Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ về nhận vật Phạm Công trong đoạn trích sau

Thảo luận trong 'Cần Sửa Bài' bắt đầu bởi ThuanPahm, 8 Tháng tám 2024.

  1. ThuanPahm

    Bài viết:
    8
    (Trích đoạn) Trong Bài: Phạm Công - Cúc Hoa

    (Truyện thơ Nôm khuyết danh)

    [​IMG]

    (Nguồn internet)

    Cơm nắm chỉ có mấy viên

    Lưng đeo bầu nước tìm miền làm ăn

    Đói lòng áo rách che thân

    Đưa tay dắt mẹ dời chân lên đường.

    (185) Bốn ngày rong ruổi dặm trường

    Giữa trưa nắng gắt định dừng gốc đa

    Mẹ con gặp một cụ già

    Phơ phơ đầu bạc nước da đồi mồi

    Phạm Công tông thấy ngùi ngùi:

    (190) Xin ông thư thả ta ngồi nghỉ ngơi

    * * *

    (195) Phạm Công nghe nói xót xa

    Sẵn lưng cơm nắm mở ra tức thì

    Miệng cười: "Ông hãy ăn đi

    Giữa trưa ông có việc gì ra đây"

    Nhân vật Phạm Công trong đoạn trích "Phạm Công - Cúc Hoa" hiện lên như một người con hiếu thảo biết lo cho mẹ già.

    "Đưa tay dắt mẹ dời chân lên đường"

    Hành động "đưa tay dắt mẹ" như một sự lo lắng, ân cần chăm sóc sợ mẹ không đi được nên phải dắt mẹ đi thể hiện sự yêu thương của Phạm Công đối với mẹ. Phạm Công còn thể hiện sự quan tâm cảu mình với mẹ qua hình ảnh.

    "Bốn ngày rong ruổi dặm trường

    Giữa trưa nắng gắt định dừng gốc đa"

    Sợ mẹ mệt vì đã đi bốn ngày đường rong ruổi nên khi thấy gốc đa, giữa trưa nắng gắt nên định dừng gốc đa nghỉ ngơi một phần để lấy lại sức một phần vì thương mẹ tuổi cao phải đi theo mình giữa trưa trời nắng gắt. Phạm Công không chỉ quan tâm, hiếu thảo. Yêu thương mẹ mà Phạm Công còn là một chàng nam nhi biết yêu thương và tốt bụng với mọi người.

    "Mẹ con gặp một cụ già

    * * *

    Miệng cười:" Ông hãy ăn đi "..."

    Khi gặp một ông lão già thì Phạm Công nghe câu chuyện của ông thì cảm thấy xót xa, có sẵn lưng cơm thì liền mở rư mời ông lão chia sẻ với ông một chút thức ăn mặc dù mình cũng không khá giả gì, hình ảnh này làm cho Phạm Công có ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả.

    Đoạn trích được viết theo thể thơ lục bát đầy ấn tượng và được dịch từ thơ nôm, tác giả đã khéo léo dùng những từ ngữ để diễn tả hành động và ngoại hình của các nhân vật. Qua đoạn trích thì ta cũng thấy được sự thành công của tác giả khi đã giúp nhân vật Phạm Công hiện lên là một người đàn ông không chỉ yêu thương mẹ già mà còn quan tâm, yêu thương người khác đặc biệt là người có hoàn cảnh khó khăn đây là một đức tính đáng trân quý không chỉ ở xã hội xưa mà còn ở xã hội ngày nay.

    Bài văn này là mình tự nghĩ và ghi theo cảm nhận và quan điểm riêng của bản có sai xót gì mong các bạn thông cảm, mình hy vọng bài văn này sẽ giúp được cho các bạn đang cần.
     
    Chỉnh sửa cuối: 9 Tháng tám 2024
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...