MỞ ĐẦU Y. Kawabata được coi là một hiện tượng lạ của nền văn học Nhật bản thế kỉ XX. Ông sống và sáng tác trong thời kì Nhật Bản có nhiều biến động. Văn hóa phương Tây tràn vào Nhật Bản rất mạnh mẽ, làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sáng tác của những nhà văn lúc bấy giờ, cũng như sáng tác của Y. Kawabata. Nhưng trong tác phẩm của ông, văn hóa, tinh thần và con người Nhật Bản vẫn mãi trường tồn. Mỗi tác phẩm của ông là sự kết hợp hài hòa giữa dân tộc và nhân loại, giữa truyền thống và hiện đại.. Bởi thế, ông được coi như là "Người cứu rỗi cái đẹp", "Người muôn đời đi tìm cái đẹp" vì ông- một người luôn tôn thờ và giữa gìn cái đẹp. Trong lúc văn hóa phương Tây đang tràn vào mạnh mẽ, thì dù viết về thiên nhiên, tình yêu, hay con người.. thì tác phẩm của ông vẫn luôn dào dạt vẻ đẹp của Nhật Bản. Nói về vẻ đẹp con người, ông đã để lại những tiểu thuyết tiêu biểu như: Tiểu thuyết Vữ nữ Itzu (1925), Tiểu thuyết Ngàn cánh hạc (1940), Tiểu thuyết Người đẹp say ngủ (1969), hay Tiểu thuyết Xứ tuyết (1935-1947). . Với những tác phẩm nổi bật này, ông đã giành được giải Nobel, và được các nhà nghiên cứu lúc đó coi như "Người mở cửa sổ tâm hồn Nhật Bản". Từ những tiểu thuyết kể trên, đặc biệt phải nói đến Tiểu thuyết Xứ tuyết- một tác phẩm toàn bích, là quốc bảo của nền văn học Nhật Bản thế kỉ XX. Qua tiểu thuyết này ta sẽ thấy được vẻ đẹp thiên nhiên, con người, văn hóa xứ Phù Tang đầy hấp dẫn, kỳ lạ. Đã có rất nhiều sự kết hợp giữa ác yếu tố như nghệ thuật, văn hóa.. nhưng trong đó hình tượng của người phụ nữ cũng đóng vai trò quan trọng. Trong phạm vi bài viết, tôi sẽ tập trung làm rõ làm rõ "Vẻ đẹp của người phụ nữ" thực phong phú và đầy đủ. NỘI DUNG 1. Khái quát 1.1 Tác giả Y. Kawabata (1899-1972) và những đóng góp cho nền văn học Nhật Bản. Y. Kawabata (1899-1972) là nhà văn hào lỗi lạc của Nhật Bản. Ông sinh trưởng tại thành phố Osaka, mồ côi năm lên 2 tuổi, từ đó ông sống cùng bà ngoại và chị. Trong vòng 12 năm, tác giả đã mất đi cả ông bà ngoại lẫn người chị của mình. Vì thế ông phải về sống với gia đình người dì ở Tokyo. Đứa trẻ bất hạnh đó giờ chỉ có thể tựa mình vào năng lực sáng tạo, băng kín vết thương tâm hồn mình bằng việc tìm kiếm cái đẹp trong cuộc đời. Ở tuổi đôi mươi, ông đã đánh mất đi mối tình hạnh phúc nhất, tưởng chừng sẽ là khắc cốt ghi tâm. Người thiếu nữ ấy gọi là Chiyo, là nữ phục vụ tại một quán cà phê. Ông đã cùng với nàng hứa hôn, mọi thứ đã chuẩn bị hết xong xuôi, nhưng đột nhiên nàng từ hôn mà không một lời giải thích. Có một tiểu thuyết gia viết rằng, bà vì bị một thầy tu cưỡng hiếp, mặc cảm vì không còn trong trắng, không xứng với Kawabata nên đã từ hôn với ông. Về sau bà vẫn quay trở lại làm phục vụ quán cà phê và kết hôn với người chủ quán cà phê. Suốt cuộc đời của Y. Kawabata từ khi sinh ra cho đến cuối đời ông đã trải qua biết bao sóng gió. Nhận đả kích mất đi người thân, thiếu thốn tình cảm gia đình từ khi còn tấm nhỏ; đến chuyện tình yêu, thứ hạnh phúc đời mình cũng không được như ý muốn. Có lẽ ông trời thật biết trêu đùa số phận của ông. Từ những khổ đau, mất mát đó mà ông miệt mài đi tìm cái đẹp. Cái đẹp trong tâm hồn, từ những thứ nhỏ nhất. Viết thơ ca giúp ông được sống mình trong đó, làm bớt đi cái buồn thương. Nhưng vào năm 1972, ông đã tự tử bằng khí đốt trong phòng ở Hayama, Kamakura. Nhiều giả thuyết đã đưa ra rằng nguyên nhân cái chết của ông do sức khỏe kém, do cái chết của người bạn.. Ông cũng không để lại bức thư tuyệt mệnh nào, trong tác phẩm của ông không gợi ý gì nên nguyên nhân thực sự của cái chết này vẫn là một ẩn số. Bởi sự thấu hiểu, cảm nhận được đau thương, mất mát. Ông nhìn thấu được sự đời, được cái