Trình bày quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Quán Lười, 22 Tháng mười một 2021.

  1. Quán Lười

    Bài viết:
    331
    Môn học: Triết học Mác Lênin

    Đề: Anh (chị) hãy trình bày quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Trong bối cảnh hiện nay, anh (chị) hãy nêu sự vận dụng của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

    Mục lục


    -o-o-o-

    1. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

    • Tính chất của LLSX: Là tính chất của TLSX và của người lao động. Nền sản xuất đó bằng thủ công cá thể hoặc bằng máy móc tập thể, thể hiện sự đòi hỏi phân công lao động trong nền sản xuất.
    • Trình độ của LLSX: Được biểu hiện ở trình độ công cụ lao động cộng với trình độ tổ chức lao động xã hội + trình độ ứng dụng khoa học và sản xuất + kinh nghiệm, kỹ năng lao động của con người + trình độ phân công lao động.

    1.1. Quan hệ sản xuất được hình thành, biến đổi, phát triển dưới ảnh hưởng quyết định của lực lượng sản xuất

    Bấm để xem
    Đóng lại
    LLSX và QHSX là hai mặt của phương thức sản xuất nhưng trong đó LLSX là mặt động thường xuyên biến đổi, còn QHSX mang tính bảo thủ, trì trệ hơn, thế hiện con người luôn cải tiến công cụ để giảm nhẹ lao động, thời gian lao động, tạo nên năng suất lao động hiệu quả cao. Vì vậy công cụ lao động là yếu tố động nhất trong LLSX cho nên cộng cụ lao động thay đổi dẫn đến QHSX thay đổi theo và thể hiện SX ngày càng mang tính chất xã hội hóa cao.

    Mối quan hệ giữa LLSX và QHSX giống như mối quan hệ giữa nội dung và hình thức. Nội dung là cái quy định hình thức. Nội dung thay đổi thì hình thức cũng thay đổi theo.

    Tính chất và trình độ của LLSX là quyết định nhất đối với sự phát triển của QHSX. Trong lực lượng SX còn nhiều yếu tố khác nhưng quyết định nhất đối với việc hình thành và phát triển của quan hệ sản xuất là do tính chất và trình độ của LLSX quyết định quan hệ chặt chẽ như thế nào giữa người lao động với người lao động chứ không phải do phương pháp của đối tượng lao động hoặc tư liệu lao động. Điều này được Mác chứng minh, Mác nói "Trong PTSX kiếm sống của mình mà con người làm thay đổi các quan hệ xã hội của mình, các cối xay quay bằng tay đem lại xã hội có lãnh chúa phong kiếm, cái cối xay chạy bằng hơi nước đẹm lại xã hội có nhà TBCN".

    Trong các hình thức kinh tế không phải lúc nào LLSX cũng quyết định được QHSX. Cho nên dẫn đến mâu thuẫn được biểu hiện về mặt xã hội là mâu thuẫn giai cấp.
     
    Gin267, ntnt224, Princesssss53 người khác thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...