Ta Nguyện Làm Thê Tử Của Chàng - Bỉ Mộc Tình Tử

Thảo luận trong 'Truyện Drop' bắt đầu bởi Bỉ Mộc Tình Tử, 14 Tháng năm 2021.

  1. Bỉ Mộc Tình Tử Tam sinh hữu hạnh.

    Bài viết:
    23
    [​IMG]

    Ta Nguyện Làm Thê Tử Của Chàng

    Tác giả: Bỉ Mộc Tình Tử

    (Bút danh cũ: Tiểu Tình Tử)

    Thể loại: Cổ đại, ngôn tình

    Link thảo luận góp ý: Các tác phẩm của Bỉ Mộc Tình Tử

    Văn án:

    Nàng tên là Diệp Phù, một thôn nữ có cuộc sống không tốt đẹp gì ở một thôn nhỏ xa xôi. Nàng có một người cha không thương yêu mình, một người nương quá nhu nhược không thể bảo bọc được nhi nữ của mình.

    Thời gian trôi qua, cuộc sống đưa đẩy, Diệp Phù được gả cho chàng. Chàng là một người không bình thường nếu không muốn nói là ngốc nghếch. Nhưng chàng lại là người chân thành, rất thương yêu nàng.

    Cuộc sống có nhiều khó khăn, trắc trở nhưng liệu nó có thể trở thành chất xúc tác khiến tình yêu của hai người thăng hoa thêm trọn vẹn hay tất cả lại trở về với cát bụi phù hoa?

    Đôi lời tâm tình của tác giả:

    Đây là truyện đầu tiên mình viết và đã viết cách đây khá lâu rồi, có đăng trên diễn đàn khác và mình tạm ngưng không viết nữa. Chỉ còn một số chương nữa là hoàn nên hiện tại mình sẽ tiếp tục viết để hoàn thiện đứa con tinh thần của mình.

    Những chương đã viết trước đây mình sẽ sửa lại một chút như về cách xưng hô, dùng từ, đoạn đối thoại và độ dài mỗi chương cho phù hợp với hoàn cảnh và nội quy diễn đàn nhưng tổng thể nội dung truyện vẫn sẽ không thay đổi.

    P. S: Gửi đến Prien - Độc giả đầu tiên ủng hộ mình, nếu có duyên đọc tiếp truyện dang dở này thì chúc nàng đọc truyện vui vẻ và chân thành cảm ơn nàng!
     
  2. Bỉ Mộc Tình Tử Tam sinh hữu hạnh.

    Bài viết:
    23
    Chương 1: Dẫn truyện

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Ta là một thôn nữ bình thường, sống ở một thôn nhỏ bình thường với thân phận không bình thường, lấy một người chồng cũng không bình thường và kể từ đó cuộc sống của ta trở nên bất thường.

    Nữ nhi ở thôn quê như ta thì chỉ mong luôn có một cuộc sống an an ổn ổn, người nhà vui vẻ bên nhau, phụ mẫu mạnh khỏe, tỷ muội hòa thuận, con cháu hiếu thảo và ấm no qua ngày.

    Nhưng đó chỉ là cuộc sống trong mơ mà hằng đêm ta luôn theo đuổi. Khi trở về hiện thực, đối diện với căn nhà chẳng ra nhà, một người cha không thương yêu ta, một người nương luôn cúi đầu nhịn nhục nhưng lại yêu ta hơn mạng thì ta phải làm sao?

    Một ngày kia, ta bị cha ép gả cho chàng, phải nói chính xác hơn là bán ta cho chàng vì người cha không tiền đồ của ta cờ bạc thua đến suýt bị người ta đánh thừa sống thiếu chết rồi cha ta đem ta ra khất nợ.

    Cha ta không bán ta cho một người ở trong thôn mà bán cho một người ngoài thôn, một người ta chưa từng gặp mặt, tròn méo thế nào, tính tình ra sao, trong nhà đã có mấy phòng thê thiếp hay chí ít đã bao nhiêu tuổi.. ta cũng đều không biết.

    Việc duy nhất ta biết là ta đã bị bán đi rồi, bán đi như một món đồ không hơn không kém. Ít ra, còn ở lại trong thôn ta có thể thường xuyên về nhà thăm hỏi, chăm sóc cho nương, một khi phải đi xa như thế thì khi nào mới được về gặp nương một lần? Năm dài tháng rộng, biển biếc nương dâu, chớp mắt sẽ chẳng còn lại bao nhiêu thời gian gặp mặt, đừng nói chi đến việc làm tròn đạo hiếu.

    Lại nói cuộc sống sau này của ta cũng không tốt đẹp gì, bị bán đi thì chắc chắn hết chín phần là phải làm thiếp thất cho người ta. Một con đường mà dù có trải đầy châu ngọc cũng ta cũng không nguyện ý đi vào. Nghĩ thôi đã cảm thấy đủ chua xót.

    Nhà ta tuy không giàu có, phú quý vinh hoa như bao nhà khác ở trên trấn nhưng chí ít cũng có một chút sản nghiệp cầm cự qua ngày nhưng cha ta thà bán ta đi cũng không nguyện ý đụng đến một phần tiền đó.

    Nói đúng hơn là phu nhân không nguyện ý xuất tiền nhưng cha ta cũng ngại nói nhiều thêm một lời. Vì sao cha ta lại đối xử với ta như thế?

    Theo như cách nói của phu nhân thì ta chỉ là một nhi nữ không danh phận, ở trong nhà một ngày thì chướng mắt thêm một ngày. Nữ nhi sao so được sức lực nam nhi mà gánh vác việc đồng áng, làm sao có được con cái nối dõi tông đường, nuôi chỉ tốn thêm thóc gạo, chưa kể gả đi còn phải tốn thêm một ít hồi môn cho nhà người khác. Đã không được lợi ích gì mà còn thiệt thân. Hơn nữa, nhan sắc ta bình thường, tính tình đanh đá, khó dạy, không người để ý. Cho dù mỗi ngày chỉ loay hoay làm lụng vất vả cũng khiến cho người ta chán ghét.

    Có thể nói, bán được ta đi bọn họ cảm thấy thật vui vẻ trong lòng.

    Tưởng đâu mọi việc đã không thể vãng hồi, số phận cứ thế mà bước vào ngõ cụt nhưng khi một cánh cửa đóng lại, một cánh cửa khác sẽ mở ra, chuyện của ta đúng là như thế.

    Ta từ một người suy nghĩ viển vông, ai oán được chàng điểm hóa, ta thấy mọi thứ trở nên tươi sáng hơn khi có chàng bên cạnh. Ai nói chàng ngốc chứ? Ai bảo chàng vũ phu, bạo lực? Ta thấy chàng thật tốt, chàng làm ta vui, lúc nào cũng nghĩ đến cảm giác của ta, sợ ta buồn phiền. Nhiều lúc ta cũng tự hỏi:

    "Ta có phúc phần gì mà được gả cho chàng?"

    Không ngờ chàng nghe thấy và lại dẫu môi lên nói:

    "Nàng là thê tử của ta, không gả cho ta thì gả cho ai?"

    Đúng vậy, ta là thê tử của chàng thì phải gả cho chàng mặc kệ thứ tự trước sau như thế nào đi nữa.

    Ta nhìn chàng mà hai mắt ngấn lệ, thật lạ, lúc trước ở nhà cho dù bị cha ghét bỏ, bị phu nhân thượng cẳng tay hạ cẳng chân, đại tỷ mắng nhiếc thì ta cũng chưa từng rơi một giọt nước mắt. Ta tưởng nước mắt của mình đã sớm khô cạn theo chuỗi ngày dằn vặt đó.

    Bây giờ ta mới biết, không phải chỉ khi đau khổ người ta mới rơi nước mắt. Đây là nước mắt hạnh phúc mà trong mười sáu năm làm người ta không hề biết đến. Tuy khóc nhưng ta không hề có khó chịu, không hề có căm hờn, không phải buộc mình chịu đựng mà lại cảm thấy thật ấm áp, thật thoải mái. Chắc có lẽ chỉ khi bên cạnh chàng ta mới khám phá ra nhiều thứ mới mẻ như vậy.

    Chàng lau nước mắt cho ta, ánh mắt thật trìu mến pha chút lo lắng. Đúng, là lo lắng. Ta nhìn chàng rồi cười thật tươi, ngã vào lòng chàng và nói trong hạnh phúc:

    "Tướng công, ta là thê tử của chàng, ta nguyện ý, thật nguyện ý gả cho chàng, muôn đời muôn kiếp."
     
    Chỉnh sửa cuối: 14 Tháng năm 2021
  3. Bỉ Mộc Tình Tử Tam sinh hữu hạnh.

    Bài viết:
    23
    Chương 2: Cuộc sống trong thôn

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Chân núi Lý Lâm lúc sáng sớm có thật nhiều sương mù bao quanh, không khí se lạnh. Cây cối, chim chóc và người trong thôn còn đang chìm vào giấc ngủ, khung cảnh im lặng đến rợn người nhưng đối với ta lại thật quen thuộc vì mỗi ngày vào giờ này ta đều đang ngồi ở gần con sông dưới chân núi để giặt quần áo. Phải nói là một núi quần áo, quần áo của nhà ta và cả những người trong thôn.

    Trước hết phải nói đến, ta tên là Diệp Phù, là một nữ nhi bình thường trong thôn. Thôn của ta có tên là Lý Lâm vì nằm dưới chân núi Lý Lâm. Đa số người trong thôn hiền lành, chất phác, chịu khó lao động nhưng ngoại trừ một số người. Ta phải giặt quần áo để tự nuôi nương và mình. Ta có cha nhưng lại là con vợ lẽ, thậm chí ta không được cha thừa nhận mà không hiểu vì sao. Ta có hỏi nương nhưng người không nói, còn phu nhân luôn gọi ta là nghiệt chủng nhưng rõ ràng ta là nữ nhi thân sinh của cha, những lúc như thế nương chỉ biết ôm ta mà khóc. Biết vậy, sau này ta không hỏi và chẳng màng đến nữa.

    Tuy cha và phu nhân của ta được gọi là lão gia và phu nhân nhưng thực chất nhà ta không phải phú hộ trong thôn. Cả nhà chỉ sống nhờ vào việc cho thuê mấy mảnh ruộng – là của hồi môn của phu nhân mà cầm cự qua ngày. Nhà cửa cũng không rộng lắm, có tất cả hai gian phòng ở và một gian nhà bếp. Gian bên phía đông có ba phòng, một phòng cho cha và phu nhân, một phòng cho đại tỷ và phòng còn lại là của tiểu đệ. Còn gian phía tây hơi rách nát nhưng vẫn tạm ở được, có hai phòng cho ta và nương.

