Nghị luận xã hội nói lời hay làm việc tốt

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thanh Trắc Nguyễn Văn, 21 Tháng bảy 2021.

  1. [​IMG]

    Nghị luận xã hội nói lời hay làm việc tốt

    Hàng ngày, chúng ta giao tiếp với nhau thông qua từng lời ăn, tiếng nói. Với học sinh, việc nói năng sao cho phải, cho đúng phù hợp với đạo đức xã hội để khi đánh giá, nhìn nhận về giới trẻ học đường, ta có được cái nhìn tốt đẹp nhất.

    Sống trong môi trường xã hội với những phân hóa đa dạng về đạo đức, hàng ngày các bạn học sinh cũng như bao con người bình thường khác tiếp xúc, giao tiếp và gặp gỡ khá nhiều người. Song, khác với những lao động khác, lao động dưới hình thức học tập của học sinh diễn ra trong môi trường học đường, môi trường sư phạm mang tính giáo dục cao. Được sống, được giáo dục từ nhỏ qua các cấp học, bậc học vì thế lời ăn tiếng nói cũng được nuôi dưỡng để ngày một hoàn thiện, đúng mực hơn. Đánh giá một con người, trước hết người ta dựa vào căn cứ ban đầu là lời ăn, tiếng nói của người đó.

    Vậy lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh, thanh lịch được đánh giá qua những chuẩn mực nào. Truớc hết, đó là những lời nói không bậy bạ, sai trái, không văng tục chửi thề.

    Văn minh" là hội nhập theo cái mới, cái đúng đắn hiện có mà hàng ngày con người, xã hội đang từng bước hoàn thiện. Để lời ăn, tiếng nói thực sự là của một học sinh văn minh, thanh lịch thì chính bản thân học sinh đó trước tiên phải tự ý thức về suy nghĩ về lời nói của bản thân mình. Suy nghĩ dẫn dắt lời nói vì thế phải nghĩ sao cho đúng để xưng hô, nói năng cho phù hợp.Nếu như khi giao tiếp với thầy cô, giáo sẽ khác như khi giao tiếp với gia đình,bạn bè ; mỗi giao tiếp sẽ có những chuẩn mực riêng.

    Bằng nhận thức của bản thân cùng với lợi thế là hàng ngày sống, học tập trong môi trường sư phạm, chúng ta hãy cùng nhau giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt bằng những lời nói văn minh, thanh lịch hàng ngày.

    (sưu tầm)

    [​IMG]
     
  2. Đăng ký Binance
  3. [​IMG]

    Nghị luận xã hội nói lời hay làm việc tốt (2)

    Trong cuộc sống, mỗi người giao tiếp bằng nhiều phương thức khác nhau như ngôn ngữ, cử chỉ, hành động, hay thậm chí chỉ là ánh mắt không lời. Chính vì thế từ lâu trong xã hội đã hình thành nền văn hóa ứng xử như một cách làm cho mọi người có thể cư xử có chừng mực với nhau hơn.

    Văn hóa ứng xử là nét đẹp văn hóa của mỗi người cần được phát huy và rèn luyện thường xuyên. Đó thực ra chỉ là những hành vi nhỏ nhặt trong việc giao tiếp nhưng lại có vai trò quan trọng đối với đối phương và giúp xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn.

    Văn hóa ứng xử được hiểu là cách cư xử, giao tiếp, trò chuyện, trao đổi với nhau bằng những hành động rất đời thường hằng ngày. Tuy nhiên đối phương có thể nhìn vào đó để đánh giá được con người bạn như thế nào.

    Từ việc xây dựng cho mình một thói quen ứng xử có chừng mực hằng ngày thì bạn sẽ rèn luyện được tính cách cho bản thân mình. Bạn đang tự xây dựng hình tượng của bản thân mình từ chính những hành động tưởng chừng như nhỏ nhặt đó.

    Một người cư xử đúng mực luôn được yêu quý và tôn trọng, vì hành động cũng như lời nói của họ tạo nên sự thoải mái và nhã nhặn khiến đối phương hài lòng. Trong cuộc sống, chúng ta gặp gỡ rất nhiều người ở nhiều độ tuổi, nhiều ngành nghề khác nhau. Có thể chúng ta chưa hiểu họ là người như thế nào nhưng trước hết hãy tỏ ra là người lịch sự, biết quan tâm, lắng nghe những gì người khác nói. Đây chính là ấn tượng ban đầu mà bạn tạo ra cho mình và cho người khác. Bạn sẽ nhận lại được rất nhiều từ lối sống có văn hóa này.

    Khi chúng ta trò chuyện, cư xử có chừng mực với đối phương thì chắc chắn họ sẽ có suy nghĩ tích cực về bạn và bắt đầu có những ấn tượng tốt.

