VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH (Trích "Thượng kinh kí sự") I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: Lê Hữu Trác (1720? - 1791) hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, người làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương. Ông là một danh y, không chỉ chữa bệnh mà còn soạn sách và mở trường dạy nghề thuốc để truyền bá y học. Bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh gồm 66 quyển, là công trình nghiên cứu y học xuất sắc nhất trong thời trung đại Việt Nam. Lê Hữu Trác còn là một nhà văn, nhà thơ với những đóng góp đáng ghi nhận cho văn học nước nhà. 2. Tác phẩm: a. Vị trí: Trích trong "Thượng kinh ký sự" là tập kí bằng chữ Hán xếp cuối bộ "Hải Thượng y tông tâm lĩnh" (1783) b. Thể loại: Kí sự. II. Đọc hiểu văn bản: 1. Quang cảnh phủ Chúa a. Bên ngoài phủ - Khi mới vào phủ Chúa: "Đâu đâu cũng là cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương. - Bên ngoài:" Người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc quan qua lại như mắc cửi. Vệ sĩ canh giữ cửa cung, ai muốn ra vào phải có thẻ ". => Quang cảnh đẹp đẽ, tráng lệ. Đây được xem là nơi giữ vị trí quan trọng. b. Bên trong phủ Chúa - Khi vào bên trong:" Điếm làm bên cái hồ, có những cái cây lạ lùng và những hòn đá kì lạ ". - Cung cách sinh hoạt trong phủ: + Vật dụng:" Đồ nghi trượng đều sơn son thếp vàng "," những đồ đạc mà nhân gian chưa từng thấy "," cột đều sơn son thếp vàng ". + Cách xưng hô:" Thánh thượng "," thế tử "," yết kiến "," chầu ". + Nội cung thế tử:" Ở trong tối om, không thấy có cửa ngõ gì cả. Đi qua độ năm, sáu lần trướng gấm như vậy, đến một cái phòng rộng, ở giữa phòng có một cái sập thếp vàng. Một người ngồi trên sập độ năm, sáu tuổi, mặc áo lụa đỏ. Có mấy người đứng hầu hai bên. Giữa phòng là một cây nến to cắm trên một cái giá bằng đồng. Bên sập đặt một cái ghế rồng sơn son thếp vàng, trên ghế bày nệm gấm. Một cái màn là che ngang sân. Ở trong có mấy người cung nhân đang đứng xúm xít. Đèn sáp chiếu sáng, làm nổi màu mặt phấn và màu áo đỏ. Xung quanh lấp lánh, hương hoa ngào ngạt. Xem chừng Thánh thượng thường thường vẫn ngồi trên ghế rồng này, nay người rút lui vào màn để tôi xem mạch Đông cung cho thật kĩ ". -> Phủ Chúa Trịnh là nơi vô cùng xa hoa, lộng lẫy. => Đoạn trích đã phần nào phản ánh cuộc sống hưởng thụ và lộng quyền của nhà Chúa. 2. Thế tử Trịnh Cán và nhân cách Lê Hữu Trác. a. Thể tử Trịnh Cán - Nơi ở: Ở trong tối om, giữa phòng đặt một cái sập thếp vàng, bên sập đặt một cái ghế rồng, trên ghế bày nệm gấm, mấy người cung nhân đang đứng xúm xít. -> Sang trọng, quyền quý. - Hình dáng: + Mặt áo màu đỏ làm nội màu mặt phấn và ngồi trên cái sập thếp vàng. + Khi cởi áo: Da mặt khô, rốn lồi to, gân thời xanh, tay chân gầy gò. -> Một đứa trẻ ốm yến, bệnh tật. => Tuy sống giàu sang nhưng thế tử lại thiếu khí trời và thiếu sự tự do. b. Nhân cách Lê Hữu Trác - Cách chẩn đoán bệnh:" Nhưng theo ý tôi, đó là vì thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi. -> Có kiến thức sâu rộng về y thuật. - Cách chữa bệnh: + "Nhưng sợ không sao về núi được nữa". + "Chi bằng ta dùng thứ thuốc hòa hoãn, nếu không trúng thì cũng không sai bao nhiêu" + Cuối cùng ông chọn cách chữa hết bệnh cho thế tử. -> Có lương tâm. => Lê Hữu Trác là người không màng danh lợi, đồng thời phê phán lối sống xa hoa, hưởng thụ của nhà Chúa.