    Cha ta là một người nát rượu, không có chí cầu tiến, nghe nói khi còn trẻ không biết gặp vận may gì mà thi đỗ tú tài rồi thú phu nhân về nhà. Sau đó thì cha giống như bây giờ hằng ngày chỉ biết cờ bạc, uống rượu. Vì vậy, mọi việc trong nhà do phu nhân làm chủ. Từ lúc ta hiểu chuyện phu nhân đã dạy:

    "Nhà này không chứa kẻ ăn không ngồi rồi, nếu muốn ở lại đây thì phải làm việc kiếm tiền."

    Lúc đó, ta không rõ lắm, nghe nương nói gì thì làm theo. Nương cùng ta làm việc từ sáng đến tối. Nương luôn tận dụng thời gian dạy ta rất nhiều thứ, tất cả những gì mà một người nữ nhi nên học từ nấu ăn đến thêu thùa, may vá, từ múc nước đến chẻ củi. Nương nói sau này sẽ giúp ích cho ta.

    Nương rất tiết kiệm, tiền kiếm được đa số đều giao cho phu nhân, một chút còn lại thì vụ trộm tích góp để mua quần áo cho ta hay mua vải vụn, kim chỉ dư thừa dạy ta thêu thùa. Nương của ta thật giỏi nha, cái gì cũng làm thật tốt, thật đẹp. Tất nhiên, khi nương dạy ta đều nhân lúc phu nhân không để ý mà làm vì nương ta sợ phu nhân la mắng.

    Những năm gần đây, sức khỏe của nương yếu hẳn đi do phải làm việc vất vả mà ăn uống không tốt. Cho nên, ta để nương ở nhà và tự đi làm việc một mình, nương miễn cưỡng đồng ý và đôi khi sẽ lén ta làm một số việc lặt vặt trong nhà. Nhiều khi ta nghĩ, có lẽ nương thương ta vất vả hay cũng có lẽ nương quá quen với công việc nên không thể bỏ được.

    Kiếm tiền không có nghĩa là không làm việc trong nhà. Ta phải đi giặt đồ từ sáng sớm, đối mặt với dòng nước sông lạnh lẽo, cõi lòng ta cũng lạnh đi, ngày qua ngày nó dần dần trở thành sỏi đá, ta làm việc như một quy luật tự nhiên.

    Sau khi giặt đồ xong thì trời cũng vừa sáng, người dân trong thôn bắt đầu ra đồng làm việc. Mọi người khi thấy ta đều cười nói rất vui vẻ, mặc dù ở thôn này ta có tiếng là chanh chua, đanh đá nhưng chỉ với những kẻ dám bắt nạt, cười nhạo nương ta, lúc đó ta luôn ăn thua đủ với họ. Kết quả, ta sẽ bị cha đem ra đánh mắng vì ta làm mất thể diện của ông. Ta nghĩ, cha ta làm gì còn thể diện để mà mất.

    Nhiều lần cha bị đám bằng hữu xấu tính lừa đi uống rượu rồi bắt trả tiền, không có tiền đôi khi bị người ta rượt đánh, cũng có lúc cha ta tâm cao khí ngạo cả gan về nhà lấy tiền đi trả. Mọi người trong thôn đều biết, cũng có khuyên can nhưng không lọt được vào tai cha. Khi đó, phu nhân sẽ trút giận lên đầu ta vì ít nhiều cha vẫn là phu quân của bà và làng ta luôn lấy đàn ông làm trọng. Mỗi lần xuất ra một phân tiền thì phu nhân sẽ luôn nghiến răng ken két: "Thật đúng là cha nào con nấy, một lũ vô tích sự."

    Nghe rồi ta cũng chỉ cho qua vì chuyện này bao giờ chả có, câu này bao giờ phu nhân chả nói, nhưng đâu lại vào đấy. Người uống rượu vẫn cứ uống, người chửi vẫn cứ chửi và người nghe thì im lặng, không lên tiếng.

    Lại nói đến công việc của ta, sau khi giặt xong quần áo ta phải quay về nhà quét sân, chẻ củi, nấu nước nóng cho cha và phu nhân lau mặt. Xong rồi thì đi chợ và nấu cơm. Tiền phu nhân đưa ta đi chợ luôn không đủ dùng vì thế chiều nào ta cũng tranh thủ ra bờ sông bắt cá về nhốt trong ao nhỏ sau nhà hay trồng ít rau dưa trước mảnh vườn phía trước nhà để ăn dần.

    Khi dùng cơm, ta và nương không được phép ngồi cùng bàn với cha mà phải ăn trong nhà bếp. Chuyện này ta cũng đã quen từ lúc nhỏ nên cũng không cảm thấy lạ gì. Nương đôi lúc sẽ thoáng buồn nhìn ta rồi lại vui vẻ ăn cơm. Nhiều năm qua, thấy nương nghe lời cha, nhẫn nhịn phu nhân như thế nên ta cũng không muốn làm nương buồn, có chuyện gì không vui ta sẽ giữ trong lòng không nói cho ai biết kể cả nương. Đến sau này ta mới biết đó là một thói quen xấu không tốt đẹp gì.

    Buổi trưa, sau khi dọn dẹp nhà cửa xong, ta chạy nhanh ra đồng giúp Tô thúc làm việc. Công việc cũng không có gì nặng nhọc, chỉ là nhổ cỏ dại và bón phân cho cây cối. Đến chiều làm xong, thúc ấy sẽ cho ta vài đồng. Số tiền đó đối với ta mà nói rất cần thiết. Trên đường về, ta sẽ ghé qua bờ sông hoặc suối để bắt thêm cá. Sau đó, ta mới về nhà làm cơm, nấu nước. Có thể nói, núi Lý Lâm ta nắm rõ trong lòng bàn tay.

    Thật ra, lúc đầu Tô thúc cũng không có ý định nhận ta vào làm mà khi nghe Tô Tình nói về hoàn cảnh thật sự của ta, thúc ấy mới đồng ý. Tô Tình là con gái mà Tô thúc yêu thương nhất. Tô thẩm lúc trẻ do khó sinh nên đã qua đời, Tô thúc ở vậy nuôi con và rất thương yêu Tô Tình, chả bù với cha ta chút nào cả! Do nhà gần nhau nên ta và Tô Tình cũng có qua lại.

    Còn nhớ lúc nhỏ nhiều lần Tô Tình bị bọn nam hài trong thôn trêu chọc không có nương, nước mắt nước mũi thành hàng. Mặc dù nương luôn dạy ta không được gây chuyện nhưng ta nhịn không được nên đã anh hùng cứu mỹ nhân, cho đám kia một bài học. Do làm việc từ nhỏ nên sức ta không thua tên nam hài nào đâu nhé! Lại nói, từ sau lần đó Tô Tình nhất kiến chung tình với ta, mặc dù ta nói ta là nữ nhi nhưng Tô Tình một mực không tin.

    Thật ra, lúc đó ta đen nhẻm, tóc lại ngắn nên không giống một nữ nhi chút nào, Tô Tình nhận lầm cũng đúng. Được người yêu thương cũng được luôn người ghét bỏ. Bọn nam hài kia thật không nghĩa khí, cả bọ đánh một mình ta, đánh không lại thì thôi đi, đằng này lại chạy về nhà mách phụ mẫu. Họ kéo nhau qua nhà ta làm một trận gà bay chó sủa, cha ta bồi tiền thuốc men mới êm chuyện. Sau đó, tuy có Tô thúc can thiệp nhưng ta vẫn bị một trận đòn nhừ xương, nương ta khóc hết nước mắt. Sáng hôm sau, danh tiếng của ta lẫy lừng khắp thôn, được xưng tụng là đứa chanh chua, đanh đá nhất. Ta cũng không thèm để ý nhưng Tô Tình lại rất ngại về chuyện đó, cách vài hôm lại qua nhà đưa thuốc cho ta còn kèm theo nào là bánh cùng trái cây nữa.

    Kể từ lúc đó, không đứa trẻ nào dám lại gần nói chuyện với ta ngoài Tô Tình, ta không buồn mà cảm thấy thật yên tĩnh. Ít lâu sau, rốt cuộc Tô Tình cũng đã nhận thức được ta là nữ nhi. Tuy có thất vọng nhưng rất nhanh lấy lại tinh thần, kề vai bá cổ nói với ta rằng:

    "Vậy từ bây giờ, chúng ta là tỷ muội tốt của nhau."

    Thú thật, nghe vậy ta cảm thấy rất vui.
     
    Chỉnh sửa cuối: 14 Tháng năm 2021
  4. Bỉ Mộc Tình Tử Tam sinh hữu hạnh.

    Bài viết:
    23
    Chương 3: Họa vô đơn chí

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Bầu trời trong xanh, ánh nắng soi sáng lên từng nhành cây, ngọn cỏ trong thôn, tiếng tiểu hài tử vui đùa chạy nhảy, tiếng nói chuyện, âm thanh cày cuốc của thôn dân vang vọng một vùng trời. Dấu hiệu của ngày mới.

    Như thường lệ, sau khi chuẩn bị cơm nước xong, ta đi tìm cha đang ở một nơi nào đó uống rượu, thường là ở quán rượu nhỏ của Đinh thúc. Sau đó, ta về nhà gọi phu nhân và đại tỷ dùng cơm.

    Tiểu đệ của ta rất ngoan, lúc nào cũng ngồi ngay ngắn chờ mọi người, đôi khi còn giúp ta ít việc nhỏ. Đệ ta tên là Diệp Tổ, mười hai tuổi – là nhi tử của phu nhân. Không giống như cha không có chí cầu tiến, không như phu nhân hay la mắng ta, Diệp Tổ rất chăm chỉ đọc sách, tính tình ôn hòa, rất nghe lời và đối xử rất tốt với người tỷ này. Ta thật sự rất thích Tổ nhi – những lúc không có ai ta sẽ gọi như thế và đệ ấy luôn cười vui vẻ.

    Mọi người đã có mặt nhưng vẫn không thấy đại tỷ nên phu nhân bảo ta vào gọi tỷ ấy. Ta vừa bước tới cửa phòng của đại tỷ thì cửa mở ra, một bóng dáng xinh đẹp hiện ra trước mắt ta. Khuôn mặt xinh xắn, nước da trắng hồng, mi thanh mục tú, dáng người mảnh mai và diện lên người bộ y phục thật hoa lệ. Đúng vậy, đại tỷ Diệp Diệu Hương rất xinh đẹp, là người đẹp nhất thôn, được rất nhiều người theo đuổi. Điều đó làm phu nhân vui mừng hớn hở, luôn nghĩ cách chau chuốt cho đại tỷ, từng chút, từng chút một.

    Năm tháng cứ thế trôi qua, đại tỷ không cần làm việc gì cả, đầu ngón tay bị xước tí xíu sẽ làm phu nhân rối cả lên "Để lại sẹo thì làm sao bây giờ?" vừa nói vừa bôi một lớp dược liệu quý và cẩn thận băng bó lại cho đại tỷ.

    Cứ cách vài hôm bà mai sẽ đến đạp đổ cửa nhà ta mà vào mai mối. Người được làm mai đương nhiên không phải ta mà là đại tỷ. Với đối tượng xem mắt đại tỷ luôn chê bai người này, dè bỉu người nọ nói họ không xứng với mình. Bà mai cũng không nản chí, quyết tâm kết tóc se tơ cho tỷ ấy. Vì vậy, dù nắng hay mưa bà ấy cũng sẽ đều đặn qua nhà ta trước sau đó mới về nhà mình.

    Đại tỷ của ta rất khó gần gũi, tỷ ấy là tâm can bảo bối của phu nhân, hơn hẳn phu nhân về mọi mặt. Đại biểu như lúc này đây, tỷ ấy liếc nửa con mắt hỏi ta:

    "Ngươi đến phòng ta làm gì? Có chuyện thì nói."

    "Phu nhân bảo tỷ ra dùng cơm." Nói xong ta quay người đi.

    "Đứng lại." Đại tỷ hét lên một cách dứt khoát.

    Ta bình tĩnh đứng lại, một lời cũng không nói thêm.

    "Thái độ của ngươi là sao? Ta chưa cho đi mà ngươi đã bỏ đi, lại còn đi trước mặt ta?". Coi bộ tỷ ấy thật giận vì mặt đã dần ửng đỏ. Da mặt đại tỷ vốn rất mỏng nên hỉ, nộ, ái, ố của tỷ ấy đều hiện hết trên gương mặt, muốn che dấu cũng không được, rất dễ nhận ra.

    Ta nghe vậy không nói gì mà lui về phía sau, tránh qua một bên để tỷ ấy đi trước.

    "Xem như ngươi biết điều." Đại tỷ vừa đi lướt qua ta vừa nói. Còn ta phải đợt tỷ ấy đi trước một lúc lâu ta mới theo sau.

    Đại tỷ được phu nhân thương yêu từ nhỏ nên tính tình tùy hứng, không muốn thua thiệt một ai mà đặc biệt là "loại chẳng ra gì" như ta. Vì vậy, từ nhỏ đại tỷ hay so sánh mọi thứ với ta, mặc dù thực tế ta chẳng có gì để so với đại tỷ cả. Tỷ ấy luôn nhắc đi nhắc lại điệp khúc "Cái gì ngươi có ta nhất định phải có còn của ta ngươi đừng bao giờ mơ tưởng" mỗi khi tỷ ấy có thứ gì mới. Cho dù ta tỏ ra không quan tâm nhưng vẫn cảm thấy thê lương trong lòng.

    Nếu như ánh nắng chan hòa mang đến cho ta cảm giác bình yên ấm áp thì đại tỷ như cái lạnh của mùa đông xua tan đi chút niềm an ủi mà ta chắt chiu có được.

    Khi vào đại sảnh, ta bắt gặp ánh mắt lạnh lẽo của phu nhân, vẻ mặt đắc ý của đại tỷ, ta mặc kệ không nhìn đến nữa. Lúc này phu nhân mới mặt lạnh nhướng mày:

    "Ta bảo ngươi đi gọi Hương nhi, mà giờ người đã ở đây ngươi lại không thấy bóng dáng, ngươi định để bọn ta đói chết à?"

    Ta lẳng lặng đi về phía đó, bắt đầu xới cơm cho từng người lại nghe phu nhân lẩm bẩm "Đúng là con của tiện nhân thì không thể nào vừa mắt được." Đến lượt đưa cơm cho Tổ nhi thì ta thấy nó nhìn ta bằng ánh mắt ái ngại, ta cười nhẹ với nó ý là không sao nhưng Tổ nhi vẫn không được vui.

    Đang lúc ăn cơm, đột nhiên đại tỷ buông tay làm chén cơm rơi xuống bàn văng tung tóe, còn sắc mặt đại tỷ thì hết xanh lại trắng rồi đỏ làm phu nhân hoảng cả lên. Thì ra, đại tỷ ăn cá bị mắc xương, phu nhân vội lấy thêm cơm cho đại tỷ ăn nhưng vẫn không khởi sắc. Vì vậy, phu nhân đưa tỷ ấy đi tìm đại phu, trước khi đi còn không quên trừng ta một cái làm ta lạnh cả sống lưng. Cha ta thì không tỏ ra lo lắng gì cả nhưng cũng bỏ ra ngoài. Ta bảo Tổ nhi không cần hoảng sợ, cứ dùng cơm lát sau ta sẽ đến thu dọn. Tổ nhi không nói gì chỉ gật đầu và chỉ gấp qua loa vài đũa.

    Ta trở về phòng bếp múc lấy chén cháo đem qua phòng cho nương. Bệnh tình của nương dạo này nặng thêm, tuy ta có mời đại phu nhưng ông cũng lực bất tòng tâm không thể chữa khỏi được. Đại phu nói bệnh do tâm sinh, tâm khởi thì cho dù có linh đơn diệu dược cũng không chữa khỏi, huống chi Lý Lâm chỉ là thôn nhỏ nghèo nàn. Ta vừa vào phòng nương đã cất tiếng hỏi:

    "Phù nhi, sau hôm nay con mang cháo cho nương sớm thế, có chuyện gì à?"

    Ta cũng không dám nói thật với nương nên đành nói gạt người:

    "Không có gì đâu nương đừng lo, do hôm nay mọi người dùng xong sớm nên nữ nhi đến đây sớm hơn thôi."

    Nương cũng không hỏi thêm nữa mà ăn cháo và trò chuyện với ta. Đa phần đều nhắc ta phải cố gắng làm việc, không được lười biếng, phải nghe lời cha, phu nhân. Còn nhiều điều nữa mà ta không nhớ rõ, ta chỉ đáp lại cho qua thôi. Thực tế, ta đang nghĩ khi phu nhân về sẽ làm gì ta? Đánh hay mắng ta không phải phu nhân chưa từng làm qua. Nhưng đại tỷ bị mắc xương thì liên quan gì đến ta, vì thế ta lại vui vẻ nói chuyện với nương, mặc kệ sau đó ra sao thì ra, thuyền đến đầu cầu tự nhiên thẳng.

    Tầm một canh giờ sau, bầu trời u ám kéo mây và những giọt mưa đầu tiên rơi xuống sau một khoảng thời gian dài cái nắng bao trùm khắp thôn. Lúc ta đang quét dọn đại sảnh thì phu nhân và đại tỷ trở về. Sắc mặt đại tỷ đã hồng hào trở lại chắc là không sao rồi. Phu nhân vừa vào nhà đã hung hăng chạy đến chỗ ta, giơ tay lên và tát ta một cái thật đau.

    Ta té xuống sàn nhà, khóe môi rỉ máu. Phu nhân thở phì phò, sắc mặt giận giữ chỉ tay vào ta mà quát:

    "Chỉ tại ngươi mà Hương nhi suýt nghẹn chết, ngươi, ngươi muốn lấy mạng nó có phải không?"

    "Con không có." Ta chùi máu ở khóe môi, phủi bụi trên người và đứng dậy. Thật may là nương ta ở tây phòng chắc không nghe thấy, Tổ nhi thì đến nhà bạn đồng học để ôn bài. Nếu để hai người họ thấy thì không biết phải làm sao.

    "Ngươi còn không nhận, rõ ràng là món canh cá thái lát thì tại sao lại có xương trong đó. Còn là một cái xương lớn như thế kia?"

    "Là con sơ ý." Số ta đúng là đen đủi mà, để sót xương trong canh cá lại bị đại tỷ ăn trúng. Mà lạ thật, nếu cái xương lớn như thế mà khi ăn đại tỷ lại không phát hiện thì quả thật là thần kỳ vì tỷ ấy có còn là hài tử đâu chứ.

    "Không cần biết ngươi có cố ý hay không, làm sai phải chịu phạt." Phu nhân trừng ta và xoay người bảo đại tỷ: "Con lấy roi ra đây." Đại tỷ chạy thật nhanh vào phòng lấy roi như sợ chậm chân thì phu nhân sẽ đổi ý. Ta cũng chỉ biết nhếch môi cười cay đắng.

    Đại tỷ mang roi đến, phu nhân quất từng roi vào người ta, ta không chống cự, không cầu xin cũng không rơi nước mắt mà chỉ đứng im cho phu nhân thỏa sức mà đánh. Vì ta biết chống cự là vô ích, cầu xin là vô nghĩa, nước mắt không đổi được sự cảm thông, trong nhà này phu nhân chính là công đạo.

    Tiếng roi hòa cùng tiếng mưa giờ đã nặng hạt tạo nên âm thanh nghe chua chát trong lòng, giá lạnh đến tận tâm can.

    Sau khi đã cảm thấy thỏa mãn phu nhân vứt roi và nhìn ta một cách chăm chọc:

    "Nhớ lần sau làm việc gì cũng phải chú ý, ngươi chỉ có một.. cái mạng".

    Đúng lúc ta nghĩ mọi việc đã xong thì Đinh thúc đội mưa chạy vào nhà ta một cách hốt hoảng và nói với phu nhân:

    "Phu nhân, lão gia nhà bà đang bị người ta đánh sắp chết ở đỗ phường, bà mau đến đó xem!". Phu nhân giận tái mặt nhưng vẫn đi theo Đinh thúc đến đó. Đại tỷ thì vui vẻ trở về phòng, giờ chỉ còn ta với thân mình chi chít vết thương đau rát đứng ở đại sảnh.

    Từng làn gió lạnh thổi qua nhẹ nhàng, khoan khoái mang theo hương hoa phi yến thanh khiết đang bị vùi dập trong mưa như cuốn đi chút muộn phiền thoáng qua. Thân ta không phải là hòn đá vạn năm, không buồn, không đau, bách độc bất xâm nhưng đòn, roi với ta mà nói đã trở thành thông lệ, trở thành một thói quen. Nếu đã không thể chống lại thì chỉ có thể học cách chấp nhận mà thôi. Ta hít một hơi thật sâu và trở về phòng thay y phục, tuyệt đối không để nương nhìn thấy hình hài bây giờ của ta được.

    Cũng đã trễ từ lúc ta từ nhà Tô thúc về mà cha và phu nhân vẫn chưa thấy bóng dáng nên đại tỷ và Tổ nhi dùng cơm trước rồi đi ngủ, còn ta thì ở lại chờ cửa cho hai người. Đến tối muộn thì phu nhân dìu cha ta mình đầy thương tích, ướt đẫm về nhà. Phu nhân để cha ngồi xuống ghế và nói với ta:

    "Diệp Phù."

    Đây là lần đầu tiên phu nhân gọi tên ta nhưng ta còn chưa kịp phản ứng thì phu nhân lại nói:

    "Ngươi chuẩn bị đồ đạc ngày mai xuất giá, đi thật xa cho khuất mắt ta."

    "Tại sao?", ta máy móc hỏi vì giờ ta hoàn toàn rối loạn vì hai từ "xuất giá", nó đến một cách quá chóng vánh và đột ngột. Nếu bây giờ ta đi thì ai sẽ chăm sóc cho nương? Chẳng phải đại tỷ sẽ lấy phu quân trước ta sao? Tại sao lại nói gả là gả như thế? Tại sao họ không hỏi ý kiến của ta? Tại sao..

    "Con không..".

    "Không cần hỏi gì cả, phụ mẫu nói sao ngươi phải làm vậy, việc này đã định". Để lại một câu nói như đinh đóng cột phu nhân dìu cha vào phòng.

    Ta đứng lặng người một lúc lâu. Một lời đã định phán quyết cả số phận lay lắt của con người. Không được quyền phản kháng, không được quyền chống đối mà chỉ có thể nghe theo, chỉ có thể làm theo trước sự bất lực của bản thân.

    Trong đầu ta chợt thoáng qua suy nghĩ bỏ trốn khỏi nơi này, nương là lẽ sống của ta, xa người làm sao ta sống tiếp? Nhưng biết phải đi đâu, hơn nữa nương đang bệnh đến đi còn không vững thì trốn bằng cách nào?

    Cơn mưa thật lớn, thật lâu kia vẫn rơi hoài không dứt. Tâm ta như hòa vào màn mưa ấy, tất cả trở nên nhạt nhòa, mơ hồ không rõ. Ta sắp bị gả đi, sắp phải xa nương, sắp phải lấy một người mà ta không biết, nếu đây chỉ là một giấc mộng.. một giấc mộng thì xin hãy cho ta tỉnh lại!
     
    DiepvanchihaPhan Kim Tiên thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 14 Tháng năm 2021
  5. Bỉ Mộc Tình Tử Tam sinh hữu hạnh.

    Bài viết:
    23
    Chương 4: Xung hỉ nương tử

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Ta tỉnh lại sau một giấc ngủ chóng vánh, lúc này khung cảnh bên ngoài hoàn toàn xa lạ, vẫn là ánh mặt trời ngày hôm qua nhưng núi Lý Lâm, thôn Lý Lâm chỉ còn là hồi ức.

    Tiếng kèn, tiếng trống nghe thật náo nhiệt. Ngồi bên trong kiệu hoa, là một tân nương đúng ra ta phải cảm thấy thật hạnh phúc nhưng giờ đây lại là một mảng lạnh lẽo bao trùm.

    Ta rời thôn lúc mọi thứ còn chìm trong bóng tối, do hôn lễ cử hành gấp gáp nên không mấy người hay tin – kể cả đại tỷ và tiểu đệ - ta cứ thế lặng lẽ ra đi. Chỉ có nương nhịn đau tiễn ta lên kiệu hoa, còn cha và phu nhân vẫn không xuất hiện cho đến khi đoàn người khuất xa dần.

    Thật ra, ta còn ôm chút hy vọng, hy vọng họ sẽ có mặt trong thời thời khắc "quan trọng" đó vì dù sao cũng là người một nhà với nhau, không có tình cảm thì cũng còn tình nghĩa, nhưng họ lại cho ta thấy ta một lòng suy tâm vọng tưởng bấy lâu.

    Ta vẫn nhớ những gì mà nương nói lúc người chải tóc cho ta, nhớ như in những giọt nước mắt lặng lẽ rơi trên gương mặt cố gượng cười, thời thanh xuân đã dần nhạt phai theo năm tháng của người.

    Ta muốn nói thật nhiều với nương nhưng lại không mở miệng được vì ta sợ không thể ngăn được những giọt nước mắt của mình rơi xuống. Do đó, nương lại là người an ủi ta. Người nói sẽ tự chăm sóc bản thân thật tốt, ta không nên lo lắng mà phải sống thật hạnh phúc, vì hạnh phúc của ta cũng là hạnh phúc của người.

    Ta vẫn nhớ nụ cười rạng rỡ của phu nhân khi nhìn thấy ta mặc hỉ phục. Không phải cảm giác vui vẻ khi nữ nhi phải xuất giá mà là nụ cười thỏa mãn khi trút được gánh nặng trong lòng, nhổ được cái gai trong mắt.

    Phu nhân hòa nhã với ta hơn hẳn mọi khi nhưng ánh mắt vẫn sắc bén như trước:

    "Ngươi phải nhớ kỹ, khi sang bên đó không được về nhà nữa trừ khi ta cho phép. Nương của ngươi sẽ có người chăm sóc, và còn một điều nữa lão gia không cho ta nói với ngươi nhưng..", phu nhân nhếch môi nhìn ta:

    "Phu quân của ngươi chắc không sống được mấy ngày vì vậy ngươi không cần lo lắng tên quái nhân đó làm gì."

    Lúc trước ta cũng có nghe nói Nhậm gia công tử là một người không bình thường, tướng mạo xấu xí như ma quỷ, hung hãn, tàn bạo đã từng khắc chết ba người thê tử mới thú về của mình. Từ đó về sau không nhà nào dám gả con cho Nhậm gia dù họ giàu có mấy đi nữa. Ta nghe rồi thì quên ngay bởi chuyện lạ nơi đâu mà không có. Thật không ngờ, người đó lại sắp trở thành tướng công của ta và cũng thật không may tướng công của ta sắp không còn trên thế gian này nữa. Ta có nên vui hay phải buồn đây? Thật trớ trêu thay!

    Ta không nói gì chỉ nhìn theo từng bước chân của phu nhân rời khỏi phòng, tiếng cười vang vọng không dứt.

    Nơi mà ta sắp đến có tên là Đàm Hoa, một thôn lớn cách thôn của ta bốn canh giờ đi đường. Thôn Đàm Hoa trồng rất nhiều loài hoa và nhiều loại dược liệu quý hiếm. Người trong thôn đa số đều là đại phu. Họ thường hay đến thôn khác chữa bệnh và buôn bán dược liệu. Con đường vào thôn có rất nhiều độc vật nguy hiểm nên ít khi có người khác đến đây nếu không có người trong thôn đi cùng. Vào đến thôn nhiều loài hoa khác nhau tranh nhau khoe sắc, tỏa hương thơm thật dễ chịu, làm cõi lòng thư thái hẳn.

    Kiệu hoa dừng lại trước cửa Nhậm gia, tiếng người cười nói, bàn tán ồn ào, sôi nổi. Ta không thể nhìn ra ngoài nên không biết khung cảnh ở đây như thế nào.

    Sau đó, bà mai cõng ta vào nhà làm lễ bái đường. Ta chẳng thấy tân lang đâu mà chỉ có một bộ quần áo kế bên chân mình, ta không ngạc nhiên lắm. Xung quanh rất đông người, họ xì xầm to nhỏ với nhau, có người cười vui vẻ, có người cảm thông, cũng có người hả hê khi thấy người gặp nạn..

    Nghi lễ bái đường kết thúc, ta được một người dẫn vào tân phòng. Người đó lên tiếng nói chuyện với ta, tiếng nói thật dịu dàng y như nương ta vậy:

    "Phù nhi, ta là nương của Khiết nhi, ta xin lỗi vì đã làm khó con nhưng nó là đứa con ta yêu thương nhất nên ta không thể không làm vậy".

    Thì ra, phu quân của ta tên Nhậm Khiết. Phu nhân nói tiếp trong tiếng sụt sùi:

    "Khiết nhi không may bị như vậy là do số của nó không tốt, ta trông cậy vào con. Sau này, chúng ta sẽ không bạc đãi con". Không đợi ta trả lời, phu nhân đi ra ngoài và đóng cửa lại.

    Chắc là phu nhân thấy có lỗi với ta vì ta sắp thành quả phụ rồi nên mới nói như thế. Ta lấy khăn hỉ xuống, một căn phòng tối tăm hiện ra trước mắt do các cửa sổ đều được đóng kín và buông rèm. Từ ánh nến chập chờn, ta thấy căn phòng thật lớn và thập phần yên tĩnh, một màu đỏ chói mắt với những thứ quý giá, đắt tiền nhưng được bài trí khéo léo làm căn phòng trở nên đơn giản mà tao nhã.

    Ta đi khắp phòng, nhìn ngó mọi thứ nhưng chẳng thấy ai cả. Chẳng lẽ phu quân của ta đã.. Không phải nhanh như vậy đi. Hóa ra là vậy, phu nhân trông cậy vào ta làm tang sự cho phu quân, chắc phu nhân rất đau lòng nên không làm được. Phu nhân đúng là rất thương con mà. Nhưng như vậy cũng tốt, ta và người vô duyên vô phận đó không có bắt đầu thì cũng chẳng có kết thúc, ta cứ an phận mà sống qua ngày là được.

    Cảm giác mệt mỏi ập đến do cả ngày hôm qua không được nghỉ ngơi đây mà. Ta đi đến chiếc giường với chăn bông long phụng đỏ rực định nằm xuống thì phát hiện bên trong chiếc chăn to đùng kia là một người bằng xương bằng thịt được trùm kín, chẳng động đậy gì. Chẳng lẽ là tướng công của ta, hay nói đúng hơn là thi thể tướng công của ta. Phu nhân sợ ta không được thấy mặt tướng công nên đã để ở đây. Đột nhiên, ta cảm thấy xung quanh thật lạnh, mặc nhiều y phục thế này vẫn chẳng khá hơn.

    Mọi chuyện đã như vậy, ta cũng không có gì phải sợ nên ta quyết định xem dung mạo tướng công như thế nào đã. Ta kéo chăn ra, một người mặc hỉ phục đỏ thẫm, dáng người hơi gầy hiện ra trước mắt ta. Ta xoay người tướng công lại và hoảng hốt la lên nhưng ta đã kịp lấy tay bịt miệng mình nên không phát ra âm thanh nào.

    "Tại sao lại như vậy?"

    Đó không phải gương mặt của con người, không người nào có gương mặt kì lạ như thế. Không biết có giống ma quỷ như lời đồn hay không vì ta chưa gặp ma quỷ bao giờ. Ta ổn định lại tâm trạng, dù sao người cũng đã chết thì có gì đáng sợ. Ta đến gần để nhìn kỹ hơn. Càng nhìn ta càng thấy lạ, có gì đó không đúng, ta lấy tay sờ thử thì đó không phải da mặt con người. Đúng, đó không phải là da mặt con người vì đó chỉ là.. một cái mặt nạ mà thôi. Một cái mặt nạ bằng da được làm thật tinh xảo.

    Ta thật không hiểu, người đã chết còn đeo mặt nạ làm gì. Ta cảm thấy nhẹ nhõm hơn, một tay tháo mặt nạ ra và lần này ta không la lên nữa mà đứng đó nhìn một lúc lâu, nhìn say đắm!

    Chợt bừng tỉnh, ta chạy ra ngoài thật nhanh và nhìn các phòng xung quanh. Đúng, đây chính là tân phòng, là phòng của ta, thế cái người trong kia là ai? Phu quân của ta nếu không xấu xí thì cũng không thể nào xinh đẹp như vậy được.

    Ta bước vào phòng thì bị cảnh tượng trước mắt làm cho giật cả mình, người đáng lý ra phải nằm trên giường không động đậy kia giờ đây đang lười biếng dựa lưng vào thành giường, mái tóc đen dài rủ xuống vai trông thật tà mị, hơn nữa lần này ta lại thấy người trước mắt xinh đẹp hơn đại tỷ mấy phần. Người đó đang nhìn chằm chằm cái mặt nạ dưới sàn nhà rồi ngước lên nhìn ta, biểu tình khó hiểu.

    Ta lấy hết dũng khí đi đến đó, đôi mắt phượng hẹp dài của "hắn" vẫn chiếu vào ta. Xung quanh lại càng lạnh lẽo. Sau một lúc lâu, ta lên tiếng trước:

    "Huynh là ai? Sao lại ở phòng này?"

    "Nương nói ta là tân lang." Hắn chớp hai mắt nhìn ta và chân bắt đầu di chuyển.

    "Vậy huynh tên gì?"

    "Nương nói ta tên Nhậm Khiết." Hắn vuốt ve cái mặt nạ vừa mới nhặt lên.

    Tốt. Đúng là tướng công của ta rồi. Ta tiếp tục hỏi:

    "Sao huynh lại nằm trong đó còn trùm chăn kín thế, không nóng à?"

    "Ta ngủ quên." Hắn vò vò tay áo.

    "Cái gì?" Ta hét lên: "Huynh biết hôm nay là ngày gì không, sao có thể ngủ quên?"

    "..."

    Sao ta lại nghĩ chắc hắn phải tiếp khách mệt mỏi lắm nên lại nhỏ nhẹ với hắn.

    "Vậy tại sao huynh phải đeo mặt nạ?"

    "Tiêu nhi nói làm như vậy để đuổi người xấu." Gương mặt của hắn hớn hở.

    Tiêu nhi kia là ai chứ? Không phải là tiểu thiếp mới thú đi? Còn người xấu không phải là nói tân nương chứ? Ta phải hỏi cho ra lẽ: "Tiêu nhi là ai?"

    "Tiêu nhi là Tiêu nhi, vậy cũng không biết, ngu ngốc!" Hắn tỏ ra khinh bỉ ta.

    "..."

    Từ lời nói và hành động của tướng công, ta có thể chua chát khẳng định tướng công không được bình thường đúng như lời đồn đoán. Còn về dung mạo không những không xấu xí mà còn rất xinh đẹp. Tính tình không hung bạo mà rất trẻ con. Vì vậy, những gì nghe được chỉ nên tin có chọn lọc, không nên tin hết mười phần như thế.

    "Này." Tướng công gọi ta.

    "Có chuyện gì?"

    "Ngươi là ai?" Hắn lấy tay chống cằm nhìn ta.

    "..."
     
    DiepvanchihaPhan Kim Tiên thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 13 Tháng chín 2021
  6. Bỉ Mộc Tình Tử Tam sinh hữu hạnh.

    Bài viết:
    23
    Chương 5: Nhậm Khiết

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Cơ thể ta nhức mỏi, hai mắt đen như lọ nồi, lại thêm một đêm mất ngủ. Do có thói quen dậy sớm nên khi mọi người còn đang yên giấc thì ta đã đi lung tung khắp nơi trong viện.

    Đàm Hoa thôn có nhiều núi cao, sông sâu, sương mù dày đặc. Buổi sáng thật lạnh nhưng cái lạnh khác hẳn thôn Lý Lâm, cái lạnh của sự tinh khiết mang theo mùi hương của dược liệu làm ta cảm thấy thật thanh tĩnh trong lòng.

    Nhậm gia thật rộng lớn nhưng cách bài trí lại khá giống nhau, đi qua một đình viện sẽ thấy một vườn hoa trồng những loài hoa đẹp rực rỡ sắc màu mà đa số ta đều chưa từng thấy qua. Những bông hoa chưa nở cùng những giọt sương chảy dọc xuống lá cây. Thời khắc đó làm ta nhớ đến nương, nhớ đến đám hoa phi yến mà nương đã trồng cho ta vào một ngày không có nắng. Một loài hoa nhẹ nhàng mà thanh thoát. Ta không ở nhà chắc hẳn nương sẽ tự mình tưới nước cho chúng, sức khỏe của nương không biết có chịu được không? Hy vọng phu nhân nói sẽ giữ lời, tìm người về chăm sóc cho nương. Một ngày nào đó ta nhất định sẽ về gặp nương – ta thầm nghĩ.

    Không biết đã qua bao lâu, tiếng bước chân người càng ngày càng vội vã. Ta cũng chạy nhanh về viện của mình. Sắp đến giờ phải đi thỉnh an lão gia và phu nhân rồi. Tuy ta xuất thân không bằng người nhưng đạo lý này ta không phải không hiểu.

    Khi ta mở cửa phòng bước vào, người nào đó vẫn còn quấn chăn trên giường không động đậy. Ta đến khéo chăn ra và gọi: "Trời sáng rồi, tướng công, mau dậy đi."

    Không có phản ứng. Ta dùng mọi biện pháp vẫn không có phản ứng. Cuối cùng, ta lấy cái mặt nạ hắn đang cầm không chịu buông tay thì hắn nhảy dựng lên.

    "Tỉnh rồi." Ta cười vui vẻ.

    "Trả cho ta." Hắn phùng mang trợn má rồi đưa tay ra lấy lại.

    "Nói cho ta biết ai tặng cái này ta sẽ trả cho huynh." Ta huơ huơ cái mặt nạ làm bộ dạng định vứt đi.

    "Là Tiêu nhi. Ta phải xin thật lâu đệ ấy mới cho ta. Trả lại đây."

    Tiêu nhi thì ra là đệ đệ. Trả thì trả, có cần phải vội như vậy không. Vật được trả về chủ cũ.

    "Nhắm mắt lại." Hắn với gương mặt cau có ra lệnh.

    Không phải chứ, ta mới lấy hai lần mà đã giận à. Ta nhịn, không chấp nhất với tiểu hài tử. Ta nhắm mắt lại. Thế là, cái mặt nạ được hắn giấu "thật kỹ" dưới lớp chăn bông của mình. Ta vờ như không thấy.

    Sau khi giúp tướng công thay y phục, lau mặt xong chúng ta đi ra ngoài. Thật ra, hắn chẳng chịu bước chân ra khỏi cửa, ta phải hù dọa lấy mất cái mặt nạ thì hắn mới miễn cưỡng đi theo. Một tiểu cô nương đã đứng ở cửa từ bao giờ, nét mặt hoảng hốt, trắng bệch như bị bệnh lâu năm nhìn chằm chằm chúng ta, sau đó chạy đi mất dạng. Ta hỏi tướng công: "Huynh biết tiểu cô nương kia là ai không?"

    "Tầm Nhi nói là Tầm Nhi."

    "Tầm Nhi là nha hoàn à?"

    "Không biết, Tầm Nhi quan tâm đến ta."

    Nhìn qua y phục của Tầm Nhi thì chắc hẳn là nha hoàn của tướng công rồi. Nhưng tại sao lại chạy đi. Ta khó coi đến như thế sao? Chắc hẳn Tầm Nhi rất hiểu rõ tướng công còn ta thì cái gì cũng không biết.

    "Tướng công, huynh tên là gì?" Ta bắt hỏi đầu từ điều đơn giản nhất.

    "Nương nói ta tên Nhậm Khiết." Hắn vẫn trả lời giống hôm qua.

    "Huynh bao nhiêu tuổi, sinh thần là ngày nào?"

    "Không nhớ." Hắn gãi đầu như là đang gặp phải một vấn đề rất khó nói.

    "Huynh là trưởng tử sao?"

    "Không biết."

    "Vậy huynh có mấy huynh đệ, tỷ muội?"

    "Ta không biết. Cái gì cũng không biết." Vừa nói hắn vừa lấy hai tay ôm đầu.

    Xem ra ta quá nóng vội, làm hắn tức giận rồi. Nhưng giờ còn một chuyện quan trọng hơn ta buộc lòng phải hỏi: "Tướng công, huynh biết phải đi đâu thỉnh an lão gia và phu nhân không?".

    "Cái này ta biết." Hắn nhìn ta cười đắc ý.

    Ta hơi nghi ngờ nhưng không còn cách nào đành phải đi theo. Hắn vui vẻ đi trước dẫn đường cho ta, mọi người nhìn chúng ta một cách kì lạ, hình như họ rất sợ hãi. Ta cũng không quan tâm mà tiếp tục đi. Hắn dẫn ta qua hết nơi này đến nơi khác mà không hề lúng túng. Ta cũng thật ngạc nhiên, nơi rộng thế này mà hắn có thể nhớ rõ đường như vậy thì có hy vọng rồi, ta mừng thầm trong lòng.

    "Đến rồi."

    Bước chân ta khựng lại, hết nhìn phía trước lại nhìn phía sau. Nhìn cái hồ lớn trước mặt ta bình tĩnh hỏi: "Tướng công, chắc huynh nhầm rồi, đây là cái hồ mà. Lão gia, phu nhân không ở đây".

    Hắn tỏ ra khó hiểu nhìn ta, sau đó đi kéo tay ta đi gần lại hồ, chỉ tay xuống hồ rồi nói:

    "Con màu vàng này là lão gia, con màu đỏ này là phu nhân còn có Tiêu nhi nữa," ta "chắc lại bơi đi đâu tìm thức ăn rồi!"

    Ta nhìn mấy con cá chép bơi hào hứng dưới kia mà không nói được lời nào. Hy vọng chìm xuống tận đáy hồ sâu.
     
    DiepvanchihaPhan Kim Tiên thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 14 Tháng năm 2021
  7. Bỉ Mộc Tình Tử Tam sinh hữu hạnh.

    Bài viết:
    23
    Chương 6: Thỉnh an

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Cũng may lúc ta còn đang không biết tính sao vì xung quanh đây chẳng thấy bóng người thì Nhậm thúc – là quản gia của Nhậm gia đi đến và dẫn đường cho chúng ta đến đại sảnh.

    Thúc ấy nói nhờ Tầm Nhi báo tin nên thúc mới đến đây tìm. Dường như tâm trạng rất tốt, thúc dặn dò ta thật nhiều thứ, nói với ta một số chuyện. Đại loại như, tướng công ta là đại thiếu gia của Nhậm gia, nhi tử của phu nhân. Hay nơi duy nhất mà hắn có thể đến mà không bị lạc đường chính là cái hồ cá đó – hồ Ngư Lục, bên trong hồ có nuôi những loài cá lục sắc và tên gọi khác nhau.