    Cư xử có văn hóa sẽ khiến bạn trở thành một người được yêu quý trong xã hội và có những bước tiến xa hơn trong sự nghiệp mà mình đang theo đuổi. Vậy tại sao bạn không rèn luyện thói quen này hằng ngày để thấy được hiệu quả của nó.

    Bên cạnh những người cư xử có văn hóa thì vẫn còn tồn tại rất nhiều người không biết cư xử. Phần đông số người này ở tầng lớp thanh thiếu niên. Khi nói chuyện với người lớn thì cộc lốc, trống không, không biết thưa gửi. Điều này không những gây nên sự phản cảm khi trò chuyện mà còn khiến cho đối phương cảm thấy không hài lòng. Khi càng duy trì thói quen xấu này thì chắc chắn bạn đang biến mình thành một con người không có giáo dục. Đơn giản chỉ là lời chào, lời cảm ơn nhưng đối với họ lại quá khó khăn.

    Bản thân những học sinh hiện nay đang ngồi trên ghế nhà trường thì hãy cố gắng là con ngoan trò giỏi, lắng nghe và lễ phép với cha mẹ, thầy Cư xử đúng mực, biết nhận sai khi mắc lỗi cũng là cách cư xử có văn hóa mà học sinh cần phát huy.

    Cư xử có văn hóa hiện nay sẽ khiến cho mỗi chúng ta ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn và giúp cho bạn tiến xa hơn nữa trong cuộc sống.Trong cuộc sống, mỗi người giao tiếp bằng nhiều phương thức khác nhau như ngôn ngữ, cử chỉ, hành động, hay thậm chí chỉ là ánh mắt không lời. Chính vì thế từ lâu trong xã hội đã hình thành nền văn hóa ứng xử như một cách làm cho mọi người có thể cư xử có chừng mực với nhau hơn.

    Văn hóa ứng xử là nét đẹp văn hóa của mỗi người cần được phát huy và rèn luyện thường xuyên. Đó thực ra chỉ là những hành vi nhỏ nhặt trong việc giao tiếp nhưng lại có vai trò quan trọng đối với đối phương và giúp xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn.

    (sưu tầm)

    [​IMG]
     
  4. Dàn ý Nghị luận xã hội nói lời hay làm việc tốt

    1. Mở bài

    Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: nói lời hay làm việc tốt.

    Lưu ý: học sinh tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào khả năng của mình.


    2. Thân bài


    a. Giải thích

    Nói lời hay, làm việc tốt: con người nói những lời lẽ tốt đẹp, tâm hướng thiện, sẵn sàng đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu và giúp đỡ người khác khi người ta gặp khó khăn.

    b. Phân tích

    Cuộc sống vẫn còn nhiều mảnh đời khó khăn, bất hạnh, giúp đỡ nhau làm cuộc sống của con người ngày càng tốt lên, xã hội phát triển hơn.

    Một con người có tâm thiện, luôn giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng và sẵn sàng giúp đỡ lại khi mình rơi vào hoàn cảnh tương tự.

    Nếu xã hội ai cũng có tấm lòng "tương thân tương ái" thì xã hội sẽ được lan tỏa nhiều điều tốt đẹp.

    c. Chứng minh

    Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người nói lời hay, làm việc tốt, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ mọi người để minh họa cho bài làm của mình.

    Lưu ý: dẫn chứng xác thực, nổi bật, tiêu biểu, được nhiều người biết đến.

    d. Phản biện

    Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau của người khác, chỉ biết đến bản thân mình,... những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án, chỉ trích.

    3. Kết bài

    Khái quát lại ý nghĩa và tầm quan trọng của việc nói lời hay làm việc tốt trong cuộc sống hiện nay; đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân.


    (sưu tầm từ nhiều nguồn)
     
    Chỉnh sửa cuối: 30 Tháng mười 2021
  5. Nghị luận xã hội nói lời hay làm việc tốt (3)

    Trong cuộc sống, mỗi người giao tiếp bằng nhiều phương thức khác nhau như ngôn ngữ, cử chỉ, hành động, hay thậm chí chỉ là ánh mắt. Chính vì thế từ lâu trong xã hội đã hình thành nền văn hóa ứng xử như một cách làm cho mọi người có thể cư xử có chừng mực với nhau hơn, xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp.

    Đối với học sinh hiện đang ngồi trên ghế nhà trường, việc nói năng sao cho phải, cho đúng là rất quan trọng. Vậy phải làm gì để cư xử đúng mực có văn hóa thì bản thân mỗi bạn học sinh cần phải:

    Lễ phép, kính trọng, vâng lời người lớn, ông bà, cha mẹ, thầy cô

    Đối với bạn bè phải hòa nhã thân ái, trung thực, biết nói lời cảm ơn, xin lỗi, không nói tục, chử thề

    Những hành động tưởng chừng như nhỏ nhặt đó lại đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp và giúp bản thân chúng ta ngày càng tiến xa hơn trong cuộc sống.

    Bên cạnh việc bản thân mỗi học sinh cần biết nói lời hay thì làm việc tốt cũng rất quan trọng. Làm việc tốt thể hiện ở những việc rất nhỏ như:

    Nhặt được của rơi trả người đánh mất

    Khi có bạn gặp hoàn cảnh khó khăn các con có thể giúp đỡ bạn trong điều kiện có thể của mình ví dụ như: Chép bài cho bạn khi bạn ốm, giảng bài cho bạn để giúp bạn hiểu bài hơn.

    Động viên, giúp đỡ các bạn học yếu, khuyên bảo những bạn mắc khuyết điểm để giúp bạn tiến bộ.

    Tham gia ủng hộ, giúp đỡ người khuyết tật, quan tâm đến mọi người.

    Quan trọng hơn cả mỗi bạn học sinh cần nghiêm túc chấp hành nội quy của nhà trường và tuân thủ các quy định của pháp luật..

    Các em học sinh thân mến, khi chúng ta làm được một việc tốt ta sẽ thấy vui hơn, cuộc sống xung quanh cũng trở lên tốt đẹp hơn, điều đó cũng giúp chúng ta thêm xích lại gần nhau giúp xã hội ngày càng tốt đẹp hơn


    (sưu tầm từ nhiều nguồn)
     
  6. Nghị luận xã hội nói lời hay làm việc tốt (4)

    Văn hóa ứng xử là nét đẹp văn hóa của mỗi người cần được phát huy và rèn luyện thường xuyên. Đó thực ra chỉ là những hành vi nhỏ nhặt trong việc giao tiếp nhưng lại có vai trò quan trọng đối với đối phương và giúp xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn.

    Văn hóa ứng xử được hiểu là cách cư xử, giao tiếp, trò chuyện, trao đổi với nhau bằng những hành động rất đời thường hằng ngày. Tuy nhiên đối phương có thể nhìn vào đó để đánh giá được con người bạn như thế nào.

    Từ việc xây dựng cho mình một thói quen ứng xử có chừng mực hằng ngày thì bạn sẽ rèn luyện được tính cách cho bản thân mình. Bạn đang tự xây dựng hình tượng của bản thân mình từ chính những hành động tưởng chừng như nhỏ nhặt đó.

    Một người cư xử đúng mực luôn được yêu quý và tôn trọng, vì hành động cũng như lời nói của họ tạo nên sự thoải mái và nhã nhặn khiến đối phương hài lòng. Trong cuộc sống, chúng ta gặp gỡ rất nhiều người ở nhiều độ tuổi, nhiều ngành nghề khác nhau. Có thể chúng ta chưa hiểu họ là người như thế nào nhưng trước hết hãy tỏ ra là người lịch sự, biết quan tâm, lắng nghe những gì người khác nói. Đây chính là ấn tượng ban đầu mà bạn tạo ra cho mình và cho người khác. Bạn sẽ nhận lại được rất nhiều từ lối sống có văn hóa này.

    Khi chúng ta trò chuyện, cư xử có chừng mực với đối phương thì chắc chắn họ sẽ có suy nghĩ tích cực về bạn và bắt đầu có những ấn tượng tốt.

    Cư xử có văn hóa sẽ khiến bạn trở thành một người được yêu quý trong xã hội và có những bước tiến xa hơn trong sự nghiệp mà mình đang theo đuổi. Vậy tại sao bạn không rèn luyện thói quen này hằng ngày để thấy được hiệu quả của nó.

    Bên cạnh những người cư xử có văn hóa thì vẫn còn tồn tại rất nhiều người không biết cư xử. Phần đông số người này ở tầng lớp thanh thiếu niên. Khi nói chuyện với người lớn thì cộc lốc, trống không, không biết thưa gửi. Điều này không những gây nên sự phản cảm khi trò chuyện mà còn khiến cho đối phương cảm thấy không hài lòng. Khi càng duy trì thói quen xấu này thì chắc chắn bạn đang biến mình thành một con người không có giáo dục. Đơn giản chỉ là lời chào, lời cảm ơn nhưng đối với họ lại quá khó khăn.

    Bản thân những học sinh hiện nay đang ngồi trên ghế nhà trường thì hãy cố gắng là con ngoan trò giỏi, lắng nghe và lễ phép với cha mẹ, thầy Cư xử đúng mực, biết nhận sai khi mắc lỗi cũng là cách cư xử có văn hóa mà học sinh cần phát huy.

    Cư xử có văn hóa hiện nay sẽ khiến cho mỗi chúng ta ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn và giúp cho bạn tiến xa hơn nữa trong cuộc sống.


    (sưu tầm từ nhiều nguồn)
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...