Khủng hoảng kinh tế ở Ấn Độ năm 2020

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Quỳnh Lam Thu, 4 Tháng mười một 2021.

  1. Quỳnh Lam Thu

    Bài viết:
    25
    TIÊU ĐỀ: PHÂN TÍCH KHỦNG HOẢNG KINH TẾ Ở ẤN ĐỘ NĂM 2020

    MÔN HỌC: KINH TẾ VĨ MÔ



    • Khủng hoảng kinh tế là gì?

    Theo Mác Lenin thì khủng hoảng kinh tế là sụ suy giảm, suy thoái các hoạt động kinh tế ngày theo chiều hướng kéo dài và trầm trọng hơi cả những vấn đề suy thoái trong chu kì kinh tế trước kia. Khi đó, khủng hoảng kinh tế là vấn đề do sự xung đột giữa các tầng lớp nhân dân trong xã hội với nhau, mâu thuẫn này đang trở lên vô cùng nghiêm trọng, đồng thời nó cũng chính là tác nhân gây ra quá trình tích tụ tư bản mới hiện nay.

    • Bối cảnh kinh tế trước khi khủng khoảng xảy ra.

    Theo báo cáo "Tình hình và triển vọng kinh tế thế giới 2018" vừa được công bố, Ấn Độ tiếp tục là nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Điều này cho thấy những chính sách kinh tế của Thủ tướng Narendra Modi (Modinomics) đang đi đúng hướng. Sự thành công của Ấn Độ trở thành tấm gương cho nhiều quốc gia đang phát triển..

    Trong khi kinh tế toàn cầu có xu hướng tăng trưởng chậm lại, Ấn Độ trở thành điểm sáng trong tăng trưởng kinh tế. Báo cáo "Tình hình và triển vọng kinh tế thế giới 2018" vừa được công bố ngày 11-12 cho thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ được dự báo vượt mức 6, 7% của năm nay, lên 7, 2% trong năm 2018 và 7, 4% trong năm 2019, qua đó giúp Ấn Độ tiếp tục là nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Cũng theo báo cáo, mặc dù chứng kiến sự tăng trưởng chậm lại vào đầu năm 2017 và những tác động của chính sách đổi tiền song triển vọng tăng trưởng của Ấn Độ vẫn rất tích cực nhờ chi tiêu tiêu dùng của người dân và đầu tư công tăng mạnh, cũng như những cải cách về cơ cấu đang được chính phủ nước này thực hiện.

    Tăng trưởng kinh tế trong khi tỷ lệ thâm hụt ngân sách giảm xuống còn 3, 9% GDP (năm 2015-2016) và dự báo tiếp tục giảm xuống 3, 5% trong năm 2017, chỉ số lạm phát được khống chế ở mức 5, 39% đã giúp đời sống người dân Ấn Độ có bước cải thiện thực chất.


    Nhờ những chính sách cải cách của Chính phủ trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài, FDI vào Ấn Độ đang ngày càng gia tăng mạnh mẽ, trong khi FDI vào các nước trên toàn cầu lại tiếp tục suy giảm. Năm 2015, Ấn Độ đã vượt Trung Quốc, trở thành quốc gia thu hút vốn FDI lớn nhất trên thế giới với 63 tỷ USD; con số này tăng lên 75 tỷ USD vào năm 2016 và được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới. Có thể thấy, với chính sách Modinomics, nền kinh tế Ấn Độ đang có những thành công đáng kể, đưa Ấn Độ trở thành một nhân tố có vai trò ngày càng quan trọng hơn ở khu vực và trên trường quốc tế. Tuy đạt được nhiều thành tựu, song Ấn Độ cũng còn nhiều hạn chế như mức tăng trưởng dự kiến 7, 2% trong năm 2018 nói trên vẫn thấp hơn mức dự báo đưa ra hồi tháng 5-2017 của Liên hợp quốc là 7, 9%. Ấn Độ cũng đã nhận ra điểm yếu được quốc tế cảnh báo rằng, hoạt động yếu ớt của đầu tư tư nhân và cảnh báo về môi trường vẫn là mối quan ngại, gây ảnh hưởng nhất định tới kinh tế vĩ mô của Ấn Độ.

    • Các chỉ tiêu kinh tế thay đổi như thế nào?

