Lịch sử dân tộc Việt Nam gắn liền với những năm tháng đấu tranh cách mạng trường kì, gian khổ nhưng vĩ đại của quân và dân ta. Trong những năm thánh đó, nền văn học dân tộc luôn đều mang hơi thở của thời đại, mang tinh thần dân tộc đáng quý. Có nhiều nhà thơ, cuộc đời thơ luôn gắn liền với cuộc đời hoạt động cách mạng. Nằm trong chủ đề này, mỗi bài thơ đều mang giọng thơ oai hùng và tự hào, đề cao hào khí bộ đội, hào khí quân nhân. Bởi thế, thế hệ các nhà thơ cách mạng của hai thời kì kháng chiến chống Pháp và Mĩ luôn không ngừng nỗ lực để sáng tạo nên những vẻ đẹp mới cho thơ ca dân tộc cả về nội dung lẫn hình thức, và gặt hái được những thành tựu rất tự hào. Đây là những đóng góp rất có ý nghĩa, làm thành chặng đường phát triển quan trọng của thơ ca hiện đại Việt Nam. Nội dung trữ tình, cùng chất liệu, ngôn ngữ, giọng điệu kết hợp với các thủ pháp nghệ thuật đặc sắc trong mỗi vần thơ cách mạng có giá trị gợi hình, hàm súc và chứa đựng nhiều thông điệp, bài học nhân văn sâu sắc. Thơ ca cách mạng đã khơi nguồn cho những cảm hứng mới, làm đổi thay cả diện mạo và đặc điểm của nền thơ Việt Nam hiện đại. Mỗi bài thơ cách mạng không chỉ hun đúc cho chúng ta thêm tự hào, yêu tỏ quốc, quê hương, lịch sử, cha anh mà còn khơi dậy trong mỗi chúng ta những lí tưởng sống đẹp, khát khao cống hiến và tô thắm non sông hơn! ** Ngọn đèn đứng gác - Chính Hữu Trên đường ta đi đánh giặc Ta về Nam hay ta lên Bắc, Ở đâu Cũng gặp Những ngọn đèn dầu Chong mắt Đêm thâu Những ngọn đèn không bao giờ nhắm mắt Như những tâm hồn không bao giờ biết tắt, Như miền Nam Hai mươi năm Không đêm nào ngủ được, Như cả nước Với miền Nam Đêm nào cũng thức.. Soi cho ta đi Đánh trận trường kỳ Đèn ta thắp niềm vui theo dõi Đèn ta thắp những lời kêu gọi. Đi nhanh đi nhanh Chiến trừõng đã giục Đầy núi đầy sông Đèn ta đã mọc. Trong gió trong mưa Ngọn đèn đứng gác Cho thắng lợi, nối theo nhau Đang hành quân đi lên phía truớc. (1965) ** Bài thơ này đã được nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ nhạc thành nhạc phẩm cùng tên.
