29. TẤM VẢI LIỆM CỦA CHÚA JESSUS Bấm để xem Cách đây 15 năm, tấm vài liệm Turin mà nhiều người tin là một trong những di vật thiêng liêng nhất của giáo hội Cơ Đốc đã được ba viện khoa học độc lập tuyên bố là vật giả mạo. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn rất quan tâm tới nó và những nghiên cứu mới cho thấy tấm vải Turin này đáng được kiểm tra một lần nữa. Vải liệm Turin, dài khoảng 4 m, rộng 1 m, nhuốm máu và hằn lên hình khuôn mặt, tay và thân thể mờ nhạt của một nam giới bị tra tấn. Nhiều tín đồ Cơ Đốc giáo tin rằng đó là tấm vải liệm của Jesus. Raymond Rogers, một nhà hoá học vật lý đã nghỉ hưu, từng làm việc tại Phòng Thí nghiệm Quốc gia Los Almos ở New Mexico, Mỹ, cho rằng: mẫu được sử dụng để xác định niên đại của vải liệm Turin có nhiều khiếm khuyết và nên giám định lại. Kết luận này được dựa trên phân tích hoá học gần đây của ông về tấm vải và những quan sát năm 1978. Rogers là một trong hơn hai mươi nhà khoa học Mỹ tham gia vào Dự án nghiên cứu tấm vải liệm Turin (STURP) vào năm 1978 - một cuộc điều tra khoa học kéo dài năm ngày tại Turin, Italia. Năm 1988, Vatican đã cho phép các chuyên gia cắt nhiều miếng có kích cỡ bằng con tem ở một góc của tấm vải, rồi đưa chúng tới ba phòng thí nghiệm để xác định niên đại bằng phương pháp phóng xạ carbon (Đại học Arizona, Đại học Oxford, và Viện Liên bang Thuỵ Sĩ). Kết quả cho thấy tấm vải được sản xuất vào khoảng năm 1260 tới năm 1390. Tháng 12/2003, Rogers nhận được một mẫu vải liệm từ đồng nghiệp làm việc trong dự án STURRP. Mẫu này cũng được lấy vào năm 1988. Sử dụng phương pháp phân tích hoá học và kính hiển vi, Rogers đã phát hiện một chất kết dính đã được quét lên mặt sợi ở góc của tấm vải liệm bị cắt ra. Điều đó cho thấy tấm vải đã được phục chế. Chất kết dính có lẽ đã được sử dụng để gắn chất nhuộm vào sợi. Rogers cho biết: "Góc vải này chắc chắn được nhuộm để phù hợp với màu ban đầu của tấm vải liệm". Rogers cũng tìm thấy một chỗ ghép – bằng chứng cho thấy góc vải không chỉ được nhuộm mà còn được sửa chữa và dệt lại. Ông nghi ngờ chất nhuộm và công việc sửa chữa có lẽ đã được tiến hành ở vùng Cận Đông trong thời Trung cổ, trùng hợp với kết quả xác định niên đại bằng carbon, bởi mãi cho tới thế kỷ XVI, hỗn hợp chất nhuộm trên mới được du nhập tới Anh và Pháp. Rogers nói: "Công việc giám định năm 1988 đưa ra niên đại chính xác của mẫu vải được cung cấp. Tuy nhiên, không có ai nghi ngờ chỗ vải được xác định niên đại có cấu trúc hoá học hoàn toàn khác với phần chính là niên đại của tấm vải". Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc dự án STURRP cũng cho thấy góc vải được lấy mẫu không giống các vùng khác của tấm vải liệm. Theo Kinh Phúc Âm, Chúa Jesus được đưa xuống và cởi trói khỏi thánh giá, được đặt vào một ngôi mộ mà trước đó thi thể ông được cuốn vải theo tập quán Do Thái. Tuy nhiên, có rất ít tài liệu từ thời gian đó ghi chi tiết vị trí của vải liệm. Tấm vải liệm Turin thu hút sự quan tâm của công chúng và Giáo hoàng Clement VI, vào năm 1349 khi một hiệp sĩ người Pháp tên Geoffrey de Charny mua được nó ở Constantinople (Istanbul ngày nay). Tấm vải liệm được lưu tại một nhà thờ Lirey, Pháp và lần đầu tiên được trưng bày trước công chúng vào năm 1355. Kể từ cuộc triển lãm đầu tiên này, nhiều người hoài nghi về tính chân thực của tấm vải vì làm giả các đồ vật tôn giáo khá phổ biến trong thời Trung cổ. Kết quả xác định niên đại là vào năm 1988 đã làm cho nhiều người thoả mãn: Tấm vải là đồ giả mạo. Douglas Donahue, nhà vật lý thuộc Đại học Arizona, đã tới Turin vào năm 1988 để thu thập mẫu vải cho quá trình kiểm tra. Ông cho biết: "Tôi thoả mãn với cách lấy mẫu vải. Chúng tôi có nhiều chuyên gia vải tới từ các quốc gia và tất cả họ đều nhất trí mẫu chúng tôi nhận được đại diện cho toàn tấm vải. Ngay cả khi phương pháp xác định niên đại bằng carbon cho thấy tấm vải có từ thế kỷ thứ I, khó có thể chứng minh nó là tấm vải liệm cuốn Chúa Jesus. Tuy nhiên, một số nhà khoa học lại không thoả mãn. Năm 1999, tại Hội nghị Thực vật học Quốc tế lần thứ XVI, Avinoam Danin, nhà sinh vật học thuộc Đại học Jerusalem, tuyên bố các hạt phấn hoa trên tấm vải chỉ có thể được tìm thấy ở Jerusalem. Ông kết luận tấm vải có nguồn gốc ở Trung Đông. Sudarium - tấm vải được cho là vải phủ mặt của Jesus – có dính phấn hoa giống nhóm AB. Do Sudarium được giữ trong một nhà thờ ở Tây Ban Nha từ thế kỷ thứ VIII nên có thể thấy là tấm vải liệm Turin có niên đại cổ không kém Sudarium. Dù tấm vải có thuộc về Chúa Jesus hay không thì nó cũng thu hút được hàng triệu du khách tại các buổi trưng bày. Giáo sư Phillip Wiebe thuộc Đại học Trinity Western, Canada, cho biết "Tấm vải liệm Turin có sức lôi cuốn cả về mặt khoa học lẫn tâm linh. Nó là một vật thể đầy bí ẩn. Câu hỏi đặt ra là hình ảnh trên vải được hình thành như thế nào và đó là hình ảnh của ai?". Nếu hình ảnh này là giả định chăng nữa thì vẫn còn những bí ẩn xung quanh cách nó được tạo ra. Một số người cho rằng đó là hình vẽ. Tuy nhiên, giới phân tích nghệ thuật STURRP không tìm thấy bằng chứng của màu vẽ.
