10. GIẢ THUYẾT MỚI VỀ NGUỒN GỐC KIM TỰ THÁP Bấm để xem Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
11. ĐỜI SỐNG CÔNG NHÂN XÂY KIM TỰ THÁP Bấm để xem Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
12. TÌM RA DẤU VẾT VỀ TRIỀU ĐẠI PHARAON RAMSES II Bấm để xem Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
13. TÌM THẤY TẤM BÙA HỘ MỆNH THỜI LA MÃ CỔ ĐẠI Bấm để xem Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
14. NGƯỜI AI CẬP MỚI LÀ TÁC GIẢ CỦA HỆ SỐ ĐẾM Bấm để xem Một nghiên cứu mới cho thấy người Hy Lạp đã mượn hệ thống chữ số của người Ai Cập, chứ không đích thân phát triển nó như nhiều người vẫn nghĩ đến trước đây. Hệ thống này là sự lựa chọn của nhà vật lý học Archimedes, triết gia Aristotle, nhà toán học Euclid, cùng nhiều thiên tài khác. Một cuộc phân tích do tiến sĩ Stephen Chrisomalis tại Đại học McGill ở Montreal, Canada, đã tìm thấy sự tương đồng một cách kỳ lạ giữa chữ số Hy Lạp và con số thông dụng của Ai Cập, sử dụng từ cuối thế kỷ VIII trước Công nguyên cho đến năm 450 sau Công nguyên. Cả 2 hệ thống đều có 9 ký hiệu cơ bản diễn đạt từ 1 đến 9. Cả hai đều thiếu biểu tượng số 0. Tiến sĩ Chrisomalis cho rằng đợt bùng phát giao thương giữa Hy Lạp và Ai Cập sau năm 600 trước Công nguyên đã dẫn đến việc người Hy Lạp mượn hệ số đếm của Ai Cập. Giáo sư David Joyce, nhà toán học tại Đại học Clark ở Worcester, Mỹ, phát biểu: "Người Ai Cập ban đầu sử dụng chữ số thầy tu, sau đó là chữ số thông dụng, mà ở đó các ký hiệu bội số trông giống như các ký hiệu đơn. Thay vì 7 nét dọc, một dạng nét cong đã được sử dụng. Đó là nét tương đồng cũng được sử dụng trong chữ số Hy Lạp". Theo quan niệm trước đây, hệ số đếm được người Hy Lạp phát triển ở Đông Tiểu Á, Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay. Vào khoảng năm 475-325 trước Công nguyên, hệ thống chữ số này không được ưa chuộng bằng số acrophonic. Nhưng từ thế kỷ IV trước Công nguyên trở đi, chữ số lại được ưa chuộng trong thế giới nói tiếng Hy Lạp. Nó được sử dụng cho đến khi đế quốc Byzantine sụp đổ vào thế kỷ XV.
15. AI CẬP DÙNG KHOA HỌC XÓA BỎ LỜI NGUYỀN PHARAON Bấm để xem Các nhà khảo cổ của xứ sở kim tự tháp sẽ tiến hành kiểm tra những hầm mộ chưa từng bị xâm phạm để tìm kiếm những loại hóa chất, khí hoặc vi trùng độc hại. Nếu thành công, họ sẽ dỡ bỏ được lời nguyền vốn bị coi là gây nên cái chết bí ẩn của những nhà thám hiểm đầu tiên xuống các lăng mộ này đầu thế kỷ XX. Người đứng đầu ngành khảo cổ Ai Cập Zahi Hawass cho biết: "Tại một trong những điểm khai quật, tôi đã tìm thấy dòng chữ khắc "Bất kỳ ai nếu chạm tay vào ngôi mộ của ta, kẻ đó sẽ bị cá sấu, hà mã và sư tử ăn thịt". Nhưng nó không có nghĩa rằng điều này sẽ trở thành hiện thực". "Về mặt khoa học, chúng tôi muốn chỉ ra rằng, khi những người Ai Cập cổ đại để lại dòng chữ trên một ngôi mộ, họ không có ý muốn làm tổn thương đến hậu thế – những người mở cửa ngôi mộ đó", Hawass nói. Một phần của nghiên cứu sẽ tập trung vào những vi khuẩn nguy hiểm có thể đã tích lũy trong các xác ướp nhiều thế kỷ qua. Nhà khảo cổ người Anh Howard Carter và người tài trợ cho chuyến khai quật của ông, Lord Carnarvon, nằm trong số những người đầu tiên bước vào lăng mộ của vị của thiếu niên Tutankhamun (trị vì Ai Cập hơn 3.000 năm trước) trong Thung lũng của các ông hoàng vào năm 1922. Lord Carnarvon đã chết không lâu sau đó, vì một vết muỗi cắn. Các tờ báo khi đó loan tin một lời nguyền của pharaon đã giết chết ông và những người có liên quan đến khám phá này. Còn các nhà khoa học thì cho rằng một căn bệnh nào đó từng ngủ yên trong ngôi mộ đã cướp đi sinh mạng nhà quý tộc Anh. "Công việc sẽ sớm được bắt đầu, có lẽ là vào tháng tới. Nhưng chúng tôi chưa rõ thời điểm kết thúc... Chúng tôi sẽ nghiên cứu trong những ngôi mộ còn nguyên vẹn, chưa bị khai quật", Hawass nói.