xấu, cái đẹp của con người và cuộc sống; nên khả năng viết văn kết hợp nhuần nhuyễn giữa các yếu tố nghệ thuật với văn hóa dân tộc, con người.. mà các tác phẩm của ông luôn để dấu ấn mạnh mẽ trong lòng các chuyên gia văn học, cũng như để lại ấn tượng trong lòng người đọc. Ông đã để lại nhiều tác phẩm hay như: Cầm thú (1933), Tiếng rền của núi (1949-1954), Vũ nữ Itzu (1925). . Năm 1968 ông được trao giải thưởng Nobel với bộ ba tiểu thuyết: Xứ tuyết (1947), Ngàn cánh hạc (1951), Cố đô (1962). Y. Kawabata được cả thế giới ngưỡng mộ và trân trọng, coi ông như người đã cứu rỗi cái đẹp của Nhật Bản. 1.2 Tiểu thuyết Xứ tuyết 1.2. 1 Hoàn cảnh ra đời Tiểu thuyết bắt đầu viết vào năm 1935 và hoàn thành năm 1947. Và được đánh giá là "quốc bảo của nền văn học Nhật Bản". 1.2. 2 Tóm tắt tiểu thuyết Câu chuyện theo bước chân của chàng Shimamura- một chàng trai trẻ đi du hành ngoạn cảnh và đam mê tắm suối nước nóng. Chàng đã có gia đình nhưng say mê cái đẹp một cách say đắm nên chàng đam mê học hoạt kịch và nghệ thuật vũ đạo Tây phương. Chàng thích tìm hiểu bản thân mình, đã ba lần lên núi một mình và xuống xứ tuyết phía Bắc Nhật Bản trong ba mùa khác nhau Xuân- Thu- Đông. Trong mùa thứ nhất, mùa mở cửa leo núi. Mùa xuân hoa đua nhau nở, thơm ngát; chàng đã gặp Komako- nàng ca kỹ. Komako là một cô gái xinh đẹp, nữ tính, nhưng cũng tràn đầy mạnh mẽ. Nàng như hóa thân của vẻ đẹp sáng ngời bên ngoài và nét trầm tính, bí ẩn bên trong; giữa tỉnh táo và đam mê; giữa thánh thiện và trần tục. Cảm giác nàng đem lại cho Shimamura là cảm giác thuần khiết và tươi mới. Sau những đêm nàng đánh đàn samisen để giúp vui tiệc tùng cho du khách, uống rượu say, và nàng trở về bên Shimamura với sự nồng nhiệt khiến chàng say đắm, tê tái tận tơ lòng. Chàng đến xứ tuyết lần thứ hai vào mùa đông. Vài tuần trước khi mở cửa trượt tuyết, đối diện cửa sổ toa tàu, chàng mê mẩn ngồi ngắm người con gái với vẻ đẹp diệu kỳ. Cô gái này là Yoko, chàng còn gặp lại ở vùng băng tuyết. "Một cô gái với vẻ đẹp trong trắng và xa vời, mong manh và mờ ảo, tin cậy và thơ ngây ngay cả rong cách nàng thể hiện tình cảm với Shimamura, với giọng nói truyền cảm, trong thanh và đẹp đẽ đến nao lòng, khiến chàng mỗi một lần tiếp xúc là mỗi lần khám phá thêm nét quyến rũ nơi nàng". Rồi mùa thu đến, chàng lại đến nghỉ ở xứ tuyết. Ở đó, tồn tại hai người con gái giữa vẻ đẹp của thiên nhiên, văn hóa, cảnh sắc thì lòng chàng có thể mẫn cảm; nhưng khi lựa chọn tình cảm giữa Komako và Yoko chàng lại lưỡng lự, khó khăn đến thế. Một người mang đến cho chàng xúc cảm về thể xác, một người mang đến tình cảm tâm hồn. Chàng đang mắc kẹt giữa hai luồng tình cảm đó. Khi tiếp xúc với Komako, trong suy nghĩ của chàng lại hiện lên nét đẹp trong sáng, tươi mới của Yoko. Tình cảm của chàng dành cho Yoko ngày một đằm thắm, chàng nhưu bị nhấn chìm trước vẻ quyến rũ tiềm ẩn bên trong nàng. Còn đối với Komako, lại xảy ra nhiều giận hờn. Dù Komako có hy sinh cho chàng bao nhiêu, có gần gũi thân mật với chàng bao nhiêu, thì khi rời xa xứ tuyết tất cả chỉ là hư vô, không để lại cho trong chàng ấn tượng gì cả. Komako cũng không biết được chàng có yêu mình thật lòng hay không, nàng không thể cảm nhận được. Bởi lẽ, ngay chính bản thân Shimamura cũng không hiểu được sự lạnh lùng của mình đối với nàng, chàng không thể nào thúc đẩy mình có thể sống đầy mãnh liệt và hy sinh như Komako. Khi chàng quyết định rời xa xứ tuyết để dập tắt cơn bão trong lòng mình thì một bi kịch đã xảy ra. Yoko đã chết trong đám cháy, gương mặt thánh thiện của Yoko đang trên tay Komako, còn Komako cứ nói như mê sảng. Và trong lòng chàng lúc này là cơn gào thét, sóng ngầm dữ dội. Nhìn chung, "Xứ tuyết