30. CON NGƯỜI MẤT KHẢ NĂNG ĐÁNH HƠI NHƯ THẾ NÀO? Bấm để xem Chó có thể được huấn luyện để tìm ra thuốc phiện và chất nổ, hoặc lần theo dấu vết của kẻ tình nghi là tội phạm chỉ qua ngửi mùi. Vậy tại sao chúng ta không làm được điều đó? Các nhà khoa học của Viện Weizmann và Viện nhân chủng học tiến hóa Max Planck (Đức) đã có lời giải thích cho hiện tượng này. Tất cả các động vật, trong đó có con người đều có khoảng 1.000 gene chi phối những protein phát hiện mùi, hay còn gọi là cơ quan cảm thụ khứu giác. Những thụ quan này khu trú trong lớp màng nhầy của mũi, và nhận ra một mùi hương nào đó bằng việc bám dính các phân tử chất mùi ấy. Tuy nhiên, các gene khứu giác không phát huy hiệu quả trên tất cả các loài động vật, mà chỉ trên một số loài. Phần trăm số gene này hoạt động sẽ quyết định độ nhạy bén với mùi của động vật hoặc người đó. Trong các nghiên cứu trước kia, giáo sư Doron Lancet của Viện Weizmann đã khám phá ra rằng: hơn một nửa số gene khứu giác ở người chứa đột biến, khiến chúng không thể hoạt động bình thường. Trong một nghiên cứu mới đây đăng trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences, các nhà nghiên cứu đã giải đáp được câu hỏi thứ hai: Liệu hiện tượng mất chức năng gene khứu giác có ảnh hưởng tới tất cả các loài linh trưởng, hay chỉ trên người? Nhóm nghiên cứu đã so sánh ADN của 50 gene khứu giác chung cho cả người, vượn người và khỉ. Họ phát hiện thấy ở người, 54% số gene đó bị suy yếu, so với 28-36% trên các loài vật còn lại. Các nhà khoa học cho rằng: quá trình suy giảm này kéo dài từ 3 đến 5 triệu năm và diễn ra trên người với tốc độ nhanh gấp 4 lần trên các nhánh linh trưởng khác, khiến con người thiếu nhạy cảm hơn với mùi vị. Tuy nhiên, cũng theo các nhà nghiên cứu: Sự suy giảm chức năng khứu giác là một đặc điểm tiến hoá của homo sapiens. Nó có thể đã nảy sinh do sự phát triển khả năng thị giác của não người – khả năng cho phép chúng ta phân biệt màu sắc và các thành viên khác cùng loài qua những đặc điểm ngoại hình, chứ không chỉ bằng mùi vị.
31. BÍ ẨN HIỆN TƯỢNG ƯỚP XÁC TỰ NHIÊN Ở COLOMBIA Bấm để xem Bốn mươi năm trước đây, các thợ đào huyệt ở một ngôi làng Colombia đã mở một số quan tài đã được chôn cất rất lâu ra và nhận thấy: Những xác người bên trong đã khô quắt lại và còn nguyên hình dáng. Làm thế nào những thi thể đó vẫn còn nguyên vẹn, đến nay đang là một điều bí ẩn đối với các nhà khoa học. Phát hiện này đã biến nghĩa trang San Bernado thành một điểm dừng chân cho khách du lịch, nơi họ có thể chiêm ngưỡng những xác ướp được cất trong tủ kính: tóc, răng và móng chân, tay vẫn còn nguyên vẹn. Một dòng chữ ở bên trên có ghi: "Hỡi Chúa, hãy cho họ được yên nghỉ ở cõi vĩnh hằng". Những xác ướp được phát hiện khi công nhân mở nắp quan tài để chuyển thi thể sang vật chung đựng di cốt, một thủ tục thông thường để dọn chỗ trong các nghĩa địa ở Colombia. Các nhà khoa học vẫn chưa tìm được cách giải thích rành mạch cho việc những xác ướp ở nghĩa trang San Bernado, nằm ở một thung lũng màu mỡ cách thủ đô Bogota 72 km về phía Tây Nam, không bị phân rã mà lại khô như vậy. Người dân địa phương cho rằng hợp chất hoá học trong đất ở khu vực, sự phân huỷ các loài quả nhiều gai ở bản xứ gọi là guatila và khí hậu khô cằn đã bảo quản được những thi thể này.
32. KỸ THUẬT BÍ ẨN GIỮ XÁC ƯỚP NGUYÊN VẸN SAU 70 NĂM Bấm để xem Trong khi nước Nga phải dùng tới cả một nhóm khoa học để bảo quản thi hài Lênin thì Andrey Romadanovsky, một trợ lý phòng thí nghiệm không bằng cấp, đã tự mình tìm ra một phương pháp ướp xác không hề thua kém được thực hiện tại Siberia từ 70 năm trước đây. Trung tâm truyền hình Nga (TV) cho biết: Hiện một thi thể áp dụng kỹ thuật đặc biệt này đang được trưng bày tại Viện hàn lâm Y khoa ở thành phố Omsk. Đó là xác một người đàn ông, trông ông ta hầu như không thay đổi từ khi được ướp vào năm 1933. Các nhà khoa học không rõ danh tính của người này, nhưng phỏng đoán đó là một trong những nhân viên của Viện đã tình nguyện hiến xác cho các thí nghiệm của khoa học. Khác với thi hài Lênin đang yên nghỉ trong lăng ở Quảng trường Đỏ (nơi áp suất không khí và nhiệt độ luôn được giữ không đổi), xác ướp vô danh ở Omsk chỉ nằm trong quan tài bằng kính thường để tránh bụi. Tuy thế, thi thể này vẫn gần như không thay đổi so với năm 1993. Thậm chí tất cả các nội tạng bên trong cũng vẫn còn nguyên vẹn. Các nhà khoa học biết rằng Romadanovsky đã sử dụng một hợp chất tổng hợp từ formol, cồn và glycerin để tạo ra dịch ướp. Nhưng bí mật nằm ở tỷ lệ kết hợp này và đến nay, chưa ai có thể pha chế lại nó. Trong khi đó, để bảo quản thi hài Lênin, các nhà khoa học phải theo dõi thường xuyên để đảm bảo điều kiện tốt nhất. Khuôn mặt và đôi tay của ông được ngâm hai lần mỗi tuần trong một dung dịch đặc biệt. Và hàng năm, lăng lại được đóng cửa một lần để người ta ngâm cả thi thể Lênin trong dung dịch này. Hiện tại, một Viện nghiên cứu đặc biệt vẫn tiếp tục thí nghiệm tìm ra phương pháp bảo quản tốt hơn thi hài người sáng lập ra Liên bang Xô Viết. Còn tại Omsk, tất cả những gì mà các nhân viên bảo tàng đã làm để bảo quản xác ướp của họ là rắc một ít bột ướp xác quanh đó.
