Ánh sáng đom đóm có từ đâu?

Thảo luận trong 'Bài Sưu Tầm' bắt đầu bởi tuyetngan0206, 21 Tháng hai 2024.

  1. tuyetngan0206

    Bài viết:
    16
    Bằng chứng copy Link

    Điều kì diệu của đóm đóm

    Thử di nát một con đom đóm phát sáng trên mặt đất, bạn sẽ thấy để lại trên mặt đất là một vệt dài, vẫn tiếp tục nhấp nháy, sau đó mới mờ dần rồi tắt hẳn.

    [​IMG]

    Như vậy, ánh sáng do đom đóm phát ra là sản phẩm của một quá trình hóa học, chứ không phải là quá trình sinh học. Bời vì sau khi côn trùng đã chết mà ánh sáng vẫn còn, thì rõ ràng con vật chỉ làm nhiệm vụ liên tục sinh ra loại chất phát sáng mà thôi.

    Đom đóm có hai nhóm là đom đóm bay và đom đóm bò dưới đất. Cả hai này đều có thể phát ra cùng một loại ánh sánh lạnh đặc biệt, không tỏa nhiệt như ánh sáng nhân tạo. Đó là vì trong quá trình phát sáng, hầu như toàn bộ năng lượng được sinh vật chuyển thành quang năng, chứ không tiêu hao thành nhiệt năng như những nguồn sáng nhân tạo khác.

    [​IMG]

    Ánh sáng của đơm đóm được phát ra từ một vài đốt cuối cùng. Ban ngày các đốt này chỉ có màu trắng xám, về đêm mới phát ra ánh sáng huyền ảo qua lớp da trong suốt. Bên trong lớp da bụng là dãy các tế bào phát quang, trong cùng là lớp tế bào phản quang, có chức năng như mặt gương giúp phản chiếu ánh sáng ra ngoài.

    Các tế bào phát quang có chứ hai chất luciferin và luciferaza. Khi tách rời nhau, chúng chỉ là những hóa chất bình thường, không có khả năng phát sáng. Nhưng khi ở cạnh nhau, men luciferaza sẽ xúc tác, thúc đẩy quá trình oxy hóa luciferin. Quá trình oxy hóa này tạo ra quang năng.

    Đom đóm chỉ có thể phát ánh sáng lập lòe mà không liên tục bởi vì chúng tự khống chế việc cung cấp oxi sao cho phản ứng phát sáng thực hiện được lâu dài.

    Thật kỳ diệu!
     
    Last edited by a moderator: 21 Tháng hai 2024
  2. Đăng ký Binance
Trạng thái chủ đề:
Đã bị khóa
Trả lời qua Facebook
Đang tải...