CLB Cá cảnh - Bể cá thủy sinh

Thảo luận trong 'Dân Gian' bắt đầu bởi Thanh Trắc Nguyễn Văn, 15 Tháng bảy 2021.



  1. 1. Cá Koi ăn gì?

    Thức ăn của cá chép koi các loại như bánh mì, rau diếp, tôm, sò đã được xử lý qua chế biến, các loại thực phẩm trộng bằng tay được làm hàng ngày để duy trì độ tươi mới và không bị nấm mốc. Cá Koi cần được ăn các loại thức ăn có chứa propolis nhằm nâng cao khả năng miễn dịch, các loại vitamin, spirulina để tăng thêm sắc tố trên mình cá Koi.

    Cá Koi nên ăn vừa đủ, không nên để cá ăn quá nhiều. Không nên bổ sung các loại thức ăn tươi sống như ấu trùng, sâu.. cho cá.

    Không nên mua những thức ăn nuôi cá koi không rõ nguồn gốc để cho cá ăn, những loại này không những làm cá yếu đi mà còn mang lại các mầm bệnh cho cá, đặc biệt nghiêm trọng với bệnh nấm trắng, khi bị bệnh này cá phải có chế độ dinh dưỡng khác biệt với hàng ngày. Cá koi dễ nuôi nhưng để lên màu cho loài cá này cần chế độ dinh dưỡng tốt.


    2. Thời gian cho cá Koi ăn

    Không cho cá ăn quá 3 lần/ngày.

    Trong tình trạng nước mát thì 1 lần/ngày là đủ.

    Nếu trong thời tiết nóng, cho ăn khoảng 2 lần 1 ngày, tuyệt đối không cho ăn nhiều hơn.

    Nếu cá cảm thấy đủ thì nó sẽ ngừng, lúc này đừng để thức ăn thừa nổi trên mặt nước.

    Thời điểm lý tưởng cho cá Koi ăn

    Cho cá ăn vào thời điểm lý tưởng trong ngày là một trong các giải pháp quan trọng tăng cường chất lượng nước ổn định giúp cá koi giảm stress nhằm giảm thiểu nguy cơ cá bị bệnh.

    Không nên cho cá ăn vào các thời điểm lượng oxy hòa tan thấp nhất trong hồ koi, ví dụ như không nên cho ăn vào lúc 6-7h sáng hay 6-7h tối vì thời điểm đó lượng oxy hòa tan thấp nhất.

    Các giờ cho ăn tốt nhất trong ngày:

    7h30 AM

    10h30AM

    1h30PM

    4h30PM

    9h30PM (Lượng thức ăn giảm 30% so với buổi sáng vì cá ăn tối sẽ bị béo, dẫn đến xệ bụng)


    (Video Thanh Trắc Nguyễn Văn)

    [​IMG]
     
    Mèo A Mao Huỳnh Mai thích bài này.


  2. Đàn Cá Ngân Long - Tiệm Cá Cảnh Huy Song Long

    Bể cá cảnh đàn cá rồng ngân long (cá nước ngọt) tại tiệm cá cảnh Huy Song Long đường Nguyễn Thông, quận 3, Sài Gòn.

    Cá ngân long (tên khoa học: Osteoglossum bicirrhosum), hay cá rồng ngân long,cá rồng, cá rồng bạc, ngân đới, là một loài cá thuộc họ Cá rồng. Loài này được tìm thấy ở lưu vực sông Amazon, sông Rupununi và sông Oyapock trong Nam Mỹ cũng như Guyana.

    Cá này có kích thước tương đối lớn, cơ thể dài, đầu to và một cái đuôi nhọn, nhỏ, với vây lưng và vây hậu môn kéo dài về phía vây đuôi nhỏ, nơi chúng gần như hợp nhất. Cá có thể phát triển đến một kích thước tối đa 90 xentimét (35 in).

    Khi cá còn non, vây lưng cá có màu phấn hồng, ánh xanh lam. Thân cá màu sáng bạc ánh hồng. Cá trưởng thành vẩy to như vỏ sò, dạng nửa tròn, đường bên cá có 31-35 vẩy. Toàn thân cá là màu trắng như kim loại xen lẫn ánh xanh lam và phấn hồng lấp lánh.