thực sự là bản giao hưởng ngân vang trong lòng người một nối u buồn, một hoài niệm về cái đẹp, về cánh hoa tuyết đã tàn, về mối tình đã mất". Song bên cạnh đó, là vẻ đẹp của hai người con gái. Mỗi người một vẻ, mỗi người một số phận, mỗi người được nhận một tình cảm, sự đối đãi khác nhau. 2. Vẻ đẹp người phụ nữ trong Xứ tuyết của Y. Kawabata 2.1Vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ Xứ tuyết là một hành trình đi tìm cái đẹp của Kawabata, và ông chính là lữ khách đang miệt mài trên con đường đi tìm vẻ đẹp đó. Đúng hơn thì là người lữ khách ảm đạm, u sầu, không mang vui vẻ đang kiếm tìm vẻ đẹp. Cái đẹp trong tiểu thuyết là vẻ đẹp của thiên nhiên, đầy tuyết trắng, của nghề truyền thống geisha, và đặc biệt vẻ đẹp con người. Trong suốt hành trình đi tìm cái đẹp, thì vẻ đẹp người phụ nữ là thứ mà ông nâng niu và trân trọng nhất. Theo quan niệm của ông, vẻ đẹp của người phụ nữ tượng trưng cho cái đẹp của Nhật Bản, rõ hơn là Nhật Bản thời Heian. Vẻ đẹp ấy tồn tại nơi xứ tuyết, được miêu tả rõ nét nhất ở đây. Vẻ đẹp ấy được khắc họa chân thực qua hai nhân vật nữ Komako và Yoko. Y. Kawabata chỉ cần vẽ lên một vài nét vẽ bên ngoài, người đọc cũng có thể thấy rõ được vẻ đẹp bên trong của hai cô gái. Hai nàng đều mang nét đẹp nhân hậu, tươi mới. Vẻ đẹp quyến rũ, tiềm ẩn, năng động đã khiến cho chàng Shimamura đắm chìm, không thể thoát ra được. Trong những sáng tác của ông thì hình ảnh người phụ nữ xuất hiện rất nhiều. Có ở mọi độ tuổi, mọi ngành nghề khác nhau. Xứ tuyết là điểm nhấn, làm nền cho bức tranh phụ nữ Nhật Bản được khắc họa phong phú, đầy đủ hơn, đó là nghề geisha- một loại ngành nghề mà người nghệ sĩ có thể vừa hát vừa trò chuyện với khách- và đây cũng là một ngành nghệ thuật sắp tàn ở Nhật Bản. Trong tiểu thuyết, Komako và Yoko đều được khắc họa chi tiết qua bộ phận trên cơ thể. Khi khắc họa Komako, ông miêu tả qua mái tóc, dáng người, lông mi.. Còn khi miêu tả Yoko, ông tập trung vào giọng nói, ánh mắt, và gương mặt đầy lạnh lùng, xa cách. Có thể thấy, bằng cách khắc họa này cũng có thể hiểu được cách thu hút khác nhau của hai người con gái này với chàng Shimamura. Mỗi một nhân vật nữ của ông đều mang một nét rất riêng, không ai giống ai. Bên cạnh việc miêu tả chi tiết qua từng bộ phận, đặc điểm thì ông còn đi sâu vào phân tích một cách kỹ lưỡng nét nổi bật nhất. Đôi mắt của Yoko là "đôi mắt đen lánh như ngọc huyền". "Đôi mắt cháy lửa ấy được miêu tả tới mười lần, và gương mặt quyến rũ nhưng lạnh lùng, xa cách ấy được miêu tả tới chín lần, đặc biệt là âm giọng của nàng được miêu tả tới mười lăm lần". Làn da của Komako được tác giả miêu tả "làn da cô khiến ta nhớ tới cái nhẵn của một củ hành tươi bóc vỏ, hoặc hơn thế nữa, của một củ huệ". Ngòi bút sắc nét, tài tình của ông mỗi lần khắc họa một người con gái mang một ngoại hình khác nhau, hai người con gái đó như một thế giới thực- một thế giới ảo mộng, như chuyến tàu đi từ cảnh đêm ra đến nền tuyết trắng; và quan trọng rằng: Họ đều rất đẹp. 2.1. 1Vẻ ngoài trong sáng, năng động, ngời ngời sức sống của Komako Ngay lần gặp đầu tiên, Komako đã khiến cho Shimamura phải ngỡ ngàng. Vì ngoại hình của cô quá đỗi trong sáng, tràn đầy sức sống. Shimamura phải "sững sờ đứng dậy vì ngạc nhiên.. Cô gái gây cho Shimamura một cảm giác tuyệt vờibởi vẻ sạch sẽ và tươi mát của cô.. thân thể cô chắc phải sach sẽ lắm, sạch đếm từng chân tơ kẽ tóc, thậm chí anh phải hỏi sự tinh khiết ấy phải chăng là ảo ảnh". Anh nghĩ rằng cô thực thích hợp làm một người bạn, ngay cả khi vợ anh đến đây cũng phải yêu thích sự tươi mới từ cô. Nhưng đâu biết rằng, từ sự trong sạch đó, anh lại ham muốn thể xác, muốn được kề vai xát thịt cùng với cô. Sự