33. ƯỚP LẠNH CƠ THỂ – HÀNH TRÌNH GIAN NAN ĐI TÌM SỰ BẤT TỬ Bấm để xem Tạm ngưng cuộc sống bằng phương pháp đông lạnh rồi đánh thức dậy sau hàng chục, thậm chí hàng trăm năm là điều không ít người tin và bỏ ra cả gia tài để thực hiện. Trong việc này, chỉ có một trở ngại duy nhất, nhưng lại là lớn nhất: khi nước đông cứng lại thành đá, nó đã phá huỷ các tế bào. Ở Mỹ, có hàng nghìn người đang mong được đông lạnh sau khi chết. Có đến 5 hãng kinh doanh thị trường đầy tiềm năng này. Hiện nay, gần 70 di hài đã được thả vào trong các thùng đổ đầy nitơ lỏng, và hàng trăm người còn sống đã đăng ký dịch vũ này. Họ đều hy vọng trở lại với cuộc sống đã đăng ký dịch vụ này. Họ đều hy vọng trở lại với cuộc sống sau 20, 50 hay 100 năm, khi mà các nhà khoa học đã tìm ra phương thuốc chống lại thứ bệnh đã cướp đi tính mạng của họ, hoặc đã có cách để chống lại tuổi già. Tuy nhiên để có hy vọng phục sinh, nhất thiết bạn phải là người giàu có. Quá trình đông lạnh và bảo quản cơ thể tốn trên 150.000 USD. Những người ít tiền hơn có thể chọn giải pháp khác, kinh tế hơn gọi là neuro. Đó là chỉ có phần đầu của người chết được giữ trong môi trường đông lạnh, chủ yếu để giữ lấy não, cơ quan quyết định bản chất của người muốn hồi sinh. Hugh Hixon, kỹ thuật viên của Alcor Cryogenics, một trong 5 hãng đông lạnh nổi tiếng, cho biết: Não bộ của người tham gia dịch vụ có thể được ghép với một cơ thể sinh sản vô tính của chính mình đã bỏ não, hoặc với một thể xác khác đã được cải thiện theo kiểu người hùng Rambo hoặc là thông tin của bộ não sẽ được chuyển vào một người máy thông qua máy tính... Để thực hiện được những lý thuyết đó, trước hết các thân thể và bộ óc kia phải vượt qua một quãng thời gian dài mà vẫn không bị hư hỏng nhiều. Đúng là cái lạnh có khả năng gìn giữ. Nó làm chậm lại và chấm dứt quá trình phân huỷ ở nhiệt độ -1960C (nhiệt độ của nitơ lỏng). Nhưng nếu sự thối rữa không xảy ra, thì các tử thi được ướp lạnh vẫn có thể thức dậy nhưng trong tình trạng bị thủng lỗ chỗ... Thủ phạm ở đây là sự đóng băng. Ngay khi vượt quá ranh giới 00C, nước (chiếm đến 70% cơ thể chúng ta) bắt đầu chuyển thành băng. Nó tăng 9% khối lượng và kết tinh. Những tinh thể này đặc biệt có hại cho cơ thể. Nếu quá trình đông lạnh diễn ra từ từ, những viên đá đó sẽ được hình thành bên ngoài tế bào, đồng thời cô lập những phân tử nước của chất lỏng trong cơ thể. Kết quả là tất cả những thành phần trong chất lỏng đó sẽ bị hoà tan trong lượng chất lỏng mỗi lúc một thu nhỏ. Dung dịch bên ngoài sẽ đặc hơn dung dịch bên trong tế bào và tạo thành lực hút nước từ trong tế bào ra bên ngoài. Hiện tượng này sẽ làm tan vỡ tế bào. Ngược lại với quy trình trên, nếu quá trình làm lạnh đẩy nhanh, các tế bào không có thời gian để mất nước. Băng sẽ hình thành ngay bên trong tế bào và các tinh thể xé rách các lớp màng. Hiển nhiên là trên lý thuyết có tồn tại một quá trình làm lạnh lý tưởng, không làm tổn hại đến các tế bào. Nhưng áp dụng nó đồng bộ với tất cả các tế bào của một tử thi nặêng 70 kg vẫn còn là một "nhiệm vụ bất khả thi" (vì mỗi loại tế bào cần một điều kiện bảo quản khác nhau, trong khi cơ thể người thì có hàng trăm nghìn loại tế bào như thế vậy). ... Một số động vật máu lạnh, như ếch rừng, thích nghi rất tốt với nhiệt độ khắc nghiệt. Vào mùa đông, loài lưỡng cư này có khả năng sống sót sau hai tuần với 65% lượng nước trong cơ thể ở dạng băng. Bí mật của chúng là không bao giờ để các tinh thể hình thành bên trong tế bào. Để thực hiện được điều đó, cơ thể ếch có những phân tử chứa gluco, đóng vai trò một công cụ chống lạnh ngấm vào bên trong tế bào và ngăn cản sự đông đá. Kết quả là các phân tử nước tự do có liên kết với nhau, nhờ vậy quá trình đóng băng diễn ra chậm hơn. Và với nhiệt độ thấp, cho đến -80C (dưới nhiệt độ này ếch sẽ chết), phía bên trong của tế bào vẫn còn chất lỏng. Lấy ý tưởng từ khả năng của ếch, các chuyên gia kỹ thuật của công ty Alcor đã thử truyền cho khách hàng của mình chất glycerol. Tuy nhiên đối với các chuyên gia trong lĩnh vực ướp xác thì đây chưa phải là giải pháp tối ưu. Họ cũng đã tính đến giải pháp sử dụng các chất chống đông lạnh. Mục đích là lưu giữ các tế bào ở nhiệt độ -1960C, nhằm bảo quản các bộ phận trong cơ thể, phục vụ việc cấy ghép. Hiện tại, các nội tạng được bảo quản trong môi trường trên 00C một chút. Với nhiệt độ này, một trái tim có thể giữ được 4-6 tiếng, chỉ đủ để các bác sĩ làm các xét nghiệm cần thiết trước khi cấy ghép. * Truyền chất lỏng đóng băng Nhờ vào các chất chống đóng băng khác nhau, các chuyên gia ướp xác ngày nay đã có thể giữ được các tế bào đơn lẻ dưới 00C mà không bị hư hại, ví dụ như hồng cầu, tinh trùng, các tế bào gan, tim, xương hay cả một nhóm nhỏ tế bào như các phôi chưa phát triển (từ 4 đến 8 tế bào), các van tim và thậm chí một vài mô đơn giản như da hay giác mạc. Tuy nhiên, các bộ phận nguyên vẹn như trái tim, gan hay thận được giữ ở nhiệt độ âm -1960C, sau đó được hồi phục thì đều không thành công. Nguyên nhân là vì mỗi cơ quan được hợp thành từ hàng triệu tế bào rất khác nhau, mỗi loại lại có những yêu cầu đặc biệt (ví dụ như tế bào tuỵ sản xuất ra insulin, chống lại sự đông lạnh nhanh, trong khi tế bào khác, tiết ra gulcagon, lại không chịu được bất kỳ một chất chống đóng băng nhanh nào...) Giả sử các nhà khoa học có thể xác định được những điều kiện trung bình phù hợp với tất cả các tế bào, thì cũng khó có thể áp dụng một cách đồng thời với toàn bộ cơ thể. Các tế bào nằm ở bề mặt đông lạnh nhanh hơn các tế bào ở trung tâm, các tế bào nằm cạnh động mạch (người ta truyền chất chống đóng băng lạnh qua động mạch) sẽ được cung cấp tốt hơn các tế bào ở xa. * Thuỷ tinh thay thế băng giá Không chịu, các chuyên gia kỹ thuật đổi hướng sang một phương pháp mới: thuỷ tinh hoá. Với kỹ thuật này không còn băng giữa các tế bào, mà là một chất vô định hình giống như thuỷ tinh. Như vậy, khi nhiệt độ được giảm nhanh xuống -1300C thì các chất lỏng tồn tại một cách lộn xộn và không đóng băng được. Nhờ đó, tế bào vẫn giữ được hình thể ban đầu, và "thuỷ tinh" đã ngăn khoảng trống giữa các tế bào không làm biến đổi cấu trúc của các bộ phận cơ thể. Đây được coi là kỹ thuật lý tưởng để giữ được một bộ phận hoặc cả cơ thể người. Tuy nhiên, nó vẫn chỉ là lý thuyết vì các nhà khoa học đã nhiều lần thử nghiệm trên một bộ phận cơ thể, nhưng vẫn chưa thành công. Nếu tế bào không chết vì nhiễm độc chống đóng băng (thường gây độc ở những chỗ tập trung nhiều), chúng cũng chết vì bị xé rách bởi các tinh thể hình thành lúc hâm nóng lên, nếu quá trình hâm nóng không đủ mạnh... Mặc dù vậy, Geogory M. Fahy, chuyên gia thuỷ tinh hoá các nội tạng, vẫn rất lạc quan. Trong phòng thí nghiệm, ông tiếp tục thử nghiệm những hợp chất chống đóng băng mới, ít độc hơn. Và các chuyên gia của Alcor cũng không bỏ cuộc. Trong cuốn sách của mình, họ giải thích rằng trong một tương lai gần, con người sẽ chế ngự được những công nghệ siêu nhỏ trong hệ thống tuần hoàn máu. Nhờ khả năng hoạt động độc lập, các cỗ máy này sẽ được lên chương trình để sửa chữa hết phân tử này đến phân tử khác, ngăn chặn mọi tổn hại gây ra do quá trình đông lạnh, tuổi tác, bệnh tật và cái chết. Tất nhiên cho đến nay, tất cả mới chỉ là chuyện khoa học viễn tưởng.
34. TRẺ EM GIẢI THÍCH THẾ GIỚI NHƯ THẾ NÀO? Bấm để xem "Đó là hồi xưa, xưa lắm, lúc em còn chưa sinh ra. Bỗng có một tiếng nổ lớn, rồi tất cả xuất hiện: mặt trời, mặt trăng, các vì sao... Đơn giản như vậy thôi", một cô bé 9 tuổi hồn nhiên trả lời như vậy khi được hỏi thế giới đã ra đời như thế nào. Trong một cuộc khảo sát suy nghĩ của trẻ em về sự xuất hiện của trái đất, các nhà khoa học Đức đã tập trung vào những em đang học cấp I, tức là chưa có kiến thức về vũ trụ. Kết quả thật kỳ lạ, đa số các em đều trả lời: Một vụ nổ lớn đã sinh ra trái đất. Chỉ có rất ít em nói rằng Chúa đã tạo ra thế giới. "Nó đã nổ. Em nghĩ là một vụ nổ đã sinh ra trái đất. Tất cả mọi người đều bị tiếng nổ đánh thức dậy. Ngay lập tức, họ bắt đầu làm công việc của mình. Và nhiều người đưa kính viễn vọng ra ngắm xem tại sao nó lại nổ to như vậy", một cậu bé 10 tuổi đã nói. Được hỏi vì sao có vụ nổ, một học sinh 12 tuổi nói: "Một vụ nổ lớn hơn sinh ra vụ nổ này. Rồi vụ nổ này đã sinh ra thế giới. Lúc đầu tất cả đều rất đẹp, mặt trời cũng dịu mát chứ không nóng như bây giờ". Chỉ có rất ít em tin rằng Chúa tạo ra trái đất. Trong đó, nhiều em nhỏ tỏ ra khá hoài nghi. Một em nói: "Chỉ có chúa hoặc quỷ mới có thể tạo ra trái đất. Nhiều người tin rằng quỷ đã làm như vậy, có như thế thì bây giờ trái đất của chúng ta mới hỗn loạn vì loài người".