16. KHÁM PHÁ BÍ ẨN VỀ HOÀNG ĐẾ LA MÃ Bấm để xem Hàng thế kỷ nay, các học giả vẫn tranh cãi về vị hoàng đế thứ 3 của đế chế La Mã. Người ta đặt câu hỏi ông vua Caligula lập dị này là một kẻ hoang tưởng dám thách thức các vị thần, hay những câu chuyện xung quanh tính khí thất thường của ông là do kẻ xấu phóng đại lên. Các sử gia cổ đại đều đã nói về chứng điên khùng của Caligula, nguyên nhân khiến triều đại của ông sụp đổ nhanh chóng. Caligula làm hoàng đế trong 4 năm, sau đó bị những cận vệ của mình ám sát vào năm 41 sau Công nguyên. Những tài liệu trước đây miêu tả Caligula là một vị vua điên khùng và thèm khát quyền lực. Ông đã phong chức quan chấp chính tối cao cho con ngựa của mình và yêu cầu dựng tượng mình trong các ngôi đền linh thiêng. Nhưng về sau, các sử gia và nhà khảo cổ cho rằng: Những câu chuyện đó đã được dựng nên bởi những người muốn vu khống vị hoàng đế hung bạo. Hiện nay, một nhóm các nhà khảo cổ khai quật cung điện của Caligula (nằm tại trung tâm thủ đô Italy) tuyên bố đã tìm thấy bằng chứng cho thấy ông ta đúng là một vị vua khùng, người đã biến một trong những ngôi đền tôn kính nhất của thành Rome thành cổng chính cơ ngơi của mình. "Mọi người đều biết Caligula không bình thường. Nhưng nay chúng tôi có bằng chứng rằng ông ta hoàn toàn điên rồ, tự cho rằng mình là một trong các vị thần", Darius Arya, người đứng đầu cuộc khai quật, tuyên bố. Trong lần khai quật đầu tiên ở cung điện của Caligula khoảng 1 thế kỷ trước, người ta đã xác định dinh thự nằm bên rìa Roman Forum, ở trung tâm thủ đô Italy. Ngày nay cuộc đào bới mới đã làm lộ ra nền móng và một hệ thống cống rãnh chứng tỏ cung điện rộng lớn hơn rất nhiều. Theo Arya, dinh thự của Caligula còn mở rộng vào giữa Forum và đâm thẳng vào đền Castor and Pollux. "Cuộc khai quật cho thấy cung điện đã chiếm gần kín luôn cả ngôi đền", Arya nói, khi chỉ vào 3 chiếc cột nhô lên, trước đây từng là vật trang trí cho ngôi đền, Caligula thực sự đã từng nói với người dân La Mã: "Ta đang sống cùng các vị thần. Ta thực sự là một trong các vị thần và để đến được nhà của ta các ngươi phải đi qua ngôi đền".
17. BÍ QUYẾT LÀM ĐẸP THỜI LA MÃ CỔ ĐẠI Bấm để xem Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
18. MỸ PHẨM LA MÃ CỔ ĐẠI XUẤT HIỆN Ở LONDON Bấm để xem Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
19. ALEXANDER ĐẠI ĐẾ CÓ THỰC SỰ VĨ ĐẠI? Bấm để xem Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem