Ta Nguyện Làm Thê Tử Của Chàng - Bỉ Mộc Tình Tử

Discussion in 'Truyện Drop' started by Bỉ Mộc Tình Tử, May 14, 2021.

  1. Bỉ Mộc Tình Tử Tam sinh hữu hạnh.

    Messages:
    23
    Chương 10: Phá gia chi tử

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Đàm Hoa thôn bốn bề hoa tươi đua sắc riêng ở Nhậm gia là một mảnh cô liêu.

    Từ chuyện ngày hôm đó tâm trạng nương bị ảnh hưởng rất nhiều trở nên trầm lặng hơn hẳn. Cha có nói gì người cũng chỉ gật đầu cho qua. Ta không muốn nhìn thấy nương như thế, ta muốn mãi được nhìn thấy nụ cười chân thành ấm áp hiện trên gương mặt người. Nhưng dù có an ủi như thế nào thì người chỉ ấp úng lãng sang chuyện khác hoàn toàn không muốn nhắc đến. Thái độ khác lạ, dáng vẻ ái ngại cùng nụ cười gượng gạo của nương làm ta cảm thấy rất kỳ lạ, chắc hẳn lúc trước đã xảy ra chuyện gì đó liên quan đến tướng công khắc sâu vào tâm trí nương không thể xóa nhòa. Nhưng đó là chuyện gì? Ta không biết.

    Cha nói với ta chuyện của nương ta không cần lo lắng mà hãy chuyên tâm theo Thiện bá học y thuật. Tính tình lão phu nhân hơi cố chấp nhưng chung quy cũng vì lo nghĩ cho con cháu, an nguy của Nhậm gia nếu ta hãy cố gắng học hỏi sẽ có một ngày lão phu nhân chấp nhận. Ta cũng biết ngày đó có thể rất lâu hoặc ngày đó sẽ không bao giờ đến nhưng bất luận thế nào ta cũng không thể bỏ cuộc, không thể phụ tấm lòng của cha và nương còn có tướng công thế sự không màng kia nữa.

    Dạo gần đây chúng ta đến hiệu thuốc từ rất sớm và chiều muộn mới về nhà nên rất ít khi gặp mặt mọi người, ta thấy nhẹ nhõm hơn hẳn.

    Lúc đầu, ta muốn cùng tướng công đến hiệu thuốc nhưng hắn luôn miệng nói không đi rồi ngủ tiếp nhưng đến trưa ta lại thấy hắn theo sau Nhậm thúc đi vào. Nhậm thúc nói hắn ở nhà buồn bã không vui, lúc biết ta ra ngoài thì mặt mày nhặng xị nói muốn đến gặp ta.

    Khi ta lân la hỏi chuyện thì hắn nói ở nhà buồn chán. Ta còn tưởng hắn đến đây xem ta học bắt mạch hốt thuốc nhưng ta lại lầm rồi vì thực ra hắn chỉ muốn chọc phá ta mà thôi.

    Ta đem dược liệu đi phơi nắng hắn đi theo nhưng lại đổ tất cả ra ngoài, ta bắt mạch hắn ngồi nghiêm chỉnh kế bên giày xéo người ta. Ta châm cứu hắn lấy kim châm đâm loạn xạ làm mọi người chạy tán loạn khắp nơi, mọi thứ rối tung lên còn hắn càng làm càng hào hứng vui vẻ không thôi. Thiện bá không những không trách mắng mà còn cười ha ha. Mấy ngày sau đó hắn dậy rất sớm cùng ta đến hiệu thuốc làm ta muốn lén đi cũng không được, mọi người thì được một phen thấp thỏm lo âu.

    Tất cả dường như trở nên thân thuộc vì mọi người đã quen với những trò quậy phá của hắn nên luôn cười nói thật vui vẻ. Nhiều ngày qua, khi đi qua lại trên đường ta nghe nhiều người nhắc đến nhị đệ. Nhị đệ của ta nổi danh khắp thôn không ai không biết.

    Người này nói: "Nhậm nhị thiếu gia tiêu xài hoang phí, ăn chơi trác táng không chuyện gì không dám làm."

    Người kia kể: "Nhậm Tiêu thiếu gia y thuật chẳng đáng ba hào còn thua một tiểu hài tử."

    Người người nhất trí: "Song vị thiếu gia, phá gia chi tử."

    Còn nhiều lời lẽ khó nghe hơn nữa được truyền tụng khắp mọi nơi. "Song vị thiếu gia" ám chỉ nhị đệ Nhậm Tiêu và nhi tử của Cổ lão gia Cổ Ngọc Hàn. Mọi người trong hiệu thuốc đều bảo thôn dân nói hoàn toàn là sự thật. Nhị đệ cùng Cổ thiếu gia ngạo mạn, không xem ai ra gì còn thường xuyên đến trà lâu tửu quán gây sự nhưng do có người chống lưng nên ngày càng lớn lối.

    Ta cũng hoài nghi cha là một người hiểu lý lẽ sao lại để nhị đệ làm càng như thế thì được biết mọi chuyện do nhị đệ gây ra đều được lão phu nhân và Bạch di nương dàn xếp, chôn vùi tất cả. Hơn nữa, cha được rất nhiều người trong thôn kính trọng, có người vì mang ơn cứu mạng, có người bái phục trước y lý của cha nên không muốn gây phiền toái cho người, một điều nhịn chín điều lành. Nhưng tất cả những việc đó lại tạo nên nhị đệ ngày hôm nay – một người khiến người ta chán ghét. Đó cũng chỉ có thể là tình yêu thương không đúng cách, tình nghĩa không đúng nơi đưa đường dẫn lối làm sai lầm này nối tiếp sai lầm khác.

    Còn một chuyện đáng để quan tâm hơn là lúc xem sổ sách thì thấy hàng tháng có rất nhiều dược liệu được đưa đến Nhậm gia và một lượng lớn ngân lượng được chi cho nhị đệ, ta cảm thấy hiếu kỳ nên hỏi chưởng quầy thì thúc ấy cho biết những dược liệu quý hiếm đó được dùng cho lão phu nhân và người trong nhà tẩm bổ, mỗi tháng đều do người của Bạch di nương đến mang về.

    Về phần ngân lượng lão phu nhân đặc biệt căn dặn nếu nhị thiếu gia đến lấy thì phải đưa ngay và không được nói với lão gia nhưng càng ngày nhị đệ càng muốn nhiều ngân lượng hơn làm chưởng quầy phải vò đầu bứt tóc. Khi ta hỏi chuyện này nương có biết không thì trưởng quầy ngán ngẩm trả lời: "Phu nhân biết rõ."

    Nếu nương đã biết sao lại không nói gì? Tại sao nương lại che giấu? Ta còn đang mải mê suy nghĩ thì nghe được giọng nói của nhị đệ nhưng không còn vẻ gì là nho nhã lễ độ mà ngang ngược khác hẳn dáng vẻ bên ngoài: "Chưởng quầy, lấy cho bản thiếu gia ba ngàn lượng bạc, nhanh lên."

    "Nhị thiếu gia, hôm trước người vừa lấy hai ngàn lượng bạc..". Chưởng quầy nhỏ nhẹ nhắc lại.

    "Bao nhiêu đó thì đã sao? Ngân lượng của nhà ta không đến phiên ngươi quản. Đừng nhiều lời nữa mau đi lấy cho ta." Nhị đệ hét lên lớn tiếng còn dùng tay xô đẩy chưởng quầy dường như đệ ấy đang rất vội vã.

    "Nhị đệ lấy nhiều ngân lượng như vậy định dùng vào việc gì?" Tướng công và ta cũng ra ngoài xem thử nhưng không chỉ có mình đệ ấy mà còn có một người nữa là Cổ thiếu gia.

    "Chuyện của đệ đại tẩu không cần lo, cứ đưa ngân lượng là được." Nhị đệ tỏ ra khinh thường, bất mãn nhìn ta.

    "Tiêu nhi, đệ đến đưa ta đi chơi phải không?". Tướng công chạy đến nắm tay nhị đệ gương mặt chờ mong. Chỉ khi đối mặt với đệ ấy tướng công mới không kiệm lời như vậy nhưng đáp lại tướng công là cái phủi tay tuyệt tình cùng nụ cười mỉa mai đến đau rát lòng:

    "Làm ơn đi, bản công tử không có thời gian cho đồ ngốc như ngươi. Lúc trước ta tốt với ngươi cũng chỉ đóng kịch cho lão già xem thôi, bây giờ y thư đã bị thê tử ngươi giành mất ta còn tử tế với ngươi làm gì?"

    "Tiêu nhi..". Ánh mắt tướng công hiện lên nét khó hiểu và lo lắng.

    "Đừng gọi bản thiếu gia như vậy, thật kinh tởm!"

    Thái độ khinh người, xem đại ca của mình chẳng ra gì làm ta mất bình tĩnh nên đã đánh nhị đệ một bạt tai. Tất cả mọi người nhìn ta chăm chú, ta mới biết mình vừa làm gì. Ta đã đánh người tướng công quan tâm cũng là người mà lão phu nhân thương yêu nhất, chắc hẳn tương công sẽ giận, lão phu nhân sẽ lại càng chán ghét ta nhưng việc đã làm ta sẽ không hối hận.

    Không biết từ khi nào ta lại có cái gan lớn tiếng với người ta rồi còn ra tay đánh người, dường như Diệp Phù trượng nghĩa lúc nhỏ đã quay trở lại.

    Nhưng nhìn tướng công vẫn đang đứng bất động ở đó mà lòng như dậy sóng, ta quay sang nhị đệ khó khăn mở lời: "Hắn là đại ca của đệ, tại sao đệ có thể nói như vậy?"

    "Đại ca? Thật buồn cười. Ta không có người đại ca ngu si như vậy, ta chỉ có một người huynh đệ là Hàn đại ca." Nhị đệ trừng mắt nhìn ta rồi lấy tay lau lau má mình.

    Ta nghe những lời của nhị đệ rồi nhìn sang vị Hàn đại ca vẫn đang đứng đó nhếch môi cười thích thú kia mà đôi mắt ta cay xè. Không ngờ trên đời lại có loại người như thế. Nói xong nhị đệ định bỏ đi nhưng vị Cổ thiếu gia kia kéo tay đệ ấy lại nhắc nhở: "Đệ quên lấy ngân lượng."

    "Bỏ đi, đã ồn ào lắm rồi, chúng ta đi thôi." Nhị đệ bước nhanh ra ngoài không màng nhìn lại tướng công vẫn đang thừ người đứng đó.

    Sau khi họ bỏ đi mọi người cũng về chỗ làm việc, ta chậm chạp bước đến chỗ tướng công: "Tướng công, thật xin lỗi."

    "..."

    "Tướng công, nói chuyện đi được không, huynh đừng như vậy?"

    "..."

    "Nhậm Khiết.."

    Cho dù ta nói như thế nào, giải thích ra sao hắn vẫn không nhìn ta, không một chút phản ứng, ánh mắt vô hồn. Những giọt nước mắt nóng hỏi lăn dài trên má. Ta đang khóc.
     
    Phan Kim Tiên likes this.
  2. Bỉ Mộc Tình Tử Tam sinh hữu hạnh.

    Messages:
    23
    Chương 11: Thuận thế đẩy thuyền

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Ngồi ở sân viện nhìn lên ánh trăng vẫn tỏa sáng trên kia ta thấy nó cô độc đến lạ thường. Từ ngày đến Nhậm gia cuộc sống bắt đầu có ý nghĩa hơn hẳn, không còn buồn tẻ như ở thôn Lý Lâm. Trò chuyện cùng tướng công ta thấy rất vui dù nhiều lúc cũng chẳng hiểu hắn nói gì. Đến một người đơn thuần như thế cũng ghét bỏ ta, liệu ta làm người có quá thất bại? Ai mang hy vọng đến cho ta để bây giờ đành tâm lấy lại? Là ai?

    Tướng công đến giờ vẫn không nói chuyện với ta, dù có nhìn ta ta cũng chẳng thấy hình bóng mình trong đôi mắt ấy, thật buồn. Giờ này chắc hắn đã yên giấc còn ta thì không thể nào chợp mắt được.

    Lúc về nhà nương có cho người gọi ta, ta lo lắng nương đã biết chuyện ta đánh nhị đệ nhưng người không nhắc gì về chuyện đó mà chỉ hỏi ta học được những gì, mọi người đối xử với ta ra sao? Về sau ta mới biết Bạch di nương đã đến nháo một hồi với cha, người hứa cho di nương khu rừng đào vừa mới mua được thì chuyện mới được dàn xếp không lọt đến tai lão phu nhân. Thật không ngờ, một cái tát lại có giá cao như thế.

    Lại nói, khi ta kể lại tất cả mọi chuyện đã xảy ra lúc sáng cho nương nghe người chỉ nhắm mắt thở dài: "Số ngân lượng đó xem như mua sự bình yên cho ngôi nhà này."

    Nương căn dặn sau này ta không cần quan tâm đến chuyện của nhị đệ "Người không phạm ta ta không phạm người" nếu không may có chuyện gì xảy ra nương sẽ tự giải quyết.

    "Thiếu phu nhân, đã khuya lắm rồi người nên vào nghỉ ngơi." Tầm Nhi đến phía sau ta nói nhỏ.

    Ta đi vào căn phòng chỉ còn ánh nến mờ ảo. Người đang ngủ trên giường hơi thở đều đều an ổn. Tướng công ngủ rất quy củ giữa khuya cũng không thấy trở mình, ta thật lo lắng cho xương cốt của hắn.

    Sáng sớm hôm sau hắn đã thức dậy nhưng không đi cùng ta đến hiệu thuốc, ta cũng chẳng biết hắn đi đâu. Bầu trời trở nên u ám hơn hẳn, mây đen bắt đầu kéo đến, gió thổi qua từng hồi thật lạnh. Ta bước trên con đường quen thuộc đông đúc người đi. Không biết ta đã đi qua bao nhiêu lần nhưng hôm nay ta thấy nó thật xa lại còn thật dài đi mãi, đi mãi không thấy điểm dừng chân.

    Hiệu thuốc cũng thật yên tĩnh, mọi người ai làm việc nấy không có vui đùa quậy phá nhưng cũng thật buồn chán. Khó khăn lắm mới đợi được Thiện thúc ra ngoài, ta định tranh thủ học một phần để về nhà dùng cơm sau đó mới quay lại học nốt phần còn lại nhưng vừa bước chân ra cửa đã thấy một chiếc xe ngựa dừng ngay trước mặt, hai người ăn mặc kỳ lạ bước xuống, một người nhỏ con hơn lên tiếng: "Xin hỏi, chưởng quầy có trong đó không?"

    Ta nhìn hai người tướng mạo ốm yếu, mặt mày tái xanh, bước đi không vững mà phải dắt díu nhau chắc là bị bệnh khá nặng nên vội vàng nói: "Có, mời hai vị vào trong, đi từ từ thôi." Ta đi sau họ để đề phòng bất trắc.

    Chưởng quầy nhìn thấy liền chạy vội ra. Người to con hơn cất lời: "Chắc ông là chưởng quầy, chúng ta muốn bán nhân sâm."

    Không phải đến chữa bệnh sao? Ta có hơi thất vọng nhưng lại mừng vì không phải người bệnh. Thật mâu thuẫn..

    Chưởng quầy hiếu kỳ: "Hai vị muốn bán nhân sâm gì?" Nhân sâm có nhiều loại nha.

    "Nhân sâm ngàn năm, vừa rồi nhị thiếu gia đã xem qua cũng đã đồng ý mua còn bảo chúng ta đến đây lấy ngân lượng. Đây, xem đi." Người nọ đưa ra một tờ giấy cho chưởng quầy.

    "Đây đúng là nét chữ của nhị thiếu gia, còn có con dấu". Đã bao năm rồi mà nhị thiếu gia vẫn không tiến bộ, nét chữ vẫn nguệch ngoạc như thế. Đúng là gia môn bất hạnh, chưởng quầy ngán ngẩm thở dài. Số ngân lượng tuy không quá lớn nhưng chưởng quầy không thể tự quyết định được nên quay sang nhìn ta hỏi nhỏ: "Thiếu phu nhân, người xem?"

    "Nhị thiếu gia hiện đang ở đâu?" Ta nhìn tờ giấy rồi hỏi bọn họ.

    "Nhị thiếu gia nói có việc phải làm nên bảo chúng ta đến đây lấy bạc, còn đi đâu ta làm sao biết."

    Người nọ mở cái hộp đang cầm trên tay, bên trong là một loại củ như khoai lang nhưng có hình dáng thật đặc biệt đang nằm yên bất động. Ta nhìn đến ngây người vì đây là lần đầu ta được nhìn thấy nhân sâm. Ta không nhìn chưởng quầy mà lên tiếng: "Thúc đi mời Thiện bá đến xem thử."

    "Thiếu phu nhân, Thiện lão đã ra ngoài rồi." Chưởng quầy cũng nhìn củ nhân sâm chăm chú.

    Giờ ta mới nhớ đến Thiện bá đã đi bắt mạch cho bệnh nhân không có ở đây. Ta nghĩ rồi nói với hai người kia: "Hay hai vị ở lại đây nghỉ ngơi chờ Thiện bá về thế nào?"

    Một người vội vàng huơ tay, lắc đầu: "Không được, không được chúng ta có chuyện gấp phải đi ngay."

    Chưởng quầy không phân biệt được, ta thì càng không, Thiện bá lại không ở đây phải làm sao bây giờ? Chưởng quầy đi đến gần ta nói nhỏ: "Thiếu phu nhân, tướng mạo hai người họ rất kỳ quái nhìn y như khỉ trên núi, lắm la lắm lét, lời nói lại đáng nghi người nên suy nghĩ cẩn thận."

    Ta chưa kịp phản ứng thì không ngờ hai người kia nghe được liền la rống lên:

    "Tướng mạo xấu xí thì đã sao? Phụ mẫu ban cho thì phải chịu, ngươi từ chối được sao? Các người đang mua nhân sâm hay mua người? Đừng phí thời gian của bản đại gia."

    "Hay đến nhà để cha ta xem thử, cũng gần đây thôi." Ta nhỏ nhẹ thương lượng với họ.

    "Không được, chúng ta đang vội nếu các người không mua chúng ta đến nơi khác sẽ có người mua." Người nọ kiên quyết từ chối.

    Thái độ họ rất cứng rắn, củ nhân sâm kia không biết có được ngàn năm hay không? Nhưng đồ nhị đệ đã chọn không thể không lấy, nương đã nói nên tránh gây phiền toái, hơn nữa giấy trắng mực đen ghi rõ thì còn gì phải lo sợ. Ta gật đầu chấp nhận: "Thành giao."

    Ta và chưởng quầy vào trong lấy ngân lượng. Chưởng quầy hỏi ta như vậy liệu có ổn không, ta nói không sao nhưng ngược lại không mua sẽ sinh chuyện.

    Hai tên đợi ở ngoài to nhỏ với nhau, một tên cười đến chẳng thấy mắt đâu lên tiếng: "Đại ca, lần này giàu to rồi, hộp bạch ngọc cướp được vẫn còn trên xe ngựa mà đã kiếm được thật nhiều ngân lượng rồi. Không uổng công chúng ta mạo hiểm đi xa."

    "Tên gian thương đó không ngờ lại có bảo vật như thế, chút nữa bỏ mạng trong tay lão cũng xứng đáng ha ha." Tên đại ca phụ họa.

    "Thôn chúng ta toàn một lũ ngu ngốc, như vậy cũng không phân biệt được, nhất là nhị công tử kia chỉ nhìn lướt qua đã đồng ý mua rồi."

    "Đúng, có những tên đó, cướp bóc lừa gạt như chúng ta mới có cơm ăn chứ ha ha."

    "Đại ca, trốn tránh trên núi mấy ngày lại chạy về gấp quá chúng ta vẫn chưa được ăn gì, đệ đói đến chỉ còn da bọc xương."

    "Được, hôm nay huynh đệ chúng ta ăn uống no say, ngày mai đến kinh thành bán thứ đồ kia chắc sẽ được nhiều ngân lượng hơn nữa."

    "Đại ca thật thông minh, nhưng sao huynh biết ngã giá đó? Chúng ta mới lần đầu trộm được nhân sâm kia mà."

    "Ngươi không thấy tên chưởng quầy xem xong tờ giấy thì xanh mặt thở dài sao? Ta thật thông minh nghĩ ra được cái giá trên trời đó ha ha." Tên đó sờ sờ bụng mình lẩm bẩm: "Bọn họ lâu quá ta cũng đói đến hoa mắt chóng mặt rồi."

    Sau khi lấy được ngân lượng thì hai người họ đi nhanh ra xe ngựa, ta kêu người gói nhân sâm lại mang về nhà cho cha xem qua. Bọn họ vừa đi vừa cười nói trông thật vui vẻ không biết còn tưởng họ bệnh đến lú lẫn đầu óc rồi. Ta cũng không để tâm làm gì, đó là tự do của người ta lo chuyện mình thì hay hơn.

    Tên nhỏ con vào trong xe ngựa rồi quay đầu ra hỏi: "Đại ca, hộp bạch ngọc huynh để đâu rồi? Đệ tìm hết rồi nhưng không thấy, củ nhân sâm ngàn năm để trong đó cũng biến mất rồi."

    "Cái gì." Người nọ la lên hoảng hốt rồi nhảy lên xe ngựa tìm. Một lúc sau:

    "Đại ca, huynh làm sao vậy? Huynh tỉnh lại đi đại ca.. đại ca."

    Tiếng người kêu lên ai oán giữa con đường vang vọng nghe chấn động tâm can. Một người qua đường lắc đầu đồng cảm "Không phải tháng cô hồn mà nhiều người chết quá, lại thêm một kẻ xấu số."
     
    Phan Kim Tiên likes this.
  3. Bỉ Mộc Tình Tử Tam sinh hữu hạnh.

    Messages:
    23
    Chương 12: Mua một lời mười

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Hai người khách xuất hiện không đúng lúc kia không những làm dự định của ta tan thành mây khói mà còn bị Thiện bá mắng một trận không thể ngẩn đầu.

    Cũng do cái người đang ở nhà tự do tự tại làm ta không thể tập trung được, các đơn thuốc bị ta bốc lộn xộn cả lên còn cho thêm một ít dược liệu như thạch tín hay hạt đỉnh hồng.. đảm bảo trăm người uống không người nào sống sót. Vì vậy ta ngậm miệng bấm áo nghe Thiện bá giảng một tràn nhân sinh thế sự, cuối cùng cái thân đã mệt rũ rượi của ta được hộ tống về nhà.

    Hôm nay trong ngoài đèn đuốc sáng cả một vùng mọi người chắc không ai ngủ được. Ta bước về viện của mình. Vào phòng chẳng thấy tướng công đâu nhưng trên bàn lại có một vật. Một cái hộp bạch ngọc được điêu khắc thật tinh xảo, màu sắc thanh nhã, thoạt nhìn đã biết là thượng phẩm. Ta ngắm nghía hồi lâu khi mở ra thì thấy một củ nhân sâm to gấp ba ban ngày. Ta cẩn thận để lại trên bàn rồi đi ra ngoài.

    Vừa thấy bóng dáng của Tầm Nhi ta liền chạy đến hỏi: "Tầm Nhi, hộp bạch ngọc trong phòng ta từ đâu mà có?"

    "Hồi thiếu phu nhân là do thiếu gia mang về."

    Ta ngạc nhiên nhìn Tầm Nhi: "Hôm nay thiếu gia có ra ngoài sao?"

    "Lúc trưa thiếu gia nói nô tỳ dẫn đường đến gặp thiếu phu nhân, nô tỳ cũng tiện thể ra ngoài mua ít đồ. Lúc đến trước cửa hiệu thuốc thấy thiếu gia sắp vào trong thì nô tỳ đi về."

    "Nhưng hôm nay tướng công không có đến hiệu thuốc." Ta hoài nghi hỏi.

    "Sau khi mua đồ xong nô tỳ lại thấy thiếu gia đang chạy ngoài đường, khi đến hỏi thì thiếu gia nói muốn về nhà, lúc đó trên tay thiếu gia đã cầm hộp ngọc nên nô tỳ nghĩ thiếu phu nhân giao cho thiếu gia."

    Ta lại hỏi vài câu, cuối cùng biết được hắn không có ở trong viện nên quyết định ra ngoài tìm.

    Hồ Ngư Lục trăng thanh gió mát. Đây là lần thứ hai ta đến nơi này sau khi bước chân vào Nhậm gia, chỉ khác lúc trước là ban ngày còn bây giờ trời đã tối. Cảnh vật xung quanh tịch mịch hơn ban ngày nhưng những ngôi sao trên bầu trời chiếu xuống mặt hồ thật lấp lánh. Ta đến ngồi xuống bên cạnh tướng công, những con cá dưới kia còn đùa giỡn thật vui vẻ.

    Ta lấy một nắm thức ăn rải xuống mặt hồ, lũ cá tranh nhau ăn tạo ra âm thanh bọt nước phá tan đêm đen yên tĩnh.

    "Không ăn sẽ đói." Hắn đã mở lời với ta.

    Ta nhìn hắn một lúc lâu mới hỏi nhỏ: "Sao bình thường không thấy chàng đến đây?"

    "Ta không đói."

    "Bây giờ đói bụng sao?"

    "..."

    Hắn nghiêm túc gật đầu.

    Chàng đói thì tại sao không bảo Tầm Nhi mang đồ ăn đến mà lại chạy ra đây cho cá ăn làm gì? Chúng ăn no thì chàng sẽ no sao? Hơn nữa, chiều nào mà Nhậm thúc chẳng cho chúng ăn chứ, sắp đưa bụng lên trời rồi kìa. Ta rất muốn hỏi thế nhưng chắc sẽ không moi được cái gì nên thôi.

    Chuyện cho cá ăn làm ta quên mất chuyện chính cần hỏi. Hắn nói với ta hộp bạch ngọc hắn lấy từ trên xe ngựa trước cửa hiệu thuốc, chẳng trách lúc trưa sau khi hai người họ ra ngoài được một lúc thì la toáng lên. Bị mất đồ a. Một tên còn ngất xỉu trông thật tội nghiệp. Cũng đúng thôi, nhân sâm quý thế còn gì. Nhưng sao lúc đó người nọ không nói gì mà còn phi ngựa thật nhanh như sợ ai đuổi kịp?

    Nghĩ thôi cũng biết nguồn gốc nhân sâm không tốt đẹp gì, ta định dọa hắn mấy câu nên hơi lớn tiếng: "Sao chàng lại lấy đồ của người ta, như thế là trộm cắp."

    Hắn đứng phất dậy làm thức ăn đổ ngổn ngang dưới đất, u oán nói: "Ta không có ăn trộm, nương nói như vậy là xấu."

    "Nhưng chàng đã lấy đồ của người khác." Không phải ăn trộm thì như vậy gọi là gì?

    "Là bọn chúng ăn trộm không phải ta, chính tai ta nghe được nên lấy lại. Ở bên ngoài, hai cái con khỉ kia nói nhỏ với nhau, khỉ biết nói chuyện thật lạ. Ta lấy xong sợ quá nên liền chạy đi."

    Nhìn vào đôi mắt chân thành của tướng công ta cũng không biết phải phản ứng như thế nào, thính lực thật tốt! Mà trộm đồ của trộm thì gọi là gì nhỉ? Tất cả cũng tại cái con khỉ.. À không, chỉ tại cái người kia, tướng mạo không được bình thường còn mặc y phục bằng lông thú làm gì khiến người ta sợ hãi. Ta nhìn tướng công an ủi: "Không sao, chàng đừng sợ, bọn họ về núi cả rồi." Ta chợt nhớ ra: "Nhưng tại sao chàng không đem đến cho cha mà để ở trong phòng?" Chẳng phải chàng thương cha và nương nhất còn gì.

    "Cho ngươi."

    Ta giật mình khi nghe thế. Cho ta, ta có nghe lầm không?

    "Ngươi không cười còn khóc rất xấu xí, nương nói có thứ này ngươi sẽ vui vẻ." Tướng công lấy từ trong tay áo ra một cây trâm ngọc bích rất đẹp để trước mắt ta: "Ta thấy cái kia lớn hơn chắc ngươi sẽ thích nên cất cái này lại."

    "Cả hai thứ ta đều thích." Ta nhanh tay giành lấy cây trâm bỏ vào tay áo của mình. Nói ta xấu xí? Bỏ qua cho chàng lần này. Thì ra lúc sáng tướng công đến hỏi nương, ta nhìn tướng công rồi cười một cách vui vẻ mà không ngừng lại được.

    "Ngươi cười, nương thật giỏi." Hắn vỗ tay hào hứng.

    Sau khi đã cười đủ cả vốn lẫn lời, chúng ta về phòng lấy nhân sâm sẵn tay lấy cái bánh cho tướng công lót dạ rồi đến gặp cha và nương. Chuyện này nên để hai người giải quyết.

    Khi vào phòng của nương ta càng không thể ngờ mọi người đều có mặt đông đủ ngoại trừ lão phu nhân. Ánh mắt Bạch di nương nhìn ta trước giờ không hề thay đổi, thật lạnh. Nương đi đến nói với ta: "Sao hai con biết mà đến đây, nương còn định kêu người đi gọi."

    "Nương, xảy ra chuyện gì sao?" Chắc có chuyện nên mọi người mới tụ họp đêm hôm như thế.

    "Là nhân sâm con cho người đem về không phải nhân sâm ngàn năm, nhưng Tiêu nhi khẳng định đó là nhân sâm ngàn năm."

    Bạch di nương từ tốn nhấp ngụm trà ung dung nói, ánh mắt như có như không dừng trên người của ta: "Chắc chắn là có người tham lam cố tình đánh tráo."

    "Nương, chuyện này chưởng quầy và mọi người ở hiệu thuốc đều có thể làm chứng."

    "Ta biết." Cha mở lời: "Nếu Tiêu nhi vẫn không tin thì lấy nhân sâm ra đối chứng."

    Nhị đệ nhìn củ nhân sâm gật đầu, cha nói nhị đệ bị lừa gạt vì đây chỉ là bạch sâm trên dưới một trăm năm mà thôi, đệ ấy còn nhỏ tuổi không phân biệt được là chuyện bình thường nên cha cũng không trách phạt chỉ nói nhị đệ tự kiểm điểm bản thân. Tuy Bạch di nương vẫn không cam lòng nhưng lại không còn lý để nói nên họ ra khỏi phòng trong sự căm tức không vui.

    Sau khi chỉ còn bốn người trong phòng, ta lấy hộp bạch ngọc được bọc trong tấm vải đến cho cha xem rồi kể lại những gì tướng công đã nói. Cha xem xét một cách thận trọng rồi vỗ vai tướng công cười ha ha: "Nhi tử của ta thật giỏi lấy được hồng sâm mà không tốn một binh một tốt."

    Cha nói đó quả thật là nhân sâm ngàn năm hay còn gọi là hồng sâm – dược liệu trân quý khó cầu, ngàn vàng khó mua. Củ nhân sâm này lại lớn như thế thì đúng là một bảo vật. Hơn nữa, hộp bạch ngọc giá trị cũng không nhỏ. Bọn trộm kia cũng xem như được một bài học để đời.

    Lúc chúng ta định ra về thì nương gọi ta lại: "Phù nhi, nhà con gửi thư đến, chút nữa thì nương quên mất."

    Ta cầm lấy lá thư mà vừa mừng vừa lo, dòng chữ ngay ngắn của Tổ nhi hiện lên trước mắt: "Gửi nhị tỷ Diệp Phù."
     
    Phan Kim Tiên likes this.
  4. Bỉ Mộc Tình Tử Tam sinh hữu hạnh.

    Messages:
    23
    Chương 13: Tàn hoa

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Ngồi trên chiếc xe ngựa có chút xốc nảy lòng ta cũng lo lắng không thôi, màn đêm dày đặc ngoài kia vẫn không thể cho ta giấc ngủ yên bình. Hai mắt khép hờ nhưng luôn muốn nhìn về một nơi xa xăm nào đó, nơi đó có nương - người mà ta yêu thương nhất.

    Tối qua, ta nhận được thư Tổ nhi gửi đến nhưng chỉ chú ý vỏn vẹn mấy từ "Di nương bị bệnh, nhị tỷ mau về nhà" còn cụ thể như thế nào thì ta không rõ. Sức khỏe nương không tốt luôn bị bệnh trong người nhưng một khi tiểu đệ đã nói vậy thì chắc lần này bệnh tình nương không nhẹ. Ta cảm thấy nặng trĩu trong lòng.

    Tướng công và Tầm Nhi giờ đang ngủ say sưa vô lo vô nghĩ.

    Ta cứ tưởng lần này sẽ phải tự về nhà nhưng cha lại nói lúc trước tuy không tiện nhưng giờ đã khác, tướng công là hiền tế phải đi gặp nhạc phụ, nhạc mẫu là chuyện đương nhiên nên đã tống hắn lên xe ngựa cùng ta. Nương thì chuẩn bị nhiều thứ dược liệu quý hiếm để ta mang về và còn để Tầm Nhi đi theo chăm sóc chúng ta. Sau mấy tháng cách xa, ra đi một cách vội vã thì bây giờ ta đã được trở về nơi thân sinh ấy.

    Thôn Lý Lâm.

    Ánh sáng mặt trời chiếu sáng mọi vật, khung cảnh thân quen dần hiện ra một cách rõ ràng. Núi Lý Lâm vẫn cao và xanh như thế. Con đường nhỏ vào thôn gồ ghề với lởm chởm đá nhỏ đá to, hai bên đường có nhiều loại cỏ dại trên lá vẫn còn đọng hơi sương. Những mảnh ruộng tốt tươi của thôn dân, những con người còng lưng vì miếng cơm manh áo, tiếng cười nói vui vẻ khắp mọi nơi đó là những hình ảnh ta đã ghi tạc trong lòng.

    Cuối cùng, ta đã về đến nơi từng sinh sống mười sáu năm đằng đẵng. Ta nhảy xuống xe ngựa chạy nhanh vào nhà, chạy trên từng lối đi quen thuộc. Phu nhân đang ngồi thư thả trên ghế uống trà và dùng điểm tâm, ta sốt sắn hỏi: "Phu nhân, nương thế nào rồi?"

    Phu nhân để chung trà xuống, ánh mắt bất mãn nhìn ta: "Ngươi không biết chào hỏi trưởng bối một tiếng hay sao? Mà thôi, ngươi vào nhìn mặt nương ngươi lần cuối đi, đại phu cũng không thể cầm cự lâu hơn được nữa."

    Ta như không tin nổi những gì phu nhân vừa nói, hai chân tự động chạy đến tây phòng. Căn phòng vẫn cũ kỹ tiêu điều như trước, Tổ nhi đang ngồi một bên nhìn ta buồn bã, còn nương thì đang nằm trên giường mặt mày xanh xao, thân thể gầy ốm nhưng vẫn cố cầm cự hơi thở yếu ớt. Ta đến gần nắm lấy tay nương, người khó khăn mở mắt nhìn ta, giọng nói thều thào: "Phù nhi, là con sao?"

    Nước mắt ta rơi lã chã nhưng vẫn cố giữ bình tĩnh trả lời: "Nương, là Phù nhi, nữ nhi về rồi."

    "Về rồi thì tốt, cuối cùng ta cũng đợi được." Nương cố gắng nở nụ cười vui vẻ trên gương mặt tái nhợt đã lấm tấm mồ hôi.

    Ta dùng khăn chấm nhẹ lên gương mặt người, cổ họng nghẹn đắng: "Nương đừng nói nữa, nữ nhi đi sắt thuốc uống xong nương sẽ khỏi."

    Nương cố dùng chút hơi tàn sức yếu nắm tay ta lại, giọng nói đứt quảng: "Phù nhi.. đừng đi, không còn nhiều thời gian nữa."

    "Nương sẽ không sao, người đừng nói vậy." Nước mắt ta chảy dài, hình ảnh nương dần mờ nhạt. Sao lại như thế? Chỉ mới mấy tháng mà nương lại bệnh nặng thế này?

    Lúc đó, Tầm Nhi đưa tướng công vào: "Thiếu phu nhân, lão phu nhân người?"

    "Nương ta không sao." Ta nhìn sang tướng công sụt sùi: "Huynh đến chào nương đi!"

    Tướng công ngơ ngác đi lại gần nương, cuối người hành lễ như những gì ta đã dặn trước: "Nương." Sau đó chạy đến bên cạnh ta.

    Nương nhìn chúng ta cười, một nụ cười hài lòng thỏa mãn. Nương nhìn chúng ta khóc, những giọt nước mắt hạnh phúc mà cũng đượm màu thê lương. Ta đến lau đi giọt nước mắt trên gương mặt lấm lem của nương, tay người thật lạnh nhưng cũng thật "ấm áp".

    Nương nắm tay ta một cách vụng về: "Tốt lắm, tốt lắm Phù nhi sao này con phải sống tốt, phu thê hảo hợp như vậy nương yên tâm rồi."

    "Nương, Phù nhi sống rất vui vẻ.." Nương không cần lo lắng.

    Lời nói còn chưa tròn câu thì hai mắt nương khép lại, cánh tay người không còn hơi sức rơi xuống giữa không trung. Ta đờ người ra, ta ôm lấy nương nhưng người không còn hơi thở, mạch đập đã ngừng, ta khóc trong vô vọng, cảm giác đau nhói len lỏi khắp cơ thể cứ như những lưỡi dao vô hình đang dày xéo trên từng tấc da tấc thịt.

    Nương đã đi rồi, thật sự đã đi rồi, đi đến một nơi ta không bao giờ tìm thấy.

    Nắng nắng chói chang len lỏi vào căn phòng cũ kỹ làm hiện rõ hơn nét mặt ưu sầu mất mát ẩn dưới những dòng nước mắt đong đầy trên gương mặt của người đã phải chia ly. Khóc cho những gì đã mất đi không bao giờ tìm lại được, khóc cho năm tháng hữu hạn của con người trôi nổi giữa cuộc đời vô hạn mênh mông. Người ra đi bỏ lại hồng trần một cách khoan thai tiêu dao tự tại, người ở lại gặm nhấm nỗi buồn vật vã với đau thương.

    Chỉ mấy canh giờ ngắn ngủi mà giờ đây ta đang lo tang sự của nương. Cha ta chẳng thấy đâu chắc hẳn lại đang rượu chè say khướt ở một nơi nào đó, ta còn xa lạ gì thái độ ghẻ lạnh của cha đối với nương. Lúc sống không lưu tâm thì lúc mất đi chỉ càng trở nên phù phiếm.

    Thái độ phu nhân rõ ràng "việc ai nấy lo nhà ai nấy quản" sau đó cũng bỏ đi mất dạng. Nhiều lúc ta cũng muốn hỏi nương tại sao người lại nhẫn nhịn phu nhân như thế? Tại sao nương không thể sống cho mình, ích kỹ một chút? Vì trả ơn hay do cái gọi là tình nghĩa?

    Lúc ta sắp xuất giá nương đã kể ta nghe nhiều chuyện. Khi xưa vì ngoại tổ mẫu nợ gia đình phu nhân quá nhiều, đã qua bao đời vẫn không trả hết nên nương ta bị gán nợ cho nhà phu nhân từ khi mới hiểu được một chút chuyện bên ngoài.

    Nương hầu hạ cho phu nhân không một lời than vãn vì hiểu được thân phận của mình. Nương nói có lẽ đó là khoảng thời gian người vui vẻ nhất, phu nhân tuy không quá tốt với nương nhưng cũng không hà khắc với người. Như vậy là đủ, đủ để nương cảm thấy thỏa mãn với cái gọi là tình cảm giữa người với người mà nương đơn thân chắp vá tạo thành. Một loại tình cảm quá mỏng manh bọt bèo đến nỗi không thể chịu được dù là cơn giông nhỏ nhất thoáng qua.

    Càng lúc càng có nhiều thôn dân cũng đến thắp nén hương cho nương, có quen cũng có lạ, có buồn, cảm thông vì người ra đi quá sớm. Bệnh tật tai ương, đâu ai muốn thấy.

    Tướng công được Tầm Nhi và tiểu đệ lo lắng nên ta cũng yên tâm phần nào. Vẫn tưởng đại tỷ sẽ không xuất đầu lộ diện cho đến khi tan sự kết thúc nhưng ta lại lầm rồi vì tỷ ấy đang nói chuyện với mọi người rất vui vẻ, vui vẻ trong giờ phút này? Ta không quan tâm nữa vì tang sự của nương là quan trọng nhất.

    Buổi tối, lúc mọi người đã ngủ say ta dẫn tướng công đến ngồi trước hiên nhà, không gian thật yên tĩnh và có phần tịch mịch. Ta chỉ cho hắn xem đám hoa phi yến mà nương đã trồng nhưng giờ tại mảnh đất ấy chỉ còn là những nhành cây xơ xác, lá đã rụng hết còn hoa thì đã tàn tự bao giờ, chỉ còn vài quả nhỏ nhưng không biết còn trồng được không?

    Ta nở nụ cười héo úa "người còn hoa còn, người mất hoa cũng chết theo", hy vọng nơi nương sẽ đến luôn tràn ngập tiếng cười và hạnh phúc, một nơi có hoa có sức sống giúp người không còn phiền muộn vướng bận chuyện đời.

    Ta thất thần nhìn lên bầu trời đầy sao hỏi tướng công nhưng cũng là tự nói với chính mình: "Chàng có biết tại sao ta tên là Diệp Phù không?"

    Không đợi tướng công trả lời ta lẩm bẩm: "Nương từng nói, ngày ta được sinh ra sao Tả Phù tỏa sáng một vùng, là điềm tốt. Nương muốn ta sao này phải biết giúp đỡ người khác, biết gánh vác, đảm đang nên đã đặt tên ta giống như ngôi sao đó vậy. Nhưng ta là nữ nhi gọi là Diệp Tả thì không hay lắm nên nương đặt tên ta là Diệp Phù."

    Nương là như thế, luôn nghĩ trước nghĩ sau lo chu toàn mọi thứ, chỉ quan tâm người khác vất vả còn bản thân mình thì lại không màng. Tướng công vươn tay lau lau mặt ta, ươn ướt thì ra ta khóc mà chẳng hay. Ta cầm lấy bàn tay ấy, thật lớn thật ấm áp và yên bình: "Tên chàng cũng rất ý nghĩa, trong sáng không vướng bụi trần rất giống với con người chàng."

    Đêm đen càng thêm tĩnh mịch như muốn nuốt chửng mọi thứ nhưng không thể làm lu mờ ánh sáng của những vì sao đang cố gắng vươn mình tỏa sáng trên kia, ánh sáng của niềm tin và hy vọng, giản dị hiền hòa.
     
    Phan Kim Tiên likes this.
  5. Bỉ Mộc Tình Tử Tam sinh hữu hạnh.

    Messages:
    23
    Chương 14: Tương phùng

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Thời gian thấm thoát thoi đưa, tưởng chừng chỉ mới mấy canh giờ ngắn ngủi nhưng ba ngày đã lặng lẽ trôi qua, thôn Lý Lâm lại trở về với vẻ bình yên vốn có. Tang sự của nương diễn ra chóng vánh, nhiều người xa lạ đến viếng an ủi linh hồn người đã khuất nhưng người thiết nghĩ là quan trọng nhất lại không hề xuất hiện, liệu nương ra đi có an lòng?

    Đã khuya, sắc trời mang một màu đen vô tận, đêm không trăng.

    "Mở cửa, mở cửa ra."

    Tiếng người la lối, đập cửa inh ỏi chắc hẳn mọi người trong nhà đều tỉnh giấc nhưng chẳng ai buồn để tâm đến. Khí trời ngày càng lạnh hơn, ta gọi tướng công dậy ra ngoài mở cửa vì ta biết chủ nhân của giọng nói quen thuộc đó là ai, người tưởng chừng đã mất tích mấy ngày nay thì bây giờ lại trở về.

    Chỉ mới mấy tháng không gặp mà cha ta như già hơn hẳn, mái tóc đã bạc màu, lởm chởm sợi trắng sợi đen. Gương mặt trở nên tiều tụy hốc hác, hốc mắt trũng sâu đo đỏ. Cả người lạnh lẽo, gầy ốm, quần áo xốc xếch nhăn nhúm. Cha ngồi tựa lưng vào cánh cửa, ánh mắt vô hồn còn hai tay thì vẽ vời lung tung gì đó. Duy chỉ có mùi rượu nồng nặc trên người cha dù cho đất trời xoay chuyển thì chỉ có tăng thêm chứ không cách nào thuyên giảm. Đã say bí tỉ như thế thì không biết cha về nhà bằng cách nào, biết cửa ở đâu mà nháo chứ?

    Không ngờ cha lại có thể vô tâm đến thế, tận giây phút cuối cùng cha cũng không thắp được cho nương một nén hương mà chỉ lo vui vẻ với rượu chè. Nương cả đời khổ cực vì ngôi nhà này nhưng đổi lại là sự ghẻ lạnh, thờ ơ đến vô tình. Hai tay ta siết chặt vào nhau, trắng bệch. Ta rất muốn quên đi sự tồn tại của người được gọi là cha này nhưng ta làm không được vì nếu ta làm vậy thì nương chắc hẳn sẽ đau lòng, không được yên nghỉ. Nương thật khờ còn ta thì thật yếu đuối. Cuộc sống chỉ ngắn ngủi mấy mươi năm, phải chăng làm người như thế là quá thất bại?

    Tướng công và ta dìu cha về đông phòng, suốt đường đi cha cứ lẩm bẩm điều gì đó, ta nghe không rõ mà cũng chẳng muốn quan tâm làm gì, tướng công thì gật gật gù gù, chắc vẫn còn buồn ngủ lắm. Nương là sợi dây liên kết giữa cha và ta, nay người đã mất dây cũng chẳng còn, ta cảm thấy người trước mắt thật xa lạ, xa lạ đến ngỡ ngàng.

    Khi đến nơi, chúng ta phải chờ một lúc lâu sau phu nhân mới ra mở cửa, bộ dạng phu nhân ngáy ngủ, sắc mặt bơ phờ nhăn nhó khó coi. Tuy bực tức nhưng phu nhân vẫn đỡ lấy cha vào phòng và không quên sỉ vả vài câu thật khó nghe. Đêm lại trở nên yên tĩnh.

    Ta ở nhà của mình nhưng chẳng khác nào đi ở trọ nhà người khác, qua bao nhiêu ngày thì phải bỏ ra chừng ấy ngân lượng, một ít cũng không được thiếu, sau đó thì việc nhà ta vẫn phải làm còn chuyện của ta thì phải tự lo. Phu nhân vẫn như thế tính toán chi li, rạch ròi.

    "Nhà này không chứa kẻ chỉ ăn mà không làm, hơn nữa ngươi cũng đã gả đi nếu muốn ở lại đây thì phải có chút thành ý." Từng chữ, từng lời mang lại cho ta cảm giác thật quen thuộc, ký ức mười mấy năm dậy sóng.

    Nhưng bù lại, Tổ nhi trước giờ vẫn luôn hiểu chuyện, học tập siêng năng nên ta không có gì phải lo lắng. Còn mọi chuyện trong nhà có Tầm Nhi lo liệu cùng ta nên cũng an nhàn.

    Sáng sớm, nhân lúc tướng công còn đang ngủ ta đi dọc từng bờ sông mãnh ruộng, đặt chân đến những nơi đã bao lần ta mơ thấy mà không chạm tay vào được. Nhà của ta, thôn của ta, nơi mà nương ta đã gắn bó cả cuộc đời. Nơi người được sinh ra với hai bàn tay trắng, nơi đã chứng kiến niềm vui nỗi buồn của nương để rồi đến lúc ra đi mọi thứ lại trở về với cát bụi, nương chẳng có gì ngoài một nắm đất cô liêu lạnh lẽo. Năm tháng vô thường, đời người hữu hạn!

    Lúc đi ngang qua nhà Tô thúc ta thấy một bóng người quen thuộc cũng đang đứng đó nhìn về phía ta. Lam y nổi bật nhưng không cầu kỳ xa hoa mà thanh tao phóng khoáng. Mái tóc đen dài óng ả giờ đã được buộc cao sau đầu, nụ cười vẫn luôn nở trên môi hòa ái nhưng dường như con người đã điềm tĩnh hơn trước. Người đó bước đến trước mặt ta, âm thanh nhu hòa:

    "Diệp tỷ, muội đã nghe cha nói chuyện của đại nương, người cũng đã mất tỷ đừng quá đau buồn, đại nương sẽ lo lắng. Muội rất muốn về gặp mặt đại nương nhưng vì kinh thành quá xa nên muội về không kịp, xin lỗi Diệp tỷ."

    "Cảm ơn muội, A Tình, tỷ không sao. Muội định ra ngoài?" A Tình cầm trên tay rất nhiều thứ có bánh có trái cây. Cũng đã lâu ta không gặp A Tình, muội ấy chững chạc hơn, hiểu chuyện hơn hẳn. Thời gian có thể làm con người thay đổi nhưng quan trọng là theo chiều hướng như thế nào.

    "Muội vừa về nhà thì định đến viếng đại nương, không ngờ gặp được tỷ ở đây." A Tình vừa nói vừa chỉ vào cái giỏ nặng trĩu trên tay.

    "Muội thật có lòng. Muội lại đến kinh thành xa xôi, Tô đại thúc nhất định rất lo lắng."

    A Tình rất thích đi nhiều nơi, gặp nhiều người và học hỏi nhiều thứ. Kinh thành là nơi muội ấy hay đến nhất, một nơi phồn hoa náo nhiệt, tấp nập người đi, một nơi có thật nhiều thứ mà ở thôn nhỏ như Lý Lâm vô phương có được nên cứ vài hôm A Tình sẽ cùng một vài cô gái trong thôn vào thành. Lúc đầu Tô thúc còn ngăn cản nhưng cuối cùng lại đành thôi, càng lớn lên thì tính tình ương ngạnh của A Tình chẳng còn ai bì kịp. Khi nào trở về A Tình cũng không quên mang thật nhiều thứ kỳ quái cho ta làm ta dở khóc dở cười, lấy thì không biết dùng làm gì không lấy thì A Tình sẽ không vui nên ta cứ cầm hết về nhà, chắc đến giờ cũng được một gương đầy.

    "Cha sẽ không lo đâu Diệp tỷ vì muội.. Muội đi cùng tướng công. Muội gả đến kinh thành đã được mấy tháng rồi, tướng công của muội là La Tự Kiên, bộ đầu ở nha phủ. Cứ khi nào thư thả hai người bọn muội sẽ về thăm cha và đại nương. Muội rất muốn báo tin cho tỷ biết nhưng không biết phải làm thế nào."

    "Xin lỗi muội vì tỷ đi mà chẳng lời từ biệt, muội sống có vui vẻ không?" Thì ra A Tình cũng đã lấy phu quân, tiểu nha đầu ngày nào còn khóc lóc thúc thích giờ đã trưởng thành thật rồi.

    Mà cũng thật không ngờ chỉ đi kinh thành vài bận A Tình đã tóm được một lang quân như ý, thật đúng là vẹn cả đôi đường: Vừa được mở mang tầm mắt, lại gặp được người sớm tối kề bên.

    "Tỷ đừng nói vậy, không có lỗi gì giữa hai chúng ta cả.. Tỷ đừng lo, phu quân rất tốt với muội." Khuôn mặt trước giờ vẫn hừng hừng khí thế nay có thêm một rạn mây hồng đáng yêu. Ta cười thỏa mãn, chí ít A Tình đã có được hạnh phúc của riêng mình.

    "Vậy thì tốt rồi. À phải, Tú cô là người thế nào? Đối xử với nương tỷ có tốt không?"

    "Tú cô? Tú cô là ai vậy Diệp tỷ?" A Tình nhíu mày, nghiêng đầu suy nghĩ.

    "Tú cô là người phu nhân đã tìm về để chăm sóc nương tỷ?". Ta nghi hoặc hỏi A Tình, nếu thường xuyên đến thăm nương thì A Tình hẳn phải gặp qua Tú cô rồi mới phải.

    "Không có, Diệp tỷ, không có ai là Tú cô chăm sóc cho đại nương. Đại nương vẫn làm việc nhà bình thường, tự chiếu cố mình tuy sức khỏe ngày càng yếu, muội có ngăn cản nhưng mỗi lần đại nương đều cười nói không sao cả."

    Không có, không có Tú cô? Không thể nào. Phu nhân đã hứa với ta sẽ tìm người về thay nương làm việc, chăm sóc người mà. Tại sao? Ta nắm chặt tay A Tình: "Muội nhớ kỹ lại xem, là Tú cô.. Tú cô?"

    Tô Tình nhăn nhó vì đau nhưng vẫn cố gắng trả lời: "Đúng là vậy, Diệp tỷ muội không gạt tỷ."

    Ta như chết lặng khi nghe câu nói của A Tình. Phu nhân thật nhẫn tâm. Tại sao có thể nói mà không giữ lời như thế? Ta cảm thấy chán ghét, căm hận vô cùng. Nhất định chuyện này phải hỏi cho rõ ràng.

    Một lúc sau A Tình đến thắp cho nương nén nhang và phải về lại kinh thành gấp vì La bộ đầu phải giải quyết một vụ án quan trọng. Trước khi đi muội ấy còn cho ta biết một số chuyện, đặc biệt là chuyện của đại tỷ.

    "Thiếu phu nhân, sao người lại đứng một mình ở đây mà không vào nhà?" Tầm Nhi lên tiếng hỏi, không biết đã đứng gần ta tự lúc nào.

    Thì ra vẫn mải mê suy nghĩ nên ta vẫn đứng yên một chỗ trước hiên nhà từ lúc A Tình đi đến giờ. Khi ta hỏi đến tướng công thì Tầm Nhi ấp úng trả lời: "Thiếu gia.. Thiếu gia đang nói chuyện với Diệp tiểu thư."

    Nói chuyện với đại tỷ? Chàng thân thiết với đại tỷ từ khi nào mà đại tỷ không chê bai tướng công là ngốc tử thì đúng là may rồi. Hai người họ có thể nói chuyện với nhau thật không thể tưởng tượng được. Ta nhấc cái chân đã tê cứng lên: "Cũng trễ rồi, chúng ta vào nhà thôi."

    "Nhưng mà, thiếu phu nhân.. thiếu.." Tầm Nhi vò đầu bức tóc khó khăn mở lời.

    "Tầm Nhi, có gì muội cứ nói không cần ngại với ta." A đầu này thật là.

    "Thiếu phu nhân, mấy ngày nay thiếu gia rất gần gũi với Diệp tiểu thư, họ cười nói rất vui vẻ, Diệp tiểu thư còn tặng thiếu gia rất nhiều đồ và thiếu gia đều cất giữ cẩn thận."

    Có sao? Tại sao ta không biết gì cả? "Như vậy không phải tốt lắm sao, ta sợ đại tỷ sẽ ghét bỏ chàng làm cả nhà bất hòa với nhau nhưng xem ra ta lo xa rồi."

    "Nhưng mà.." Tầm Nhi còn định nói gì đó.

    "Được rồi Tầm Nhi, chẳng lẽ muội muốn bọn họ đánh mắng nhau mới là bình thường sao? Đừng nghĩ nhiều nữa, chúng ta về dùng cơm thôi, ta đói lắm rồi."

    Ta nắm tay Tầm Nhi đi về, nếu còn ở đây thì không biết muội ấy sẽ lải nhải đến lúc nào.

    "Vâng, thiếu phu nhân." Dường như Tầm Nhi vẫn chưa cam lòng, sắc mặt không được vui.

    Khi vào đến phòng, ta thấy thức ăn đã được dọn sẵn trên bàn nhưng không thấy tướng công đâu. Thật lạ, không phải bình thường vào giờ này chàng đã đói đến kêu trời gọi đất hay sao?

    "Thiếu phu nhân, thiếu gia đang ở chính phòng dùng bữa." Tầm Nhi nói khẽ.

    Tại sao lại chạy đến chính phòng, thức ăn ở đó ngon hơn sao? Tướng công đang nghĩ gì thế. Ta và Tầm Nhi đi đến trước cửa tiền sảnh thì nghe tiếng cười nói vui vẻ của hai người. Một người là đại tỷ, người còn lại là phu quân của ta. Phu nhân và Tổ nhi đã ra ngoài từ sớm nên đương nhiên chỉ có hai người họ dùng bữa với nhau, ta chắc thế.

    Ta bước vào phòng thì thấy đại tỷ đang dùng khăn tay lau miệng cho tướng công, chàng không cự tuyệt. Cử chỉ của đại tỷ dịu dàng, sóng mắt nhu hòa chứa chan tình cảm. Ta đã từng nhìn thấy ánh mắt đại tỷ như thế, đó là khi tỷ ấy đang nhìn vào món đồ yêu thích nhất của mình.
     
    Phan Kim Tiên likes this.
  6. Bỉ Mộc Tình Tử Tam sinh hữu hạnh.

    Messages:
    23
    Chương 15: Hư tình giả ý

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Từ khi trở về Nhậm gia mọi thứ có vẻ không còn giống như lúc trước. Nhị đệ ít khi ra ngoài gây sự đánh nhau, đã không còn đi không thấy hình về không thấy bóng. Thay vào đó, nhị đệ lại rất hay đến Mai viện của ta để trò chuyện cùng đại tỷ, tỷ ấy cũng rất nhiệt tình tiếp đãi.

    Một điều không thể ngờ nữa là lão phu nhân luôn mai danh ẩn tích đã bắt đầu "xuất quan" và không có dấu hiệu sẽ trở về viện cũ trong rừng trúc nữa. Tính tình lão phu nhân hoạt bát hẳn lên, nói chuyện vui vẻ với mọi người, đặc biệt là khi có mặt đại tỷ.

    Một nhà hòa thuận, con cháu ngoan ngoãn thế này thì còn mong mỏi gì hơn? Tất cả đều nhờ có đại tỷ, đáng lẽ ta nên thật tâm cảm tạ tỷ ấy nhưng có vì sao ta lại thấy thật bất an trong lòng!

    Nhớ lại ít lâu lúc trước, khi chúng ta lo hậu sự cho nương xong thì chuẩn bị lên đường trở về Nhậm gia. Vẫn tưởng chỉ có Tổ nhi ra tiễn chúng ta nhưng thật không ngờ hình bóng đại tỷ cũng dần xuất hiện.

    Diện trên người bộ y phục màu đỏ chói chang được tô điểm bằng những bông hoa mẫu đơn được thêu thùa tỉ mẩn trông thật sống động càng tôn lên làn da trắng như sứ của đại tỷ. Từng bước đi thật nhẹ nhàng mà khoan thai, môi hồng luôn nở nụ cười vui vẻ.

    Ta nhìn đại tỷ rồi lại nhìn bộ y phục màu trắng tang tóc trên người mà không biết phải phản ứng thế nào. Quả thật tỷ rất xinh đẹp, đặc biệt là giữa khung cảnh thê lương khi vừa lo xong tang sự, hai chiếc đèn lồng màu trắng vẫn còn đu đưa trong gió.

    Đại tỷ đến gần chúng ta và hớn hở nói với tướng công: "May quá, vẫn còn kịp. Ta đã dậy từ sớm để trang điểm vậy mà.." Nhưng khi thấy tướng công không phản ứng thì biểu môi: "Thật là, không khen nổi một câu à? Nhưng không sao, chúng ta còn nhiều thời gian."

    Ta vẫn còn đang suy nghĩ đại tỷ đang ám chỉ điều gì thì lại nghe tỷ ấy cao giọng nói với ta: "Ta sẽ đến Nhậm gia ở một thời gian, ngươi tự mà thu xếp! Ta đến chỉ để xem vị muội muội tốt của ta sống có tốt không? Người tỷ này chí ít cũng chỉ có thể làm được như vậy."

    Ta nghe thế thì hoảng hốt. Muốn xem ta sống tốt không? Lừa người mà! Hơn nữa, đâu thể nói đến liền đến, ít nhất cũng phải đợi ta hỏi ý kiến trưởng bối Nhậm gia trước đã. Khi định lên tiếng phản đối thì tỷ ấy liền nghiến răng bảo:

    "Ngươi liệu mà biết thân biết phận, nương cũng đã đồng ý. Hơn nữa, ngươi cản nổi ta sao?"

    Sau đó, trước sự kinh ngạc của mọi người đại tỷ ưu nhã bước lên xe ngựa và ngồi cùng một chỗ với tướng công. Không thể làm gì khác ta chỉ đành ngậm ngùi chấp nhận.

    Tổ nhi đến bên cạnh ta nói nhỏ: "Nhị tỷ, xin lỗi. Lại gây phiền phức cho tỷ. Nhưng đại tỷ nhờ tỷ chiếu cố giúp đệ."

    Tuy vẫn còn nhỏ mà lại hiểu chuyện thế này, phu nhân chắc kiếp trước cũng có tích chút phúc đức đi? Ta thầm nghĩ.

    "Được, tỷ hứa với đệ. Đệ cũng phải cố gắng học hành không được lười biếng, còn phải chăm sóc cho cha và phu nhân." Ta quyến luyến nhìn tiểu đệ, không biết bao lâu nữa ta mới lại quay về.

    "Được, mọi người bảo trọng."

    Hình ảnh cuối cùng trong tâm trí ta có lẽ là nụ cười gắng gượng trên gương mặt phấn nộn của đứa nhỏ.

    Hôm nay thời tiết đặc biệt tốt, một tầng nắng nhẹ, gió thổi hiu hiu, rất thích hợp để.. ngủ trưa. Nhưng ở dưới mái đình có phần giản đơn lại nổi bật lên ba bóng dáng: Nam thì tiêu sái, anh tuấn, nữ thì yểu điệu, ưu nhã. Họ cùng nhau nói cười vui vẻ nhưng không phải ngâm thơ đối câu mà đang uống rượu, ăn thịt, xương gà, chân vịt nằm ngổn ngang dưới chân bàn. Thật uổng phí cho một bức tranh đẹp.

    Mai viện vẫn luôn yên tĩnh nhưng nhờ vậy lại được một phen náo nhiệt. Đại tỷ đang mở tiệc chiêu đãi gì đó, tỷ ấy nói có dịp cũng nên cũng cố tình cảm người trong nhà với nhau. Đại tỷ cho mời tất cả mọi người nhưng rốt cuộc chỉ có nhị đệ và một người nữa đến chung vui. Người sở hữu gương mặt khôi ngô tuấn tú nhưng lòng dạ đen tối không ai sánh bằng - cái này ta nghe dân làng bảo thế - không ai khác chính là bằng hữu tri kỷ của nhị đệ, đại danh đỉnh đỉnh: Cổ Ngọc Hàn thiếu gia.

    Cha và nương từ đầu đến cuối luôn tỏ thái độ chừng mực: Chủ - khách với đại tỷ. Hơn nữa, hai người cũng chẳng thích những lúc tiệc tùng thế này bao giờ nên viện cớ từ chối. Lão phu nhân cùng Bạch di nương đã ra ngoài từ sớm, nghe nói là lễ phật ở đâu đó đến chiều tối mới trở về. Ta và tướng công chỉ núp ở trong phòng rồi thò đầu ra xem, chứ ra ngoài kia ta thật không hứng thú, đại tỷ cũng đã một lôi hai kéo nhưng tướng công nhưng chàng một mực lắc đầu từ chối.

    Người ta thường hay nói: "Bán anh em xa mua láng giềng gần" nhưng nhị đệ thì khác ngay cả huynh đệ trong nhà cũng bán đứt. Ta thật không hiểu trên đời có gì quý hơn tình thân máu mủ? Rồi nhớ lại hoàn cảnh của mình thì đành thở dài cho qua.

    Khi nhìn sang tướng công thì hắn đã ngủ ngon lành trên bàn, một tay gối đầu. Mái tóc thật đen cũng thật dày mà lại bóng mượt, một vài sợi tóc che đi gương mặt, tay ta từ tốn vén lên. Gương mặt hài hòa, ngũ quan cân đối, hai mắt khép hờ, chân mày đen dài, đôi môi.. Càng nhìn lại càng làm ta tức giận. Ta lại chợt nhớ đến lời lão phu nhân nói lúc trước "Dung mạo quá sức bình thường" mà liền ném cho ai kia cái nhìn khinh bỉ. Xinh đẹp cũng có ích gì? Vẫn không thể thay cơm mà ăn được. Nhưng thật tình dùng để ngắm thì đặt biệt vừa mắt.

    Lại nhìn ra ngoài, người đang cười nói vui vẻ với vị Cổ thiếu gia vừa gặp đã thân chính là đại tỷ của ta, người tỷ tỷ danh chính ngôn thuận của ta. Khác với ta, đại tỷ là kim chi ngọc diệp từ lúc còn trong bụng mẹ, có cốt cách của thiên kim tiểu thư, chỉ có điều cầm kỳ thi họa không thông, nữ công gia chánh lại càng không dùng được. Như vậy thì đã sao, đại tỷ luôn là một vị tiểu thư chân chính. Huống chi, thôn Lý Lâm nghèo nàn cơ cực, cơm còn bữa có bữa không, tiểu thư đương nhiên cũng có điểm khác người.

    Đại tỷ xinh đẹp, hiểu ý người nên lão phu nhân vừa gặp đã thích cũng là điều đương nhiên. Vốn dĩ cha định sắp xếp cho tỷ ấy ở Mộc Uyển – gian phòng dành cho khách nhân - nhưng đại tỷ lại khéo léo từ chối và tỏ ý muốn đến Mai viện của ta. Cha định không đồng ý vì như thế sẽ có nhiều điểm bất tiện, đại tỷ là cô nương chưa gả ra ngoài sao có thể sống trong viện của nam nhân?

    Lão phu nhân dáng vẻ không hài lòng, đi đến bên cạnh nắm lấy tay đại tỷ vỗ về: "Diệu Hương đã nói ở Mai viện thì sẽ ở đó, tỷ muội người ta sao lại đành lòng chia rẽ?"

    Ta nhìn lão phu nhân rồi nhìn xuống chiếc vòng phỉ thúy đang chểm trệ đeo trên tay người mà thấy chua xót cho phu nhân ở nhà. Đây là vật mà đại tỷ hảo hảo cất giữ từ trước đến giờ, ngay cả nương của mình cũng không cho sờ mó nhưng lại sẵn lòng tặng cho một người chỉ vừa gặp mặt.

    Bạch di nương đang ngắm nghía cây trâm ngọc được điêu khắc tinh tế - vừa được đại tỷ tặng - cũng buông vài câu lý lẽ: "Nương nói chí phải, tỷ muội lâu ngày gặp lại sẽ có nhiều điều cần hàn huyên tâm sự, Mộc Uyển xa Mai viện như thế cũng thật bất tiện."

    Nhị đệ luôn ngẩn ngơ nhìn đại tỷ từ lúc tỷ ấy bước vào cửa cũng vội vã không kém: "Đúng vậy, Hương tỷ sao có thể xem là người ngoài, tỷ tỷ của đại tẩu cũng là tỷ của ta."

    Hai từ "đại tẩu" ta nghe mà thụ sủng nhược kinh, nhị đệ nói nghe thật dễ dàng như đã gọi ta như vậy từ rất lâu rồi.

    Đại cuộc như thế đã được định đoạt, ta dìu tướng công đang mệt lả về phòng, còn đại tỷ thì để cho Tầm Nhi chiếu cố. Lão công của ta vẫn là quan trọng nhất đi!

    Lại nói, bây giờ bọn họ ăn uống vui vẻ thế kia không biết bao giờ mới xong, đành để một mình Tầm Nhi lo liệu vậy, ta đi vào phòng đánh một giấc trước đã. Trước khi đi ta còn không quên đắp một lớp chăn mỏng cho tướng công, nhìn chàng ngủ ngon lành thế kia ta không nỡ đánh thức.

    Buổi chiều khi thức dậy ta đã không thấy tướng công đâu, cái chăn thì bị vứt bừa bãi dưới sàn nhà. Ta uể oải ra ngồi xuống bàn rót tách trà để uống. Ngủ nhiều quá cũng thật không tốt chút nào.

    Bên ngoài thật yên tĩnh, có lẽ tiệc cũng đã tàn, ai về chỗ nấy. Bình yên như thế này thật tốt.

    Một lúc sau thì tướng công cũng vào phòng, trên người lấm lem bùn đất, đầu tóc rũ rượi. Bạch y công tử điềm tĩnh nho nhã nay lại biến thành hắc y nam tử lôi thôi lếch thếch nhưng trên môi trước sao luôn nở nụ cười tỏ ra vô tội.

    Ta định hỏi nhưng lại thấy nên đi tắm trước đã, cái bộ dạng này thật là làm trò cười cho tiểu hài tử. Đúng lúc đó, Tầm Nhi hớt hải đạp tung cửa chạy vào, tim ta thót lên một cái. Tình huống này quả thật không phải tốt lành gì cho cam.

    "Thiếu phu nhân, không xong rồi. Thiếu gia không biết vì cớ gì lại đi nhổ sạch hoa lan trong viện Bạch di nương. Bây giờ Bạch di nương đang khóc lóc với lão phu nhân, người mau đến xem."

    Đúng là, thời tiết tốt chắc gì sẽ không có bão. Lần này lại thừa lúc chủ nhân đi vắng mà lẻn vào oanh tạc vườn lan nhà người ta. Tướng công, chàng nói xem ta phải thu xếp thế nào đây?
     
    Phan Kim Tiên likes this.
  7. Bỉ Mộc Tình Tử Tam sinh hữu hạnh.

    Messages:
    23
    Chương 16: Gió hôm nay là bão nổi ngày mai

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Lúc tướng công và ta đến đại sảnh thì cũng khá trễ do phải thay y phục cho chàng. Vậy mà người nào đó không hề biết đại họa sắp giáng đầu vẫn vui vẻ tung tăng nhảy nhót suốt dọc đường. Ta cũng mặc kệ, chuyện không nên làm thì cũng đã làm, giờ có nói gì chắc tướng công sẽ chỉ để ngoài tai.

    Vừa bước lên vài bậc thềm phía lối vào ta đã nghe thấy tiếng khóc kinh tâm động phách của Bạch di nương, giọng nói nhu mì yếu ớt thập phần oan ức: "Nương phải làm chủ cho Liên nhi, hằng ngày thiếp thân không quản nắng mưa chăm sóc vườn lan thật cẩn thận, cũng đã sắp đến ngày trổ hoa. Vốn dĩ người ta muốn nhân ngày sinh thần sẽ đem tặng người để tỏ lòng hiếu thuận nhưng.. nhưng bây giờ.. cả cái rễ cũng không còn!"

    Lão phu nhân cũng sụt sùi thương cảm: "Có lòng là được, ngoan, đừng khóc nữa."

    Khi hai ta bước vào tất cả ánh mắt đều hướng vào "thủ phạm" là tướng công và "đồng phạm" là ta. Cha và nương ngồi trên ghế thần sắc lo âu, hình như nương muốn nói gì đó với ta nhưng ta không hiểu. Đại tỷ đang đứng bên cạnh lão phu nhân nhìn ta cười vui vẻ, nhị đệ ở kế bên đại tỷ cũng phụ họa theo, ban cho ta một nụ cười chói sáng. Chỉ có Bạch di nương một thân y phục hoa lệ đang rũ rượi ngồi khóc dưới chân lão phu nhân vẫn không có ý định sẽ đứng lên.

    Không đợi chúng ta thỉnh an thì lão phu nhân đã mặt nặng mày nhẹ chỉ vào tướng công tức giận nói: "Giỏi cho tiểu tử ngốc nhà ngươi, bao nhiêu việc tốt không làm tại sao lại lại nhổ sạch vườn lan của di nương chứ hả?"

    Tướng công nhìn lão phu nhân rồi ngơ ngác nhìn ta, ta cũng ngu ngơ nhìn lại. Hắn hỏi ta tại sao? Ta cũng rất muốn biết lý do mà có hỏi cách nào hắn cũng không chịu nói hay là cả hắn cũng không biết?

    Thấy không ai hé môi, lão phu nhân càng tức giận, dùng tay đạp mạnh xuống bàn, một tiếng "rầm" vang lên làm mọi người một phen hoảng sợ. "Nói mau!"

    "Chàng, chàng.." Ta cả kinh nên chỉ ấp úng mà không biết phải giải thích thế nào.

    Nương không thể ở yên được nữa liền chạy đến chỗ tướng công gấp gáp hỏi: "Khiết nhi, nói cho nương nghe tại sao con lại làm vậy? Mau nói đi!"

    Tướng công nhìn nương mà hai chân mày nhíu chặt lại rồi cúi đầu thú nhận: "Khiết nhi muốn trồng hoa."

    Không đợi nương hỏi thêm câu gì thì Bạch di nương đã nhảy cẫng lên, không còn dáng dấp danh môn khuê nữ như thường ngày, giọng di nương đay nghiến: "Cái gì? Trồng hoa? Nếu ngươi thích có thể trồng ở chỗ của ngươi, tại sao lại đến chỗ ta phá hoại?"

    "Đất rất cứng mà." Hắn thủ thỉ nói nhỏ. Mai viện từ trước đến giờ chỉ trồng toàn mai, cây to nhất cũng đã mấy trăm năm tuổi, đất ở đó quả thật không thể trồng loại cây nào khác.

    Lúc này cha mới đứng dậy đỉnh đạc nói: "Được rồi, chỉ vì vài bông hoa mà ầm ỉ cả một buổi tối, thật không ra thể thống gì." Rồi nhìn sang Bạch di nương tiếp lời: "Nếu Khiết nhi đã thích khu vườn đó như thế thì sau này cứ tùy ý sử dụng không cần để ý đến người khác. Về phần Bạch Liên, hồ sen bên cạnh Lan viện sẽ là của ngươi, dùng để trồng gì thì tùy ý ngươi quyết định."

    Bạch di nương đang định nói gì đó nhưng khi nhìn đến ánh mắt sắc lạnh của cha thì đành nuốt ngược vào trong, không dám nhiều lời.

    Đây rõ ràng là siêu cấp bao che, hơn nữa hồ sen chỉ có thể trồng sen hoặc là thả cá, còn có thể trồng được cái gì khác? Nhưng cha là chủ của Nhậm gia, ai dám lên tiếng phản đối?

    Nhưng Lão phu nhân chắc hẳn là ngoại lệ duy nhất: "Không được! Như vậy quá không công bằng. Đó dù sao cũng là công sức của Liên nhi không thể nói bỏ qua liền bỏ. Ít nhất cũng phải bù đắp cho Liên nhi, ta thấy mấy mảnh ruộng ở phía tây liền giao nàng quản lý đi."

    "Chuyện này.." Cha có phần không đồng ý nhưng nương lại ra hiệu giật giật tay áo của người. Cha miễn cưỡng chấp nhận.

    Bạch di nương hớn hở ra mặt, hướng lão phu nhân khấu đầu một cái rồi nhếch môi nhìn nương khiêu khích.

    Nhậm gia đời đời đều làm nghề y nên chuyện mấy mảnh ruộng cũng không đáng nhắc đến làm gì, hơn nữa cha chỉ mua lại một cách tình cờ một dạo nào đó. Nhưng có điều, đất đai phong thủy đặc biệt tốt, hằng năm cho lợi nhuận cũng không ít. Vốn dĩ từ trước đến nay đều do nương quản lý, những khoản chi không "rõ ràng" cũng lấy từ đây mà lắp vào. Giờ Bạch di nương xem như lãi được một vố to.

    Lão phu nhân thật vui lòng vì vừa được đóng vai một vị quan thanh liêm, chính trực. Đại tỷ nhanh nhẹn dìu lão phu nhân về phòng, còn không quên nịnh hót làm lão phu nhân cười đến không thấy mắt đâu.

    Mọi chuyện xem như được dàn xếp ổn thỏa. Tối hôm đó, ta dùng hết cách hỏi tướng công chàng đã trồng hoa gì nhưng hắn lại làm bộ mặt "không nói cho ngươi biết" rồi xoay lưng về phía ta và ngủ. Ta cũng vờ như không cần biết nữa nhưng cả đêm cứ trằn trọc không yên.

    Mấy ngày sau là đại thọ sáu mươi tuổi của lão phu nhân nên mọi người ra vào tấp nập để chuẩn bị. Nương cũng bận rộn không kém, ta chạy phía sau nương để phụ giúp, cả hiệu thuốc cũng không thể đến thường xuyên nữa.

    Buổi chiều, tại hoa viên có nhiều người qua lại, tiếng cười nói vui vẻ thi thoảng còn nghe được tiếng cười khúc khích của tiểu hài tử.

    Thì ra là Thẩm lão nhà ở cuối thôn đến chơi. Trước đây lão phu nhân và Thẩm lão là tỷ muội chi giao nhưng cũng có điểm không hòa thuận, mấy năm gần đây sức khỏe không còn tốt nên cũng ít qua lại. Lần này, ngoài mặt là đến thăm lão phu nhân nhưng trọng yếu vẫn là khoe khoang tằng tôn* đáng yêu nhà nàng.

    Đứa nhỏ được gọi là Ân nhi, vừa tròn hai tuổi, thân hình trắng trẻo, mập mạp rất bụ bẫm. Nghe đâu hai phu thê Thẫm thiếu gia đi làm ăn xa, đến lúc sinh con xong vẫn chưa chịu về nhà vì viện cớ vướng bận công việc. Lần này nếu không phải Thẫm lão nói mình lâm trọng bệnh, chẳng còn được mấy hơi tàn thì có lẽ mùa xuân năm sau vẫn chưa được nhìn mặt tằng tôn đáng yêu này.

    Nương bảo ta mang một ít bánh nhà bếp vừa làm xong cho hai vị lão nhân gia thưởng thức. Lão phu nhân ngăn không cho ta mở lời chào hỏi mà nhanh chóng phân phó ta đứng sang một bên rồi vui vẻ tiếp tục cười nói với Thẩm lão.

    Lão phu nhân nhìn Ân nhi mà hai mắt long lanh sáng, hai tay ôm lấy tiểu oa nhi mà cưng mà nựng tựa như đang ôm đứa cháu ruột rà của nàng. Ân nhi cũng thật ngoan ngoãn, không hề quấy khóc chút nào. Nó nhìn sang ta cười ngô nghê, hai má phúng phính rung rung bần bật. Ta thật kiềm chế mới không chạy đến cắn một phát vào má phấn nộn của đứa nhỏ.

    Nhìn Ân nhi vui vẻ, hoạt bát làm ta chợt nhớ đến chuyện A Tình đã nói lúc trước. Chuyện đó làm ta suy nghĩ rất lâu, có nằm mơ ta cũng không dám nghĩ đến. Người đại tỷ luôn xem trọng danh dự là trọng yếu – chỉ sau nhan sắc – chưa gả ra ngoài mà đã hoài thai đứa nhỏ. Kẻ hại đại tỷ không dám ngẩng đầu ở thôn Lý Lâm lại là một thư sinh không biết từ đâu đến và hiện nay cũng đã bặt vô âm tính. Phu nhân biết được nổi cơn thịnh nộ ép đại tỷ uống thuốc phá thai, lúc đó chắc hẳn đại tỷ rất khổ tâm. Dù gì cũng là tỷ muội với nhau nên ta cũng định lúc có cơ hội sẽ nói vài lời an ủi tỷ ấy nhưng phải mở lời như thế nào đây? Không khéo đại tỷ lại nghĩ ta diện cớ cười nhạo cũng nên. Lần lượt suy tính trước sau nên đến bây giờ ta vẫn chưa nói được một câu nào ra hồn với tỷ ấy.

    Ta nghĩ bâng quơ một lúc thì bị âm thanh the thé của Thẩm lão làm bừng tỉnh.

    Thẩm lão thấy lão phu nhân có vẻ thích thú với Ân nhi thì liền bóng gió: "Nếu đã thích như vậy thì nói tụi nhỏ sinh một đứa để mà bồng bế, lão phu nhân người cũng chẳng còn son trẻ gì, chẳng mấy chốc.." Đoạn làm như lỡ lời liền cười trừ nói sang chuyện khác: "Cháu dâu của phu nhân đâu, sao ta không nhìn thấy? Nghe nói, nàng vừa xinh đẹp lại giỏi giang, biết thu vén trong ngoài, là một cô nương tốt khó tìm."

    Đến lúc này lão phu nhân cũng không thể nào nhẫn nhịn được nữa, mặt mày xám tro nhưng giọng nói vẫn nhỏ nhẹ từ tốn: "Phu nhân nói đúng, cháu dâu của ta đích thực không ai sánh bằng, ngoan ngoãn hiếu thuận chứ không như cháu dâu nhà ai đó.. đi biền biệt mấy năm cũng chẳng thèm về nhà lấy một lần."

    Mặc dù lão phu nhân không xem trọng ta nhưng trước mặt người ngoài, người không muốn làm xấu mặt Nhậm gia nên đành nói trái lương tâm của mình. Ta cũng thở phào nhẹ nhõm.

    Thẩm lão biết chuyện nhà mình đang bị xỉa xói thì khó chịu nhưng cũng không làm gì được. Chỉ biết lấy chuyện con cháu ra để khó dễ: "Nhưng có điều cưới về cũng đã lâu, cũng nên có tin vui rồi mới phải? Phu nhân không hối thúc tụi nhỏ? Có đứa nhỏ bên cạnh quả thực rất khác biệt."

    Người ta khẽ rung, ta nhìn về phía lão phu nhân, người cũng vừa vặn liếc ta một cái. Ta thực tâm muốn nói cho lão phu nhân biết tướng công và ta thực ra vẫn chưa có viên phòng. Mặc dù ở chung một chỗ lại ngủ cùng một giường nhưng cái gì chúng ta cũng chưa làm, hơn nữa hắn ngủ rất quy củ, không hề động chạm đến ta, thử hỏi ta lấy đâu ra tằng tôn cho người?

    "Phu nhân nói đúng, nhưng chuyện con cháu còn phải xem duyên phận thế nào, ta thực không nôn nóng." Lão phu nhân điềm nhiên trả lời, vẻ mặt lại lạnh đi vài phần.

    Thẩm lão không nói gì nữa chỉ đành uống trà ăn bánh. Đột nhiên ánh mắt dừng trên một bóng dáng đứng cách đó không xa, vội vàng chỉ tay hỏi gấp: "Đó, đó có phải là cháu dâu không? Quả thật là xinh đẹp hơn người."

    Lão phu nhân nhìn theo hướng tay Thẩm lão thì nhìn thấy người đang đứng hái hoa là đại tỷ của ta nhưng người cũng không ngần ngại mà dứt khoát trả lời:

    "Đích thực là nàng."

    * * *

    *Tằng tôn: Chắt.
     
    Phan Kim Tiên likes this.
  8. Bỉ Mộc Tình Tử Tam sinh hữu hạnh.

    Messages:
    23
    Chương 17: Vẽ đường cho hươu chạy

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Mai viện bốn bề trăng thanh gió mát, tướng công và ta ở trước hiên phòng đập muỗi. Dạo này hương liệu hình như đã mất đi tác dụng, lũ muỗi bắt đầu hoành hành ngang ngược, con cháu sinh sôi nhanh chóng, quả thực không xem ai ra gì. Nếu chúng ta còn không ra tay, bọn chúng còn tưởng chúng ta là một miếng mồi ngon mà tha hồ chén cũng nên.

    Tướng công hình như rất thích thú, tay đập liên hồi rất nhiệt tình lại vô cùng chuẩn xác, biết bao nhiêu là xác chết nằm nham nhở dưới chân hắn, ta nhìn chỉ biết vỗ tay tán thưởng.

    Chuyện lão phu nhân nói lúc chiều ta vẫn chưa quên được, tuy thật buồn lòng nhưng người là trưởng bối ta có thể làm gì? Vả lại, từ lúc về phòng ta luôn thấp thỏm không yên, một dự cảm xấu bắt đầu nhen nhóm trong lòng. Có thể nói ta trở nên đa nghi hơn trước, tâm cũng vì thế mà bắt đầu đen đi một phần.

    Tướng công hình như đã thấm mệt, mồ hôi nhễ nhại nếu không lau khô rất dễ sinh bệnh. Ta ra hiệu cho chàng đến ngồi cạnh mình rồi lấy từ tay áo một chiếc khăn lụa lau trán cho hắn. Hắn cũng rất phối hợp, ngồi yên cho ta lau khô mà không hề quậy phá.

    Ta nhìn hắn mà không biết phải mở lời thế nào, lại không biết hắn có hiểu không nhưng không làm gì ta không tài nào yên giấc được.

    Hắn nhìn ta cười hòa ái càng làm ta thêm xác định: Cả đời này ta chỉ lưu tâm mỗi mình hắn là đủ.

    Đặt khăn lụa đã ươn ướt xuống, tay ta nhẹ nhàng sờ lên gương mặt từ lúc nào đã trở nên thật thân thuộc. Ta hỏi hắn nhưng cũng chẳng hy vọng gì nhiều: "Chàng biết ta là ai không?"

    "Ngươi là.. nương tử." Hắn khó hiểu nhìn ta.

    "Vậy chàng có thích nương tử không?". Không thấy hắn phản ứng nên ta giải thích thêm: "Kiểu như thương cha và nương, luôn muốn hai người vui vẻ."

    "Có chứ, Khiết nhi rất thích nương." Hắn hiểu ra rồi nên hồ hởi nói.

    "Còn nương tử? Chàng có thích không?"

    "Có nha, rất thích."

    Ta không ngờ hắn trả lời thế nên thấy thật vui vẻ trong lòng liền hỏi tiếp, cũng như uốn cây phải uốn liền tay mới có hiệu quả: "Chàng thích có thích cưới thêm nương tử không? Một người khác, không phải ta."

    "Thích chứ." Hắn thật biết cách làm người khác tuột hết cảm xúc. Ta bèn dụ dỗ:

    "Không được, chàng không được đồng ý. Nếu không.. nếu không sau này ta không chơi cùng chàng nữa, không cho chàng đến hiệu thuốc, cả hồ Ngư Lục cũng không được đi."

    Tướng công vội vã nói: "Không thích.. không thích nữa." Như vậy thì đúng thật là rất buồn chán.

    "Vậy chàng phải hứa với ta sau này không được cưới thêm nương tử cũng không được bỏ ta?"

    "Được."

    "Ta nói gì chàng cũng phải đồng ý, không được cãi lại?"

    "Được." Người nào đó cúi đầu nói nhỏ, vẻ mặt thập phần ủy khuất.

    Ta thấy hắn như thế thì có chút hối hận rồi rất nhanh lại cảm thấy rất vui, hắn nghe lời là được mặc dù phương pháp chẳng quang minh chính đại gì. Hắn là tướng công của ta, ta không muốn chia sẻ cùng người khác. Hơn nữa, ta đã hứa với nương phải sống thật vui vẻ mà ta chỉ vui vẻ khi hai chúng ta sớm tối cùng nhau, chỉ duy có hai người.

    Nói ta ích kỷ cũng được, toan tính cũng được, chỉ cần hắn mãi nhìn một người là ta thì cho dù có làm gì ta tuyệt nhiên không hối hận.

    Lúc định trở vào phòng nghỉ ngơi thì Tầm Nhi đến thông báo cho ta một tin. Đại tỷ đến phòng lão phu nhân nhưng đến giờ vẫn chưa trở về Mai viện, có lẽ là ngủ lại ở chỗ lão phu nhân cũng nên.

    Ta "ừ" một tiếng liền cho nàng cáo lui. Tâm lại đen thêm vài phần.

    Sáng sớm ánh nắng chan hòa, chim hót líu lo, xem ra khí trời rất tốt. Ta nằm cuộn mình trong chăn vẫn chưa muốn dậy, tướng công vẫn đang ngủ say sưa hơi thở đều đều an ổn.

    Lúc chúng ta dùng xong bữa sáng và định đến hiệu thuốc phân phó vài việc mà nương căn dặn thì lại đụng phải hai người cũng đang tiến vào Mai viện. Ta sững sờ nhìn họ, vạn lần thầm nhủ trong lòng chỉ là nhìn lầm người vì khoảng cách khá xa nhưng đáng tiếc thay mắt ta rất sáng, họ đích thực là đại tỷ của ta, tỷ ấy đang dìu lão phu nhân từng bước, từng bước đi vào.

    Không hiểu sao ta cảm thấy thật bất an trong lòng, hai tay tự động nắm chặt tay của tướng công. Hắn nhìn ta rồi lại nhìn về phía hai người đang tiến đến ngày một gần.

    Ta tự an ủi bản thân, có lẽ lão phu nhân chỉ đến phòng của đại tỷ, xem tỷ ấy sống có tốt không nhưng đến lối rẽ qua gian phòng của đại tỷ mà hai người vẫn phía trước "tấn công" thì ta biết họ đến để tìm chúng ta.

    Chỉ còn vài bước chân thì đến bậc cửa, đại tỷ lại vờ như vừa nhìn thấy chúng ta, âm thanh nhu hòa gần gũi: "Nhị muội, biết chúng ta đến nên ra đón rồi sao, muội thật có lòng."

    Ta nhìn hai người trước mặt, gắng nở nụ cười thật tươi nhưng chắc cũng có phần méo mó: "Lão phu nhân, đại tỷ buổi sáng tốt. Hai người bọn muội có việc nên định ra ngoài."

    Lão phu nhân chẳng thèm đưa mắt nhìn chúng ta mà tiến thẳng vào phòng, an vị trên ghế. Đại tỷ đi theo phía sau rồi đứng ngay bên cạnh lão phu nhân, tỷ ấy nhìn ta cười vui vẻ xem ra tâm trạng rất tốt.

    Dù gì người cũng đã đến, đi không được thì đành ở lại. Ta nói tướng công ngồi xuống ghế rồi tiến đến rót trà mời lão phu nhân dùng. Từ đầu đến cuối người chưa thốt ra một lời nào.

    Từ trước đến giờ lão phu nhân vô cùng chán ghét tướng công, đương nhiên sẽ không có chuyện người đến đây để xem nội tôn của mình có hay không bị nương tử ức hiếp? Hôm nay lão phu nhân đến thì khẳng định sẽ không có chuyện gì xuôi tai.

    Quả nhiên, lão phu nhân nhìn ta một lượt từ trên xuống dưới rồi bực dọc nói: "Ngươi đến đây cũng đã lâu nhưng cái gì cũng chưa làm được, thứ ngươi có thể làm chỉ là bôi nhọ danh dự của Nhậm gia, làm xấu mặt chúng ta. Hôm qua nếu không nhờ Diệu Hương xuất hiện đúng lúc thì chẳng phải Thẩm lão bà kia đã được một phen cười đến lệch miệng hay sao, mặt mũi ta còn biết để đâu?"

    Không thấy ta tỏ vẻ phản đối hay biện minh cho bản thân mà chỉ cúi đầu lắng nghe nên vẻ mặt lão phu nhân hòa hoãn hơn, hài lòng nói tiếp:

    "Nhà người ta cưới dâu không phải môn đăng hộ đối thì cũng xinh đẹp chu đáo. Ngươi nhìn lại mình xem, ngươi có được thứ gì? Không phải là con chánh thất, dung mạo lại quá tầm thường lại không có gì nổi bật. Khiết nhi nói sao cũng là con cháu Nhậm gia, ta không thể không quản. Nhìn xem, hai đứa các ngươi đứng cùng một chỗ quả thực chướng tai gai mắt. Nếu nói Khiết nhi cùng Diệu Hương là một đôi thì ta còn chấp nhận được. Ta nói vậy ngươi chắc cũng đã hiểu rõ rồi chứ?"

    Lão phu nhân từ tốn lấy ly trà lên uống còn không quên cho ta một cái nhìn cảnh cáo. Ta cảm thấy như vừa bị đâm một nhát vào tim, cả người run lên nhưng vẫn phải vờ bình tĩnh ứng phó: "Cháu dâu ngu muội, xin lão phu nhân nói rõ."

    "Ngươi.. ngươi thật không biết tốt xấu." Lão phu nhân tức giận đặt mạnh ly trà xuống bàn làm nước văng tung tóe.

    Tướng công chạy đến rồi nhìn ta lo lắng, ta cười với hắn ngụ ý không việc gì.

    Đại tỷ trấn an lão phu nhân rồi nhìn ta mỉa mai: "Nhị muội, làm người phải biết tức thời. Ta thực không tin ngươi có thể ngu ngốc đến thế. Nội tổ mẫu cũng đã nói quá rõ ràng, tốt nhất ngươi nên tự mình nhượng bộ."

    Một tiếng "nội tổ mẫu" làm ta như mất hết hy vọng. Lão phu nhân quả thực đã xem đại tỷ là con cháu trong nhà, nhưng ta mới đích thực là thê tử được tướng công cưới về thì hà cớ gì phải nhượng bộ?

    "Đại tỷ là người hiểu rõ muội nhất, tuy trời sinh dung mạo tầm thường tư chất ngu si nhưng trước biết kính trên nhường dưới sau biết chăm lo chồng con. Xin hỏi đại tỷ, muội đây phải nhượng bộ cái gì?"

    Lão phu nhân hừ một tiếng rồi chỉ tay vào mặt ta nói lớn: "Ngươi nói mà không thấy hổ thẹn? Ngươi cướp mối hôn sự của đại tỷ mình mà gọi là kính trên nhường dưới sao? Diệu Hương đã nói cho ta biết, ban đầu người nhà ta muốn thú là nàng nhưng ngươi lại một mực giành mất. Bây giờ thì cái gì của nàng nên trả lại cho nàng, còn ngươi về thôn gì đó sống tiếp cuộc sống của ngươi là được."

    Thấy ta định phản ứng, lão phu nhân đã tiếp lời: "Không cần nhiều lời, ngươi tự mình thu dọn rồi đi cho nhanh."

    Nhìn đại tỷ rồi lại nhìn lão phu nhân, hai nét mặt như một, ta khẽ thở dài hỏi: "Lão phu nhân đây là muốn tướng công hưu thê?"

    "Đúng vậy. Hay ngươi còn có điều kiện? Muốn ngân lượng hay vàng bạc, lụa là? Làm người không nên tham lam quá, tự biết thân biết phận sẽ sống lâu hơn được vài năm."

    "Diệp Phù không phải hạng người tham lam trong mắt chỉ có hư vinh mong lão phu nhân nghĩ lại. Cháu dâu thực không cần những thứ đó chỉ cần có tướng công là đủ. Hơn nữa từ trước đến giờ cháu dâu không làm chuyện gì có lỗi với Nhậm gia, rất an phận mà sống. Vậy xin hỏi lão phu nhân lấy lý do gì đuổi ta?"
     
    Phan Kim Tiên likes this.
  9. Bỉ Mộc Tình Tử Tam sinh hữu hạnh.

    Messages:
    23
    Chương 18: Đoạt phu

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Lúc ta nói ra những lời như vậy hoàn toàn hy vọng lão phu nhân có thể suy xét lại nhưng thật không ngờ lại chọc cho người giận đến tím cả mặt mày, ngay cả lý lẽ cũng chẳng cần để ý nữa.

    Lão phu nhân đi từng bước đến trước mặt ta, ánh mắt trước sau như một đều nhìn ta khinh thường, nửa điểm đồng cảm hay thậm chí thương hại cũng không có, thanh âm lạnh lẽo, một trời xa cách:

    "Lý do? Ta lấy lý do gì đuổi ngươi? Ta là trưởng bối trong cái nhà này, một chuyện cỏn con như vậy chẳng lẽ ta lại không thể tự mình quyết định. Ta chỉ là đang nể mặt Diệu Hương mà nói chuyện phải trái với ngươi. Hưu thư ta cũng đã chuẩn bị, ngươi không có quyền phản đối."

    Ta thật không ngờ ngay cả hưu thư lão phu nhân cũng đã sớm viết nhưng ta vẫn phải kiên cường đến phút cuối cùng. Nương ta từng nói, nếu đã làm việc gì thì phải dũng cảm kiên trì đến phút chót thì mới biết được bản thân sẽ làm được những gì, cho dù kết quả không như mong muốn thì ít ra sẽ không phải hối tiếc vì lúc ban đầu bản thân không chịu cố gắng, thất bại nhưng vẫn mỉm cười trong hạnh phúc.

    "Dù lão phu nhân có nói gì Diệp Phù vẫn không thể chấp nhận. Tướng.."

    "Chát!"

    Ta đang định nói "tướng công là người quan trọng nhất với ta, ta không thể sống thiếu chàng" thì đại tỷ đột nhiên chạy đến tát ta một cái thật mạnh. Cái tát này đau gấp mấy lần phu nhân đã từng cấp cho ta ở thôn Lý Lâm. Lúc đó phu nhân đơn thuần chỉ có chán ghét nhưng đại tỷ như dồn tất cả sức lực bình sinh mà đánh, ánh mắt đại tỷ nhìn ta hằn học thể hiện rõ sự chán ghét cùng căm hận. Ta không hiểu tại sao đại tỷ một mực muốn tranh tướng công với ta? Chẳng phải lúc đầu bọn họ ép ta lên kiệu hoa hay sao, bây giờ thì vì cái gì mà một mực chấp nhất?