35. GIẤY GIÁN TƯỜNG GIẾT CHẾT NAPOLEON Bấm để xem Một mẩu giấy nhỏ có thể là nguyên nhân đã giết chết hoàng đế Napoleon vừa được bán với giá 1250 bảng Anh tại nhà đấu giá Ludlow ngày 16-10. Những cuộc kiểm nghiệm cách đây 8 năm trên một lọn tóc được cắt ra từ tóc của Napoleon sau khi ông chết, cho thấy 8 lần đều có bộ thạch tín. "Thủ phạm" có thể là miếng giấy dán tường màu đỏ và vàng trên giường ngủ của ông ở ngôi nhà Longwood trên đảo St Helena, nơi ông đã sống 6 năm lưu đày trước khi qua đời vào năm 1821. Thạch tín được dùng để làm đặc các chất nhuộm tổng hợp trong giấy và vải, một vài nhà khoa học tin rằng một bức tường ẩm có thể gây chết người vì lượng thạch tín toả ra. Mẩu giấy - đã được bán cho nhà sưu tập tư nhân, người bán đấu giá Mullock Madele – Đó có thể là vật duy nhất chứng minh cho giả thuyết trên và chấm dứt những nghi vấn về việc ông đã chết vì ung thư dạ dày hoặc bị ám sát. Richard Westwood-Brookes, chuyên gia tư liệu của nhà đấu giá cho biết: Mảnh giấy 2-inch được xem là mẩu vật duy nhất còn lại từ giường ngủ của Napoleon. Người bán nặc danh đã thừa hưởng vật này từ ông nội của ông thuộc giáo hoàng Peter – người đã xé mảnh giấy từ bức tường đó nằm 1825 – đưa lại. Người bán cho biết khi còn nhỏ tuổi, ông bị cấm đến gần cái hòm chứa mảnh giấy của ông nội vì vật chứa bên trong đó rất có giá trị và còn có độc tố nữa.
36. BÍ ẨN TRONG SỰ "HOẠ VÔ ĐƠN CHÍ" Bấm để xem Sắp đi làm muộn, bạn vội vàng lôi ngăn kéo nhưng không tìm được hai chiếc tất cùng đôi. Trong nhà bếp, lát bành mỳ trượt khỏi đĩa rơi xuống sàn - đáng buồn nhất là mặt phết bơ úp xuống đất. Tới bến xe, bạn xếp ít người nhất để cuối cùng bạn nhận ra rằng, hàng bên cạnh đã được mua vé trong khi vị khách đứng trước mặt bạn vẫn loay hoay sắp xếp cho chuyến đi... Đó chỉ là ngẫu nhiên hay đó là cách vận hành của vũ trụ? Có thể ngạc nhiên nhưng bạn cần làm quen với một sự thật không vui là: vũ trụ luôn chống lại con người. Quan niệm này đã được biết đến từ lâu, thậm chí có hẳn tên gọi là Định luật Murphy: Nếu một việc có thể diễn biến xấu, nó sẽ diễn biến đúng tư thế và kèm theo một số sự vật xấu khác nữa. Ở một số nước phương Đông, cũng có quan niệm tương tự như vậy, dù cách diễn giải hơi khác: Phúc bất trùng lai, hoạ vô đơn chí. Trong khi hầu hết mọi người thừa nhận quy luật này thì giới khoa học thường xem đó là kết quả của "ký ức chọn lọc", do những sự việc đáng buồn luôn ăn sâu trong tâm trí mỗi người. Một số nhà khoa học, trong đó có Robert Matthews ở Đại học Aston tại Birmingham (Anh), đã dùng kiến thức của nhiều ngành khoa học để khám phá và nhận thấy: Nhiều ví dụ nổi tiếng theo định luật Murphy là có cơ sở. Định luật Murphy xuất hiện năm 1949, đó là nghiên cứu của không quân Mỹ về tác dụng của quá trình giảm tốc độ nhanh của các phi công. Người tình nguyện bị buộc trong xe trượt tuyết gắn động cơ phản lực và phản ứng của họ khi xe dừng đột ngột sẽ được ghi lại nhờ hệ thống điện cực gắn khít vào bộ ghế ngồi do đại uý Edward A.Murphy thiết kế. Tuy nhiên, Murphy đã không ghi được số liệu nào sau cuộc thử nghiệm tưởng chừng không có sai sót gì. Thì ra, một điện cực bị mắc sai. Sai lầm hy hữu này khiến Murphy phải thốt lên: "Nếu trong nhiều cách có một cách sai – sẽ có người thực hiện cách sai đó". Tại một cuộc họp báo, quan sát của Murphy được các kỹ sư dự án ghi lại và trình bày như một giả thuyết làm việc tuyệt vời ở các kỹ thuật đòi hỏi sự an toàn cao nhất. Nhưng không phải đến Murphy người ta mới nhận ra tính bướng bỉnh của các diễn biến. Nhiều phiên bản của định luật đã có từ những thế kỷ trước. Chẳng hạn, nó được nhà thơ Scotland Robert Burn phát biểu từ 1786: "Tôi chưa từng có một mẩu bánh mỳ/ Đủ dài và đủ lớn/ Nhưng khi rơi xuống nền cát/ Mặt phết bơ luôn rơi xuống trước". * Vũ trụ luôn chống lại con người? Năm 1994, có một thông tin về việc sách rơi từ trên bàn xuống đất. Một bạn đọc kể lại rằng cuốn sách nằm trên bàn khi bị rơi xuống đất luôn bị úp sấp và thắc mắc, hiện tượng đó có gì chung với lát bánh mì phết bơ không. Phản ứng ban đầu của giới khoa học là: Khả năng sách rơi sấp hay ngửa đều như nhau và bạn không lặp lại nhiều thí nghiệm đủ để thống kê thành các quy luật. Tuy nhiên, người ta nhanh chóng nhận ra rằng, hiện tượng sách rơi khác xa sự ngẫu nhiên. Kết luận cuối cùng được đưa ra là: tốc độ quay của cuốn sách quá nhỏ để nó có thể quay hết một vòng - điều kiện để nó có thể quay trọn một vòng - điều kiện để nó có thể nằm ngửa như khi trên mặt bàn. Đó là do lực xoắn của trường lực hấp dẫn trái đất tác động lên các vật hàng ngày như sách, lát bánh mỳ... khá nhỏ, nên tốc độ quay của cuốn sách quá nhỏ để nó có thể quay trọn một vòng - điều kiện để nó có thể nằm ngửa như khi trên mặt bàn. Đó là do lực xoắn của trường hấp dẫn trái đất tác động lên các vật hàng ngày như sách, lát bánh mỳ... khá nhỏ, nên tốc độ quay không đủ nhanh. Những nghiên cứu của Matthews thực sự đáng làm ngạc nhiên: Có một mối liên hệ sâu xa giữa "hành động" của lát bánh mỳ và các hằng số cơ bản của vũ trụ. Rõ ràng là mặt phết bơ của lát bánh mỳ sẽ không úp đất nếu chiếc bàn đủ cao (để lát bánh mỳ quay hết một vòng). Nhưng tại sao bàn không đủ cao? Vì