VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH - Lê Hữu Trác I. Đôi điều về tác phẩm và đoạn trích: * Tác phẩm: - Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1783 - Nội dung: Tả quang cảnh ở kinh đô, cuộc sống xa hoa trong phủ chua Trịnh và quyền uy, thế lực của nhà chúa. * Đoạn trích: - Vị trí: Trích từ Thượng kinh kí sự - Nội dung đoạn trích: Ghi lại việc Lê Hữu Trác dẫn vào phủ chúa bắt mạch, kê đơn cho Trịnh Cán. II. Đi vào văn bản: 1. Quang cảnh, cung cách sinh hoạt và thái độ nhà chúa: a. Quang cảnh trong phủ chúa: - Đường vào phủ trải qua nhiều lần cửa, mỗi cửa đều có vệ sĩ canh gác. - Khuôn viên trong phủ :(dẫn chứng) /đâu đâu cũng là cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương. Những dãy hành lang quanh co nối liên tiếp người giữ cửa truyền báo rộn ràng người có việc quan lại như mắc cửi. / - Bên trong phủ: Nhà đài đường [quyển bồng] - Đến nội cung thế tử: Qua 5 ->6 =>Kết: Quang cảnh trong phủ chúa cực kì tráng lệ, lộng lẫy và không đâu sánh bằng. Được miêu tả qua lời kể chi tiết, tỉ mỉ qua con mắt quan sát tinh tường của tác giả. b. Cung cách sinh hoạt, nghi lễ trong phủ chúa. - Cách đưa đón thầy thuốc: Đưa cáng đến đón, có đầy tớ chạy trước "thét đường" "cáng chạy như ngựa lồng". - Trong phủ chúa: Người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc qua lại như mắc cửi. - Cách xưng hô: Hết sức cung kính, lễ độ (dẫn chứng) /thánh thượng đang ngự ở đấy/ - Kẻ hầu người hạ: + Thế tử luôn có cung tần và phi tần hầu trực. + Có 7 tới 8 thầy thuốc phục dịch và luôn luôn có "mấy người đứng trầu 2 bên" - Cảnh khám bệnh: + Người khám bệnh phải lạy 4 lạy trước khi khám bệnh cho thế tử + Nghe lệnh mới được xem mạch + Nghe lệnh mới được xem thân hình + Nghe lệnh xong lạy 4 lạy rồi ra phòng trà ngồi chờ. => Cung cách sinh hoạt và lễ nghi trong phủ chúa rất khuôn phép, phép tắc. Cách nói năng của kẻ hầu người hạ cho ta thấy sự cao sang quyền quý, quyền uy tột đỉnh cùng với cuộc sống hưởng thụ xa hoa đến cực điểm và lộng quyền của nhà chúa. => Tác giả đã cho chúng ta thấy một cái nhìn hiện thực về nhà chúa lúc bấy giờ. 2. Thái độ, tâm trạng và suy nghĩ của nhân vật "tôi" : - Dửng dưng trước những quyến rũ, cám dỗ của vật chất. - Không đồng tình với cuộc sống quá no đủ nhưng thiếu khí trời và không khí tự do. - Lúc đầu có ý chuẩn bệnh cầm chừng nhưng rồi thay đổi để không phụ lòng mình. 3. Cách chuẩn đoán và kê đơn cho thế tử: - Tác giả chỉ ra nguyên nhân gây bệnh rõ ràng :(dẫn chứng) /thế tử ở trong chốn màng che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu chi. Vả lại bệnh mắc đã lâu, tinh khí khô hết, da mặt khô, rốn lồi to, gân thời xanh, tay chân gầy gò. Đó là vì nguyên khí đã hao mòn thương tâm quá mức / (sgk văn 11 tập 1 trang 7 ) - Định dùng phương thức hòa hoãn vì sợ danh lợi ràng buộc nhưng sau đó lương tâm người thầy thuốc trỗi dậy ông đã kê đúng và ra sức giải thích. - Kê đơn và dâng toa thuốc. - > Lê Hữu Trác là một thầy thuốc giỏi, bản lĩnh, giàu kinh nghiệm, ý thức cao, xem thường danh lợi quyền quý, yêu tự do và kiếp sống thanh đạm. III. Nghệ thuật và Ý nghĩa. 1. Nghệ thuật: - Quan sát tỉ mỉ và ghi chép một cách trung thực. - Miêu tả cụ thể một cách sông động, lựa chọn những chi tiết gây ấn tượng mạnh. - Lối kể hấp dẫn, chân thực, hài hước. - Kết hợp văn xuôi và thơ làm tăng tính trữ tình trong tác phẩm góp phần thể hiện kín đáo thái độ của bài viết. 2. Ý nghĩa: Đoạn trích "Vào phủ chúa Trịnh" phản ánh quyền lực to lớn của chúa Trịnh Sâm. Cuộc sống xa hoa tráng lệ, hưởng lạc trong phủ chúa. Đồng thời bày tỏ thái độ coi thường danh lợi quyền quý của tác giả. Bài tiếp theo: Soạn Bài: Tự Tình - Hồ Xuân Hương - Ngữ Văn 11 Sgk Trang 18 - Việt Nam Overnight