    Cá ngân long có kỹ năng săn mồi rất tốt trong giới cá rồng nên chúng có thể phát triển mạnh mẽ ngoài tự nhiên.

    (Video Thanh Trắc Nguyễn Văn)

    [​IMG]
     


  3. Kỹ thuật nuôi cá tỳ bà, cá chùi kiếng

    Thể tích bể nuôi (L): 220 (L)

    Hình thức nuôi: Ghép

    Nuôi trong hồ rong:Không

    Yêu cầu ánh sáng: Vừa

    Yêu cầu lọc nước: Ít

    Yêu cầu sục khí: Ít

    Chiều dài bể: 100 cm

    Là một loài cá nước ngọt, cá chùi kiếng (hay còn gọi là cá tỳ bà) rất hữu ích khi được nuôi để làm nhiệm vụ vệ sinh cho bể cá cảnh.

    Thiết kế bể: Cá được xem là chuyên gia ăn rêu và dọn chất nhớt ở thành bể, đáy bể; cá thích hợp thả nuôi chung với nhiều loài cá khác. Cá ăn thực vật và phá cây nên tránh nuôi trong bể có trồng nhiều cây thủy sinh. Có thể bố trí thêm giá thể làm nơi trú ẩn cho cá như gỗ, đá...

    Chăm sóc: Cá dễ nuôi, hoạt động về đêm, thích ứng nhiều điều kiện môi trường khác nhau.

    Thức ăn: Cá ăn tảo, thực vật, mùn bã, giáp xác và côn trùng nhỏ.

    (Video Thanh Trắc Nguyễn Văn)


    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 28 Tháng sáu 2022


  4. Cá Chuột Cà Phê Siêu Khủng đã Nuôi 5 Năm

    Cá chuột nâu (hay chuột cafe): có thân màu nâu xám đến nâu hồng, giữa thân có các mảng lớn màu xanh ngọc chạy từ nắp mang đến cuống đuôi. Cá có khả năng thở khí trời.

    Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá cảnh nước ngọt cá chuột cà phê:

    – Cá thích hợp nuôi trong các loại bể thủy sinh hoặc bể thủy sinh mini

    – Yêu cầu sục khí: Trung bình

    – Yêu cầu ánh sáng: Vừa

    – Yêu cầu lọc nước: Nhiều

    – Chiều dài bể: 60 – 80 cm

    – Cá chuột nên thả thành bầy 5 đến 6 con

    – Thức ăn là các vụn thức ăn dư thừa của cá, các loại rêu hại trong bể, sâu đỏ, giun hoặc giáp xác.

    (Video Thanh Trắc Nguyễn Văn)

    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 28 Tháng sáu 2022


  5. Thiên Đường Của Các Loài Cá Chuột

    Nếu bạn là người đam mê thủy sinh, chắc hẳn bể cá nhà bạn đang sở hữu một đàn cá Chuột Ngọc Trai tuyệt đẹp này.

    Kích thước bể cá tối thiểu: 30 gallon (khoảng 114 lít)
    Mức độ chăm sóc: Dễ dàng
    Tính cách: Hòa bình
    Điều kiện nước: 68 – 72 º F, (20 º C - 22 º C)
    kH 8-10, pH 6,8 – 7,2
    Kích thước tối đa: 9 cm
    Màu sắc: Trắng, xanh
    Chế độ ăn uống: Ăn tạp
    Xuất xứ: Nam Mỹ
    Họ: Callichthyidae

    Cá Chuột Ngọc Trai giúp cho đáy của bể cá nhà bạn thêm phần sinh động. Loài cá ăn tầng đáy này có một cơ thể màu ngọc bích óng ả với phần bụng hơi hồng. Ngoài việc trang trí cho hồ cá thêm hấp dẫn hơn, cá Chuột Ngọc Trai còn giúp loại bỏ thức ăn thừa nơi đáy bể, giúp bể cá sạch sẽ

    (Video Thanh Trắc Nguyễn Văn)


    [​IMG]
     


  6. Cá Phượng Hoàng Lam Lùn

    Cá phượng hoàng, có tên khoa học Mikrogeophagus ramirezi, là một loài cá thường sống ở lưu vực sông Orinoco, ở các xavan (trảng cỏ) của Venezuela và Colombia tại Nam Mỹ. Ngày nay cá phượng hoàng được nhân giống và nuôi dưỡng làm cá cảnh ở nhiều quốc gia trên khắp các châu lục. Ở nước ta cá phượng hoàng rất được ưa chuộng và thường được nuôi làm cảnh hoặc thả trong các bể thủy sinh.