Chia tay trong đêm Hà Nội - Nguyễn Đình Thi ** Em đi với anh trong đêm Hà Nội Qua những phố hè quen thuộc yêu thương Dọc hàng cây ánh đèn pha cuốn bụi Từng đoàn xe cao xạ chạy rung đường ** Pháo đang bắn trời ngoại ô gió thổi Đạn đỏ loè xa trong ánh trăng Em đi bên canh tóc xòa bay rối Nhỏ nhắn vai em khoác súng trường ** Nhìn em anh hãy còn bỡ ngỡ Như sợ bất ngờ em biến đi đâu Pháo vẫn bắn chân mây đầy chớp lửa Anh lại nhìn em lòng xôn xao ** Trăng soi gương mặt nghìn yêu dấu Ngày mai hai đứa đã hai nơi Hai đầu đất nước trong dông bão Cùng chung chiến đấu hai phương trời ** Đêm nay trong vườn hoa ngổn ngang ụ súng Bên ven hồ lốm đốm trăng xanh Nghe quanh ta đêm hè nóng bỏng Mắt bồi hồi em đi bên anh ** Em đi với anh qua bến xe đông chật Bao gia đình vội vã lúc ra đi Em nhìn những mái nhà cao thấp Đã bao lần thấy những cuộc chia ly ** Kìa xa xa một cụm đèn lấp lánh Giữa trời đêm như đang vẫy đang chào Chiếc máy bay ta lượn vòng nghiêng cán Bay qua vầng trăng điểm mấy ngôi sao ** Em nhìn bên dãy tường sập đổ Xưởng thợ lò than vẫn rực hồng Nhà máy vẫn rì rầm không ngủ Lập loè đèn hàn điện bên sông ** Em đi với anh trên đê cao vắng Một tiếng còi xe lửa huýt dài xa Gió đưa khúc nhạc em yêu văng vẳng "Mỗi tấc đất Hà Nội đượm thắm mãi lòng ta" ** Trên gác nhỏ đèn dầu ai vẫn thức Em vẫn đi và vẫn lắng yên Có tiếng ru đứa trẻ nào đang khóc Đêm đã khuya trong phố cũ êm đềm ** Anh nắm cánh tay em và đứng lại Ôi anh không còn biết đang ở đâu Nhớ nhau chân cứng đá mềm em nhé Hẹn đánh Mỹ xong sẽ về tìm nhau Chào Hà Nội của ta sáng đẹp Giữa đêm trăng trong biếc mênh mông Thành phố tình yêu thành phố thép Ta chào trái tim đất nước anh hùng Anh ôm chặt em và ôm cả khẩu súng trường bên vai em.
Nắm đất biên thuỳ - Chế Lan Viên Mùa bioóc-cà ơi, mùa bioóc-ca ơi, Trăng hoa núi khắp sườn cao biên giới Thơm lá thơm hoa thơm rừng thơm suối.. Thơm ngát hồn ta, xuân lắng đời Người. ** Biên giới vô hình thay, biên giới hữu hình.. Có phải xưa nay gió qua đây gió đều lộng thổi Đầu lau lao xao, bông ngả đón mình Mây quá trắng trên trời chừng muốn nói. ** Bác từng vượt qua bao quốc gia sông núi bao lần Sá gì một sắc kim anh chỗ biên thuỳ kia, chân dừng sững lại. ** Trời bể ba mươi năm nay một chút tần ngần Cái đích suốt đời nay mới tới. ** Tổ quốc rồi đây, Tổ quốc thân yêu Mà nhân loại không làm khuây khỏa nổi Tổ quốc đau thương. Tổ quốc khổ nghèo Mỗi iên đá chỗ biên thuỳ đều rắn lại ** Gió rừng cao thổi chòm râu phơ phất của Người Thanh niên năm nao, nay Bác tóc râu rồi Nhưng đã sáng trăm lần đôi mắt sáng Cả thế giới thu vào trong, như ngọc một đời ** Bác lặng âm thầm. Vầng trán trầm ngâm Cả sông núi đất trời cùng một phút hồi tâm Phút sâu thẳm trong li ti huyết quản Nghe thủy triều nín lại thủy triều dâng. ** Rừng thẳm. Non xa. Bể rộng. Sông dài.. (Một chút làng Sen đau ở cuối trời) Giai cấp. Giống nòi. Nghìn xưa. Hiện tại Một phút định hình. Một phút hoài thai. ** Phút kính cẩn hai tay nâng lấy đất Ba mươi năm đất ấy ở trong hồn Nay xương thịt nay hình hài trước mặt Bác lặng nhìn và cúi ghé môi hôn.. (1976)