    Tự hào là một nền kinh tế năng động, đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng, có những siêu đô thị hiện đại.. Ấn Độ hướng tới đặt mục tiêu trở thành một siêu cường quốc về kinh tế. Thế nhưng giấc mơ đó dường như bị nhấn chìm bởi dịch bệnh Covid-19 với sức tàn phá nặng nề tới nền kinh tế. Cuối tháng 3/2020, để hạn chế tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 đến nền kinh tế quốc gia, Ấn Độ đã sớm triển khai các biện pháp phong tỏa một cách nghiêm ngặt. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, các biện pháp trên "vừa quá chặt, vừa quá rỗng", không những không phát huy được hiệu quả mà đã khiến nhu cầu tiêu dùng và đầu tư cá nhân giảm mạnh, làm cho kinh tế Ấn Độ rơi vào cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất từ trước tới nay và sụt giảm nhanh hơn bất cứ quốc gia lớn nào.

    Minh chứng là ngay sau khi lệnh phong tỏa được thực hiện, nhiều hoạt động kinh tế bị gián đoạn, nhiều nhà máy dệt đã được gây dựng qua rất nhiều thế hệ đã phải thu hẹp sản xuất, tâm lý người tiêu dùng bị tác động mạnh. Hàng chục triệu người dân Ấn Độ ngay lập tức lâm vào cảnh mất việc làm, nhiều hộ gia đình kinh doanh ế ẩm. Người dân đã phải cắt giảm chi tiêu, thậm chí cắt khẩu phần ăn ngày.

    Hơn nữa, tại Ấn Độ, phần lớn người lao động làm việc trong các nhà máy, trên công trường xây dựng, các khu đô thị là người nhập cư. Hoảng sợ trước một cuộc sống "u ám" trong các khu ổ chuột, hàng triệu người đổ xô rời khỏi trung tâm thành phố quay trở về làng quê, dẫn đến một cuộc "di cư ngược" trên quy mô lớn. Điều này đã góp phần làm lây lan dịch bệnh đến từng ngõ ngách, con hẻm của quốc gia trên 1, 3 tỷ dân, khiến cho nền kinh tế Ấn Độ trở nên tồi tệ hơn và giảm tốc nhanh chóng.

    Theo số liệu công bố của Bộ Thống kê và Thực thi chương trình Ấn Độ vào cuối tháng 8/2020, trong quý I/2020 của năm tài chính 2020-2021 (tháng 4-6/2020), GDP theo giá cố định của nước này chỉ đạt khoảng 37, 8 tỷ USD, sụt giảm khoảng 23, 9% so với mức tăng trưởng dương 5, 2% của cùng kỳ năm trước. Đây là mức sụt giảm GDP mạnh nhất kể từ khi các số liệu kinh tế theo quý của Ấn Độ bắt đầu được công bố năm 1996 và là mức giảm mạnh nhất trong nhóm các nền kinh tế lớn trên thế giới (theo dữ liệu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế - OECD). Trong đó, đầu tư nước này giảm tới 47% so với năm trước, tiêu dùng hộ gia đình giảm gần 27% (theo Capital Economics).

    Sau khi mức sụt giảm GDP 23, 9% được công bố, tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế Fitch đã điều chỉnh dự báo GDP của Ấn Độ trong tài khóa 2020-2021 (kết thúc tháng 3/2021) sẽ giảm 10, 5% thay vì mức giảm 5% theo dự báo ban đầu. Trước đó, công ty tài chính Nomura cũng hạ dự báo tăng trưởng của Ấn Độ từ mức -6, 1% xuống -10, 8% cho toàn khóa 2020-2021.


    • Mục tiêu của chính phủ

    - Đẩy lùi dịch bệnh, giảm thiểu tác động tiêu cực do Covid 19 gây ra là mục tiêu quan trọng hàng đầu

    - Phục hồi tăng trưởng và duy trì sự ổn định tài chính.

    - Đầu tư vào cơ sở hạ tầng

    - Kiểm soát lạm phát tăng cao

    - Kích thích tăng trưởng kinh tế

    - Kêu gọi các công ty sản xuất đầu tư ở bờ Đông và các cụm sản xuất truyền thống tại Ấn Độ.



    Chính sách kinh tế vĩ mô bao gồm: Chính sách tài chính (chính sách tài khóa), chính sách tiền tệ, chính sách tỉ giá hối đoái, chính sách thương mại, chính sách giá cả và thu nhập.