sạch sẽ đó chính là nguồn gốc khiến anh có sự thay đổi đột ngột đến vậy. Vì ban đầu, Shimamura chỉ nghĩ rằng "rõ ràng ngay từ đầu anh chỉ muốn có mình cô". Đôi mắt của Komako mang chút gì đó rất huyền bí "Hàng mi của cô không cong, cũng không hướng lên phía trên, cắt ngang mí mắt thành một đường thẳng đến nỗi trông có vẻ kì dị, thậm chí buồn cười nếu nó không được bao bọc một cách tinh nhị bởi hàng lông mày rậm, cong và mượt như tơ lụa". Đôi mắt ấy to tròn, trong sáng mà hồn nhiên lột tả hết vẻ đẹp mộc mạc của cô gái miền núi, chân thành như chính thiên nhiên nơi đây "Ánh mắt cô sáng và ướt một cách ngây thơ lại càng non trẻ; đôi mắt cô vẫn là đôi mắt của một thiếu nữ mới lớn, gần như của một đứa bé..". Đôi mắt tưởng không có gì đặc biệt này nằm trên khuôn mặt tròn tròn nhưng hai gò má lại nhô cao rõ rêt. Bù lại, cô có nước da khiến người khác phải đắm chìm, có lẽ tuyết cũng phải hờn ghen. Khi miêu tả về ngoại hình của Komako, tác giả tập trung nhiều nhất là miêu tả nước da của cô gái này. Nước da hồng hào của cô gái tươi mới ấy được miêu tả như thế này: "Với màu da tự nhiên khỏe khoắn của cô gái miền núi xiết bao trong trắng với gương mặt mịn màng bóng bẩy của một geisha thành thị, làn da cô khiến ta nhớ tới cái nhẵn của một củ hành tươi bóc vỏ hoặc hơn thế nữa, của một củ huệ, nhưng với một chút ửng hồng tỏa xuống tận hõm ngực. Một hương thơm của sự sạch sẽ thoang thoảng quanh cô". Làn da của Komako gợi lên vẻ đẹp trong sạch, khiến Shimamura như đắm chìm trong vẻ thuần khiết ấy. Sự tinh khiết đến từ mọi tế bào của nàng, hiện lên qua từng bộ phận, khiến anh cũng phải bất ngờ. Sự tinh khiết ấy cũng như sự trong trắng của cô, ảo mộng nhưng thu hút con người. Đôi bàn tay ấm nóng của anh khi chạm vào làn da lạnh buốt, trắng xóa của Komako khiến anh phải rùng mình, đôi bàn tay ấy cứ muốn chạm mãi vào da thịt cô; như tê dại, gần như phát điên. Để rồi khi kháo khát đụng chạm với làn da mịn màng ấy, anh phải tự hỏi lòng mình rằng "Phải chăng con người nhờ có làn da mịn dịu thơm mà con người biết yêu thương?". Một điều chắc chắn rằng, Shimamura yêu thích nơi xứ tuyết này không chỉ đơn thuần vì vẻ đẹp thiên nhiên hay nền văn hóa mà vì nơi đó có Komako- người con gái thuần khiết nhưng quyến rũ ta một cách điên dại. Rồi còn điều gì tuyệt vời hơn, đẹp đẽ hơn khi chàng và nàng ở cùng nhau; màu hồng trên đôi gò má nàng đối lập mạnh mẽ với làn da trắng muốt kia. "Má cô hơi hồng hồng, ở phía dưới đuôi mắt, nơi cô vừa áp tay Shimamura vào, màu hồng vẫn lộ rõ bất chấp lớp phấn trắng thoa khắp mặt cô". Đôi mắt hồn nhiên như đứa trẻ, làn da trắng muốt nổi bật lên cùng đôi má hồng; người con gái như trong ảo mộng ấy đang kề ngay cạnh anh, hỏi rằng ai có thể cưỡng mình trước vẻ đẹp này; ai dám lỡ tay phá đi vẻ đẹp ấy; chỉ muốn nâng niu mà bảo quản thật tốt. Người ta nói rằng: "Cái răng cái tóc là gốc con người"; bởi vậy mà tác giả đã không ngần ngại mà dành cho Komako tất cả vẻ đẹp trên đời này, dù người khác có phải ghen tị vẫn bằng lòng. Mái tóc cô đen, theo như đôi mắt của Shimamura thì "Thực ra tóc cô không dày lắm, có lẽ nó đẹp bởi vì sức sống của nó, bởi tóc cô cứng gần như tóc đàn ông nên cô có thể trải cao lên một cách hoàn hảo, cách điệu hóa theo mốt cổ xưa, bóng như sơn, khiến chông cô như đội một tác phẩm điêu khắc chắc nịch bằng đá đen". Màu đen đó có lẽ không đen nhánh mà nó gợi thêm chút sắc tím. Mỗi lần anh ngắm nhìn mái tóc của cô lại như khám phá ra một điều mới mẻ. Mái tóc này thực sự tràn đầy sức sống, nhiều điều còn mới mẻ. Điều đặc biệt khi tác giả miêu tả Komako đó là, tác giả luôn dùng cặp màu sắc tương phản như để làm nổi bật lên từng nét đẹp ấy. Mái tóc đen hơi ánh