trong chiếc xe một trái tim, chỉ cần bên trong chiếc xe có một người lính thì xe vẫn chạy, chạy để bảo vệ miền Nam, chạy để bảo vệ đất nước. Qua đó ta thấy, "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" là bài thơ xuất sắc trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Bằng một chất giọng khỏe khoắn, tươi vui, kết hợp với nghệ thuật điệp ngữ, liệt kê, hoán dụ và đặc biệt là nghệ thuật đối lập. Nhà thơ Phạm Tiến Duật đã làm nổi bật tinh thần yêu nước nồng nàn, khát vọng hòa bình của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn. Bài thơ đã khắc họa nét độc đáo hình tượng những chiếc xe không kính, qua đó làm nổi bật hình ảnh những chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn, trên chiến trường chống Mỹ: Hiên ngang dũng cảm và lạc quan. Nói chung, "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật đã ca ngợi người chiến sĩ cứu nước. Họ là những người cao đẹp, sẵn sàng hi sinh bản thân mình vì quê hương, vì đất nước. Và họ sẵn sàng đối mặt với những khó khăn, gian khổ trong cuộc sống để quyết tâm giành lại độc lập. Từ đó, cho ta thấy được những hi sinh của người xưa để có được đất nước hòa bình ngày hôm nay để ta biết giữ gìn và xây dựng bảo vệ tổ quốc. Ta có thể nói, những người chiến sĩ là tấm gương sáng cho ta và cũng là biểu tượng của anh bộ đội cụ Hồ: "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước Mà lòng phơi phới dậy tương lai". - THE END_