    * Các chính sách tài chính

    - Chính phủ Ấn Độ còn ít dư địa cho các biện pháp tài chính, khi đã tung ra một khoản vay gần kỷ lục đến 12.100 tỷ rupee (tương đương 162 tỷ USD) trong năm nay để thúc đẩy chi tiêu trong nền kinh tế. Về phần mình, Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) cũng đã cắt giảm lãi suất xuống mức thấp kỷ lục vào năm ngoái.

    + Thứ nhất, chính phủ Ấn Độ đã tuyên bố một gói cứu trợ trị giá 2.1 tỷ USD cho khu vực y tế, để chế tạo các dụng cụ xét nghiệm, máy thở và huấn luyện tức tốc một đội ngũ y tế.

    + Thứ hai, ngày 26/3, Ấn Độ đã công bố một kế hoạch chi tiêu trị giá 22.5 tỷ USD để giúp người nghèo đối phó với dịch bệnh, bao gồm: Cấp phát lương thực miễn phí cho tất cả các gia đình nghèo trong 3 tháng; tăng bảo hiểm sức khỏe cho người lao động; cấp tiền một lần cho 30 triệu người cao tuổi; trợ cấp tiền mặt cho 87 triệu nông dân; câp phát dầu đun bếp miễn phí cho phụ nữ nông thôn trong 3 tháng; lập một quĩ giúp đỡ công nhân xây dựng bị ảnh hưởng bới cách ly.

    + Thứ ba, để giúp các doanh nghiệp duy trì hoạt động, Bộ trưởng tài chính Nirmala Sitharaman tuyên bố một số biệp pháp nới lỏng tài chính, trong đó có việc gia hạn thời hạn đóng thuế thu nhập, thuế hàng hóa và dịch vụ ; các doanh nghiệp có doanh thu dưới 1 triệu USD sẽ không phải chịu lãi suất, phạt hoặc phí đóng chậm.


    * Chính sách tiền tệ:

    + RBI đã cắt giảm lãi suất, giữ lãi suất repo chính sách ở mức thấp 4%. Tỷ lệ dự trữ tiền mặt (CRR) được hạ thấp, tạo thêm thanh khoản để hỗ trợ hệ thống ngân hàng. Mục tiêu là để đảm bảo rằng không một bộ phận nào của hệ thống tài chính phải đối mặt với những lo ngại về thanh khoản hoặc những hạn chế về tín dụng.

    + RBI, hợp tác với Chính phủ Ấn Độ, đã thành công trong việc đạt được mục tiêu rộng lớn của mình là giữ cho các trung gian tài chính, thị trường tài chính và hệ thống tài chính hoàn toàn lành mạnh, thanh khoản và hoạt động trơn tru.

    * Tỷ giá đối hoái: Là tỷ giá mà tại đó một đồng tiền này sẽ được trao đổi cho một đồng tiền khác. Vd: Một tỷ giá đối hoái liên ngân hàng của yên Nhật với đôla Hoa kì là 91 (1 USD sẽ đổi được 91 yên)

    + Ngân hàng Dự trữ đã thực hiện các biện pháp cụ thể để hạn chế sự biến động của đồng INR. Ngân hàng Dự trữ đã can thiệp bằng cách bán USD trên thị trường không cần kê đơn (OTC), trao đổi mua bán và thị trường nước ngoài.

    + Sự can thiệp của Ngân hàng Dự trữ vào tháng 3 năm 2020 đã dẫn đến việc ngăn chặn sự biến động gia tăng và giảm áp lực giảm giá đối với đồng INR. Sau đó, can thiệp từ phía mua đã được thực hiện từ cuối tháng 4 trở đi do dòng vốn FPI lẻ tẻ, điều này tiếp tục giúp giảm sự biến động xuống mức trước can thiệp.

    + Ngân hàng Dự trữ cũng thực hiện hai giao dịch hoán đổi mua-bán USD-INR với kỳ hạn sáu tháng, mỗi giao dịch vào tháng 3 năm 2020 để cung cấp tính thanh khoản bằng đồng đô la cho thị trường. Giao dịch hoán đổi đã giúp giảm thiểu tình trạng thiếu thanh khoản bằng đồng đô la mà những người tham gia thị trường phải đối mặt vào cuối năm tài chính.


    * Các chính sách thương mại

    + Cấm xuất khẩu các nguồn cung cấp y tế thiết yếu: Vào ngày 31/03/2020, chính phủ Ấn Độ đã cấm xuất khẩu tất cả các loại thiết bị bảo vệ cá nhân: Quần áo bảo hộ, mặt nạ, các chất tẩy rửa, các dụng cụ y tế..