tím tương phản với làn da trắng nõn. Đôi má hồng của người thiếu nữ nổi bật trên nền da mát lạnh. Đôi mắt tròn mà ánh lên đầy vẻ thơ ngây như một đứa trẻ đối lập với nét quyến rũ khi làn da cô ửng đỏ dưới lớp áo kimono hơi hở ra. Mỗi một đặc điểm miêu tả ngoại hình của Komako luôn tràn đầy sức sống; sự tươi mới mơn mởn hiện lên rõ ràng; nét quyến rũ ẩn hiện như trực chờ người nào đó đến khơi mở. Komako như này, bảo sao Shimamura khi đứng trước cô, hay khi nhớ đến dáng vẻ cô cũng như phát điên "trong cơn thèm khát rạo rực cháy bỏng anh tưởng như cô đang khỏa thân trước mặt anh". Mọi thứ trong cô đều tươi trẻ, đến cái mũi, đôi môi cũng đẹp như vậy. "Đôi môi cô giống như một bông hoa lúc chụm lúc nở, nồng nàn, sống động và khát khao". Dưới cái nhìn của Shimamura thì đôi môi cô căng mọng không khác gì miếng thạch ngọt ngào, núng nính khiến người khác chỉ muốn thưởng thức ngay lập tức. Đôi môi có độ đàn hồi như dây đàn, chúng căng lên rồi lại dãn ra- đó cũng là biểu lộ của thân thân thể cô, căng lên giây lát rồi lả lơi hơn đầy nữ tính trong sự trẻ trung, đẹp đẽ của cô. Cùng với đôi môi căng mọng ấy là cái mũi cao thanh tú. Cái mũi cao, nhỏ nhắn như muốn đâm vào trái tim người một cách vô tình mà nhẹ nhàng. Vẻ đẹp trong sáng của Komako còn được bộc lộ ở dáng người thẳng ra "trong một tư thế khiến cô trẻ trung hơn bao giờ hết", bộc lộ trong giọng nói "thẳng thắn, tính tự nhiên hoàn toàn đi thẳng vào tình cảm". Vẻ đẹp của cô hiện hết lên từng bộ phận nhưng vẫn luôn khiến Shimamura luôn bất ngờ về nó. Vẻ đẹp thánh thiện này khiến Shimamura sinh ra nhiều cảm xúc: Từ sững sờ, ngỡ ngàng, bối rối đến có lỗi khi chinh phục cô quá dễ dàng và trân trọng cô hơn bao giờ hết. Vẻ đẹp này hỏi rằng ai có thế cưỡng lại chứ, với một người yêu cái đẹp luôn ngắm cái đẹp đến quen mắt như Shimamura còn không thể. Mái tóc đen hơi ánh tím, đôi mắt ngây thơ trên khuôn mặt tròn tròn, đôi má hồng nổi bật trên là da trắng giá, cái mũi cao cùng với đôi môi luôn căng mọng chỉ muốn cắn, và với cần cổ tinh tế như thiên nga; dáng người thẳng, giọng nói đi vào tình cảm. Trời ơi, vẻ đẹp này không ai sánh nổi; nó tràn đầy nhựa sống, luôn ẩn hiện sự quyến rũ bên trong. Sự quyến rũ mạnh mẽ của Komako được tổng hòa trong tất cả các giác quan: Thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, cảm giác và bằng cả tâm hồn của Shimamura. 2.1. 2Vẻ đẹp tiềm ẩn của Yoko Hình tượng nhân vật biểu tượng cho người phụ nữ Nhật Bản đều xuất hiện đầy đủ ở Komako và Yoko. Ở đây, Komako và Yoko mang hai nét đẹp khác nhau. Nếu Komako là vẻ đẹp khiến người ta đắm chìm trong lần gặp đầu tiên, dễ chinh phục thì ở Yoko là nét đẹp huyền bí, lạnh lùng; khó nắm bắt, khó với tới; như càng thêm thách thức tính chinh phục của đàn ông. Ngước với Komako, Yoko ít được miêu tả bên ngoài, nhưng chỉ qua một vài nét phác thảo thôi cũng đủ để thấy được vẻ đẹp "nghiêng nước nghiêng thành" của người thiếu nữ vùng cao, nét đẹp làm mê mẩn ngay từ lần đầu gặp, một nét đẹp huyền bí. Miêu tả bề ngoài của Yoko không tỉ mỉ, đầy đủ; những ấn tượng của nàng đều hiện lên qua đôi mắt và cảm nhận của Shimamura. Vẻ ngoài của Yoko chỉ được phác thảo qua một vài chi tiết như: Đôi mắt, một vài nét biểu cảm khuôn mặt, còn lại đều từ cảm nhận của Shimamura. Lần đầu tiên gặp nhau là lúc họ ngồi trên tàu. Nhưng lúc đó vẻ đẹp lạnh lùng của Yoko khiến anh không dám đối diện nhìn thẳng "Anh chỉ vừa mới nhìn thoáng qua đã phải cụp mắt lại vì quá sửng sốt trước vẻ đẹp của nàng và vẻ lạnh lùng xa cash của nàng khiến anh e ngại". Vẻ lạnh lùng ấy đã quyến rũ anh sâu sắc, cuốn hút mãnh liệt con người anh, và trở thành niềm khao khát không thể với tới. Trong thời gian ở xứ tuyết, anh đã nhiều lần tiếp xúc, nói chuyện trực tiếp với cô, nhưng cảm xúc lần nào cũng khác nhau. Anh ấn tượng sâu sắc cái phong thái không bao giờ thay đổi, ngay cả trong tình huống xúc động nhất. Khi Yoko chạy bộ hai cây số tới để cầu xin Komako về vì Yukio đang hấp hối, nàng vẫn nghiêm nghị, biết điều. Sức hấp dẫn kỳ lạ này phải chăng là nét đẹp nagnf đời của phụ nữ Nhật Bản tích tụ lại, một nét đẹp tuyền thống, cổ xưa mà huyền bí; nét đẹp này chỉ có thể ngắm chứ không thể với tới. Bề ngoài của Yoko được miêu tả không nhiều nhưng tác giả đặc biệt chú ý đặc tả đôi mắt nàng. Đôi mắt của nàng đối lập với phong thái trên khuôn mặt nàng. Đôi mắt này cháy lửa hút hồn người. Khi Shimamura ngồi trên tàu đên xứ tuyết, lúc anh đưa tay lên lau hơi nước trên cửa kính đã giật mình suýt kêu lên vì một đôi mắt người. Cô gái ngồi bên kai với đôi mắt kỳ lạ "sự căng thẳng ở đôi mắt đăm đăm của nàng, với hai hàng mi sững lặng" và cả "ánh mắt tuyệt vời, ánh mắt xuyên thủng cả người ai đó bắt gặp" đã khiến Shimamura mê mẩn. Nếu đôi mắt của Komako không có gì cần chú ý, chỉ đơn thuần toát lên vẻ ngây thơ thì đôi mắt của Yoko sâu hoắm, sắc lạnh, khó nắm bắt, không dám lại gần. Ấn tượng sâu sắc nhất của Shimamura đó là khi đôi mắt của Yoko đang nhìn chăm chú về ngọn núi phía xa. "Một thế giới đẹp khôn tả mà Shimamura cảm thấy thấm tận vào tim anh, anh bàng hoàng khi một ánh lửa xa tít trong núi bỗng lóe sáng ở giữ gương mặt đẹp của người đàn bà trẻ, khiến cho vẻ đẹp không thể nào tả xiết ấy đạt tới đỉnh điểm". Vẻ bừng sáng trong đôi mắt của Yoko được miêu tả với ánh sáng lóe lên trên tấm kính cho thấy một vẻ đẹp phi thực hiện lên ở người phụ nữ này. Bên cạnh đôi mắt được miêu tả nhiều nhất là gương mặt lạnh lùng của Yoko. Khi nhìn gương mặt ấy, anh như quên đi hết tất cả, như bị thôi miên bởi bức tranh vừa không thực lại siêu nhiên. Anh phải thừa nhận rằng vẻ đẹp của Yoko "có sự ám ảnh quyến rũ và huyền diệu" với "một khuôn mặt đầy nữ tính và tuổi trẻ". Khuôn mặt ấy dù ở trạng thái nào cũng toát lên vẻ đẹp diệu kỳ. Vẻ lạnh lùng và nghiêm nghi toát ra trên khuôn mặt nàng khiến Shimamura lúc nào cũng bối rối, lúng túng mỗi khi đối diện. Đối diện trước khuôn mặt đáng yêu, thuần khiết của Komako thì Shimamura có thể thẳng thắn đối diện; nhưng khi đối diện trước khuôn mặt xa cách của Yoko thì ngược lại. Vẻ đẹp cổ xưa còn thể hiện trên trang phục mà nàng mặc. Bộ trang phục và lối ăn mặc của Yoko không có gì nổi bật, thậm chí còn là xấu xí; nhưng dưới con mắt của chàng lãng tử mọi thứ nàng mặc đều trở nên quyến rũ. Vẻ đẹp của Yoko dưới cái nhìn và cảm nhận của Shimamura đều trở nên vô thực; nàng mang nét đẹp huyền bí, cổ xưa. Yoko không được nhắc đến nhiều, miêu tả cũng có phần ít hơn nhưng vẻ đẹp của cô đã đụng chạm mạnh mẽ vào tâm hồn Shimamura. Vẻ đẹp ấy là vẻ đẹp truyền thống của phụ nữ Nhật Bản, lạng lẽ, cổ xưa, huyền bí. 2.2Đặc điểm tính cách của người phụ nữ Trong Xứ tuyết, qua mắt nhìn của Kawabata, vẻ đẹp của người phụ nữ được miêu tả khác với đàn ông. Mỗi người phụ nữ đều mang tái tim nhân hậu, hi sinh, bao dung thì người đàn ông như ngược lại, méo mó, vô cảm. Komako hình như cũng phát hiện ra rằng hình như đàn ông không biết yêu. Khi cô dâng hiến trái tim mình như đánh đổi tất cả cũng không thể rung chuyển được trái tim Shimamura. Chính vì vậy mà sự méo mó, vô cảm của người đàn ông càng làm nổi bật cái đẹp của người phụ nữ. Trong trái tim người phụ nữ, không có đàn ông xấu; những gì xấu thì trái tim người phụ nữ cũng bảo đó là tốt đẹp. Đó chính là khả năng phi thường của phụ nữ; họ có khả năng tự chữa lành cho tâm hồn, cảm xúc của mình ; vượt lên trên nỗi đau nhân cách của họ càng trở nên cao đẹp lạ thường. 