    Lúc chúng ta đến nơi thì đã có rất nhiều người, Tầm Nhi cũng có mặt. Hai người ăn mặc sang trọng đi qua đi lại ở cửa thì vội vã chạy ra, những người khác hết nhìn lại ngó. Vị phu nhân lên tiếng: "Tạ ơn Bồ Tát, Khiết nhi con tỉnh lại rồi!".

    Giọng nói nhẹ nhàng, dễ nghe này là giọng của Nhậm phu nhân, thì ra đây là nương của tướng công. Không thể tin được phu nhân là một thiếu phụ trung niên xinh đẹp động lòng người. Gương mặt hòa ái, trang điểm đơn giản, trang phục khá mộc mạc nếu so sánh với các quý phụ nhà quyền quý khác. Còn người có nét mặt rất giống tướng công đứng bên cạnh miệng cười không khép lại được chắc là Nhậm lão gia. Phu thê hai người họ đúng là trời sinh một đôi. Họ nhìn sang ta bằng ánh mắt cảm kích khó tả làm ta rối bời.

    "Được rồi phu nhân, có gì vào trong nói." Lão gia lên tiếng, phu nhân cầm tay ta và tướng công theo sau lão gia đi vào.

    Mọi người đã đứng ngồi ngay ngắn ở vị trí của mình. Ta và tướng công dâng trà cho hai vị trưởng bối. Họ vui vẻ nhận lấy còn cho chúng ta hai phong bì thật to. Một cái vòng ngọc phỉ thúy được đưa đến trước mặt ta, phu nhân bảo: "Đây là vật gia truyền của nhà ta, chỉ truyền cho con dâu dòng chính, sau này con hãy bảo quản thật tốt." Phu nhân để vòng ngọc vào tay ta và nói tiếp:

    "Phù nhi, chúng ta xem con như nhi nữ thân sinh của mình. Vì vậy, con không cần ngại, nên gọi ta là nương, lão gia là cha. Sau này mong con đối xử tốt với Khiết nhi, được như vậy ta yên tâm rồi." Hốc mắt phu nhân đỏ lên, nước mắt rơi lã chã.

    "Vâng, con xin nghe theo lời nương." Ta dập đầu với người và đeo vòng ngọc phỉ thúy vào tay. Rất vừa vặn.

    Nhậm gia còn có một đương gia chủ mẫu là Nhậm lão phu nhân. Đáng ra chúng ta phải dâng trà cho lão phu nhân nhưng nương nói lão phu nhân không được khỏe nên không muốn ai quấy rầy, còn vị tiểu đệ không biết mặt kia đã ra ngoài từ sớm.

    Cuối cùng, ta dâng trà cho vị Bạch di nương đang ngồi yên vị trên ghế. Bạch di nương có một vẻ đẹp sắc sảo chẳng giống vẻ dịu dàng phu nhân. Gương mặt khá thanh tú nhưng hầu như đã bị lớp trang điểm đậm đặc trên mặt che giấu hết chỉ còn lại vẻ sắc sảo, không mấy thiện cảm. Trang phục trên người di nương hoa lệ, vừa nhìn là biết ngay được làm từ tơ lụa thượng hạng. Nếu so ra thì Bạch di nương càng giống phu nhân chính thất của Nhậm gia hơn vài phần.

    Bạch di nương như nửa cười nửa không nhìn ta, cảm giác thật quen thuộc, cũng thật không dễ chịu.

    Cuối cùng, nghi lễ đã xong, lão gia cho mọi người lui ra, Bạch di nương mượn cớ không được khỏe nên về nghỉ ngơi trước. Vì vậy, chỉ còn bốn người chúng ta ngồi trong đại sảnh, nương đến ngồi bên cạnh ta rồi ân cần hỏi: "Phù nhi, Khiết nhi tỉnh lại lúc nào?"

    "Lúc nương rời khỏi phòng một lúc thì chàng tỉnh lại." Sao nương lại hỏi thế nhỉ?

    Nương thì thầm cảm thán: "Vị đạo sĩ đó đúng là thần thông, bao ngày lão gia và ta mất ăn mất ngủ quả là không uổng công."

    "Nương, không biết tướng công đã xảy ra chuyện gì?" Ta vốn biết người mới vào cửa như ta không nên hỏi nhiều nhưng do thái độ hòa ái của phu nhân làm ta cảm thấy gần gũi nên chưa kịp suy nghĩ thấu đáo thì lời đã thốt ra tự khi nào.

    "Phù nhi, cha con không nói cho con biết sao?" Nương ngạc nhiên nhìn ta rồi nhìn sang lão gia. Lão gia thở dài: "Cũng tại chúng ta không chăm sóc tốt cho nó, để nó té xuống hồ Ngư Lục. Lúc đó tiết trời rất lạnh, khó khăn lắm mới giữ lại được một hơi thở yếu ớt."

    Như phải nhớ lại một chuyện thật kinh khủng và đau lòng, phu nhân khó khăn tiếp lời: "Nhưng Khiết nhi mãi vẫn không tỉnh lại, lão gia cũng lực bất tòng tâm làm chúng ta như ngồi trên chảo nóng. Đúng lúc đó, một vị đạo sĩ nói với lão gia phải để Khiết nhi lấy một người thê tử họ Diệp xung hỉ thì mới mong khỏi bệnh."

    Lấy khăn lau đi giọt nước trên khóe mắt, phu nhân nắm lấy tay ta vỗ về: "Lúc đó, cho dù là chỉ là một cơ hội mong manh chúng ta cũng không thể bỏ qua. Nhưng người họ Diệp chỉ đếm trên đầu ngón tay, chúng ta phải hỏi nhiều người mới biết nhà họ Diệp của con ở thôn Lý Lâm."

    Chẳng trách thái độ của mọi người như thế. Một người tưởng chừng sắp chết đột nhiên đi đứng khỏe mạnh trước mặt người khác thì có phần không tin nổi.

    Lại nói, thì ra nhân duyên mà ta có được cũng nhờ một lời nói của vị đạo trưởng kia. Không biết người này là thần thánh phương nào?
     
    Phan Kim TiênDiepvanchiha thích bài này.
  8. Bỉ Mộc Tình Tử Tam sinh hữu hạnh.

    Bài viết:
    23
    Chương 7: Bữa cơm gia đình

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Nói chuyện được một lúc thì tướng công kêu đói bụng nên cha bảo chúng ta ở lại dùng cơm. Nương nói ta đến tây viện bảo với nhà bếp một tiếng. Ta vừa đi được một đoạn thì gặp Nhậm thúc. Thúc ấy thay ta đến đó và thế là ta trở về phòng. Vừa bước tới bậc cửa, ta nghe cha đang hỏi tướng công: "Khiết nhi, nếu con đã tỉnh thì tại sao không ra ngoài, lúc đó sắc trời còn sớm mà?"

    Tướng công rất thành thật trả lời: "Cô ta không cho".

    Nghe vậy, ta không biết có nên đi vào hay không nên quyết định không vào mà đứng ngoài cửa. Hôm qua, có người nói với ta không được ra ngoài cho đến sáng, thức ăn cũng do họ đem đến kia mà. Lão gia tiếp tục hỏi: "Lúc tối hai con.. ngủ thế nào?"

    "Trên giường." Hắn ngoan ngoãn đáp.

    "Vậy sao đó thì sao?" Cha bắt đầu sốt ruột.

    Hắn vẫn lời ít ý nhiều: "Ngủ."

    Cha và nương nhìn nhau, ánh mắt đầy hàm ý như tiếp theo phải hỏi như thế nào. Cuối cùng, cha ấp úng hỏi: "Không phải, ý ta là các con.. các con."

    Nương cười nhìn cha: "Lão gia, con vừa mới khỏe lại sao lại hỏi thế." Nhưng cũng vội vã không kém: "Vậy con làm sao mà ngủ, giường không lớn lắm nha?"

    Hắn nghiêng đầu, đưa tay chống cằm, đăm chiêu nghĩ ngợi rồi nghiêm túc nói: "Nằm trên, cô ta nằm dưới."

    Quả là con trai ta. Cha gật gật đầu tán thưởng.

    Hắn bĩu môi nói: "Đã nói cô ta đừng nằm dưới mà không nghe.".

    "Không được, con phải đương nhiên phải nằm trên, đó là chuyện thiên kinh địa nghĩa." Cha quả quyết, con dâu quả nhiên là người hiểu chuyện.

    "Rất phiền phức."

    Cha ngạc nhiên hỏi: "Tại sao?"

    "Cô ta cứ rên rỉ, không ngủ được."

    Cha và nương nhìn nhau cười đầy ẩn ý, mặt ta nóng bừng bừng không thôi. Chưa để cho hai lão nhân gia có dịp vui mừng một phen thì hắn đã nói tiếp: "Đã nói dưới đất rất lạnh, kêu cô ta lên giường ngủ mà không chịu, đáng đời."

    Hai vị trưởng bối ngẩn ra, nương hỏi lại: "Hai con là người nằm trên giường, người nằm dưới đất sao?"

    "Đúng nha, nương nói nằm dưới đó sẽ rất, rất khó chịu."

    Hai người trong phòng, một người ngoài cửa đồng loạt thở dài. Hắn nói thế ngay từ đầu có phải hơn không. Do không quen ngủ cùng người lạ nên ta phải làm vậy, mong cha và nương có thể hiểu cho ta. Mà cũng vì nằm dưới đất lạnh nên xương cốt của ta cũng nhức mỏi không thôi.

    Có người mang cơm đến, ta đi nhanh vào phòng mặt vẫn chưa hết nóng. Đây là bữa cơm gia đình đầu tiên của ta ở Nhậm gia. Tuy chỉ có bốn người nhưng cảm giác thật trọn vẹn. Không giống cuộc sống ở thôn Lý Lâm, rõ ràng là người một nhà hà cớ gì phải chia năm xẻ bảy, một chút tình nghĩa cũng không dành cho nhau.

    Cha và nương thật tốt, họ gắp thật nhiều thức ăn cho ta, nương nói ta thật gầy cần phải ăn nhiều mới tốt, thức ăn rất ngon có thịt, cá, có rau.. Đáng ra ta phải vui mừng vì trong họa được phúc nhưng khi nhớ đến nương ta đang ở một nơi không "người thân thuộc" đó thì lại lạnh trong lòng.

    Nương từng nói với ta, tình cảm giữa con người là một điều kỳ diệu của tạo hóa, không phải muốn dành cho ai đó thì họ cũng dễ dàng chấp nhận nên khi muốn có được nó từ người khác thì càng khó khăn hơn. Vì vậy, ta chỉ cần sống thật tốt, đối xử thật lòng với người bên cạnh và không hổ thẹn với lương tâm là được. Ta không biết tình cảm của cha và nương đối với ta là thế nào, là cảm kích, là ái ngại, là quan tâm.. Tất cả đều không quan trọng, thời gian sẽ trả lời tất cả. Bây giờ việc ta cần làm là một người con dâu tốt của Nhậm gia, chăm sóc tướng công chu đáo.

    "Phù nhi, Phù nhi."

    "Vâng, nương gọi con." Tiếng kêu của nương kéo ta về hiện thực.

    Nương thấy ta đang ngẩn người nên quan tâm hỏi: "Con không khỏe sao?".

    "Không có, con dâu rất tốt." Ta ái ngại trả lời.

    "Vậy được, con cũng đừng để ý đến những lời đồn thất thiệt kia." Nương nhìn ta, người nói tiếp: "Thật ra, Khiết nhi không có khắc chết ba người thê tử trước của nó, bọn họ đều sống rất khỏe mạnh."

    Thì ra nương nghĩ ta thất thần là đang suy nghĩ về những lời đồn đó. Nương nhắc ta mới nhớ có tin đồn như vậy. Người ta đồn như thế, còn nói tướng công là yêu quái.

    Nương như hiểu được ý ta nên ngậm ngùi: "Chúng ta cũng chẳng rõ, chỉ biết khi tân nương vào phòng thì một lúc sau sẽ nghe thấy họ hét lên và nằm bất tỉnh. Sau đó, các cô nương ấy kiên quyết từ hôn về nhà mẹ đẻ của mình, sống chết không chịu ở lại, còn nói xấu Khiết nhi."

    Ta cười đồng cảm với mọi người. Tất nhiên là ta biết vì ta cũng từng trải qua, cái mặt nạ kỳ quái của tướng công thật lợi hại, đuổi được tận ba người, tốt xấu gì cũng không tha. Cũng may, ta chưa phải là người thứ tư và sẽ chẳng có thêm người nào nữa.

    Sau khi dùng cơm xong, chúng ta trở về Mai viện. Tên gọi như thế vì trong viện trồng rất nhiều hoa mai. Trên đường về, ta nói với hắn: "Nương đúng là mỹ nhân quên năm tháng, huynh nói xem nương bao nhiêu tuổi rồi?"

    Vốn tưởng hắn không nói nhưng lại đáp bừa một câu: "Hai mươi."

    Ta lười tính toán với hắn.

    Chiều đến, trong viện của ta có rất nhiều người đi lại, họ mang đến rất nhiều vật dụng mới thay cho đồ dùng cũ, có thêm cái bàn trang điểm bằng gỗ thật tinh xảo. Đáng nói hơn, một cái giường ngủ thật to được khiêng vào thay thế cái giường hơi nhỏ kia. Cái giường mới đủ lớn để chúng ta không phải lo "xuống đất" ngủ nữa. Tướng công thì rất vui vẻ chạy đông chạy tây, hết sờ lại mó. Ta cũng chỉ biết đứng cười một cách bất đắc dĩ, cha và nương quả thật rất chu đáo.
     
    Phan Kim TiênDiepvanchiha thích bài này.
  9. Bỉ Mộc Tình Tử Tam sinh hữu hạnh.

    Bài viết:
    23
    Chương 8: Sinh kế

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Hôm sau, khi ăn xong điểm tâm sáng chúng ta theo Nhậm thúc đến hiệu thuốc của Nhậm gia để học y thuật và cách tính sổ sách. Di huấn Nhậm gia đời đời quy định đã là con cháu Nhậm gia thì phải nối nghiệp tổ tiên, bốc thuốc hành y, chữa bệnh cứu người.

    Cha là một đại phu có y thuật cao nhất thôn, được nhiều người kính trọng. Duy chỉ có bí quyết chữa bệnh mà tổ tiên nhiều đời tích lũy được đều phải truyền cho trưởng tử, không truyền con thứ. Nhưng tướng công khác người bình thường nên cha không thể để hắn tiếp xúc với dược liệu. Vì vậy, để làm tròn di nguyện của tổ tiên, cha quyết định cho ta học y thay tướng công. Thê tử thay trưởng tử.

    Lúc này, chúng ta đang đi trên đường lớn trong thôn, mọi người buôn bán đi lại tấp nập. Nhậm thúc cho ta biết Đàm Hoa tuy chỉ là một thôn nhưng rất rộng lớn và trù phú, đa số những loại dược liệu quý hiếm được tiến cung hay cho quan lại các vùng sử dụng đều có nguồn gốc từ đây.

    Nhậm gia có một hiệu thuốc lớn nhất thôn và nhiều hiệu thuốc ở các thôn trấn khác đều do con cháu họ Nhậm làm chủ. Ngọn núi phía tây thôn là đất của Nhậm gia, ở đó trồng nhiều dược liệu và các loài hoa quý hiếm được trông coi rất cẩn thận. Địa thế hiểm trở vô cùng, lên đã khó xuống càng khó hơn.

    Ta chăm chú nghe Nhậm thúc nói còn hắn thì vui vẻ chạy nhảy trên đường, không khác tiểu hài tử là mấy. Ta nhớ hôm qua lúc cha và nương nói chuyện này với ta là lúc hắn đang "chơi" ngoài sân viện. Ta muốn từ chối vì đây là một chuyện hệ trọng, là cơ nghiệp trăm năm của Nhậm gia thì không thể giao cho một người con dâu mới vào cửa như ta được và ta cũng chẳng hiểu gì về y thuật. Nhưng cha nói người đã quyết định, y thuật ta có thể từ từ mà học. Đúng lúc ta định nói thuyết phục cha thì tướng công chạy vào nói:

    "Ta cũng muốn đi." Nét mặt hắn rất nghiêm túc.

    Mọi người rất ngạc nhiên, sao hắn lại nghe được? Nhưng hắn như thế thật không giống một người ngốc nghếch chút nào mà rất.. khí khái. Ta cười và nhìn chăm chú. Cha vui vẻ nói: "Được rồi, hiếm khi Khiết nhi muốn làm gì, con cứ đi với Phù nhi."

    Khuôn mặt nương hiện lên nét lo lắng, người muốn nói gì đó nhưng bị cha ngăn lại. Tướng công đi qua trước mặt ta, nhe răng nói nhỏ: "Muốn ra ngoài chơi một mình à, xấu xa!"

    Ta thở dài. Ta biết, khoảnh khắc đó chỉ là tơ tưởng, không thể nào là hiện thực.

    Cuối cùng cũng đến nơi, chỉ tốn khoảng một khắc thời gian. Hắn đi ở phía sau, tay cầm tay nắm rất nhiều thứ từ đồ chơi cho đến bánh kẹo trông thật buồn cười nhưng nhất quyết không cho ai đụng vào, ta thì càng không.

    Hiệu thuốc có tên là Thuận An với mong muốn mọi chuyện đều thuận lợi, nhà nhà bình an. Một cái tên ý nghĩa. Bên trong rất lớn và được bày trí đơn giản, các tủ để thuốc luôn được coi sóc, lau dọn cẩn thận nên rất sạch sẽ. Dược liệu với nhiều loại khác nhau được sắp xếp theo các ngăn từ bình dị cho đến trân quý. Lúc này là sáng sớm nên không có nhiều người ra vào.

    Đại phu ở hiệu thuốc là một trưởng lão lớn tuổi của Nhậm gia, hành y đã nhiều năm cùng hai tiểu đồng đang theo học y thuật. Mọi người đều gọi là Thiện lão. Sau khi hành lễ với Thiện lão xong, Nhậm thúc giới thiệu ta với chưởng quầy và mọi người.

    Người làm đều được lựa chọn kỹ lưỡng, biết phân biệt các loại dược liệu hay có thể bắt mạch kê đơn. Hành y là việc liên quan đến mạng người, nếu bốc nhầm thuốc có thể hại chết người. Mà chết người thì đền mạng dù bất cứ lý do gì đi nữa, đại phu cũng không ngoại lệ. Ta thấy thật không tự nhiên khi có nhiều người nhìn như thế, hình như hắn cũng thấy vậy, hai hàng lông mày chau lại, không vui.

    Khi Nhậm thúc về nhà để tiếp tục làm việc, chưởng quầy dẫn ta đến phía sau hậu viện. Đó là một khoảng sân thật lớn được chia thành nhiều gian dùng để phơi dược liệu. Chưởng quầy chỉ cho ta cách phân biệt một số dược liệu đơn giản như cỏ linh lăng dùng để trị sưng phù, cây bạch quả giúp tăng sự tỉnh táo, rễ nữ lang trị chứng mất ngủ, cam thảo.. Ta cố gắng nhớ hình dáng và công dụng nhưng chẳng được là bao còn chưởng quầy thì lấy tay áo lau mồ hôi vã ra như trút nước.

    Sau đó, chúng ta đi vào phòng xem sổ sách. Tất cả chất thành một núi cao, được viết rất rõ ràng và ngay ngắn chứng tỏ chưởng quầy là một người thận trọng.

    Tướng công đi vào kéo lấy tay ta: "Ăn cơm."

    "Huynh vừa ăn bánh đậu đỏ xong mà." Ta nghi ngờ hỏi.

    Hắn vừa vuốt ve cái bụng có vẻ đã nhỏ đi không ít vừa ai oán nói: "Ta đói."

    "Thiếu phu nhân hay người đưa thiếu gia đi về dùng bữa trước, hôm khác đến xem vẫn không muộn." Trưởng quầy lên tiếng.

    Nhìn khuôn mặt đáng thương kia ta không đi cũng không được. Đi ra gần đến cửa thì tướng công dừng lại, chỉ sang đối diện và nói: "Tiêu nhi."

    Ta nhìn theo hướng đó thì thấy có hai người đang đứng nói chuyện bên kia. Ta hỏi hắn: "Đó là đệ đệ của huynh?"

    Tướng công nhìn chăm chú mà không trả lời. Trưởng quầy giải thích: "Thiếu phu nhân chắc chưa gặp qua nhị thiếu gia, người mặc y phục màu xanh lục bảo là nhị thiếu gia và là nhi tử của Bạch di nương."

    Nhị đệ này nhìn có vẻ nho nhã, lễ độ, hình như tướng công rất thích đệ ấy. Nhi tử của Bạch di nương? Ta chỉ biết tướng công có đệ đệ nhưng cha và nương cũng chưa từng nhắc qua. Ta hướng trưởng quầy hỏi: "Vậy tướng công còn huynh đệ tỷ muội nào nữa không?"

    "Không có, lão gia chỉ có hai người nhi tử." Trưởng quầy khẽ thở dài.

    "Người đứng bên cạnh thúc có biết là ai không?"

    "Đó là Cổ Ngọc Hàn thiếu gia, nhi tử duy nhất của của Cổ lão gia." Chưởng quầy nhìn ta rồi nói tiếp. "Hiệu thuốc Vạn Lợi đó là của nhà họ Cổ, một hiệu thuốc lớn có làm ăn với chúng ta, nhị thiếu gia thường xuyên qua lại với Cổ thiếu gia."