    Cá phượng hoàng sống trong môi trường nước ngọt ấm áp, nhiệt độ lý tưởng để sinh sống và phát triển là từ 25.5 - 29.5 độ C

    Chiều dài cá trưởng thành có thể đạt (cm) : 5 – 7, riêng cá phượng hoàng lam lùn có size bé hơn nhiều.

    Độ cứng nước dH: 5 – 12

    Độ pH của nước: 5, 0 – 6, 0 nước có tính axit phèn.

    Chất lượng nước nuôi cá yêu cầu nước trong sạch không có các chất độc hại

    Ánh sáng bể cá cần vừa đủ không cần nhiều ánh sáng quá

    Lọc nước và sục khí trong bể cá yêu cầu cao.

    Cá phượng hoàng ăn tạp có thể ăn các loại thức ăn từ tổng hợp đến các loại thức ăn tươi sống như trùn chỉ, bobo, sâu đỏ..

    Hình thức sinh sản: Cá trống và cá mái phượng hoàng bắt cặp sinh sản, đẻ trứng dính lên giá thể được dọn sẵn, cá bố mẹ chăm sóc trứng và trứng nở sau 2 đến 3 ngày.

    Cá sống phượng hoàng có thể sống ở mọi tấng nước, cá không ưa sống tại những nơi có dòng nước chảy mạnh và sống cùng với các loài cá hoạt động mạnh như cá chép, cá vàng. Cá phượng hoàng lam lùn nên thả nuôi trong bể thủy sinh sẽ phù hợp nhất.


    (Video Thanh Trắc Nguyễn Văn)

    [​IMG]
     


  7. Cá Bình Tích Đuôi Càng Cua Đẹp Nhất

    Cá bình tích là loại cá nước ngọt, chúng rất dễ nuôi và đa dạng sắc màu. Dưới đây là cách nuôi loài cá cảnh dễ thương này trong bể thủy sinh để bạn tham khảo nhé.

    Tìm hiểu về cá bình tích: Cá bình tích có màu sắc rất đa dạng màu do sự pha trộn của 3 màu cá nguyên thủy: trắng, vàng cam và đen mà lai tạo ra rất nhiều màu sắc khác nhau rất đẹp, ngoài ra chúng còn có đa dạng các dạng đuôi: đuôi cánh buồm, đuôi càng cua.

    Nuôi cá bình tích có cần oxy không? Đây là loài cá cảnh nước ngọt vô cùng dễ nuôi vì thể khi nuôi không cần oxy mà chúng vẫn có thể sống được. Đặc biệt cá bình tích rất thích hợp nuôi trong bể thủy sinh.

    Cách nuôi cá bình tích: Cá bình tích là loài cá cảnh nước ngọt và nuôi trong hồ thủy sinh thì rất tuyệt, tuy nhiên bạn có thể cho một ít muối hột vào hồ nuôi cá bình tích để diệt một số vi khuẩn và nấm gây bệnh cho cá đồng thời làm giảm nồng độ nitrat trong nước được sản sinh ra bởi thức ăn thừa và chất thải của cá có thể gây hại cho bể cá cảnh của bạn.

    Thay nước nuôi: Nước nuôi cá và thay nước phải là nước cũ nếu sử dụng nước giếng bơm lên hoặc nước máy nên để ngoài không khí khoảng 3 ngày rồi mới thả cá, nhằm đảm bảo lượng chlor trong nước đã bị phân hủy hết đồng thời oxi trong nước tăng thích hợp cho việc nuôi cá.