2.2. 1Komako- người có nội tâm phong phú; nồng nhiệt, mạnh mẽ Komako là một người đam mê nghệ thuật, cùng với nội tâm đôi dào nàng như con chim bị giam hãm đang tìm bầu trời của tiếng hót. Nàng tìm thấy ở chàng niềm thấu cảm với những gì mà nàng đang theo đuổi. Và thật may mắn, Shimamura cũng luôn lắng nghe những điều mà nàng muốn trong cuộc đời. Bởi vậy mới nói, hành động của đàn ông dù chỉ là vô tình nhưng lại mang cho người phụ nữ cảm giác ấm áp. Trong tim Komako, Shimamura như một dải ngân hà, nàng nguyện dâng hiến sinh mệnh mình. Ngước lại đối với Shimamura, Komako như tia sáng trong đêm tối, thứ ánh sáng nhỏ bé nhưng có khả năng cứu rối cả tâm hồn. Niềm đam mê với nghệ thuật khiến cô có một ý chí phi thường. Nàng cũng có ý định làm vũ nữ ở Tokyo. Nàng phải nghe giảng, phải tập đủ thứ. Nhưng cso lẽ tài năng của cô là ở tài chơi đàm samisen. Khi gặp Komako lần đầu, Shimamura đã phải bất ngờ trước sự am hiểu của cô về kịch Kabuki, nhưng chàng còn phải bât ngờ hơn khi nghe nàng chơi đàn. Komako đã tập chơi đàn samisen qua tập nhạc phổ thông; bởi đàn samisen chơi không hề dễ, chàng thực sự bất ngờ khi không ai hướng dẫn mà nàng có thể chơi được như vậy. Điều đó chứng tỏ nàng đã rất kiên trì, bền bỉ. Đó mới chỉ là việc học đàn; khi nghe Komako chơi đàn chàng mới thực sự bị thuyết phục. Kết hợp tài năng chơi đàn cùng với tình yêu mãnh liệt, tiếng đàn của Komako dường như có sức mạnh phi thường, tiếng đàn như dẫn dụ, lối kéo Shimamura, khiến anh "cảm thấy như bị nhiễm điện". Và anh cũng biết rằng "Cô yêu ta. Người phụ nữ này phải lòng ta". Tiếng hát và tiếng đàn đã dẫn Komako và Shimamura chìm vào cuộc phiêu lưu trong cảm xúc, bắt anh phải đối diện trực tiếp tình cảm của mình; "anh cố cưỡng lại, vì không biết tiếng nhạc sẽ kéo anh đến tận đâu". Tình yêu mãnh liệt nàng dành cho chàng lãng tử trải qua vô vàn cung bậc cảm xúc khác nhau, qau dó cũng cho thấy sự phong phú trong nội tâm và tâm hồn cô. Ngay từ lần đầu gặp mặt, nàng đã bị Shimamura chinh phục một cách dễ dàng. Với sự hồn nhiên, bộc trực nàng thẳng thắn bộc lộ tâm tư tình cảm của mình. Biết rằng đây là người lữ khách, đến rồi đi nên trong con người Komako luôn đấu tranh tư tưởng, lo sợ tình cảm này chẳng đi đến đâu, lo sợ người ấy ngày mai sẽ không còn bên cạnh mình, lo sợ rằng người ấy sẽ không hiểu được tình yêu cháy bỏng của mình. Cô đã nhiều lần trấn an lại mình, rằng đưng lại gần Shimamura. Nhưng tình yêu có thể làm mờ con mắt; thứ cảm xúc này một khi đã dính vào rồi thì khó có thể toàn thân rút ra được. Nàng vẫn như một cơn lốc, cuốn thật nhanh đến bên Shimamra; để rồi lại đau đớn mà gào thét trong vô vọng; tình cảm mà nàng nguyện hi sinh hết mình đã bị phản bội, đáp lại là sự im lặng trong tiếng gọi vô vọng giữa đêm khuya vang khắp quán trọ: "Shimamura! Shimamura! Tôi không trông rõ gì nữa cả- cô gọi- Shimamura!". Tiếng gọi như lột bỏ hết tất cả sự giả tạo, đến Shimamura nghe còn phải cảm động. Cô cố gắng tránh né bàn tay đang sờ trên da thịt mình; cô cắn cánh tay như cố chống lại niềm hạnh phúc. Dù có cố gắng chống lại lời mời gọi của Shimamura thì cuối cùng cô vẫn bất chấp tất cả đề đến với Shimamura. Khi tình yêu của cô ngày càng lướn lên; cô bất chấp làm tất cả. Dậy sớm để đến thăm Shimamura, xin nghỉ cả tháng để đợi Shimamura.. Nhưng đối với tình cảm càng mãnh liệt thì nỗi lo trong cô càng lớn. Cô sợ phải chia ly người đàn ông này. Cô cũng vô cùng nhạy cảm, luôn muốn chứng tỏ tình yêu của mình dành cho chàng không phải là thứu tình yêu của một geisha dành cho người lữ khách. Komako là một người mạnh mẽ. Nàng chọn cách sống thờ ơ trước những nghiệt ngã dành cho những thiếu nữ vùng núi này. Nàng manh mẽ đứng lên, dẫm đạp số phận, ưu tiên cho mình những thứu mình thích: Đàn hát, yêu, làm việc.. đều luôn nhiệt huyết như một đứa trẻ. Vẻ đẹp của nàng chính là sự trong sáng; thuần khiết, ngây thơ; thanh sạch và rất giản dị. 2.2. 