    Chưởng quầy vừa nói xong thì hai người cũng vừa đi vào bên trong. Tướng công muốn chạy qua nhưng ta kịp thời giữ lại. Chưa biết chừng họ đang bàn chuyện làm ăn thì sao, không nên quấy rầy. Tướng công khó chịu cằn nhằn: "Tại ngươi mà tiêu Nhi đi mất rồi."

    "Huynh không đói, không muốn ăn cơm nữa sao?"

    "Có."

    "Vậy giờ về nhà thôi."

    "Được."
     
    Phan Kim TiênDiepvanchiha thích bài này.
  10. Bỉ Mộc Tình Tử Tam sinh hữu hạnh.

    Bài viết:
    23
    Chương 9: Nói không nên lời

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Sau một giấc ngủ dài ta cảm thấy phấn chấn hơn hẳn, mặt trời đã sắp xuống núi. Ta ra ngoài sân viện thì thấy Tầm Nhi đang cặm cụi quét dọn, trên gương mặt non nớt hình như vẫn chất chứa nhiều tâm sự như mọi khi.

    Thấy ta đến, còn chưa kịp mở lời thì Tầm nhi đã nói tướng công ta đang ở vườn mai sau viện. So với lần đầu gặp mặt, Tầm Nhi đã cởi mở hơn rất nhiều, lại rất chu đáo và mọi thứ đều được làm tươm tất từ trong ra ngoài.

    Phía sau viện trồng rất nhiều loại mai, khi mùa xuân đến chắc hẳn sẽ nở hoa rất đẹp nhưng phải đợi một thời gian nữa. Trong viện thật yên tĩnh như một nơi cách được biệt với nhân gian. Phía cuối chân trời, bóng chiều tà chiếu xuống bóng dáng người thanh y nam tử đang đứng trong vườn mai.. hái lá. Hai tay hắn cử động liên hồi còn phía dưới chân là một lớp lá xanh nằm hỗn loạn. Ta đã đến bên cạnh mà hắn vẫn không hay biết. Hỏi ra mới biết hắn đang hái lá bị sâu.

    "Nhưng lá đang xanh tốt thế này thì làm gì có sâu?" Ta lấy ta vạch mấy lá xanh mơn mởn cho hắn xem.

    Hắn nhìn ta tỏ vẻ không tin. Ta lại phải tìm những lá bị sâu ăn gần hết đem đến trước mặt hắn, tỏ vẻ ghét bỏ nói: "Huynh xem, lá bị ăn nhiều lỗ như vậy mới là lá bị sâu. Những lá xanh này huynh không được hái nữa, còn chưa đến lúc hái lá đâu, nếu không mùa xuân đến sẽ chẳng còn hoa để ngắm."

    Hắn lấy lá trên tay ta so với lá trên tay mình vẻ mặt đăm chiêu rồi lí nhí lẩm bẩm: "Tiêu nhi nói hoa sẽ nở nhưng ta hái thật nhiều, chờ thật lâu vẫn chưa thấy hoa đâu."

    Vị nhị đệ này không biết đã nói gì với hắn? Nhìn vẻ mặt buồn bã kia ta cũng không biết làm sao đành nói sang chuyện khác: "Sao lúc dùng cơm huynh không ăn cá?" Ta mới để ý thấy hắn chỉ ăn thịt, ăn rau còn đĩa cá thì hoàn toàn không động đến. Đại tỷ ta cũng từng bị mắc xương chắc giờ tỷ ấy cũng không ăn cá nữa. Nhưng cá rất ngon nha.

    "Không thích." Hắn nhíu mày nhìn ta.

    Ta định hỏi hắn tại sao không thích ăn cá thì Tầm Nhi hớt hãi chạy đến báo tin: "Thiếu gia, thiếu phu nhân lão phu nhân cho mời." Ta nghĩ chắc lão phu nhân đã khỏi bệnh chúng ta phải đến thỉnh an người nên đi theo nha hoàn đến phòng lão phu nhân.

    Lão phu nhân là một người hướng thiện, ngày ngày ăn chay niệm phật cầu phúc cho con cháu trong nhà và là người được tôn kính nhất ở Nhậm gia. Viện của lão phu nhân nằm ở một nơi thật xa, cách biệt với mọi người vì nơi đó hợp với bát tự của người.

    Khi chúng ta đến trước sân thì nghe ai đó hét lên thật to, "Ta tuyệt đối không cho phép", làm bước chân phải dừng lại. Sau đó, chẳng nghe thấy gì nữa, ta bước đi tiếp nhưng tướng công vẫn còn đứng đó, ta phải dùng sức lôi kéo thì hắn mới chịu vào.

    Trong phòng có đủ mặt mọi người, sắc mặt cha và nương rất khó coi còn Bạch di nương cùng nhị đệ vẫn bình thản vô cùng, còn có phần dương dương tự đắc. Có vẻ mọi người đến đã lâu. Tướng công chạy đến chỗ nhị đệ vui vẻ nói gì đó nhưng đệ ấy lại không thèm đếm xỉa.

    Vị lão nhân gia ngồi trên ghế kia chắc hẳn là lão phu nhân nhưng trông người rất tức giận, từ lúc ta bước vào người cứ nhìn ta chăm chú. Lão phu nhân đã gần sáu mươi tuổi, đầu tóc muối tiêu theo năm tháng nhưng phong phạm vẫn khiến người ta sợ hãi. Theo bối phận nên ta cùng tướng công đi đến định thỉnh an người nhưng lão phu nhân lại xua tay ngăn cản: "Không cần. Sau này cũng không được gọi ta là nội tổ mẫu, ta không dám nhận." Sau đó nhìn sang cha và nói:

    "Một cô nương dung mạo quá sức bình thường, gia thế thấp kém có tư cách gì làm dâu Nhậm gia thì đừng nói chi đến việc là người thừa kế y thư. Tồn Hiếu, con quá hồ đồ rồi."

    Tồn Hiếu là tên húy của cha. Cha vẫn giữ thái độ cung kính khi nói chuyện với lão phu nhân: "Di huấn ghi rõ y thư chỉ truyền trưởng tử, Khiết nhi đã như vậy thì Phù nhi học thay cũng không sai biệt."

    "Sau có thể giống nhau, cô ta là nữ nhi lại là người ngoài. Con đừng quên, con còn một nhi tử là Tiêu nhi. Năm xưa nếu không vì lo lắng sẽ có ngày hôm nay sao ta phải buộc con lấy Bạch Liên. Trưởng tử thì sao? Đứa ngốc cũng chỉ là đứa ngốc, vô dụng cũng hoài vô dụng."

    Nước mắt nương chảy dài, hai tay siết chặt chiếc khăn người đang cầm, cắn môi đến trắng bệch: "Nương, sao người lại nói vậy? Dù sao.." Khiết nhi cũng là cháu đích tôn của người.

    "Ta nói có gì không đúng? Tiêu nhi thông minh khỏe mạnh sau này mới có thể gánh vác Nhậm gia." Lão phu nhân ngắt lời.

    Nương không nói nữa nhưng nước mắt vẫn không ngừng tuôn. Ta nhìn thấy Bạch di nương đang nhếch môi cười vui vẻ. Cha dường như đã hết kiên nhẫn liền đứng dậy, nghiêm giọng: "Nương, việc này nhi tử đã quyết định mọi người ai cũng đều biết không thể thay đổi. Năm xưa đã sai một lần là quá đủ."

    Lão phu nhân tức giận, hai tay run run chỉ vào cha: "Con, con không xem ta ra gì, còn nói ta sai, giỏi lắm, giỏi lắm."

    Nói xong lão phu nhân ngã xuống ghế thở hổn hển. Bạch di nương với gương mặt uất ức chạy đến đỡ người dậy: "Lão gia, nương đã lớn tuổi không chịu được đã kích."

    "Ta làm gì tự biết chừng mực." Cha không nhìn Bạch di nương hằng giọng.

    Nhị đệ từ đầu mặt không đổi sắc miệng không nói gì lúc này đang chạy đến trước mặt cha, khí thế bức người: "Cha, người nói vậy là sao? Con là nhi tử của cha, tại sao cha lại bênh vực người ngoài? Tại sao không truyền y thư cho con?"

    Cha thản nhiên đáp: "Phù nhi không phải người ngoài mà là thê tử của đại ca con, là đại tẩu của con. Hơn nữa, con tự xem lại bản thân rồi hãy hỏi ta những lời đó."

    Cha quay sang nói với lão phu nhân: "Sắc mặt nương không tốt chứ không có gì đáng ngại, nương nghỉ ngơi cho khỏe, hôm khác nhi tử sẽ đến thỉnh tội với người."

    Nói xong cha dìu nương và bảo hai chúng ta về viện của mình. Cha nói ta không cần lo lắng, từ từ lão phu nhân sẽ hiểu. Bốn người chúng ta đi ra ngoài, mỗi người một tâm trạng khác nhau để lại sau lưng ba bóng dáng trong một căn phòng to lớn.

    Trên đường về Mai viện ta suy nghĩ rất nhiều, từ đầu đến cuối ta không thể nói được lời nào mặc dù có nhiều điều muốn nói, cảm giác thật không dễ chịu. Lão phu nhân không thích ta, kinh thường ta, ta không dám biện bạch vì người là trưởng bối. Nhưng ta nhớ nương ta từng nói mỗi người trên đời đều có hoàn cảnh khác nhau từ phú thương cho đến bần hàn, từ quan to chức lớn đến không một chữ phòng thân thì ai cũng đều do cha mẹ sinh ra vậy hà cớ gì phải xem thường hay chán ghét người này, nịnh bợ người kia - đó không phải là tình người.

    Hơn nữa, khi lão phu nhân nói tướng công ngốc nghếch, vô dụng ta rất không vui, ta rất muốn nói hắn không ngốc mà chỉ là đơn thuần, lâu hiểu chuyện hơn người khác mà thôi.

    Ta nhìn sang tướng công, hình như hắn đang buồn sắc mặt ngưng trọng, ta lo lắng an ủi: "Cha cũng đã nói lão phu nhân sẽ hiểu, huynh đừng buồn được không?"

    "Khi nào hoa mai nở? Ngươi nói bây giờ chưa thể nở."

    Ta nhìn tướng công: "Huynh đang bận suy nghĩ chuyện này sao?"

    "Đúng nha, ta nghĩ rất lâu từ lúc bị ngươi kéo đi, mau nói đi."

    Ta lại nói không nên lời, uổng công ta lo lắng. Tướng công của ta đúng là có lâu hiểu chuyện hơn người khác thật nên nói cho hắn một lời hứa hẹn: "Mùa xuân hoa mai sẽ nở, đến lúc đó ta sẽ đưa huynh đi xem, giờ không cần hái lá nữa được không?"

    "Được." Hắn như ngộ ra điều gì vui vẻ chạy nhảy suốt cả đường về.
     
    Phan Kim TiênDiepvanchiha thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...