    Bể nuôi: Bể nuôi cá bình tích phải đủ lớn và nên có các loại cây thủy sinh để đảm bảo sự cân bằng sinh học trong bể, cây sẽ giúp loại bỏ độc tố nitrate và tăng nồng độ oxi hòa tan trong nước giúp cá khỏe mạnh, ngoài ra cây thủy sinh còn cung cấp một ít nguồn thức ăn từ thực vật tươi cho cá.

    Thức ăn: Cá ăn tạp và rất dễ nuôi, bạn có thể cho cá ăn thực phẩm dạng viên cho cá cảnh mua khoảng vài ngàn một bịch ở tiệm cá cảnh hoặc lâu lâu đổi khẩu phần ăn cho cá bằng các loại ấu trùng nhỏ như: lăng quăng, trùn chỉ tạo sự ngon miệng và thích thú cho cá.

    Sinh sản: Cá bình tích dễ nuôi, dễ sinh sản, dễ lai các màu với nhau để tạo ra màu độc quyền của riêng bạn muốn có. Một con cá bình tích mua ở tiệm cá cảnh về nếu bạn biết cách lựa cá chỉ 1, 2 ngày là chúng sẽ đẻ. Cá bình tích khi trưởng thành sẽ sinh sản, cá đẻ con, cá con mới đẻ ra là biết bơi liền tuy nhiên chúng còn hơi yếu và bơi như con lăng quăng làm mấy con cá lớn khác tưởng chúng là những ấu trùng nên rượt đuổi và ăn khá nhiều làm số cá con bị hao hụt.

    (Video Thanh Trắc Nguyễn Văn)


    [​IMG]
     


  8. Cá Cảnh Dễ Nuôi: Trân Châu, Mô Ly

    Cá trân châu - Cá mô ly là một loài cá cảnh đẹp cho bể cá cảnh nước ngọt và hồ thủy sinh. Cá trân châu có 3 màu sắc cơ bản: trắng, vàng, đen; cá trân châu cũng như cá bình tích là loài cá cảnh dễ nuôi và rất thích hợp cho người mới nuôi cá cảnh.

    Cá trân châu có tên khoa học Poecilia spp, Tên Tiếng Anh: Sailfin molly hay còn được gọi với cái tên mô ly; trân châu

    Bộ: Cyprinodontiformes (bộ cá sóc), Họ: Poeciliidae (họ cá khổng tước), chung dòng họ với cá bảy màu.

    Cá mô ly trên thị trường rất hiếm gặp dạng thuần chủng, cá có nguồn gốc từ các loài: Poecilia latipinna; Poecilia sphenops; Poecilia velifera

    Nguồn gốc: Cá nhập nội từ thập niên 50, ban đầu chỉ có dạng hắc bố lũy, đến thập niên 70 có thêm mô ly trắng, thập niên 90 có thêm dạng mô ly vàng và bông, bình tích vàng và đen, năm 2002 có thêm bình tích trắng... Cá đã sản xuất giống phổ biến trong nước.

    Cá trân châu trống có kỳ lưng (vây lưng) rất rộng và rất đẹp, cá mái thì kỳ lưng ngắn hơn và cái bụng luôn to vì nó mang thai liên tục.

    (Video Thanh Trắc Nguyễn Văn)


    [​IMG]
     


  9. Cá Cảnh Dễ Nuôi: Cá Kim Sơn

    - Tên khoa học: Barbonymus schwanenfeldii (Bleeker, 1853)

    - Chi tiết phân loại:

    Bộ: Cypriniformes (bộ cá chép)

    Họ: Cyprinidae (họ cá chép)

    Tên đồng danh: Barbodes schwanenfeldii (Bleeker, 1853); Barbus schwanenfeldii Bleeker, 1853; Puntius schwanenfeldii (Bleeker, 1853)

    Tên tiếng Việt khác: Cá Kim ngân; Cá He đỏ; Cá He vàng; Cá Thiên sư

    Tên tiếng Anh khác: Goldfoil barb

    Nguồn gốc: Cá kim sơn hiện chủ yếu từ nguồn khai thác tự nhiên ở trong nước, riêng kim ngân nhập từ Đài Loan

    (Video Thanh Trắc Nguyễn Văn)

    [​IMG]
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...