Ngã Ba Đồng Lộc - Huy Cận ** Con ơi, bố về thăm Hà Tĩnh quê ta, Bố kể con nghe về ngã ba Đồng Lộc Trên mặt đất này có muôn triệu ngã ba Và có nhiều ngã ba nổi tiếng: Có những ngã ba nối những dòng sông lớn của một đại châu, sóng dựng trùng trùng; Có những ngã ba nối những con đường dài chạy từ các thủ đô to Như những mạch máu khổng lồ Trên thân hình trái đất Trong đó mỗi con người là một hạt hồng cầu đỏ chói, Có những ngã ba là nơi gặp gỡ của những dòng văn minh lớn, đông, tây, kim cổ.. Tất cả những ngã ba trên, con có thể học biết (trong sách địa dư, trên những bản đồ), Mai sau lớn lên con có thể đến thăm và chụp ảnh nữa.. Xong rồi, con có thể quên Nhưng con ơi, con chớ có quên ngã ba Đồng Lộc. ** Trong đời mỗi người cũng có những ngã ba đường quyết định, Trong đời mỗi dân tộc cũng có những ngã ba Những ngã ba vận mệnh Những cái nút trên dặm dài lịch sử Gặp những ngã ba đời, con sẽ nghĩ suy Và con ơi, muốn tìm đúng hướng đi Con sẽ nhó đến ngã ba Đồng Lộc Ngã ba Đồng Lộc: Là ngã ba nhưng nào có phân vân Nào có đắn đo do dự! Là ngã ba trên chặng đường quyết liệt Nhưng hướng đi đã quyết Không phải cho một lần Mà cho tất cả mọi lần Không phải cho một người Mà cho tất cả quê hương, đất nước: Hướng về Nam, một nửa mình Tổ quốc ** Các ngã ba khác trên đời làm bằng nước, bằng sông, bằng thuỷ triều lên xuống, Hay bằng đá, bằng đất Bằng xi măng cốt sắt Bằng vôi trắng, gạch nâu Bằng đèn xanh đèn đỏ đủ màu Hay bằng những sự chênh vênh vấp ngã, Nhưng ngã ba Đồng Lộc làm bằng xương máu. Khi con về quê con nhớ viếng thăm Mộ người cô kề bên đường đỏ. Các cô như còn đứng đó Chờ lấp hồ bom Đường thông xe các cô mới đi nằm. Các cô để lại tuổi thanh niên Mười chín, hai mươi, hăm hai tuổi Cho đất nước, quê hương Hồn trong như suối, Bình minh đời sáng rực vừng dương.. Con sẽ tìm thăm mời cô La Thị Tám (*) Từ trường học lại về trận địa đầu non Đứng giữa đàn bò bê mũm mĩm Trên sườn núi cao cỏ đã mượt màu xanh Như mảng da non trên thân thể đang lành Cô sẽ chỉ con xem Những hồ bom loang lổ Như đất trên mặt trăng Mỗi thước vuông ba quả bom to bự Cô sẽ chỉ con xem Nghìn vạn điểm lăn bom nổ chậm Cô từng đến cắm cờ Mỗi lần chạy đua với cái chết. Đôi chân cô nhanh hơn kíp nổ, Cô là một ngọn cờ đỏ của quê ta. Nghìn năm sau lịch sử sẽ còn ghi Những năm tháng chiến tranh ác liệt Nghìn vạn chuyến xe đi Qua trái tim ngã ba Đồng Lộc Máu qua tim máu lọc Xe vượt ngã ba xe xốc tới miền Nam. Và con ơi, bố ngồi nghĩ miên man: Bạn bè ta trong cơn gió lốc Hẳn cũng đang vượt những ngã ba Đồng Lộc, Những ngã ba Việt Nam. Dọc đường dài kẻ địch còn găm Nhiều bom nổ chậm Nhưng chẳng hề chi! Khắp năm châu còn nhiều La Thị Tám. Nhiều Võ Thị Tần (*) Đường sẽ thông xe đi về cách mạng. (1971) ** La Thị Tám: Chuyên phát hiện bom nổ chậm, cắm cờ bên cạnh bom để xe tránh, và để hướng dẫn đội công binh đến phá bom; chị đã được tuyên dương anh hùng. Võ Thị Tần: Đội trưởng đội thanh niên xung phong (10 cô) chuyên lấp hố bom, đã hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ: Toàn tổ đã được tuyên dương anh hùng.