    + Cấp chứng chỉ xuất xứ điện tử

    Các cơ quan được chỉ định sẽ cấp chứng chỉ xuất xứ điện tử được ký điện tử chỉ có thể tải xuống từ nền tảng trực tuyến và chứng chỉ điện tử có thể được chia sẻ với các cơ quan có thẩm quyền ở các nước đối tác FTA. Sau khi hoạt động trở lại, giấy chứng nhận xuất xứ được cấp trên nền tảng điện tử sẽ được cung cấp dưới dạng bản cứng với chữ ký mực của cán bộ cấp cho nhà xuất khẩu nộp đơn bên cạnh chứng chỉ điện tử.

    + Cải thiện cơ sở hạ tầng: Sẽ giúp các nhà xuất khẩu duy trì khả năng cạnh tranh trong một thị trường khan hiếm.

    + Hỗ trợ xuất khẩu


    * Chính sách giá cả và thu nhập:

    + Tăng giá hỗ trợ tối đa cho các loại cây trồng quan trọng, đặc biệt là ngũ cốc và đậu ưu tiên. Gữi ổn định giá cả các loại hàng hóa và nông phẩm thiết yếu

    + Tăng cường tài trợ và phạm vi bảo đảm việc làm cho tất cả các huyện nông thôn, với mức ngân sách tăng thêm là 10 tỷ USD. Tăng lương cho người lao động.


    • Kết quả đạt được

    Với những nỗ lực của Chính phủ, Ấn Độ đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể.

    + Nền kinh tế Ấn Độ sẽ nhanh chóng phục hồi trở lại bởi những thế mạnh như lực lượng lao động trẻ khổng lồ và nhiều thiên tài công nghệ.

    + Những dòng tên tuổi lớn như Apple, Samsung.. đang dần dịch chuyển từ Trung Quốc sang Ấn Độ.

    + Sản lượng kỉ lục về hạt thực phẩm vào mùa gió mùa.

    + Sự gia tăng nhu cầu ở khu vực nông thôn, thể hiện qua sự gia tăng đăng ký xe hai bánh, xe ba bánh và xe chở khách và doanh số bán máy kéo trong tháng 8 so với cùng kỳ năm trước

    + Nhiều chỉ số dịch chuyển xã hội và hậu cần tăng

    + Vận tải đường sắt, doanh thu từ vận chuyển hành khách đường sắt, lưu lượng vận chuyển hàng hóa và lưu lượng hàng không nội địa đã được cải thiện

    + Xuất khẩu tăng hơn 5% trong tháng 9

    + Vốn đầu tư từ nước ngoài tăng 27%


    • Bài học kinh nghiệm

    Đứng trước những thách thức và khó khăn, Ấn Độ đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.

    - Về phòng, chống dịch:

    + Vào cuộc sớm và quyết liệt của các hệ thống chính trị, bộ ngành, sự đồng lòng của người dân. Thiết lập hệ thống chỉ đạo xuyên suốt.

    + Xây dựng chiến lược, kế hoạch ứng phó với các tình huống cấp độ dịch bệnh.

    + Đánh giá thực trạng nhân lực chuyên khoa hồi sức cấp cứu, truyền nhiễm, đào tạo, bổ sung năng lực chuyên môn.

    + Xây dựng các quy định về trang thiết bị, thuốc, vật tư tiêu hao cho đơn vị điều trị COVID-19.

    - Về xây dựng kinh tế:

    + Ổn định kinh tế vĩ mô và hệ thống tài chính.

    + Cần quan tâm xử lý với những mất cân đối vĩ mô, đặc biệt là mất cân đối giữa tiết kiệm và đầu tư.

    + Đảm bảo tính nhất quán của các chính sách kinh tế vĩ mô khi thực hiện tự do hóa các giao dịch vốn.

    + Hoạt động giám sát thận trọng hơn và trên góc độ vĩ mô hơn, giải quyết những rủi ro cho cả hệ thống tài chính bên cạnh giám sát từng tổ chức riêng lẻ.

    + Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm nhằm tránh các cuộc khủng hoảng tài chính.

    + Tăng cường sự liên kết giữa các nước trong khu vực để tạo ra tính bền vững.
     
    HoatieuhoaQuỳnhchienlam thích bài này.
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...