Tên bài viết: Lịch sử văn hóa thế giới. Chủ biên: Vũ Dương Ninh Người đăng bài: Liễu Tiểu Đồng. Giới thiệu: Lịch sử văn minh thế giới là môn học có nhiệm vụ cung cấp những kiến thức cơ bản về quá trình ra đời và phát triển của các nền văn minh tiêu biểu trong lịch sử nhân loại. Giáo trình này gồm 8 chương đem lại cho người đọc sự hiểu biết cơ bản và hệ thống về những nền văn minh thời cổ đại ở phương đông và phương tây, và nền văn minh công nghiệp thoiừ cận hiện đại. Về đại thể, nội dung của mỗi chương đề cập đến những điều kiện hình thành nền văn minh, giới thiệu trình độ phát triển kinh tế và phân hóa xã hội, sơ lược lịch sử thành lập và cấu trúc của Nhà nước, những học thuyết chính trị, quan điểm triết học và các tôn giáo lớn cùng những thành tựu khoa học tự nhiên, kỉ thuật và văn học nghệ thuật. Trên cơ sở những kiến thức khoa học, môn học này có nhiệm vụ góp phần xây dựng quan điểm nhân văn, biết quý trọng và giữ gìn những sản phẩm vật chất và tinh thần của văn minh nhân loại, biết vận dụng hữu ích vào việc hoàn thiện nhân cách của mỗi người và kiến thiết đất nước theo đường lối công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Mục lục: Bấm để xem Bài Mở đầu. I. Khái niệm văn minh. II. Các nền văn minh lớn trên thế giới. Chương 1: Văn minh Bắc Phi và Tây á. A. Văn minh Ai Cập cổ đại. B. Văn minh Lưỡng Hà cổ đại. C. Văn minh A rập. Chương 2: Văn minh Ấn Độ Chương 3: Văn minh Trung Quốc. Chương 4: Văn minh khu vực Đông Nam Á. Chương 5: Văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại. Chương 6: Văn minh Tây âu thời trung đại. Chương 7: Sự xuất hiện của văn minh công nghiệp. Chương 8: Văn minh thế giới thế kỉ XX.
Bài mở đầu: Khái niệm văn minh: Văn minh là gì? Văn minh là trạng thái tiến bộ về cả hai mặt vật chất và tinh thần của xã hội loài người, tức là trạng thái phát triển cao của nền văn hóa. Trái với văn minh là dã man. Ví dụ: Văn minh phương Đông, Văn minh Hy Lạp, Văn minh La Mã.. Chữ văn minh trong tiếng Pháp là civilisation, trong tiếng anh là civilization, còn có nghĩa là hoạt động khai hóa làm thoát khỏi trạng thái nguyên thủy. Như vậy, khi định nghĩa chữ văn minh, người ta đã đề cập đến một khái niệm mới, đó là văn hóa. Vậy văn hóa là gì? Văn hóa là một từ tiếng Hán, do Lưu Hướng, người thời Tây Hán nêu ra đầu tiên. Nhưng lúc bấy giờ, hai từ văn hóa có nghĩa là "dùng văn để hóa", nói một cách khác, văn hóa tức là giáo hóa. Đến thời cận đại, nghĩa của chữ văn hóa có phần khác trước. Nguyên là, chữ văn hóa trong tiếng Anh và tiếng Pháp là culture. Chữ này có nguồn gốc từ chữ la tinh cultura nghĩa là trồng trọt, cư trú, luyện tập, lưu tâm.. Đến giữa thế kỉ XIX, do sự phát triển của các khoa nhân loại học, xã hội học, dân tộc học, khái niệm văn hóa đã thay đổi. Người đầu tiên đưa ra định nghĩa mới về văn hóa là Taylor, nhà nhân loại học đầu tiên của nước Anh. Ông nói: "Văn hóa là một tổng thể phức tạp, bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, phong tục, và cả những năng lực, thói quen mà con người đạt được trong xã hội". Sau đó, các học giả đã đua nhau đưa màu mỡ, nông nghiệp có điều kiện phát triển trong hoàn cảnh nông cụ còn thô sơ dẫn đến sự xuất hiện sớm của nhà nước, do đó cư dân ở đây sớm bước vào xã hội văn minh, và hơn thế nữa đã sáng tạo nên những nền văn minh vô cùng rực rỡ.