nó phải phù hợp với chiều cao của con người. Vậy tại sao chúng ta lại có chiều cao đang có? Giáo sư vật lý thiên văn William H. Pres của Đại học Harvard chỉ ra rằng: chúng ta là loài động vật có xương sống đứng bằng hai chân nên rất dễ ngã. Nếu cao quá, chúng sẽ bị chấn thương sọ não mỗi khi ngã. Và loài người sẽ diệt vong vì một nguyên nhân khá tầm thường là bị ngã! Để tránh thảm hoạ tuyệt chủng này, chúng ta không được cao quá một giới hạn nào đó và giới hạn chiều cao con người được quy định bằng độ lớn tương đối giữa các liên kết hoá học và vật lý của hộp sọ đối với lực hấp dẫn của trái đất. Tiếp đó, các liên kết của hộp sọ lại là kết quả của các hằng số cơ bản khác, chẳng hạn điện tích của điện tử. Mà giá trị của mười mấy hằng số cơ bản trong vũ trụ thì được cố định trước thời điểm vũ trụ nổ (Big Bang) 15 tỷ năm trước. Từ các giá trị đó, Matthews tính được rằng, chiều cao cực đại của con người chỉ vào khoảng 3 m, thấp hơn nhiều giá trị cần thiết để mặt phết bơ của lát bánh mỳ không úp xuống đất. Nói một cách khoa học, mặt phết bơ úp xuống đất vì vũ trụ "mong muốn" như vậy! Kết luận trên được đăng trên Tạp chí vật lý châu Âu và thu hút sự chú ý đặc biệt của công chúng. Người ta đề nghị Mattthews giải thích các ví dụ khác của định luật Murphy: Tại sao thời tiết thường xấu vào ngày nghỉ, còn ôtô thường hỏng trên đường tới một cuộc họp quan trọng? Trong khi chỉ ra rằng, đó chỉ là kết quả của "ký ức chọn lọc", thì Matthews cũng thấy nhiều trường hợp khẳng định hiệu lực của định luật Murphy. Ví dụ điển hình là Quy luật bản đồ: "Nếu địa điểm bạn tìm có thể nằm ở những vị trí không thuận lợi trên bản đồ, nó sẽ nằm ở đó". Căn nguyên của quy luật là sự kết hợp lý thú giữa xác suất và ảo giác quang học. Hãy giả định bản đồ hình vuông, khi đó "vùng Murphy" gồm các phần nằm ở rìa và phía dưới bản đồ, nơi hệ thống đường sá dẫn tới chúng phần lớn là bất tiện. Hình học trực quan cho thấy, nếu độ rộng vùng Murphy chỉ bằng 1/10 độ rộng tấm bản đồ thì nó đã chiếm hơn phân nửa diện tích cả bản đồ. Như vậy, một điểm bất kỳ cũng có xác suất rơi vào vùng Murphy lớn hơn 50%. Ngoài ra là ảo giác quang học: Cho dù vùng Murphy khá hẹp, ranh giới của nó được kể trên phần lớn tấm bản đồ, khiến ta tưởng nó chiếm một diện tích lớn. Một ví dụ khác là Quy luật xếp hàng: "Hàng bên cạnh thường kết thúc trước". Tất nhiên nếu bạn xếp sau một gia đình đông người đi mua sắm đồ cuối năm, sẽ chẳng ngạc nhiên nếu các hàng khác kết thúc trước. Nhưng nếu bạn đứng ở một hàng cùng độ dài và thành phần như các hàng khác thì sao? Bạn có thoát khỏi sức ám ảnh kỳ lạ của Định luật Murphy hay không? Rất đáng tiếc là không. Lấy trung bình thì mọi hàng đều kết thúc như nhau, nhưng các diễn biến ngẫu nhiên luôn có thể xảy ra: Máy tính tiền hỏng, người thu ngân bấm nhầm, vị khách hàng muốn kiểm tra hoá đơn... Nhưng khi xếp hàng trong siêu thị, ta không quan tâm, tới các giá trị trung bình, mà bản thân chỉ muốn kết thúc sớm. Và xác suất chọn đúng hàng để xếp là 1/N, với N là tổng số hàng trong siêu thị. Trong trường hợp này, thậm chí chỉ so sánh với hai hàng kế bên, cơ may của ta cũng chỉ là một phần ba. Nói cách khác, ta thường thua vì trong hai phần ba trường hợp, ta chọn phải hàng sai! Xác suất và lý thuyết tổ hợp giữ vai trò chìa khoá trong một quy luật Murphy khác: "Nếu cứ nghĩ tất có thể không cùng đôi, nó sẽ không cùng đôi". Nếu ban đầu bạn có 10 đôi tất, sau một thời gian bạn mất một nửa, thì khả năng bạn có một ngăn kéo toàn tất cọc cạch nhiều lần gấp 4 lần khả năng bạn có hai chiếc cùng đôi. Chính vì vậy, khó tìm được một đôi tất hoàn chỉnh trong lúc vội đi là lẽ đương nhiên. Lý thuyết xác suất cũng giải thích được Quy luật mang ô: "Mang ô khi có dự báo mưa khiến mưa ít khi xảy ra". Với khả năng dự báo thời tiết đạt tới độ chính xác 80%, dường như việc mang ô theo lời khuyên của nhà khí tượng sẽ đúng 4 trong 5 trường hợp. Thế nhưng, lập luận có vẻ chính xác này lại tỏ ra không thích hợp với vùng hiếm mưa. Ở những nơi đó, 80% các dự báo mưa lại có kết quả là trời không mưa. Vì thế mà có chuyện vui về bà vợ vị giám đốc nhà khí tượng với chiếc áo mưa luôn luôn mới (vì chẳng khi nào dùng), bà mang áo mưa khi chồng báo mưa (mà trời lại nắng) và để áo ở nhà mỗi khi trời mưa! Để quyết định có mang ô hay không, cần tính đến xác suất có mưa trong khoảng thời gian bạn đi đường (chẳng hạn 1 giờ đồng hồ). Nó có giá trị đủ nhỏ trên toàn thế giới. Ví dụ xác suất mưa là 0,1 có nghĩa là khả năng bạn không dính mưa lớn gấp 10 lần khả năng dính mưa. Trong trường hợp ấy, lý thuyết xác suất chỉ ra rằng: khiến việc mang ô của bạn trở nên vô ích. Bản chất của vấn đề nằm ở chỗ, khả năng dự báo cao cũng chưa đủ để dự báo trước được các diễn biến ít xảy ra. Đại uý Murphy có thể không hài lòng vì xu hướng tầm thường hoá các nguyên lý rất có giá trị của ông trong các kỹ thuật đòi hỏi sự hoàn thiện và chính xác. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học cho rằng, các phiên bản "bình dân" của quy luật này không hề thiếu sức sống và tiện ích. Bài học quan trọng nhất là từ định luật Murphy là các hiện tượng tầm thường chưa chắc đã có cách giải thích tầm thường.