Ngày về - Chính Hữu ** Có đoàn người lên đóng trên rừng sâu Đêm nay mơ thấy trở về Hà Nội Bao giờ trở lại? Phố phường xưa gạch ngói ngang đường Ôi hôm nay họ nhớ mái nhà hoang Bức tường điêu tàn ngày xưa trấn ngự Nhớ đêm ra đi, đất trời bốc lửa Cả kinh thành nghi ngút cháy sau lưng Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng Hồn mười phương phất phơ cờ đỏ thắm Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa Mái đầu xanh thề mãi đến khi già Phơi nắng gió. Và hoa ngàn cỏ dại Nghe tiếng gọi của những người Hà Nội Trở về, trở về, chiếm lại quê hương Nguy nga sao cái buổi lên đường Súng chuốt gươm lan, mắt ngời sáng quắc A ha! Nhà xiêu mái sập Xác oan cừu ngập lối chân đi Gạch ngói xưa mừng đón gót lưu ly Bước căm giận xéo quân thù lớp lớp Mịt mù khói ngợp Cờ máu huy hoàng Phất nắng Ôi bài chiến thắng reo vang. (1947) >> Bài thơ "Ngày về" của Chính Hữu được viết vào năm Trung đoàn Thủ đô đi kháng chiến, năm 1947. Bài thơ thể hiện hào khí "Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa / Mái đầu xanh thề mãi đến khi già," Ngày về"cũng đã nói lên giấc mơ hòa bình trước bảy năm.
Nghe em vào đại học - Giang Nam ** Nghe em vào đại học Nửa tin nửa ngờ, tên lại trùng tên.. Hôm nay nhận được thư em Nét chữ nghiêng nghiêng cười trên giấy trắng Anh ngồi đây thấy trời hửng nắng Trên Hồ Gươm và trên mái đầu em Ngọt gió quê hương, sông rạch dịu hiền.. Miền Nam, em ơi còn nhớ Kháng chiến năm nào gian khổ Đồn giặc bủa vây, thôn xóm điêu tàn Trường, giặc đốt rồi, còn lại ánh trăng Giữa hai trận càn, anh dạy em học chữ Mẩu than đen vẽ lên tường gạch đỏ Những lá cờ sao bên những vòng tròn Đầu nghiêng nghiêng theo nét chữ run run.. Có những buổi học em học bài không thuộc Anh không mắng nhưng em buồn em khóc! Thương em, anh cố dỗ dành: "Ráng học sau này cho được bằng anh Để chép bài ca, đọc thông tin tức!" Ôi! Mơ ước tầm thường, đơn giản nhất Sao ngày xưa vẫn quá lớn, em ơi! ** "Bài ca" hôm nay em chép được rồi Không phải bài "Đoàn quân đi.." thuở trước Anh chưa bước chân vào trường đại học Chưa lên giảng đường, chưa mặc áo sinh viên Chưa biết vì sao ngày tối tiếp liền Chưa biết quê ta nơi nào nhiều quặng.. Giặc dành cho ta nhà tù, bom đạn Bảy năm rồi trong máu lửa đấu tranh Thầy giáo dạy em năm trước học vần Vẫn chưa vượt quá chương trình cấp một! Vẫn chật vật với những bài số học! Thư viết cho em phải xóa sửa mấy lần! Anh không buồn vì anh biết em anh Đang ngồi thay anh dưới mái trường đại học ** Mai ngày nước nhà thống nhất Em lại về dạy chữ cho anh Không phải bằng than vẽ, gạch thềm đình! Không phải phập phồng giữa vòng đai giặc.. Em sẽ bảo anh: "Cố lên, gắng học!.." Anh sẽ mỉm cười nhớ những đêm trăng.. Chế độ cho em đôi cánh chim bằng Và vinh dự được làm người đi trước! ** Anh sẽ để riêng một đêm thức suốt Kể em nghe chuyện chiến đấu miền Nam.. Câu chuyện mở đầu: "Thuở ấy, ở quê hương Anh chỉ học có một trường: Cách mạng.." (1962)
Lại về - Tố Hữu ** * * * Hà Nội ơi Hà Nội! Bao giờ Giữa Thủ đô ** Cụ Hồ về Bộ đội Tiến vào năm cửa ô? ** Về đến đây rồi, Hà Nội ơi Người đi kháng chiến tám năm trời Hôm nay về lại đây Hà Nội Ràn rụa vui lên ướt mắt cười ** Đường quen phố cũ đây rồi Thủ đô tươi dậy mặt người như hoa Vườn hồng ngớt gió mưa qua Cờ hoa đỏ nắng, mái nhà vàng sao.. ** Tay vui sóng vỗ dạt dào Người về kẻ đợi, mừng nào mừng hơn? Biết bao vui sướng tủi hờn Trông nhau mà tưởng như còn trong mơ ** Hồ Gươm xanh thắm quanh bờ Thiên thu hồn Nước mong chờ bấy nay Bây giờ đây lại là đây Quốc kỳ đỉnh tháp, sao bay mặt hồ.. (1954) >> Bài "Lại về" Tố Hữu viết tháng 10/1954 khi bộ đội ta về tiếp quản Thủ đô là một trong những bài ghi lại được sự kiện có ý nghĩa trọng đại và đặc biệt - lưu lại được những xúc cảm ngày chiến thắng.
