Cách để viết một câu chuyện hay

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Nhất Độ, 28 Tháng bảy 2021.

  1. Nhất Độ

    Bài viết:
    6
    [​IMG]

    Phần 1: Tìm kiếm ý tưởng

    Nhận biết rõ mình muốn viết cái gì và ý tưởng đấy có truyền đạt được hết những cảm nhận của bạn hay không.


    (VD: Bạn thấy xã hội hiện đại đang giảm thiểu môi trường sống của các loài động vật. Vì vậy bạn quyết định viết một câu truyện ý nghĩa nhằm giúp mọi người cảm nhận và yêu thương các loài động vật hơn, nhưng trong khi viết truyện bạn chỉ viết những ảnh hưởng của xã hội đối với loài chim do bạn không hiểu rõ đối với các loài động vật khác cũng như đối với những việc con người làm ảnh hưởng tới các loài động vật là như thế nào. Từ đó khiến bạn không thể đạt được mục đích của mình khi viết truyện. Vì vậy khi có ý tưởng thì bạn nên tìm hiểu kỹ để viết như thế nào, để tránh đến lúc viết xung đột với mục đích viết câu truyện khiến nội dung câu truyện trở nên lộn xộn, khó hiểu)

    Một ý tưởng hay sẽ khiến cho câu truyện của bạn trở lên mới lạ và thu hút người đọc hơn. Như vậy để có được một ý tưởng tuyệt vời thì bước đầu tiên ta sẽ phải làm gì:

    1. Quan sát cuộc sống xung quanh bạn

    - Đó sẽ là tiếng nói chuyện của ba mẹ đang than vã về cuộc sống, tiếng hàng xóm nói chuyện hay cãi cõ với nhau, tiếng chim hót, tiếng xe cộ.. những ý tưởng của bạn sẽ gắn liền với cuộc sống xung quanh, nhưng khi đó bạn viết sẽ gắn liền với cuộc sống trong xã hội nên bạn sẽ phải viết làm sao hợp lý với quan niệm xã hội của mọi người.

    2. Lấy cảm hứng từ bản thân

    - Lấy những ý tưởng dựa trên những gì bạn đã trải qua đó có thể là:


    • lần đầu tiên bị ba mẹ mắng
    • lần đầu tiên xa nhà
    • mới biết yêu
    • Thất tình
    • Thất nghiệp
    • Lần đầu tiên được yêu
    • ..

    - Những gì bạn trải qua thì bạn là người rõ nhất nên khi viết về những ý tưởng như vậy câu truyện thường không được dài. Truyện thu hút người đọc ở cách diễn tả những việc, hành động diễn ra mang đầy cảm xúc.

    VD: Hôm nay, trời âm u, không nắng trên con đường mọi khi vẫn đi học thi thoảng có những bóng người đi qua. Trên con đường thi thoảng lại vang lên những tiếng bước chân, hay những chiếc xe đạp cũ phát ra tiếng "cạch.. cạch.."

    Chí cũng chỉ lặng yên đi cùng mấy đứa bạn, có lẽ do hôm nay là ngày cuối cùng còn học cùng nhau. Sau đó sẽ rời xa ngôi trường cấp ba nên tâm trạng mọi người bị ảnh hưởng, không ai muốn nói chuyện.

    3. Lấy ý tưởng qua sách báo, những câu truyện hay những mẩu truyện..

    - Từ những câu truyện, mẩu truyện bản có thể hình dung ra ý tưởng mình muốn viết cái gì từ những ý tưởng nhỏ đấy, bạn nên xem nhiều hơn để hoàn thiện ý tưởng hơn. Không nên tập trung xem một câu truyện nào đó. Vì nó sẽ khiến bạn không có ý tưởng khác, ý tưởng của bạn phụ thuộc toàn vào từ câu truyện đấy bạn đọc.

    Phần 2: Xây dựng nhân vật


    • giới thiệu mở đầu bối cảnh
    • nhân vật đấy làm ai, làm gì và đang mắc vào tình huống nào, mục đích của nhân vật đấy trong truyện làm gì, quan trọng như thế nào
    • giới thiệu rõ chi tiết tính cách, thói quen, đặc điểm nổi trội của nhân vật (chỉ miêu tả kỹ như vậy đối với nhân vật quan trọng xuất hiện từ đầu truyện tới cuối truyện)

    Phần 3: Bối cảnh của truyện

    • Xây dựng bối cảnh dựa vào cảm nhận: Sử dụng cảm giác, mùi, vị, âm thanh và hình ảnh để tạo nên các chi tiết sinh động, giúp người đọc đặt mình vào vị trí của nhân vật.
      • Ví dụ, bối cảnh là một bãi biển, bạn có thể mô tả cảm giác cát len giữa những ngón chân, vị mằn mặn trong không khí, tiếng sóng vỗ, mùi của muối trong nước biển và hình dạng của những đụn cát.
    • Tìm những địa điểm thích hợp với ý tưởng của bạn để trải nghiệm thực tế nếu có thể.
      • Một chuyến đi đến nơi đó để chọn ra các chi tiết cụ thể. Đem theo mình một cuốn sổ tay nhỏ và bút để ghi lại trải nghiệm của bạn. Hãy kết hợp các chi tiết đó vào truyện để đem lại cảm giác chân thực hơn.
    • Phác họa sơ bối cảnh trong tưởng tượng: Tìm hiểu những chi tiết thích hợp trong thực tế và trong những truyện tiểu thuyết khác.

    Phần 4: Xây dựng nội dung cốt truyện

    • Xây dựng cốt truyện dựa vào kết truyện (Bạn phải biết truyện mình kết thúc là như thế nào)
    • phác thảo cốt truyện sẽ giúp bạn biết phải viết gì tiếp theo. (Dựa vào kết truyện thì bạn sẽ nghĩ làm như thế nào để có thể đạt được như vậy)
    • Cốt truyện phải gắn liền với nhân vật
    • Tùy vào tính cách nhân vật khác nhau mà phác thảo cốt truyện (tránh trường hợp cốt truyện diễn tả nhân vật tốt bụng nhưng ở phần xây dựng nhân vật lại viết là lạnh lùng)

    Phần 5: Chọn ngôi kể truyện

    • Ngôi thứ nhất. Ngôi thứ nhất là người kể chuyện trực tiếp từ quan điểm của nhân vật, người sử dụng chủ từ "tôi" để nói về mình. Ví dụ: "Tôi hôm nay đi học muộn nên chạy vội qua cổng trường hi vọng không bị chú bảo vệ phát hiện".
    • Góc nhìn ở ngôi thứ ba giới hạn Một người dẫn chuyện thuật lại các sự kiện trong truyện, nhưng góc nhìn chỉ giới hạn trong một nhân vật. Khi sử dụng góc nhìn này, bạn không thể thêm vào các suy nghĩ hoặc cảm giác của các nhân vật khác nhưng vẫn đưa được các diễn giải của bạn về bối cảnh hoặc các sự kiện vào truyện. Ví dụ: "Cô ấy chạy vội qua cổng trường"
    • Góc nhìn của ngôi thứ ba thông suốt Một người dẫn chuyện chứng kiến mọi việc kể lại toàn bộ các sự kiện xảy ra trong truyện, bao gồm cả các ý nghĩ và hành động của từng nhân vật. Ví dụ: "Cô ấy chạy vội vào trường hi vọng chú bảo vệ không phát hiện mình. Nhưng thật ra chú bảo vệ đã nhìn thấy hết, nhưng chú đang bận thay cái quạt ở phòng bảo vệ nên thôi."
     
    Chỉnh sửa cuối: 26 Tháng bảy 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...