37. NGƯỜI RỪNG Ở VIỆT NAM, HUYỀN THOẠI VÀ SỰ THẬT Bấm để xem "Một dấu chân duy nhất của bàn chân trái trông rõ ràng như khi ta lấy tay ấn lên bột bánh trôi. Nó to một cách lạ thường với những ngón dài và thon như bàn tay con gái!...". Tiến sĩ Trần Hồng Việt, Giám đốc trung tâm nghiên cứu động vật ẩn sinh và động vật quý hiếm Việt Nam, kể về dấu chân người rừng mà ông từng gặp tại Tây Nguyên. Câu chuyện xảy ra vào đầu mùa mưa năm 1982, tại địa phận tỉnh Gia Lai – Kon Tum. Chuyến thám hiểm nằm trong khuôn khổ chương trình bảo vệ môi sinh 5.202. Tiến sĩ Trần Hồng Việt, nay là chủ nhiệm Bộ môn động vật học, Đại học Sư phạm Hà Nội, là người có may mắn "tóm" được dấu chân người rừng trên đỉnh đèo Ngọc Vin ẩm ướt. Dấu rõ ràng như khi ta lấy tay ấn lên bột bánh trôi, đủ để khiến ông có niềm tin sắt đá rằng người rừng đang hiện hữu ở Việt Nam. Tiến sĩ Việt đã chụp được bức ảnh về bàn chân này. Nó dài khoảng 30 cm, rộng gần 13 cm (tương đương cỡ giày 55-60). Căn cứ vào dấu chân trên nền đất, người ta thấy lòng bàn chân người rừng lõm rất sâu, đặc điểm mà theo các nhà khoa học là rất phù hợp với điều kiện leo núi. Đây rất có thể là bằng chứng cho thấy trong những cánh rừng đại ngàn của miền nam Việt Nam, người rừng vẫn còn sống! Không những thế, đây còn là một loài rất cổ, thậm chí trước cả người Neanderthal, loài sống cách chúng ta từ 25.000 đến 30.000 năm. Kể lại câu chuyện này, nhà động vật học tỏ ra tiếc nuối vô cùng: Nếu ngày ấy chiếc Uoát cổ lỗ không gãy nhíp, nếu ông có một chú chó bécgiê, rất có thể đã có một cuộc gặp gỡ "lịch sử" giữa lớp cháu chắt "văn minh" và những hậu duệ hoang dã của các cụ tổ ăn lông ở lỗ thời xa xưa. Thực ra, thông tin về người rừng ở Việt nam không chỉ qua dấu chân duy nhất này. Nhiều chiến sĩ cũng từng bắt gặp người rừng khi hành quân qua rừng Trường Sơn. Trong đó, đáng chú ý là chuyện về cuộc hội ngộ giữa một đoàn dân công với người rừng trong một đêm trăng sáng. Đêm đó, hơn hai mươi anh chị em đang thồ hàng lên thì bỗng nhiên sững sờ khi thấy một cái bóng to lớn, sừng sững đi xuống từ trên đỉnh đèo Ngọc Vin. Con người to lớn đầy lông lá này thản nhiên rẽ đám đông sang hai bên và nhanh chóng mất hút trong rừng già. Sau này kể lại, các thành viên trong đoàn khẳng định họ đã nhìn rõ người rừng. Tiến sĩ Việt cho biết có những người trong đoàn dân công ấy vẫn còn sống và mới đây ông đã đến gặp một vài người trong số họ. Xa hơn chút nữa, dân Kon Tum còn lưu truyền câu chuyện lính Mỹ bắn chết một người rừng. Lúc ở sân bay trực thăng dã chiến Kon Tum, lính Mỹ đặt xác người rừng trong chiếc võng. Họ thấy thực sự đây là một người rừng khổng lồ, cao gần 2m. Dù đó là truyền thuyết hay câu chuyện kể, tiến sĩ Việt vẫn tin rằng đây là chuyện có thật. Bởi lẽ người dân Tây Nguyên vốn sống trong rừng sâu, làm sao biết sách giáo khoa mô tả người cổ đại như thế nào, vậy mà khi được phỏng vấn, họ đã mô tả rất chi tiết về hình dáng, bước đi, khuôn mặt... của người rừng và chính xác như sách vậy! Cũng không phải ngẫu nhiên, lâm trường Bắc Sa Thầy có một khu rừng được gọi là "rừng đười ươi". Ở bãi gỗ gần suối, nhân viên của lâm trường từng nhìn thấy dấu chân của cả một gia đình người rừng. Còn năm 1980, hai nhân viên kiểm lâm đã tận mắt ngắm người rừng ở vị trí rất gần. Thoạt đầu, họ tưởng đó là gấu, nhưng tiến sát lại gần, lại là "con gấu" đứng thẳng bằng hai chân, tóc xoã ngang lưng, đang rung một thân cây để nhặt trứng chim rơi xuống. Tuy nhiên, tiến sĩ Trần Hồng Việt vẫn chưa đưa ra kết luận chắc chắn nào và ông từ chối đề nghị được đăng bức ảnh dấu chân người cổ đại. Người rừng Nam Bộ to lớn như vậy, còn ở Bắc Bộ thì sao? Trong đợt công tác gần đây nhất tại Sơn La, tiến sĩ Việt tình cờ gặp một người thợ săn lành nghề, từng là một quân nhân. Anh này cho biết đã nhìn thấy một con vật kỳ lạ, mà theo mô tả, rất giống với con vật mà giáo sư Đào Văn Tiến được người dân Sơn La kể cho nghe từ năm 1965. Đó là một con khỉ giống y như người, tiếng Thái gọi là "Pì coong cói" (hay Ma coong cói), cao khoảng 1,5 m. Trước