Những mẫu mở bài trong Người lái đò sông Đà

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Dương Mỹ Hòa, 23 Tháng mười 2021.

  1. Dương Mỹ Hòa

    Bài viết:
    17
    Mẫu 1: "Không biết chừng nào mới lại có một nhà văn như thế, một nhà văn mà khi ta gọi là một bậc thầy của ngôn từ ta không hề thấy ngại miệng. Một nhà văn độc đáo vô song mà mõi dòng mỗi chữ tuôn ra đầu ngọn bút đề như đóng một dấu triện riêng". Đó là những lời nhận xét đẹp đẽ của nhà văn Anh Đức khi nghĩ về Nguyễn Tuân. Có thể nói toàn bộ cuộc đời cũng như hơn 500 trang viết của công đã tạo nên mộ huyền sử- huyền sử của mộ con người ưa lối chơi độc tấu. Ông là nhà văn có cảm hứng đặc biệt với thiên nhiên dữ dội với những con người tài hoa nghệ sĩ. Tùy bút "Người lái đò sông Đà" là thành quả nghệ thuật đẹp đẽ Nguyễn Tuân đã thu hoạch được trong chuyến đi gian khổ mà hào hùng tới miền Tây Bắc xa côi của Tổ quốc. Trong tùy bút này.. (các bạn đưa ra nội dung cần phân tích).

    Tùy bút "Người lái đò sông Đà" là thành quả nghệ thuẩ đẹp đẽ của chuyến đi thực tế lên miền Tây Bắc 1958-1960 của nhà văn. Ông tâm niệm đi tìm chất vàng của thiên nhiên cũng như thứ vàng 10 đã qua thử lửa của tâm hồn con người lao động nơi đây. Tây Bắc lúc ấy là miền đất vừa trải qua chiến tranh đang bắt đầu xây dựng công cuộc Chủ nghĩa xã hội, chuyến đi này giúp nhà văn đến gần hơn với đất nước với nhân dân. Sông Đà là dòng sông độc đáo của đất trời Tây Bắc:

    "Chúng thủy giai đông

    Đà Giang độc đắc lưu"

    (Nguyễn Quang Bích)​

    Nhưng khi chảy vào trang văn của Nguyễn Tuân sông Đà trở thành một trong hai nhân vật trung tâm của tác phẩm. Dưới ngòi bút tài hoa và sự uyên bác của nhà văn, sông Đà trở thành một dòng sông huyền thoại gây ấn tượng đặc biệt đối với độc giả.. (nêu cụ thể nội dung cần phân tích).

    Mẫu 2: Marcell Proust quan niệm "Thế giới được tạo lập không chỉ được một lần mà mỗi lần người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện thì lại một lần thế giới được tạo lập". Nguyễn Tuân là một người nghệ sĩ độc đáo như thế. Bằng tài năng, nghệ thuật trong thể tùy bút, bằng tình yêu mãnh liệt với dòng sông Đà và con người Tây Bắc đã giúp ông có những trang biết thật hay về "Người lái đò sông Đà". Trong tác phẩm bên cạnh hình tượng sông Đà hung bạo, trữ tình nhà văn còn xây dựng thành công hình tượng người lái đò "chất vang 10 đã qua thử lửa". (nói sơ nội dung cần phân tích)

    Là một cây bút lịch lãm, tài hoa, uyên bác, hiểu biết sâu rộng, Nguyễn Tuân đã để lại các sáng tác "Chùa Đàn", "Tùy bút kháng chiến và hòa bình", "Hà Nội ta dánh Mĩ giỏi".. và cũng đủ để người đọc thấy được Nguyễn Tuân có một vị thế quan trọng, một hương vị riêng không ai có thể thay thế trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Đặc biệt "Người lái đò sông Đà" rút từ tập "Tùy bút sông Đà" là thành quả đẹp đẽ của nhà văn trong chuyến đ thực tế lên Tây Bắc 1958-1960 với tâm niệm đi tìm chất vàng của thiên nhiên và thứ vàng 10 đã qua thử lửa ở tâm hồn người lao động Tây Bắc.. (nêu cụ thể nội dung cần phân tích).

    Mẫu 3:

    Nhà thơ Quang Lâm đã từng viết về sông Đà - con sông quê hương, một nét kiêu hãnh của miền núi rừng Tây Bắc như sau:

    "Đẹp ngàn đời biển trời sông bát ngát

    Cá dầm xanh, anh vũ nhảy theo mùa

    Khi mùa lũ thác reo gầm dữ dội

    Thu chớm lạnh sóng nước lặng lờ trôi".

    Yêu quý Đà giang trữ tình là thế, ta còn đắm say và không ít lần đã choáng ngợp với tùy bút "Người lái đò Sông Đà" của nhà văn Nguyễn Tuân. Đắm say bởi "cái tôi" độc đáo, sự tài hoa, uyên bác, giác quan sắc nhọn, tinh tế, nghệ thuật sử dụng ngôn từ điêu luyện, giàu hình ảnh, cảm xúc của nhà văn và sự độc đáo, sự giàu có về chữ nghĩa, sự công phu trong quan sát và lựa chọn ngôn từ đều mang đậm chất Nguyễn Tuân. Còn choáng ngợp là vì đây là một tác phẩm luôn thử thách sự kiên nhẫn của bất kì em học sinh nào, như việc mỗi em phải đi qua được sợi dây chữ nghĩa mà nhà văn giăng mắc để chính thức bước vào thế giới nghệ thuật đặc biệt của bác Nguyễn. Và, như nhà phê bình văn học Trương Chính đã nói: "Đọc xong Sông Đà của Nguyễn Tuân, tôi cảm thấy khó lòng nói hết được tình người, chất thơ và sự sống bao hàm trong bấy nhiêu trang giấy". Quả thật là vậy!

    * * * giới thiệu chung như mẫu trên
     
    Adminpoohhh thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...