    Một bên mặt ta bắt đầu cảm thấy ửng đỏ đau rát, ta thoáng ngửi được mùi tanh của máu, mằn mặn. Tướng công hốt hoảng sờ sờ mặt ta, động tác của hắn vụng về làm ta thêm ê ẩm nhưng thấy hắn lo lắng đến thế ta lại thấy ấm áp vô cùng.

    Không biết hắn học ở đâu mà lại cuối người xuống rồi thổi thổi vào mặt ta, còn không quên nói nhỏ: "Không đau, không đau.", rồi quay sang nhìn đại tỷ giọng nói thể hiện rõ sự bất mãn: "Đánh người, ngươi là người xấu!"

    Quả thực lúc đó hắn giống như một tiểu hài tử nhưng là một tiểu hài tử đáng yêu vô cùng, làm người ta càng nhìn càng thích.

    Ta nhìn đại tỷ vẫn đang đứng đó ngạc nhiên tròn mắt nhìn chúng ta, chắc tỷ ấy cũng không ngờ tướng công lại nghĩ thế. Đại tỷ định nói gì đó với hắn nhưng ta nhanh chóng đi đến che trước mặt hắn rồi cố gắng nói năng nhỏ nhẹ: "Tỷ như vậy là có ý gì?"

    "Đánh một cái hình như làm ngươi ngốc hơn thì phải? Chẳng phải nội tổ mẫu đã nói rõ ngươi chỉ có thể nghe theo lời trưởng bối không được phản đối nhưng thái độ ngươi thế nào? Ta chỉ thay mặt nương ngươi dạy dỗ ngươi chút lễ giáo để sau này ngươi biết cách cư xử không làm xấu mặt nhà ta."

    Nhắc đến nương làm ta càng không thể bình tĩnh nổi, nương ta vì sao mà mất sớm thì tỷ là người hiểu rõ nhất, vậy mà bây giờ lại cư nhiên nhắc đến nương trước mặt ta?

    "Diệu Hương đánh rất hay, rất có phong phạm của một đương gia chủ mẫu. Nhậm gia sau này có con quản lý ta cũng phần nào yên tâm." Lão phu nhân cũng gật đầu trước hành động của đại tỷ rồi chẳng thèm đói hoài đến ta mà trực tiếp đến đánh chủ ý lên người tướng công: "Khiết nhi, nội tổ mẫu muốn cưới nương tử cho con, Khiết nhi có chịu không?

    " Không chịu: .

    Lão phu nhân không buông tha, tiếp tục dụ dỗ: "Nương tử rất tốt lại vô cùng xinh đẹp?"

    "Không lấy." Tướng công trả lời rất dứt khoát làm lão phu nhân trơ ra vài giây, vẽ mặt mong chờ của đại tỷ cũng vì thế mà liền biến dạng. Ta thầm cười lạnh trong lòng, có chút cảm giác của tiểu nhân đắc ý rồi nhìn tướng công gật đầu tán thưởng, hắn cũng nhìn ta cười vui vẻ.

    Lão phu nhân dường như cũng không còn kiên nhẫn liền bực dọc phất mạnh tay áo, ngồi xuống ghế thở phì phò. "Cái gì cũng không được, ta không thể ủy khuất Diệu Hương làm thiếp, vậy để nàng làm chánh thất, ngươi làm thiếp thì sao?"

    Lão phu nhân lại có thể nghĩ ra loại chuyện như thế, việc hệ trọng của cả một cuộc đời nhưng người lại có thể nói một cách điềm nhiên như đang lựa bó rau, con cá ngoài chợ.

    Thái độ của ta từ lúc bắt đầu vẫn không thay đổi: "Diệp Phù chỉ muốn cùng tướng công hai người an ổn mà sống, không muốn có người thứ ba chen vào."

    "Ngươi.. ngươi làm ta tức chết mà!" Lão phu nhân gắng nói cho trọn câu rồi lấy tay xoa xoa ngực mình, hơi thở gấp gáp. Ta hốt hoảng chạy đến xem thì người lập tức đẩy ta ra chỗ khác nhưng đối với đại tỷ thì người lại hài lòng cảm kích.

    Đại tỷ vẫn chưa bỏ cuộc, chắc đã nghĩ ra chủ ý gì đó liền cười đến rạng rỡ mặt mày: "Nhị muội từng nói, muốn ngươi rời khỏi đây thì phải cho ngươi một lý do?"

    "Đúng vậy."
     
    Phan Kim Tiên likes this.
  10. Bỉ Mộc Tình Tử Tam sinh hữu hạnh.

    Messages:
    23
    Chương 19: Không nói đạo lý

    Bấm để xem
    Đóng lại
    "Vậy ta cấp cho ngươi một lý do. Ngươi phạm vào một điều trong thất xuất, cưới về đã lâu mà vẫn chưa thể sinh nhi tử nối dõi cho Nhậm gia, đó là đại tội. Như vậy ngươi còn gì để nói."

    "Diệu Hương nói rất đúng." Lão phu nhân chỉ thiếu mỗi việc giơ hai tay lên tán thành, dáng vẻ bệnh tật đã tiêu tán hơn phân nửa.

    Đây rõ ràng là hiếp người quá đáng, chỉ mới mấy tháng trôi qua mà đại tỷ nói y như rằng cả đời này ta không thể sinh con cho Nhậm gia. Ta quay sang nhìn tướng công thì suy nghĩ cũng trở nên mơ hồ, nếu chúng ta cứ như thế này thì quả thật con cái chỉ là điều viển vông mơ tưởng. Nhưng cũng không thể để thua thiệt: "Đại tỷ chắc cũng hiểu rõ 'tam niên vô tử bất thành thê', huống hồ ta chỉ đến đây mấy tháng chưa hoài thai là chuyện bình thường, tỷ hà tất nói quá lên như thế?"

    Đại tỷ cũng thấy đuối lý nên hàm hồ nói "Không cần nói nhiều vô nghĩa. Ta cho ngươi một cơ hội không thôi ngươi lại nói ta ỷ lớn hiếp nhỏ. Hơn hai tháng nữa là đến lúc cúng một trăm ngày cho nương ngươi nếu đến lúc đó vẫn không thể hoài thai thì đừng bao giờ quay về Nhậm gia nữa."

    Lão phu nhân đã một mực muốn đuổi ta đi để tác thành cho đại tỷ thì cho dù lý do có vụn về, khập khiễng như thế nào người cũng sẽ biến không thành có. Ta biết đến đây đã là giới hạn cuối cùng, nếu còn chống đối không biết lão phu nhân sẽ lại dùng biện pháp gì đối phó ta.

    "Được. Cháu dâu thỉnh ý." Ta quay sang nói với đại tỷ: "Nhưng cũng mong đại tỷ hứa với muội một chuyện, tỷ không được có nửa điểm ý tứ đến tướng công, ít nhất bây giờ chàng là tướng công của muội, là muội phu của tỷ."

    Đại tỷ còn chưa hết hả hê khi nghe ta đồng ý yêu cầu vô lý của lão phu nhân thì lại tức giận hùng hổ đến trước mặt ta: "Ngươi.. ngươi cho ta là cái hạn người gì? Ta lại có thể ti tiện như thế? Ngươi đây là cố ý coi khinh ta? Diệp Phù ngươi.."

    Đại tỷ giơ cao tay định cho ta thêm một cái tát nhưng tướng công đã nhanh tay cản lại. Hắn vừa lôi kéo đại tỷ ra ngoài vừa tỏ vẻ muốn "tiễn khách" : "Đánh người là không tốt, ta không muốn chơi cùng ngươi, ngươi đi đi."

    Đại tỷ một mực không đi, mồm luôn ĩ oi tha thiết: "Khiết ca ca, ta biết lỗi rồi, không đánh người nữa, chàng đừng như thế!"

    Lão phu nhân cũng chạy đến ngăn hai người bọn họ đang dây dưa một chỗ nhưng tướng công dù sao cũng là nam nhân sức lực đương nhiên hơn hẳn hai người nữ nhân tay trói gà không chặt.

    Ta đứng như tượng chứng kiến cảnh tướng công hiền lành lại ngốc nghếch của ta một tay đẩy hai người bọn họ ra ngoài, tay kia nhanh nhẹn đóng cửa lại, còn không quên cài then cho thật chặt, sợ chỉ cần hở một chút thì bọn họ lại trở vào.

    Tiếng đại tỷ la hét ở ngoài một hồi thì im lặng chắc người cũng đã rời đi.

    Tướng công đến trước mặt ta, sờ nhẹ lên gương mặt đã không còn sưng đỏ của ta, âm thanh trìu mến: "Bọn họ là người xấu, ta chỉ thích chơi cùng ngươi."

    Một buổi sáng tốt đẹp trong lành cũng đã bắt đầu kéo mây đen, gió lạnh tràn về. Chúng ta đi nhanh đến hiệu thuốc vì đã khá trễ. Những chuyện nương căn dặn ta chẳng biết mình có nói đúng với chưởng quầy hay không, tâm trí lúc đó vẫn chưa thể tỉnh táo lại được.

    Một lúc sau khi hai chúng ta trở về liền thấy nương đã ngồi ở trong phòng, Tầm Nhi đứng bên cạnh hầu hạ trà nước. Vẻ mặt nương không tốt lắm, ta có hỏi han nhưng người lại gạt đi rồi hỏi chuyện lúc sáng, trông dáng vẻ rất gấp gáp.

    Thì ra sau khi Tầm Nhi giặt quần áo xong khi trở về phòng liền thấy đại tỷ động tay động chân với ta nên đã hốt hoảng đi tìm nương, có điều tìm hết các viện vẫn không thấy, có hỏi cũng không ai biết nên đành tự thân chạy đông chạy tây để tìm. Thảo nào lúc dùng cơm xong thì không thấy Tầm Nhi đâu cả.

    Nương nói cha và nương phải ra ngoài mời bà con thân tộc đến dự đại thọ sáu mươi của lão phu nhân nên đến lúc gặp được Tầm Nhi thì đã quá muộn. Nương vội về nhà nhưng lại chẳng thấy chúng ta đâu.

    Ta kể lại mọi chuyện thật rõ ràng cho nương biết. Cả người nương rung lên, gương mặt giận dữ đến đỏ bừng, người nói có phần to tiếng: "Mơ tưởng. Ta nhất quyết không đồng ý, Khiết nhi cả đời này chỉ cưới một người nương tử là con, thiếp thất cũng đừng bao giờ nghĩ đến. Huống chi nàng lại là đại tỷ của con, nàng.. nàng thật quá đáng!"

    Nương còn nói với ta tuyệt đối không được nhượng bộ, nương sẽ đến nói chuyện phải trái cùng lão phu nhân. Nếu lão phu nhân đã thích đại tỷ như thế nương có thể tìm một mối hôn sự thật tốt cho nàng, không để nàng chịu ủy khuất.

    Trước lúc nương rời đi, ta nghe loáng thoáng nương tự nói nhỏ một mình, trên môi là nụ cười vừa hời hợt lại pha chút giễu cợt: "Trên thế gian có chuyện gì bất hạnh hơn hai tỷ muội ruột thịt phải lấy cùng một phu quân, đánh nhau đến sức đầu mẻ trán!"

    Lúc đó ta không hiểu sao thái độ của nương lại kịch liệt như thế, sau này hiểu rồi lại cảm thấy bi ai.

    Ngày hôm sau ta nghe Tầm Nhi nói lại, nương đến nói chuyện với lão phu nhân cả một buổi sáng hay nói đúng hơn là cãi nhau một trận long trời lở đất, cha có can ngăn cũng chẳng ích gì. Lão phu nhân tức đến trúng gió nằm liệt trên giường chưa khỏe lại được, Bạch di nương luôn túc trực cạnh bên. Cha cũng vì vậy mà có lỡ nói năng nặng lời với nương nên nương rất đau lòng về phòng liền cửa đóng then cài không cho ai gặp mặt, đặc biệt là cha.

    Lại nói trong thời gian này, nhị đệ hay rủ rê tướng công đến viện của đệ ấy vui chơi gì đó nhằm bồi đắp tình cảm huynh đệ mười mấy năm mờ nhạt nên không cho ta theo cùng. Đại tỷ cũng rất giữ lời không bám lấy tướng công nữa, ta cũng yên tâm phần nào.

    Tướng công vui vẻ ra mặt, mới sáng sớm đã líu lo đi mất đến chiều tối mới trở về, có hôm còn ngủ luôn lại chỗ nhị đệ. Ta thực không vui trong lòng nhưng lại không thể ngăn cản huynh đệ đồng lòng, vui vẻ bên nhau.

    Một buổi chiều nọ, ta về phòng lấy xấp vải lụa đã mua lúc trước đến cho nương may y phục thì lại phát hiện một chuyện. Tướng công và đại tỷ đang ở trong phòng chúng ta nói chuyện rất là vui vẻ. Đại tỷ chỉ vừa nói thích chiếc mặt nạ bằng da thì hắn liền hai tay dâng tặng, sợ chậm trễ một chút đại tỷ sẽ đổi ý không cần nữa.

    Ta đi vào phòng mà sắc mặt đen hơn lọ nồi, chẳng phải hắn luôn rất quý trọng chiếc mặt nạ được nhị đệ tặng hay sao? Cả chạm nhẹ ta cũng không được phép mà hắn lại dễ dàng cho đi như thế!

    Đại tỷ vui vẻ đi về phòng, lúc ngang qua ta còn không quên nở nụ cười thỏa mãn. Ta hùng hổ đi tìm đồ, lục lọi một lượt cũng tìm thấy vì đã bị ai đó giấu đi. Hắn hớn hở chạy đến chỗ ta nhưng ta không thèm đoái hoài đến hắn mà bước nhanh ra ngoài một mực không quay đầu nhìn lại.
     
Trả lời qua Facebook
Loading...