2Yoko- vẻ đẹp thánh thiện; trái tim trân thành Nếu như ở Komako là vẻ đẹp thân mật; nhu cầu bộc lộ tâm lý, tình cảm một cách mạnh mẽ thì Yoko lại có vẻ đẹp quý phái, lạnh lùng, huyền bí, dấu kín tâm hồn của cô gái truyền thống Nhật Bản. Ẩn dấu đằng sau vẻ mặt lúc nào cũng lạnh lùng, nghiêm túc là trái tim yêu nồng nàn, hy sinh, lặng lẽ. Yoko muốn được dâng hiến, hi sinh tất cả cho tình yêu, làm mọi thứ vì người mình yêu là niềm hạnh phúc, việc làm thiêng liêng nhất trong cuộc đời. Đó chính là đức hy sinh, tấm lòng vị tha của người phụ nữ truyền thống Nhật Bản. Cô nguyện hy sinh, chăm sóc cho Yukio một cách âm thầm, lặng lẽ với một tấm lòng như một người vợ, người mẹ. Đến Shimamura khi nhìn thấy hành động chăm sóc của cô cho Yukio như kéo khăn quàng cổ lên mũi cho Yukio, quấn lại chiếc áo choàng khi bị tụt.. hành động này cứ ngỡ như một cặp vợ chồng. Hành động đó cứ lặp đi lặp lại, nhưng người được quan tâm kia dường như không cần, không qaun tâm. Còn điều gì đau khổ hơn khi người mình yêu cầu xin mình đi tìm cho họ người mà họ yêu say đắm trước khi chết. Nhưng vượt lên trên nỗi đau thấm buốt tim can ấy là một tình yêu cao thượng, thuần khiết, sự hy sinh cao cả. Khi Yukio mất, cô vẫn ngày ngày ở nghĩa địa trông nom ngôi mộ, một chút cũng không muốn rời xa. Và khi nghe cô nói, Shimamura đã hiểu tại sao khuôn mặt cô luôn lạnh lùng, xa cách; bởi vì trái tim cô chỉ dành cho một người mà thôi, và cô cũng chỉ chăm sóc một người. Cô đã có tình yêu khắc cốt ghi tâm của mình nên những thứ ngoài kia cũng chỉ là nước ảo mây trôi. Tình yêu mà Yoko dành cho Yukio quá mức thầm lặng; nhưng nó thầm lặng quá đến mức quá mức nặng tình. Tình yêu của mình đã chết thì sống trên đời này cong ý nghĩa gì nữa. Ngay ở cuối tác phẩm, Komako đã phải kêu lên trước cái chết của Yoko rằng: "Con bé đã phát điên! Phát điên! Phát điên mà!". Yoko thực sự là hiện thân của đức hy sinh, thầm lặng nhưng mạnh mẽ. Giọng nói của nàng rất hay, dù có sự thay đổi nhưng vẫn giữ sự nhẹ nhàng, tế nhị tiêu biểu cho người phụ nữ truyền thống. Khi nghe giọng của Yoko, Shimamura đã phải thốt lên rằng "giọng nàng sao mà tuyệt diệu thế, nó vang cao và rung lên lướt như một tiếng vọng trên tuyết và trong màn đêm, nó cso một vẻ quyến rũ cảm động đến nỗi làm cho trái tim ta man mác buồn". Có thể hiểu vì sao giọng của Yoko lại vậy, bởi cũng giống như khuôn mặt xa cách của nàng; tình yêu thầm lặng của nằng không được đáp lại. 3. Tổng kết Dưới ngòi bút của Kawabata, Komako và Yoko hiện lên với vẻ ngoài xinh đẹp và quyến rũ. Ngoại hình Komako trong sáng, thơ ngây, vẻ quyến rũ hiện ngay bên ngoài, ảo mộng về sự trinh bạch thì với Yoko đây là vẻ đẹp huyền bí, một nét cổ xưa, là biểu tượng của người phụ nữ truyền thống Nhật Bản. Tính cách của Komako luôn thẳng thắn, bộc lộ tình cảm của mình ra bên ngoài; là một con người mạnh mẽ, đầy đam mê, nhiệt huyết và một trái tim nhạy cảm thì Yoko là một trái tim trân thành, thuần khiết, dấu kín. KẾT LUẬN Thế giới nhân vật nữ của Kawabata luôn hết sức phong phú. Mỗi người đều mang một vẻ đẹp, tính cách, nghề nghiệp khác nhau. Trong Xứ tuyết, ông đã thành công khám phá hết vẻ đẹp trong sáng, gợi cảm cùng với nét tính cách đặc biệt đã lột tả hết vẻ đẹp của cin người Nhật Bản. Đó chính là sự kết hợp giữa đường nét mĩ miều về ngoại hình với tâm hồn nhạy cảm, đức hy sinh, sự thầm lặng của người mẹ, người vợ; tất cả đã tạo nên những hình tượng mang tính biểu tượng cao.