đây, theo giáo sư Tiến, nó không phải là khỉ vì không có thói quen ăn đêm. Lại càng chưa bao giờ khỉ làm "đạo chích" đột nhập vào nhà dân bốc trộm cơm. Tên "đạo chích" mà anh thợ săn Sơn La vừa gặp cũng giống như vậy, người đầy lông lá; nó đang lật đá kiếm giun, thấy anh liền bỏ chạy. Lên đỉnh đồi, nó gặp "đồng bọn", một tay nó túm lấy bạn, tay kia dứ dứ về phía người thợ săn, rồi cả hai bước đi rất nhanh bằng đôi chân đứng thẳng. Điều đáng nói là dù "người rừng" cao lớn, thích sống cô độc ở miền Nam, hay người rừng bé nhỏ sống theo đàn ở miền Bắc, thì cả hai đều đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Miền Nam, những cánh đồng Sa Thầy – những cánh rừng nguyên sinh cuối cùng ở Tây Nguyên - đang bị tàn phá. Còn miền Bắc, thuỷ điện Sơn La sắp khởi công vào một ngày không xa, sẽ nhấn chìm nơi ở của "Pì coong cói" trong bể nước mênh mông. Dù sao, câu chuyện về người rừng ở Việt Nam vẫn đang che phủ ở màn sương huyền thoại, ngay cả với những người có trí tưởng tượng phong phú. Và liệu những điều mà tiến sĩ Việt bộc lộ trên đây có mở ra một hướng nghiên cứu mới trong tương lai?
38. SỰ THẬT VỀ QUÁI VẬT ĐỘC NHÃN CYCLOPE Bấm để xem Vào thời trung cổ những xương sọ tìm thấy trên đảo Sicile (Italia) chứa đầy bí ẩn: Rất to và ở giữa trán lại có một lỗ hổng kỳ lạ. Phải chăng đó là vết tích của những con quái vật Cyclope khổng lồ mà Homere đã nói đến trong trường ca Odysses? Chuyện bắt đầu khi người chiến thắng thành Troie cùng với thuỷ thủ đoàn ghé vào bờ biển Sicile, vùng đất của bọn quái vật Cyclopes (một mắt) 2.700 năm trước. Tại đây, đã diễn ra cuộc gặp gỡ đẫm máu giữa Ulysse, vua xứ Ithaque và Polypheme, con quái vật một mắt khổng lồ, con của thần biển, rất thích ăn thịt người. Khoảng 2.000 năm sau, các nhà hàng hải vô danh đã khám phá trong một hang động phía bắc Sicile nhiều mẩu xương sọ bí ẩn. Tất cả đều có một lỗ rỗng kỳ lạ trên trán. Rõ ràng đó không phải là những người bình thường. Nhưng chúng là ai? * Sản phẩm của bào thai dị dạng? Lúc bấy giờ, có thi sĩ người Italia, Boccade, cho rằng đó hẳn là vết tích của những con Cyclope trong trường ca Odysses! Vả lại đây không phải là lần đầu tiên người ta tìm thấy xương của những loài khổng lồ. Từ thế kỷ V trước Công nguyên, triết gia Hy Lạp Empedocle đã kể về sự phát hiện các bộ xương khổng lồ. Còn sinh vật một mắt cũng không óc gì là hoang tưởng cả. Thiên nhiên đôi khi vẫn gán cho con người và động vật những chứng dị dạng kỳ lạ, như chứng độc nhãn (Cyclope). Từ sáu tuần, mũi của bào thai mắc bệnh không phát triển nữa và hai mắt nhích lại gần đến mức nhập vào làm một. Đứa bé đó chào đời sẽ không có cơ may sống sót vì não đã ngưng phát triển rất sớm. Theo các bác sĩ, đây không phải là một dị dạng do gene, mà có thể là do người mẹ đã dùng quá nhiều vitamin A lúc mang thai. * Sự nhầm lẫn của Homere Đến cuối thế kỷ XVII, một số học giả bắt đầu nghi ngờ về tính xác thực của Odysses. Athanasius Kircher là người đầu tiên thắc mắc về những loài khổng lồ đó. Để làm sáng tỏ điều này, ông đã vùi đầu trong thư viện và tìm thấy bản viết của Boccade. Theo nhà thơ, con quái vật này cao không dưới 100m. Khi nghiên cứu kỹ văn bản và tính toán lại, Kircher khẳng định nó chỉ cao có 10m. Ông cũng tìm được một tác phẩm trong đó mô tả tỉ mỉ cái sọ của loài voi. Từ đó, ông không còn nghi ngờ gì nữa vì các xương sọ tìm thấy chính là của những con voi. Đến thế kỷ XVIII, mọi việc đã thay đổi cùng với sự tiến bộ của ngành cơ thể học đối chiếu. Các nhà sinh học nghiên cứu loài vật kỹ càng hơn, mỗi loài được mô tả một cách chính xác. Năm 1914, nhà khoa học Áo Othenio Abel xem xét lại những mẫu xương sọ ở Sicile và cho biết đó là xương của giống voi lùn Mnaidriensis, đã sống trên đảo cách đây 10.000 năm. Othenio Abel là người đầu tiên liên kết các mẩu xương voi truyền thuyết về Cyclope. Cái lỗ trên trán chính là hốc mũi của chúng, nơi mà vòi gắn với đầu. Mắt thật chỉ là hai lỗ nhỏ bé nằm ở hai bên. Như thế, những mẫu xương voi đã khiến nhiều thế hệ loài người bị nhầm lẫn, kể cả Homere.