Chiều sân ga - Lê Văn Vọng Về đi em Cho con tàu lăn bánh Sân ga chiều giá lạnh Em.. ** Con tàu đi Lại lao đi trong đêm Những người lính bước vào trận mới Những chiến sĩ mười tám, đôi mươi Bàn tay chưa có chai Đẹp như bàn tay con gái Những chiến sĩ trẻ như ban mai Chia tay Để ngày mai trở lại ** Qua cửa sổ con tàu là đất nước là Em Dáng mẹ lưng còng Những căn nhà mái tranh Những cánh đồng quanh năm nước nổi Mặt trời lên Mặt trời chìm Giọt mồ hôi của cha kết tinh thành muối Giọt mồ hôi của em, vở học trò bổi hổi Tất bật bốn mùa Con Đa Đa lúc nào cũng vội ** Qua cửa sổ con tàu còn bao điều chưa nói Là những ngày anh sống với em! ** Con đường dưa ta đã nhiều đêm Nghe gió kể chuyện đời - Thần thoại Sông Mã chảy biết khi nào dừng lại.
Đường ra mặt trận - Chính Hữu ** Những buổi vui sao, cả nước lên đường, Xao xuyến bờ tre, từng hồi trống giục ** Xóm dưới làng trên, con trai con gái Xôi nắm cơm đùm, ríu rít theo nhau Súng nhỏ súng to, chiến trường chật chội Tiếng cười hăm hở, đầy sông đầy cầu ** Bộ đội dân quân, trùng trùng điệp điệp Chào nhau không kịp nhớ mặt Dô hò nón vẫy theo, Hàng ngũ ta đi dài như tiếng hát ** Chào những ngôi trường ngói đỏ bình yên Lấp lánh cánh đồng đang gặt đang hái Xuôi ngược công trường những bánh xe reo Ngọn khói con tàu như tay vẫy gọi ** Đất nước mình đây, Hai mươi năm Mưa, nắng, đêm, ngày Hành quân không mỏi Sung sướng bao nhiêu: Tôi là đồng đội Của những người đi, vô tận, hôm nay. ** Yểm hộ miền Nam Thình thình đại bác Nhịp những bước chân Cả nước Lên đường (1972)
Ngày hội non sông - Nguyễn Quang Toản ** CHÚC ngày hội non sông thống nhất NAM Bắc cùng thân mật, chan hòa. BẮC Nam rực rỡ cờ hoa NỐI tình ruột thịt, một nhà đoàn viên. LIỀN sông núi, an yên bờ cõi MỘT Việt Nam dòng dõi Lạc Hồng. DẢI đất chữ S cong cong MỪNG vui thêm một chiến công rạng ngời. ** NON nước trải một thời chiến trận SÔNG núi này mối hận khắc ghi. MÃI là một cuộc phân li MÃI là câu hứa ra đi sẽ về. ** TRƯỜNG Sơn vang lời thề giữ nước TỒN tại nào áp được chí trai? MỘT lòng hướng tới ngày mai LỜI Bác: Xây dựng tương lai huy hoàng. ** CHÚC NAM BẮC NỐI LIỀN MỘT DẢI. MỪNG NON SÔNG MÃI MÃI TRƯỜNG TỒN.